Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 12

Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 12

Môn: Tập đọc- Tiết CT: 23

Tên bài dạy: MÙA THẢO QUẢ

I. MỤC TIÊU :

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

 - Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Môn: Tập đọc- Tiết CT: 23
Tên bài dạy: MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC TIÊU :
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
	- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Gọi HS đọc bài thơ Tiếng vọng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - GV nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài
 - Thảo quả là một trong những loại cây quả quý của Việt Nam. Rừng thảo quả đẹp như thế nào, hương thơm của thảo quả đặc biệt ra sao, đọc bài Mùa thảo quả của nhà văn Ma Văn Kháng, các em sẽ cảm nhận được điều đó.
 - GV ghi bảng đầu bài
Luyện đọc
 - Gọi một HS khá, giỏi đọc thành tiếng toàn bài.
 - Cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
 - Gọi một, hai HS đọc lại toàn bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
Tìm hiểu bài
 - Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
 - Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
 - Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
 - Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
 - Khi thảo quả chin, rừng có những nét gì đẹp?
Luyện đọc diễn cảm
 - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn điều chỉnh cách đọc cho mỗi em sau mỗi đoạn.
 - GV đọc diễn cảm đoạn 2, yêu cầu HS nêu giọng đọc, các từ cần nhấn giọng
 - Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - GV tổng kết.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Gọi 1 – 2 HS nhắc lại nội dung bài.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học. 
 - HS đọc bài thơ Tiếng vọng, trả lời câu hỏi về nội dung bài
 - HS theo dõi
 - HS nhắc lại đầu bài.
 - Một HS khá, giỏi đọc.
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
 - Một, hai HS đọc lại toàn bài.
 - HS theo dõi.
HS trả lời
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
 - HS nêu giọng đọc, các từ cần nhấn giọng
 - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 - HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - Bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - 1 – 2 HS nhắc lại nội dung bài.
 - Chuẩn bị bài: Hành trình của bầy ong.
GHI CHÚ
Môn: Toán- Tiết CT: 56
Tên bài dạy: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,
I. MỤC TIÊU :
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2 HS lên bảng nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên và làm bài tập ứng dụng.
 - GV nêu nhận xét và chấm điểm từng HS.
2. Bài mới
 - GV giới thiệu bài: Trong giờ học Toán này chúng ta cùng học cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
 - GV ghi bảng đầu bài.
Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
a) Ví dụ 1
 - GV nêu: Hãy thực hiện phép tính 27,867 x 10.
 - GV nhận xét phần dặt tính và tính của HS.
 - GV nêu: Vậy ta có
 27,867 x 10 = 278,67
 - GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10.
b) Ví dụ 2
 - GV nêu: Hãy đặt tính và thực hiện phép tính 53,286 x 100.
 - GV nhận xét phần dặt tính và tính của HS.
GV hỏi: Vậy 53,286 x 100 bằng bao nhiêu?
 - GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100.
c) Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, 
 - GV hỏi: Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm thế nào?
 - Số 10 có mấy chữ số 0?
 - Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10, 100 em hãy cách nhân một số thập phân với 1000.
 - Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
 - GV yêu cầu HS học thuộc lòng quy tắc ngay tại lớp.
Bài 1.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và chấm điểm HS.
Bài 2.
 - GV gọi HS đọc đề bài toán
 - GV viết lên bảng để làm mẫu một phần:
12,6= cm
 - GV hỏi: 1m bằng bao nhiêu cm?
 - Vậy muốn đổi 12,6m thành cm thì em làm thế nào?
 - GV nêu lại: 1m = 100cm
 - Ta có: 12,6 x 100 = 1260
 - Vậy 12,6m = 1260cm
 - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV chuẩn bị bài sau yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
Bài 3.( HS khá, giỏi )
 - GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
 - GV yêu cầu HS khá tự làm bài, đi hướng dẫn HS kém.
 - GV chữa bài và chấm điểm HS.
Hoạt động 7: Củng cố – dặn dò:
 - Gọi HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
 - Dăn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - Hai HS lần lượt lên bảng nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên và làm bài tập ứng dụng.
 - HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
 - HS nhắc lại đầu bài.
 - 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 - HS nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10.
 - 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 - HS nêu: 53,286 x 100 = 5328,6.
 HS nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100.
 - HS: Muốn nhân một số thập phân với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số. 
 - Số 10 có một chữ số 0.
 - Muốn nhân một số thập phân với 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải ba chữ số.
 - 3 – 4 HS nêu trước lớp.
 - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một coat tính, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
 - HS nêu: 1m = 100cm.
 - Thực hiện phép nhân 12,6 x 100 = 1260.
 - HS theo dõi.
 - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào tập.
 - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - 3 HS vừa lên bảng lần lượt giải thích.
 - 1HS đọc đề bài toán trước lớp.
 - 1HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở .
 - HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập.
GHI CHÚ
Môn: Đạo đức - Tiết CT: 12
Tên bài dạy: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ
I. MỤC TIÊU :
- Biết vì sao cần phải tôn trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu và ghi bảng đầu bài 
2. Tìm hiểu truyện Sau đêm mưa.
 - GV đọc truyện Sau cơn mưa trong SGK.
 - GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận để đóng vai minh họa theo nội dung truyện.
 - GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi:
 + Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
 + Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
 + Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
 - GV gọi một số HS lần lượt phát biểu ý kiến.
 - GV mời một số HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Làm bài tập 1, SGK
 - GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1.
 - GV quan sát, giúp đỡ HS làm việc cá nhân.
 - GV mời một số HS trình bày ý khiến.
 GV kết luận:
 + Các hành vi a), b), c) là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
 + Hành vi d) chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thong, chăm sóc em nhỏ.
3. Củng cố – dặn dò
 - Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 HS nhắc lại đầu bài
 - HS theo dõi trong SGK
 - Các nhóm HS thảo luận để đóng vai minh họa theo nội dung truyện.
 - HS thảo luận và trả lời:
 + Nhường bước cho cụ già và em nhỏ, Hương đỡ bà cụ đi lên vệ cỏ, Sâm dắt em bé cho bà cụ.
 + Các bạn đã quan tâm, giúp đỡ bà cụ và em nhỏ.
 + HS phát biểu theo ý của mình.
 - Một số HS lần lượt phát biểu ý kiến.
 - Một số HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
 - Theo dõi để hiểu nhiệm vụ của mình.
 - HS làm việc cá nhân.
 - Một số HS trình bày ý kiến, các HS khác nhận xét, bổ sung.
 - HS theo dõi.
 - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài: Kính già, yêu trẻ (tiết 2).
GHI CHÚ
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Môn: Chính tả (nghe – viết) - Tiết CT: 12
Tên bài dạy: MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC TIÊU :
	- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
	- Làm được BT 2,3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu để ghi từng cặp tiếng cho HS bốc thăm.
	- Bút dạ + giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra 3 HS: GV đọc cho HS viết các từ: nồng nàn, nghèo nàn, nan giải, sang sảng. 
 - GV nhận xét + chấm điểm.
3. Bài mới
 - GV giới thiệu: Trong tiết CT hôm nay, các em sẽ được nghe viết một đoạn văn trong bài Mùa thảo quả. Sau đó các em sẽ làm bài tập chính tả phân biệt những từ ngữ có âm cuối c/t dễ lẫn
 - GV ghi bảng đầu bài.
Viết chính tả
 - GV đọc bài chính tả 1 lượt.
 - Gọi 2 HS đọc lại bài.
 - GV hỏi: Em hãy nêu nội dung của đoạn chính tả.
 - Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: lướt thướt, Chin San, gieo.
 - GV đọc chính tả cho HS viết.
 - GV đọc chính cho HS soát lỗi.
 - GV chấm một số bài chính tả.
 - GV nhận xết + chấm điểm.
Hướng dẫn HS làm BT 2
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT 2b.
 - Cho HS làm bài theo hình thức Thi tìm từ nhanh.
 - GV nhận xét và khen những HS tìm từ ngữ đúng, nhanh, chốt lại ý đúng.
Hướng dẫn HS làm BT 3
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT 3b.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS phát biểu ý kiến.
 - GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
4. Củng cố – dặn dò
 - Yêu cầu HS về nhà làm lại BT3.
 - Dặn chuẩn bị bài sau
 - Nhận xét tiết học
 - HS viết các từ: nồng nàn, nghèo nàn, nan giải, sang sảng.
 - HS theo dõi.
 - HS nhắc lại.
 - HS theo dõi trong SGK.
 - 2 HS đọc đoạn chính tả.
 - HS nêu: Tả hương thơm và sự phát triển nhanh chóng của thảo quả.
 - HS luyện viết.
 - HS viết chính tả.
 - HS tự soát lỗi.
 - Từng cặp HS đổi vở cho nhau để soát lỗi, sửa lỗi.
 - HS đọc yêu cầu của BT 2b.
 - HS làm bài theo hình thức Thi tìm từ nhanh.
 - Lớp nhận xét.
 - HS làm bài cá nhân.
 - Một số HS phát biểu ý kiến.
 - Lớp nhận xét.
 Chuẩn bị bài: Nhớ – viết: Hành trình của bầy ong.
GHI CHÚ
Môn: Toán - Tiết CT: 57
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
Biết nhân nhẩm một số thập phận với 10, 100, 1000,
Nhân một số thập phận với một số tròn chục, tròn trăm.
Giải bài toán có 3 bước tính
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài 1 a
a) GV yêu cầu HS tự làm phần a.
 - Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
 - GV hỏi: Em là ... OẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra 3 HS
 - GV nhận xét + chấm điểm.
3. Bài mới
 Hướng dẫn làm BT1
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV giao việc: Các em đọc lại 4 câu đoạn văn, tìm quan hệ từ trong đoạn văn và cho biết từ ấy nối từ ngữ nào trong đoạn văn.
 - Cho HS làm bài (GV dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng lớp).
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Hướng dẫn làm BT2
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV giao việc: Các em đọc lại 3 câu a, b, c rồi chỉ rõ các từ in đậm trong 3 câu vừa đọc biểu thị quan hệ gì?
 - Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Hướng dẫn làm BT3
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV giao việc: Các em điền vào ô trống trong các câu a, b, c, d những quan hệ từ thích hợp.
 - Cho HS làm việc (GV dán 2 tờ giấy khổ to đã viết sẵn 4 câu văn).
 - GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
Hướng dẫn làm BT4
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV giao việc: Bài tập cho 3 quan hệ từ mà, thì, bằng. Với mỗi quan hệ từ các em đặt một câu.
 - Cho HS làm việc + trình bày kết quả.
 - GV nhận xét và khen những HS dặt câu đúng, câu hay.
4. Củng cố – dặn dò
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - 2HS lần lượt làm lại BT của phần Nhận xét của tiết LTVC trước.
 - 1 HS nhắc lại ghi nhớ của bài: Quan hệ từ.
 - Một HS đọc to, lớp đọc thầm.
 - HS theo dõi.
 - HS làm việc theo cặp. 3 HS lên bảng làm bài vào phiếu.
 - Lớp nhận xét.
 - Một HS đọc to, lớp đọc thầm.
 - HS theo dõi.
 - HS làm bài theo cặp rồi đại diện cặp lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
 - Lớp nhận xét.
 -Một HS đọc to, lớp đọc thầm.
 - HS theo dõi.
 - 2HS lên bảng làm trên giấy, lớp dùng viết chì điền vào ô trống trong SGK.
 - Lớp nhận xét.
 - Một HS đọc to, lớp đọc thầm.
 - HS theo dõi.
 - HS làm bài cá nhân. Một số HS đọc câu mình đặt trước lớp.
 - Lớp nhận xét.
 - Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường.
GHI CHÚ
Môn: Địa lí - Tiết CT: 12
Tên bài dạy: CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU :
	- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
	- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
	- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Trang ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
 - GV gọi HS nêu các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thủy sản.
 - GV nhận xét và chấm điểm HS.
2. Bài mới
 GV giới thiệu và ghi bảng đầu bài.
Làm việc theo nhóm
 - Yêu HS đọc SGK và làm bài tập ở mục 1.
 - GV gọi một số HS trình bày kết quả.
 - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 - GV nêu câu hỏi: Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
 - GV kết luận.
Làm việc cả lớp
 - Yêu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ở mục 2.
 - GV kết luận: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công.
Làm việc theo cặp
 - GV yêu cầu các cặp HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi: Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
 - GV gọi một số HS trình bày kết quả.
 - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
3. Củng cố – dặn dò
 - Gọi HS đọc mục tóm tắt cuối bài.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhân xét tiết học.
 - HS nêu các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thủy sản.
 HS nhắc lại đầu bài.
 - HS đọc SGK và làm bài tập ở mục 1.
 - Một số HS trình bày kết quả.
 - HS nêu: Cung cấp mấy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu.
 - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ở mục 2.
 - Các cặp HS dựa vào SGK, trả lời:
 + Vai trò: Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
 + Đặc điểm: Ngày càng phát triển rộng khắp, có nhiều hàng thủ công nổi tiếng.
 - Một số HS trình bày kết quả.
 - Một số HS đọc mục tóm tắt cuối bài.
 - Chuẩn bị bài: Công nghiệp (TT).
GHI CHÚ
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Môn: Tập làm văn - Tiết CT: 24
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(QUAN SÁT VÀ CHỌN LỌC CHI TIẾT)
I. MỤC TIÊU :
	- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về hình dáng và hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi lại đặc điểm của người bà trong bài Bà tôi.
Phiếu ghi lại đoạn văn Người thợ rèn để HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra vở của cả lớp (dàn ý bài văn tả người thân trong gia đình).
 - GV nhận xét + chấm điểm.
3. Bài mới
 GV giới thiệu và ghi bảng đầu bài.
Hướng dẫn làm BT1
 - Cho HS đọc toàn văn BT1.
 - GV giao việc: Các em đọc lại bài văn Bà tôi, tìm và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt).
 - Cho HS làm bài + trình bày kết quả bài làm.
 - GV nhân xét, chốt lại kết quả đúng.
 - GV hỏi: Qua việc miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát và chọn lọc các chi tiết như thế nào?
 - GV tổng kết.
 - GV nhân xét, chốt lại kết quả đúng.
4. Củng cố – dăn dò
 - Cho HS đọc yêu cầu BT3.
 - GV nhắc lại yêu cầu: Các em về nhà chú ý quan sát một người em thường gặp (có thể là ông, bà, cha, mẹ,) và ghi lại những điều quan sát được.
 - GV nhân xét, chốt lại kết quả đúng.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 Hát đầu giờ.
 - HS nộp vở để chấm.
 - 1 HS nhắc lại 3 phần của dàn ý bài văn tả người.
 HS nhắc lại đầu bài.
 - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
 - HS theo dõi để nắm chắc yêu cầu của bài.
 - HS làm bài cá nhân.
 - Một vài HS đọc phần ghi chép của mình.
 - Lớp nhận xét.
 - HS nêu: Tác giả chọn lọc những chi tiết rất tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả.
 - HS quan sát bảng tổng kết.
 - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
 - HS theo dõi để nắm được yêu cầu của bài.
 - HS làm bài cá nhân và trình bày kết quả bài làm.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập tả người (tả ngoại hình).
GHI CHÚ
Môn: Khoa học - Tiết CT: 24
Tên bài dạy: ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết một số tính chất của đồng.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một số đoạn dây đồng.
Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép, một số tính chất và công dụng của chúng.
 - GV nhận xét, chấm điểm HS.
2. Bài mới
 GV giới thiệu và ghi bảng đầu bài.
Làm việc với vật thật
 - GV yêu cầu các nhóm quan sát các đoạn nay đồng rồi mô tả độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn day đồng.
 - Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình.
 - Yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
 - Trên cơ sơ phát hiện của HS, GV nêu kết luận.
Làm việc với SGK
 - GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn trong trang 50 SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu.
 - GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình, HS khác góp ý.
 - GV kết luận.
Quan sát và thảo luận
 - GV yêu cầu HS:
 + Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
 + Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
 + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
 - GV kết luận.
3. Củng cố – dặn dò
 - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết cuối bài.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép, một số tính chất và công dụng của chúng.
 - Các nhóm quan sát các đoạn nay đồng rồi mô tả độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn day đồng.
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình.
 - Các nhóm khác bổ sung.
 - HS theo dõi, nhắc lại.
 - HS làm việc theo chỉ dẫn trong trang 50 SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu.
 - Một số HS trình bày bài làm của mình, HS khác góp ý.
 - HS theo dõi, nhắc lại.
 HS thực hiện theo yêu cầu
 - HS theo dõi, nhắc lại.
 - HS đọc mục Bạn cần biết cuối bài.
 - Chuẩn bị bài: Nhôm
GHI CHÚ
Môn: Toán - Tiết CT: 60
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Biết nhân một số thập phân với một số thập phân.
	- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Bảng phụ viết sẵn bảng số trong BT 1a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài 1
a) GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần a.
 - GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức và viết vào bảng.
 - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
 - GV hướng dẫn HS nhận xét để nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
b) GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần b.
 - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn cả về kết quả và cách tính.
 - GV hỏi HS vừa lên bảng làm bài: Vì sao em cho rằng cách tính của em là thuận tiện nhất?
 - GV nhận xét, chấm điểm HS.
Bài 2
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng, sau đó nhận xét và chấm điểm HS.
Bài 3 (HS khá, giỏi)
 - GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và chấm điểm HS.
 - HS đọc yêu cầu phần a.
 - HS tự tính giá trị của các biểu thức và viết vào bảng.
 - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS nhận xét để nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
 - HS đọc đề bài, 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 - 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình.
 - 4 HS lần lượt trả lời.
 - HS đọc thầm đề bài trong SGK.
 - HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.
 - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình.
GHI CHÚ
SINH HOẠT TẬP THỂ
I/ MỤC TIÊU:
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ Đánh giá các hoạt đông trong tuần:
1/ Cán sự lớp báo cáo:
2/ GV nhận xét:
B/ Kế hoạch tuần sau:
C/ Văn nghệ
TỔ TRƯỞNG DUYỆT – KÍ	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc