Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 22

Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 22

Môn: Tập đọc – Tiết CT: 43

Tên bài dạy: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I. MỤC TIÊU :

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng thay đổi phù hợp lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

 

doc 21 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1019Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án trọn bộ lớp 5 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2011
Môn: Tập đọc – Tiết CT: 43
Tên bài dạy: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. MỤC TIÊU :
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng thay đổi phù hợp lời các nhân vật.
	- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - GV nhận xét, chấm điểm từng HS.
Hoạt động 3: Giới thiệu bài
Hoạt động 4: Luyện đọc
 - Gọi một HS khá, giỏi đọc thành tiếng toàn bài.
 - Cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
 - Gọi một, hai HS đọc lại toàn bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 5: Tìm hiểu bài
 - Bài văn có những nhân vật nào?
 - Ông và bố Nhụ bàn với nhau việc gì?
 - Theo lời bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi ích gì?
 - Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng ý với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ.
 - Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
Hoạt động 6: Luyện đọc diễn cảm
 - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. GV hướng dẫn điều chỉnh cách đọc cho mỗi em sau mỗi đoạn.
 - GV đọc diễn cảm đoạn 4, yêu cầu HS nêu giọng đọc, các từ cần nhấn giọng
 - Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - GV tổng kết.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò
 - Gọi HS nhắc lại nội dung của bài.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học
 - HS đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - Một HS khá, giỏi đọc.
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. 
 - Một, hai HS đọc lại toàn bài.
 - HS theo dõi.
 - Có một bạn nhỏ tên Nhụ, bố Nhụ, ông Nhụ.
 - Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
 - Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được những mong ước bấy lâu của dân chài.
 - Ông bước ra võng, ngồi xuống võng,  quan trọng nhường nào.
 - Nhụ đi sau đó cả nhà đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó ở chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
 - 4HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
 - HS nêu giọng đọc, các từ cần nhấn giọng
 - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 - HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - Bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - HS nhắc lại nội dung của bài.
 - Chuẩn bị bài: Cao Bằng.
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 106
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần cảu hình hộp chữ nhật.
	- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 - GV nhận xét, chấm điểm HS.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm BT1
 - GV gọi HS đọc đề bài toán.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
 - Cho 2HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu sau thì sửa lại cho đúng.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT2
 - GV gọi HS đọc đề bài toán.
 - GV yêu cầu HS nêu cách tính.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
 - Cho 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 5: Hướng dẫn làm BT3
 - Gọi HS đọc đề bài toán.
 - Cho HS tự làm bài vào vở và nêu kết quả bài làm của mình.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoat động 6: Củng cố – dặn dò
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 - 1 HS đọc đề bài toán.
 - HS tự làm bài vào vở. 2HS lên bảng trình bày bài giải.
 - 2HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu sau thì sửa lại cho đúng.
 - HS sửa bài vào vở.
 - HS đọc đề bài toán.
 - HS nêu: tính tổng diện tích xung quanh và diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật.
 - 1HS lên bảng trình bày bài giải, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 1HS nhận xét bài làm trên bảng, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS chữa bài vào vở.
 - 1 HS đọc đề bài toán.
 - HS nêu: câu a), d) đúng; câu b), c) sai.
 - HS chữa bài vào vở.
 - Chuẩn bị bài: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
GHI CHÚ
Môn: Đạo đức – Tiết CT: 22
Tên bài dạy: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
	- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
	- Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
	- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường)
	- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT2, SGK)
 - GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận để xử lí các tình huống của bài tập 3.
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày các xử lí của nhóm mình.
 - GV kết luận và khen các nhóm có cách xử lí thông minh, hay, hợp lí.
 - GV kết luận: Tán thành với ý kiến (a), (d); không tánh thành với các ý kiến (b), (c).
Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ (BT4, SGK)
 - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2, SGK. Yêu cầu HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu.
 - GV mời một số HS giải thích lí do, yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - Các nhóm HS thảo luận để xử lí các tình huống của bài tập 2.
 - Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - HS theo dõi.
 - HS bày tỏ thái độ bằng các giơ thẻ màu theo quy ước.
 - Một số HS giải thích lí do, các HS khác nhậ xét, bổ sung.
 - HS theo dõi.
 - Chuẩn bị bài: Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
GHI CHÚ
Thứ ba ngày 15 tháng 02 năm 2011
Môn: Chính tả – Tiết CT: 22
Tên bài dạy: HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU :
	- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ
	- Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam, viết được 3-5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bút dạ và 3 – 4 tờ phiếu ghi nội dung BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS lên bảng làm lại BT2a, tiết Chính tả, tuần 21.
 - GV nhận xét, chấm điểm HS.
Hoạt động 3: Giới thiệu bài
Hoạt động 4: Viết chính tả
 - GV đọc bài chính tả 1 lượt.
 - Gọi 2 HS đọc lại bài.
 - GV hỏi: em hãy nêu nội dung bài thơ?
 - Cho HS luyện viết những từ ngữ viết hoa: Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, Chùa Một Cột, Tây Hồ.
 - GV đọc chính tả cho HS viết.
 - GV đọc chính cho HS soát lỗi.
 - GV chấm một số bài chính tả.
 - GV nhận xết + chấm điểm.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS làm BT
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT 2.
 - Cho HS tự làm bài vào vở bài tập.
 - Gọi HS nêu kết quả.
 - Yêu cầu cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS làm BT3
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT 3.
 - Cho HS tự làm bài vào vở bài tập.
 - GV tổ chức cho HS thi tiếp sức để hoàn thành bài tập.
 - Yêu cầu cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Hoạt động 7: Củng cố – dặn dò
 - Yêu cầu HS về nhà làm lại BT3.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học
 - HS lên bảng làm lại BT2a, tiết Chính tả, tuần 21.
 - HS theo dõi trong SGK.
 - 2 HS đọc đoạn chính tả.
 - HS nêu: Bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến Thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp.
 - HS luyện viết.
 - HS viết chính tả.
 - HS tự soát lỗi.
 - Từng cặp HS đổi vở cho nhau để soát lỗi, sửa lỗi.
 - HS đọc yêu cầu của BT 2.
 - HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
 - HS nêu kết quả.
 - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
 - HS đọc yêu cầu của BT 3.
 - HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
 - HS thi tiếp sức để hoàn thành bài tập.
 - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
 - HS theo dõi.
 - Chuẩn bị bài: Nhớ- viết: Cao Bằng.
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 107
Tên bài dạy: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU :
	- Biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. 
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hình thành cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
 - GV cho HS quan sát các mô hình trực quan, hỏi: Hình lập phương có đặc điểm gì khác với hình hộp chữ nhật?
 - GV nêu: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta làm thế nào?
 - GV hỏi tiếp: muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta là thế nào?
 - GV nêu ví dụ trong SGK, gọi 1HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm BT1
 - GV gọi HS đọc đề bài toán.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
 - Cho 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT2
 - GV gọi HS đọc đề bài toán.
 - GV gọi HS nêu hướng giải bài toán.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
 - Cho 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò
 - Gọi HS nhắc kại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS nêu: Hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau.
 - HS nêu: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
 - Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta diện tích một mặt nhân với 6.
 - 1 HS trình bày bài giải trên bảng.
 - Cả lớp chữa bài vào vở.
 - 1 HS đọc đề bài toán.
 - 1HS lên bảng trình bày bài giải, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 1HS nhận xét bài làm trên bảng, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS chữa bài vào vở.
 - 1 HS đọc đề bài toán.
 - HS nêu: ta lấy diện tích một mặt nhận với 5.
 - 1HS lên bảng trình bày bài giải, HS cả lớp làm bài vào vở.
 - 1HS nhận xét bài làm trên bảng, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - HS chữa bài vào vở.
 - HS nhắc kại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
 -  ...  của BT1.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
 - Gọi HS phát biểu ý kiến.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 7: Hướng dẫn làm BT2
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV nhắc lại yêu cầu để HS nắm chắc yêu cầu của bài.
 - GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
 - GV mời 1HS trình bày kết quả.
 - GV yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý.
 - GV kết luận.
Hoạt động 8: Hướng dẫn làm BT3
 - Gọi 2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT3.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
 - Gọi HS phát biểu ý kiến.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 9: Hướng dẫn làm BT4
 - Gọi 2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT3.
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
 - Gọi HS phát biểu ý kiến.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 10: Củng cố – dặn dò
 - Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép ĐK (GT) – KQ bằng QHT.
 - HS đọc nội dung của BT1.
 - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm các câu ghép có trong đoạn văn.
 - HS theo dõi.
 - HS đọc yêu cầu BT2.
 - HS tự làm bài vào vở.
 - HS phát biểu ý kiến.
 - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 - 3, 4 HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK.
 - 1, 2 HS nhắc lại không nhìn sách.
 - 2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT1.
 - HS tự làm bài vào vở.
 - HS phát biểu ý kiến.
 - HS theo dõi và sửa bài vào vở.
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - HS theo dõi để nắm chắc yêu cầu của bài.
 - HS làm bài vào vở.
 - 1HS trình bày kết quả.
 - Cả lớp nhận xét, góp ý.
 - 2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT3.
 - HS tự làm bài vào vở.
 - HS phát biểu ý kiến.
 - HS theo dõi và sửa bài vào vở.
 - 2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT3.
 - HS tự làm bài vào vở.
 - HS phát biểu ý kiến.
 - HS theo dõi và sửa bài vào vở.
 - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài: Mở rộng vồn từ: Trật tự – an ninh.
GHI CHÚ
Môn: Địa lí – Tiết CT: 22
Tên bài dạy: CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU :
	- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu: Nằm ở phía Tây Châu Á, có 3 phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, đân cư và hoạt động sản xuất của Châu Âu:
+ 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
+ Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
+ Dân cư chủ yếu là người da trắng.
+ Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đò để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ Châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên,, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết đặc điểm dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ Thế giới.
	- Bản đồ Tự nhiên châu Âu.
	- Bản đồ các nước châu Âu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 1. Vị trí địa lí, giới hạn
Hoạt động3: Làm việc cá nhân
 - Yêu cầu HS quan sát hình 1 và đọc bảng số liệu, trả lời cau hỏi gợi ý trong bài.
 - GV Bổ sung: Châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á – Âu, chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc.
 - GV kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương.
2. Đặc điểm tự nhiên
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm
 - Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 và 2 SGK, tìm vị trí các ảnh ở hình 2 theo lí hiệu a, b, c, d trên lược đồ hình 1, và mô tả cho nhau nghe về quanh cảnh của mỗi địa điểm.
 - GV các nhóm HS trình bày kết quả làm việc với kênh hình, sau đó HS nhận xét lẫn nhau.
 - GV nhận xét, khái quát lại các ý chính.
 - GV kết luận: Châu Âu chủ yêu scó địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
3. Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp
 - Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17, quan sát hình 3, nêu nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á.
 - GV yêu cầu HS quan sát hình 4, nêu một số hoạt động sản xuất được phản ánh qua các hình.
 - GV kết luận: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò
- Gọi HS đọc mục tóm tắt cuối bài.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
 - HS nêu: Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc, phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phhía tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải, phía đông và đông nam giáp châu Á.
 - HS theo dõi và nhắc lại.
 - Các nhóm quan sát hình 1 và 2 SGK, tìm vị trí các ảnh ở hình 2 theo lí hiệu a, b, c, d trên lược đồ hình 1, và mô tả cho nhau nghe về quanh cảnh của mỗi địa điểm.
 - HS trình bày kết quả làm việc với kênh hình, sau đó HS nhận xét lẫn nhau.
 - HS theo dõi và nhắc lại.
 - HS nêu: Dân số châu Âu đứng thứ tư trên thế giới và thuộc chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu.
 - HS quan sát hình 4, nêu: Trồng cây lương thực, sản xuất máy móc, sản xuất ô tô, mĩ phẩm, dược phẩm
 - HS theo dõi và nhắc lại.
 - HS đọc mục tóm tắt cuối bài.
 - Chuẩn bị bài: Một số nước ở châu Âu.
GHI CHÚ
Thứ sáu ngày 18 tháng 02 năm 2011
Môn: Tập làm văn – Tiết CT: 44
Tên bài dạy: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU :
	- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa, lời kể tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn chung
 - GV cho HS đọc đề kiểm tra trong SGK.
 - GV giao việc: Các em chọn một trong 3 đề, viết bài hoàn chỉnh cho đề đã chọn.
 - Gọi HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
Hoạt động 3: HS làm bài
 - GV nhắc lại cách trình bày bài.
 - Quan sát, nhắc nhở HS chú ý làm bài.
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
 - GV thu bài của HS.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 -1HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
 - HS theo dõi.
 - HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
 - HS làm bài.
 - HS nộp bài.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập tả người.
GHI CHÚ
Môn: Khoa học – Tiết CT: 44
Tên bài dạy: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
I. MỤC TIÊU :
	- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
	- Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió
	- Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh, ảnh về việc sử dụnănng lượng gió, năng lượng nước chảy.
	- Giấy nháp, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS trình bày về việc sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
 - GV nhận xét, chấm điểm HS.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Hoạt động 3: Thảo luận về năng lượng gió
 - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo yêu cầu ghi ở phiếu học tập.
 - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
 - GV kết luận như SGK.
Hoạt động 4: Thảo luận về năng lượng nước chảy
 - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo yêu cầu ghi ở phiếu học tập.
 - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
 - GV kết luận như SGK.
Hoạt động 5: Thực hành “Làm quay tua-bin”
 - GV giới thiệu mô hình tua – bin nước.
 - GV HD HS đổ nước vào làm quay tua – bin.
 - GV tổ chức cho HS thực hành.
 - GV nhận xét, tổng kết.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò
 - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết cuối bài.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS trình bày về việc sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
 - Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo yêu cầu ở vào phiếu học tập.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
 - HS nhắc lại.
 - Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo yêu cầu ở vào phiếu học tập.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
 - HS nhắc lại.
 - HS quan sát mô hình.
 - HS quan sát việc đổ nước vào làm quay tua – bin.
 - HS tiến hành thực hành.
 - HS đọc mục Bạn cần biết cuối bài.
 - Chuẩn bị bài: Sử dụng năng lượng điện.
GHI CHÚ
Môn: Toán – Tiết CT: 110
Tên bài dạy: THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. MỤC TIÊU :
	- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
	- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một tình huống đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 3: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình
 - Gv tổ chức cho HS hoạt động (quan sát, nhận xét) trên các mô hình trực quan theo hình vẽ của các ví dụ của SGK.
 - GV đặt câu hỏi để HS tự nhận ra được kết luận như trong hình của SGK.
 - Gọi 1 vài HS nhắc lại kết luận đó.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm BT1
- GV gọi HS đọc nội dung BT1.
 - Cho HS quan sát, nhận xét các hình trong SGK.
 - GV gọi một số HS phát biểu ý kiến.
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
 - GV tổng kết, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT2
- GV gọi HS đọc nội dung BT2.
 - Cho HS quan sát, nhận xét các hình trong SGK.
 - GV gọi một số HS phát biểu ý kiến.
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
 - GV tổng kết, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 5: Hướng dẫn làm BT3
 - GV tổ chức trò chơi thi xếp hình nhanh và được nhiều hình hộp chữ nhật nhất.
 - GV chia lớp thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 6 hình lập phương.
 - GV quan sát các nhóm thi xếp hình.
 - GV nhận xét, tổng kết trò chơi.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
 - HS quan sát các mô hình.
 - HS tự nêu được kết luận như trong hình của SGK.
 - HS theo dõi, nhắc lại.
 - HS đọc nội dung BT1. 
 - HS HS quan sát, nhận xét các hình trong SGK.
 - Một số HS phát biểu ý kiến.
 - 1HS nhận xét bài làm của bạn.
 - HS tự chữa bài vào vở.
 - HS đọc nội dung BT2.
 - HS HS quan sát, nhận xét các hình trong SGK.
 - Một số HS phát biểu ý kiến.
 - 1HS nhận xét bài làm của bạn.
 - HS tự chữa bài vào vở.
 - HS theo dõi để biết cách chơi và luật chơi.
 - Các nhóm vào vị trí để chuẩn bị chơi trò chơi xếp hình.
 - Các nhóm tiến hành xếp hình thi.
 - HS theo dõi.
 - Chuẩn bị bài: Xăng-ti-mét khối. Đê-xi-mét khối.
GHI CHÚ
SINH HOẠT TẬP THỂ
I/ MỤC TIÊU:
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A/ Đánh giá các hoạt đông trong tuần:
1/ Cán sự lớp báo cáo:
2/ GV nhận xét:
B/ Kế hoạch tuần sau:
C/ Văn nghệ
TỔ TRƯỞNG DUYỆT – KÍ	BAN GIÁM HIỆU DUYỆT – KÍ	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc