Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 16 - Trần Thị Thu Hoài

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 16 - Trần Thị Thu Hoài

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

 - Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.

 - Học sinh có thể kể được các đồ dùng trong nhà làm bằng chất dẻo.

 - Có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong nhà.

 - GDHS biết bảo quản một số đồ dùng bằng nhựa trong gia đình.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Hình vẽ trong SGK phóng to. Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa (thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa, )

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 16 - Trần Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn: 07/12/2012
Ngày dạy: từ 10/12/2012 đến 14/12/2012
Lớp dạy: 5A, 5B, 5C
KHOA HỌC
CHẤT DẺO
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
 - Học sinh có thể kể được các đồ dùng trong nhà làm bằng chất dẻo.
 - Có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong nhà.
 - GDHS biết bảo quản một số đồ dùng bằng nhựa trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình vẽ trong SGK phóng to. Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa (thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa, )
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: “ Cao su ”
- Nêu tính chất và công dụng của cao su.
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:	Thủy tinh.
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Nói về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình trong SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
*Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Giáo viên chốt, ghi bảng: Các đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp được làm ra từ chất dẻo
v Hoạt động 2: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
 *Bước 1: Làm việc cá nhân. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 65 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
 *Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Giáo viên gọi một số học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi .
+ Chất dẻo có trong thiên nhiên không? Nó được làm ra từ đâu?
+ Nêu tính chất chung của chất dẻo.
+ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- Giáo viên kết luận
v Hoạt động 3: Trò chơi
- Giáo viên cho học sinh thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. Trong cùng một khoảng thời gian, nhóm nào viết được tên nhiều đồ dùng bằng chất dẻo là nhóm đó thắng.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
+ Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo. 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tơ sợi.
- Ổn định lớp
- 2 học sinh trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hình 1:	Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện thường không cứng lắm, không thấm nước.
Hình 2:	Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi có thể cuộn lại được, không thấm nước.
Hình 3:	Áo mưa mỏng mềm, không thấm nước .
Hình 4: Chậu, xô nhựa đều không thấm nước.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Học sinh đọc.
- HS lần lược trả lời 
+ Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ
-Cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
- Không để gần lửa, không để nơi có nhiệt độ cao
- Ngày nay, các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc đẹp và rẻ.
Hoạt động nhóm, lớp
- 2 đội thi nhau kể:
VD: Chén, đĩa, dao, dĩa, vỏ bọc ghế, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải, chuỗi, hạt, nút áo, thắt lưng, bàn, ghế, túi đựng hàng, dép, keo dán, bọc sách vở, dây dù, vải dù, đĩa hát, 
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại
- HS nghe
************************************
 ĐỊA LÍ
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: 
 - Hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
 - Xác định được trên bản đồ một số trung tâm công nghiệp, hải cảng lớn của đất nước.
 - Tự hào về thành phố mình, đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các loại bản đồ: mật độ dân số, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: “Thương mại và du lịch”
- Nêu các hoạt động thương mại của nước ta?
- Nước ta có những điều kiện gì để phát triển du lịch?
- GV nhận xét, đánh giá.
3 . Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: “Ôn tập”
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố.
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Dân tộc nào có số dân đông nhất?
- Họ sống chủ yếu ở đâu?
- Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
® Giáo viên chốt: Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh chiếm đa số, sống ở đồng bằng, dân tộc ít người sống ở miền núi và cao nguyên.
vHoạt động 2: Các hoạt động kinh tế.
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời.
	Chỉ có khoảng 1/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, vì đa số dân cư làm công nghiệp.
	Vì có khí hậu nhiệt đới nên nước ta trồng nhiều cây xứ nóng, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
	Nước ta trâu bò dê được nuôi nhiều ở miền núi và trung du, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
	Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
	Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.
	Hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta là khoáng sản, hàng thủ công nghiệp, nông sản và thủy sản.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa bảng Đ – S.
v	Hoạt động 3: Ôn tập về các thành phố có sân bay, hải cảng và trung tâm thương mại
- Kể những sân bay quốc tế lớn của nước ta.
- Nước ta các thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất?
- Những thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất, là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
- Giáo viên chốt, nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV chốt lại bài ôn
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò: Tiết sau kiểm tra cuối học kì I
- Ổn định lớp
- HS trả lời
Hoạt động lớp
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
- Nước ta có 54 dân tộc.
- dân tộc Kinh
- Họ sống chủ yếu ở đồng bằng.
- Miền núi và cao nguyên.
Hoạt động cá nhân
- HS làm việc dựa vào kiến thức đã học ở tiết trước đánh dấu Đ – S vào ô trống trước mỗi ý.
+ Đánh S
+ Đánh Đ
+ Đánh Đ
+ Đánh Đ
+ Đánh S
+ Đánh S
- Học sinh sửa bài.
Hoạt động lớp
- Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng
- Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM
- Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
************************************
LỊCH SỬ
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến và vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp .
- Nắm bắt một số thành tựu tiêu biểu và mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương sau chiến dịch biên giới.
 - GD tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân VN
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam. Ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc (tháng 5/1952)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định : 
2. KT bài cũ: Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
+ Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?
+ Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
® Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
b. Phát triển các hoạt động: 
vHoạt động 1: Đại hội đại biểu toàn quốc 
- GV yêu cầu HS quan sát H1 và trả lời câu hỏi
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II đề ra nhiệm vụ gì?
+ Để thực hiện điều kiện đó cần các điều kiện gì?
vHoạt động 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới:
- Tổ chức HS thảo luận nhóm
+ Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá - giáo dục thể hiện như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát H2 
+ Theo em hậu phương vì sao có thể phát triển vững mạnh như vậy?
+ Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến?
- GV yêu cầu HS quan sát H3
+ Việc các chiến sĩ bộ đội giúp dân cấy lúa trong KC chống Pháp nói lên điều gì?
v	Hoạt động 3: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất:
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
+ Đại hội nhằm mục đích gì?
+ Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn
- GV yêu cầu HS kể về chiến công của một trong bảy tấm gương anh hùng trên.
- GV chốt, rút bài học
4.Củng cố - Dặn dò:
+ Sau 1950, hậu phương ta như thế nào?
 GD tinh thần quân dân
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị: “Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954)”.
- Ổn định lớp
 - 2 HS nêu
 Hoạt động lớp
- HS quan sát H1 và trả lời câu hỏi
- Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn
- Điều kiện:
+ Phát triển tinh thần yêu nước
+ Đẩy mạnh thi đua
+ Chia ruộng đất cho nông dân
Hoạt động nhóm, lớp
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm báo cáo
+ Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm
+ Các trường đại học tích cực đào tạo cán bộ cho KC. HS vừa học tập vừa tham gia sản xuất.
+ XD được xưởng công binh nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ KC.
- HS quan sát H2 
+ Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước.
+ Vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước
- Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của, có sức mạnh chiến đấu cao.
- HS quan sát H3
+ Tình cảm gắn bó quân dân ta và cũng nói lên tầm quan trọng của sản xuất trong KC.
Hoạt động lớp
- Ngày 1-5-1952
- Biểu dương thành tích phong trào thi đua yêu nước của tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc KC
- Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
- HS kể 
- 2 HS đọc lại bài học
- HS nêu
- HS nghe
ĐẠO ĐỨC
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (tiết 1)
I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được:
 - Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác
 - Trẻ em có quyền được giao kết, hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc.
 - HS có những hành vi, việc làm cụ thể, thiết thực trong việc hợp tác giải quyết công việc của trường, của lớp, của gia đình và cộng đồng.
 - Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh . Hợp tác với những người xung quanh để BV môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình minh hoạ bài
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: 
+ Nêu những việc em đã làm thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ.
- GV nhận xét
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Hợp tác với những người xung quanh.
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25 SGK)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết kết quả trồng cây ở tổ 1 và tổ 2.
+ Nhận xét cách trồng cây của mỗi tổ
+ Theo em trong công việc chung, để công việc đạt kết quả tốt, chúng ta phải làm việc như thế nào?
Kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây  Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh .
- GV chốt ghi nhớ, ghi bảng
v Hoạt động 2: BT 1
Yêu cầu học sinh thảo luận các nội dung thể hiện sự hợp tác.
- Kết luận : Để hợp tác với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung , tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi , 
vHoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( BT 2)
- GV kết lần lượt nêu từng ý kiến, HS dùng thẻ màu bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành.
3. Củng cố - Dặn dò:
+ Biết hợp tác với những người xung quanh thì công việc sẽ như thế nào?
 GD HS hợp tác để bảo vệ môi trường
Thực hiện những nội dung được ghi ở phần thực hành
Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2).
Ổn định lớp
2 học sinh nêu.
 Hoạt động cá nhân, lớp
- HS quan sát trả lời:
+ Tổ 1 trồng cây không thẳng, đổ xiên xẹo. Tổ 2 trồng cây đứng ngay ngắn, thẳng hàng.
- Tổ 1 mỗi bạn trồng 1 cây. Tổ 2 các bạn cùng giúp nhau trồng cây.
- Chúng ta phải làm việc cùng nhau, cùng hợp tác với mọi người xung quanh.
- HS nghe
- 2 HS đọc ghi nhớ
 Hoạt động nhóm đôi
-Học sinh suy nghĩ và đề xuất cách làm của mình.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp nhận xét, bổ sung .
- HS nghe
 Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến.
+ ý: (a), ( d) : Tán thành
+ ý: ( b), ( c) : Không tán thành
- HS nêu ý kiến và giải thích lí do
HS nêu
- HS nghe
************************************
KĨ THUẬT
MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết được một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
- Học sinh kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
 - Giáo dục học sinh có ý thức nuôi gà
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dáng của một số giống gà tốt, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: Lợi ích của gà
+ Nuôi gà đem lại lợi ích gì?
+ Kể các sản phẩm từ việc nuôi gà
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: 
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương
- Giáo viên yêu cầu HS kể tên những giống gà mà em biết.
- GV kết luận: Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác,...Có những giống gà nhập nội như Tam hoàng, gà Lơ- go, gà rốt. Có những giống gà như gà rốt- ri...
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà đựoc nuôi nhiều ở nước ta
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào phiếu
- GV nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV kết luận ghi bài học: Ở nước ta hiện nay được nuôi nhiều giống gà. Mỗi giống gà có đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm riêng. Khi nuôi gà cần căn cứ vào mục đích nuôi ( nuôi lấy trứng hay nuôi lấy thịt hoặc vừa lấy trứng vừa lấy thịt) và ĐK chăn nuôi của gia đình để lựa chọn giống gà nuôi cho phù hợp.
 GD HS nuôi gà
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị: Thức ăn nuôi gà
- Ổn định lớp
- HS nêu
Hoạt động lớp 
- HS nêu: gà ri, gà Đông cảo, gà mía, gà ác, gà Tam hoàng, gà rốt, gà rốt ri...
- HS nghe
Hoạt động nhóm, lớp 
a/ Các nhóm đọc thông tin ở sách, quan sát các hình ở SGK và ghi kết quả vào phiếu
Tên giống gà
Đ điểm hình dáng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
Gà ri
Gà ác
Gàlơ-go
Gà Tam hoàng
b/ Nêu đặc điểm một số giống gà được nuôi nhiều ở địa phương
- Các nhóm báo cáo kết quả
- HS nghe
************************************
KHOA HỌC
TƠ SỢI
I. Mục tiêu: 
 - Kể tên một số loại tơ sợi.
 - Nêu được được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
 - Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
 - Luôn có ý thức giữ gìn quần áo bền đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình vẽ trong SGK trang 66. Đồ dùng tơ sợi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: Chất dẻo
+ Nêu tính chất của chất dẻo
+ Vì sao ngày nay ta sử dụng đồ dùng làm từ chất dẻo rất nhiều?
® Giáo viên tổng kết, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Tơ sợi.
- GV gọi một vài HS kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần, áo.
- Tiếp theo, GV giới thiệu bài: Các loại vải khác nhau được dệt từ các loại tơ sợi khác nhau. Bài học này sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết về nguồn gốc, tính chất và công dụng của một số loại tơ sợi.
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Kể tên một số loại tơ sợi.
- Tổ chức HS thảo luận nhóm
- GV chốt: Có nhiều loại tơ sợi khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau. Có thể chia chúng thành hai nhóm: Tơ sợi tự nhiên (có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật) và tơ sợi nhân tạo (có nguồn gốc từ chất dẻo)
v Hoạt động 2: Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- GV yêu cầu HS đốt 1 số mẫu vải tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo, quan sát hiện tượng xảy ra.
- GV chốt: Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro . Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại 
v Hoạt động 3: Nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
- Giáo viên phát cho học sinh một phiếu học tập yêu cầu điền vào phiếu
- Giáo viên gọi một số học sinh chữa bài tập.
- Giáo viên chốt.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu nguồn gốc của tơ sợi tự nhiên và sợi nhân tạo
 GD HS bảo quản quần áo
- Chuẩn bị: “Ôn tập kiểm tra HKI”.
- Nhận xét tiết học.
 - Ổn định lớp
 - 2 HS trả lời
- xoa, ca tê, lanh, lĩnh, phin...
Hoạt động nhóm, lớp
- Các nhóm quan sát và trả lời câu hỏi trang 60 SGK.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
Câu 1 
-H 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
-H2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
-H3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm.
Câu 2:
- Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh.
- Các sợi có nguồn gốc động vật: sợi len, sợi tơ tằm.
Câu 3:
- Các sợi trên có tên chung là tơ sợi tự nhiên.
Câu 4:
- Ngoài các loại tơ sợi tự nhiên còn có loại sợi ni-lông được tổng hợp nhân tạo từ công nghệ hóa học. 
Hoạt động lớp, nhóm.
- Nhóm thực hành theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trong SGK trang 61.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1 . Tơ sợi tự nhiên
+Sợi bông
+ Tơ tằm
+Có thể rất mỏng, nhẹ hoặc rất dày. Quần áo may bằng sợi bông thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông
+ Óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh, mát khi trời nóng
2. Tơ sợi nhân tạo
+ Sợi ni lông
-Khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu
Ngày soạn: 07/12/2012
Ngày dạy: từ 10/12/2012 đến 14/12/2012
Lớp dạy: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E
TIẾNG VIỆT (ôn)
ÔN: IÊM - YÊM
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS nắm chắc vần iêm, yêm. Đọc, viết được các tiếng, từ có vần iêm, yêm.
- Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
- GDHS yêu thích tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập: iêm, yêm
- GV treo bảng phụ: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm, thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi,...
Ban ngày, sẻ mải đi kiếm ăn cho ....
Tối đến, sẻ mới có thời gian âu ....
- GV nhận xét.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
a. Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
b. Bài 2:
- Cho HS xem tranh vẽ.
- Gọi 3 HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét.
c. Bài 3:
- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu đầu dòng.
- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn: luyện đọc, viết bài
- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- 1 HS nêu: nối chữ.
- HS nêu miệng kết quả ® nhận xét.
- HS xem tranh BT.
- 1 HS làm bài → chữa bài → nhận xét.
- HS viết bài: quý hiếm ( 1 dòng)
 yếm dãi ( 1 dòng)
- HS nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa su dia lop 5 tuan 16.doc