Kế hoạch dạy học - Tuần 11 lớp 5

Kế hoạch dạy học - Tuần 11 lớp 5

I.MỤC TIÊU : -Đọc trôi chảy,rành mạch. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .

- Hiểu ND : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi .

- trả lời được các câu hỏi trong SGK

- Học tập ý chí vươn lên của Nguyễn Hiền

II.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ ;Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học - Tuần 11 lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC - TUẦN11
Từ : 31/10/2011 – 4/11/2011
THỨ NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
HAI
31/10
CHÀO CỜ 
TẬP ĐỌC
TOÁN
LỊCH SỬ
CHÍNH TẢ
1
2
3
4
5
Sinh hoạt đầu tuần 
Ông Trạng thả diều
Nhân với 10,100,1000,Chia cho 10, 100,1000,
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
(Nhớ -viết)N ếu chúng mình có phép lạ
BA
1/11
L T &CÂU
MĨ THUẬT
TOÁN
THỂ DỤC
KĨ THUẬT
1
2
3
4
Luyện tập về động từ. (Khơng làm bài 1)
TTMT:Xem tranh của họa sĩ.
Tính chất kết hợp của phép nhân
Động tác vươn thởtc:Nhảy ơ tiếp sức).
Khâu viền đường gấpkhâu đột thưa.(tiết 2)
TƯ
2/11
K.CHUYỆN
TOÁN
KHOA HỌC
ĐỊA LÍ
TẬP ĐỌC
1
2
3
4
5
Bàn chân kì diệu
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
Ba thể của nước (BVMT)
Ơn tập
Có chí thì nên (KNS)
NĂM
3/11
T L V
ÂM NHẠC 
TOÁN
ĐẠO ĐỨC
L T&CÂU
1
2
3
4
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân(KNS)
Ơn bài:khăn quàng thắm mãi vai em.TĐN số 3.
Đề-xi-mét vuông
Ơn tập thực hành GKI
Tính từ (TTHCM)
SÁU
4/11
TLV
TOÁN
KHOA HỌC
THỂ DỤC
SHCN
1
2
3
4
Mở bài trong bài văn kể chuyện (TTHCM)
Mét vuông
Mây được hình thành NTN? Mưa từ đâu(BVMT)
Động tác vươn thởtc:Kết bạn).
Sinh hoạt cuối tuần 11
Thứ hai :31 /10/2011 
 TẬP ĐỌC : ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU.
I.MỤC TIÊU : -Đọc trơi chảy,rành mạch. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .
- Hiểu ND : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi .
- trả lời được các câu hỏi trong SGK 
- Học tập ý chí vươn lên của Nguyễn Hiền
II.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ ;Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.KTBC : 2 HS đọc bài , TLCH 
- Nhận xét , ghi điểm 
3.Bài mới: - Giới thiệu bà , ghi tựa bài 
- GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên, 
tranh minh hoạ chủ điểm
 Ông Trạng thả diều – là câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta.
a) Luyện đọc:
- Gọi 1 em đọc toàn bài
-HD sơ lược cách đọc.- Giúp HS chia đoạn. 
 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp bài 
Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
- Yêu cầu luyện đọc nhóm 4 
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
+ GV đọc diễn cảm cả bài
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
GV nhận xét & chốt ý 1,2:Tư chất thơng minh của Nguyễn Hiền.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3,
+ Nguyễn Hiền ham học hỏi & chịu khó như thế nào?
Ý 3:đức tính ham học và chịu khĩ của Nguyễn Hiền.
Cho HS đọc thầm đoạn 4:
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 4
Chốt ý 4:Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên.
* Bài văn nói lên điều gì ? 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Thầy phải kinh ngạc  vỏ trứng thả đom đóm vào trong) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV đọc mẫu 
Yêu cầu luyện đọc diễn cảm nhóm 2 
GV sửa lỗi cho các em
- Nhận xét , ghi điểm cho HS .
4.Củng cố : 
Truyện này giúp em hiểu ra điều gì? 
5.Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, tiếp tục HTL bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ. Chuẩn bị bài: Có chí thì nên 
-Hát
- 2 HS đọc bài 
- 1 HS nhắc lại 
- HS quan sát tranh chủ điểm & nêu: Một chú bé chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe lỏm thầy giảng bài; những em bé đội mưa gió đi học; những cậu bé chăm chỉ, miệt mài học tập, nghiên cứu 
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
- 1 HS đọc
- HS nêu: 4 đoạn.Đ1:Vào đời vua..để chơi.
Đ 2”Lên sáu tuổichơi diều.
Đ 3:Sau vìcủa thầy;Đ4:Cịn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp lần 1-luyện đọc từ khó .
-4HS luện đọc lần 2: đọc phần chú giải
-Luyện đọc nhóm 4 -1 nhóm đọc bài .
1 HS đọc lại toàn bài
- HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 1 + 2
+ Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
 - HS đọc thầm đoạn 3 . + Nhà nghèo, Nguyễn Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ; đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
+ Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một cậu bé ham thích chơi diều
- HS đọc câu hỏi 4 & trao đổi nhóm đôi 
Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa của truyện. 
Đại ý : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi .
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Lắng nghe 
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. 
6 nhóm đọc bài trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp.
Bình chọn bạn đọc tốt 
Tuyên dương 
HS nêu. Dự kiến: 
+ Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công.
+ Nguyễn Hiền rất có chí. Ông không được đi học, thiếu cả bút, giấy nhưng nhờ quyết tâm vượt khó đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.
+ Em được bố mẹ chiều chuộng, không thiếu thứ gì nhưng học chưa giỏi vì chưa chăm chỉ bằng một phần nhỏ của ông Nguyễn Hiền.
+ Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
 TOÁN :NHÂN VỚI 10, 100, 1000 CHIA CHO 10, 100, 1000
I.MỤC TIÊU :
- Biết cách thực hiện phép nhân moat số tự nhiên với 10 , 100 , 1000 , . . . và chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn cho 10 , 100 , 1000 , . . .
- Vận dụng làm tốt các bài tập 1 a, b ); bài 2. 
- Tính toán nhanh , cẩn thận 
II.CHUẨN BỊ: - Bảng phụ , SGK . - Bảng con .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Tính chất kết hợp của phép nhân
GV yêu cầu HS nêu t/c kết hợp của phép nhân 
GV nhận xét
3.Bài mới: giới thiệu bài,ghi tựa.
HDHS nhân với 10 & chia số tròn chục cho 10
a.HDHS nhân với 10:Nêu phép nhân:35 x 10 = ?
Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi về cách làm (trên cơ sở kiến thức đã học)
Yêu cầu HS nhận xét để nhận ra: Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải 35 một chữ số 0 (350)
Rút ra nhận xét chung: Khi nhân một số tự nhiên với 10, ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
b.Hướng dẫn HS chia cho 10:
GV ghi bảng:35x10= 350; 350 : 10 = ?
HS tìm cách tính để rút ra nhận xét chung: Khi chia một số tròn trăm, tròn nghìn  cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
HS làm một số bài tính nhẩm trong SGK.
c.HD HS nhân nhẩm với 100, 1000; chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000
Hướng dẫn tương tự như trên.
*Thực hành:/59-60.
Bài tập 1: HS làm miệng phần a
- phần b làm bảng con.
GV nhận xét,sửa sai.
Bài tập 2: - GV nêu mẫu và YC đọc bảng đơn vị đo khối lượng , quan hệ 
- Yêu cầu làm vào vở
- Thu bài chấm điểm , nhận xét .
4.Củng cố : - Nhắc lại ND bài học 
- Nhận xét tiết học .
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép nhân.
- Hát
HS nêu 
HS nhận xét
-HS nhắc lại.
35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350
Vài HS nhắc lại.
350 : 10 = 35 chục : 1 chục = 35
B1 : HS thi đua tính nhẩm
a,180 , 1800 , 18000 ;8200 , 75000 , 190
256000, 3020 , 40000
b,900 , 90 , 9; 68,42,2; 2002,2002,2002
B2:Đọc và nêu quan hệ của đơn vị đo khối lượng .Làm vào vở
70 kg = 7 yến 800kg = 8 tạ
300 tạ = 30 tấn 120 tạ = 12 tấn 
5000 kg = 5 tấn 4000 g = 4 kg
Nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét tiết học.
 LỊCH SỬ :NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG.
I.MỤC TIÊU :
Nêu được những lí do khiến Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La : vùng trung tâm của đất nước , đất rộng lại bằng phẵng , nhân dân không khổ vì ngập lụt .
Vài nét về công lao của Lí Công Uẩn : Người sáng lập vương triều Lí , có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long .
Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc: có một kinh đô lâu đời – kinh đô Thăng Long – nay là Hà Nội.Giữ gìn bản sắc dân tộc.
II.CHUẨN BỊ: Tranh ảnh sưu tầm;Bảng so sánh
 Vùng đất
Nội dung so sánh
Hoa Lư
Đại La
Vị trí
Địa thế
Không phải trung tâm
Rừng núi hiểm trở, chật hẹp
Trung tâm đất nước
Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981)
Vì sao quân Tống xâm lược nước ta?
Ý nghĩa của việc chiến thắng quân Tống?
GV nhận xét.
3.Bài mới: - Giới thiệu , ghi tựa bài 
Vào năm 2010, thủ đô Hà Nội sẽ long trọng tổ chức lễ kỉ niệm gì?
Lùi lại gần 1000 năm về trước, chúng ta sẽ thấy được hoàn cảnh nào & ai sẽ là người có công trong việc định đô tại đây qua bài lịch sử: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
MT : Nắm được hoàn cảnh ra đời của triều Lý.
Tiến hành : +Sau khi Lê Đại Hành mất tình hình đất nước như thế nào?
+Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều lại tơn Lý Cơng Uẩn lên làm vua?
Hoàn  ... ếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ. suy nghĩ, phát biểu ý kiến:
+ Cách a: Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện)
+ Cách b,c,d: Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể).
1 HS kể phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài trực tiếp.
1 HS kể phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài gián tiếp.
B2 : HS đọc yêu cầu của bài .Lớp đọc thầm phần mở bài của truyện Hai bàn tay, trả lời câu hỏi. Lời giải: Truyện mở bài theo cách trực tiếp – kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. 
Nhận xét tiết học.
 TOÁN :MÉT VUÔNG.
I.MỤC TIÊU:
 - Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích ; đọc , viết được “ mét vuông “ ,“m” .
- Biết được 1m2 = 100dm2.
Bước đầu biết chuyển đổi từ m2sang dm2,cm2.Đổi các đơn vị chính xác
 HS khá , giỏi làm được BT4 .
II.CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh bằng 1 m (kẻ ô vuông gồm 100 hình vuông 1dm2)
HS chuẩn bị giấy kẻ ô vuông (1cm x 1cm) & các đồ dùng học tập khác (thước, ê ke)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 1’
2.Bài cũ:5’ Đêximet vuông
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3.Bài mới: 33’- Giới thiệu , ghi tựa bài 
*Giới thiệu hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1m & được chia thành các ô vuông 1 dm2 
GV treo bảng có vẽ hình vuông 
- HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ.HS nhận xét hình vuông 1 m2ï (bằng cách tổ chức học nhóm để HS cùng tham gia trò chơi: “phát hiện các đặc điểm trên hình vẽ”). Khuyến khích HS phát hiện ra càng nhiều đặc điểm của hình vẽ càng tốt: hình dạng, kích thước các cạnh hình vuông lớn, hình vuông nhỏ, diện tích, mối quan hệ về diện tích, độ dài.
-kết luận: Diện tích HVcó cạnh dài 1 m bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ (cạnh dài 1 dm) 
GV giới thiệu: để đo diện tích, ngoài dm2, cm2, người ta còn sử dụng đơn vị m2. m2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1m (GV chỉ lại hình vẽ trên bảng)
HS tự nêu cách viết kí hiệu mét vuông: m2 
-bài toán: tính DTHV có cạnh bằng 10 dm?
GV giúp HS rút ra nhận xét: 1 m2 = 100 dm2
Yêu cầu HS đọc & ghi nhớ mối quan hệ này.
 1 m2 = 100 dm2
 1 dm2 = 100 cm2
Vậy 1 m2 = 10 000 cm2
* Thực hành:
Bài tập 1: Điền số hoặc chữ vào chỗ chấm
Chia 2 nhóm thi tiếp sức mỗi nhóm 4 em 
Bài tập 2:
Điền số. Cho HS làm bảng con 
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS nêu hướng giải toán.
- Nhắc lại cách tính chu vi & diện tích hình chữ nhật?
- Thu bài chấm điểm , nhận xét .
Bài tập 4: ( dành cho HS khá , giỏi ) 
GV nhận xét bài,chốt kết quả đúng.
4.Củng cố :2’
Yêu cầu HS tự tổng kết lại các đơn vị đo độ dài & đo diện tích đã học. 
Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
5.Dặn dò: 1’
Chuẩn bị bài: Nhân một số với một tổng.
- Hát
HS sửa bài
HS nhận xét
- 1 HS nhắc lại 
HS quan sát
HS làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm báo cáo
HS nhận xét, bổ sung.
- HS tự nêu
HS giải bài toán
HS đọc nhiều lần.
B1 : 2 nhóm lên bảng lớp thi làm bài 
Đọc:Chín trăm chín mươi mét vuông 990m2
Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông 2005m2; Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông 1980 m2; Tám nghìn sáu trăm đề xi mét vuông 8600 dm2;Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng ti mét vuông 28911cm2
HS nhận xét bài làm trên bảng.
B2 : HS làm bài. sửa & thống nhất kết quả
1 m2= 100 dm2 ; 400 dm2 = 4 m2
100 dm2 = 1 m2 ;2110 m2 = 211000 dm2
1m = 1000cm	 2 15m = 150000 cm 2
10000 cm = 1 m 10 dm2cm = 1002 cm 2
B3 :HS làm bài vào vở. 
 Giải 
Diện tích một viên gạch là :
 30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích căn phòng là :
 900 x 200 = 180000 (cm2) 
 180000 cm2 = 18 m2
B4:HS nêu miệng:
Diện tích ABCD: 15x5= 75 cm2
Chiều dài PQ:15- 6-4 =5 cm
Diện tích EIPQ: 5 x 3 = 15 cm2
Diện tích tấm bìa:75-15= 60 cm2
-Nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét tiết học.
 KHOA HỌC :MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA? 
I.MỤC TIÊU :
- Biết mây , mưa là sự chuyển thể cuả nước trong tự nhiên .
- Say mê tìm hiểu khoa học.Cần giữ mơi trường nước. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 46, 47 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ: Ba thể của nước 
+Nước tồn tại ở những thể nào? nhận xét, 
3.Bài mới: - Giới thiệu bài , ghi tựa bài 
Hđ1:Sự chuyển thể của nước trong tự nhiên 
Mục tiêu: Trình bày mây được hình thành như thế nào .Giải thích được nước mưa từ đâu ra
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:HS làm việc theo cặp. Từng cá nhân HS nghiên cứu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước ở trang 46, 47 SGK, sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh
Bước 2: Làm việc theo cặp
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi:
Mây được hình thành như thế nào?
Nước mưa từ đâu ra?
GV giảng: Hơi nướcbay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám may.Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
-HS phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
HĐ 2: Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước :
Mục tiêu: HS củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
Chia lớp thành 4 nhóm, HS hội ý và phân vai theo:
Giọt nước
Hơi nước
Mây trắng
Mây đen
Giọt mưa
GV gợi ý cho HS có thể sử dụng thêm những kiến thức đã học của bài trước và kiến thức đã học về thời tiết ở lớp 1 để làm cho lời thoại thêm sinh động
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Lưu ý: lời thoại trên chỉ là gợi ý, GV có thể sử dụng để hướng dẫ các nhóm hoặc có thể không sử dụng
Bước 3: Trình diễn và đánh giá 
GV lưu ý HS góp ý về khía cạnh khoa học xem các bạn có nói dđúng trạng thái của nước ở từng giai đoạn hay không
GV và HS cùng đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập
4.Củng cố : GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS
5.Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Hát
HS trả lời
HS nhận xét
- 1 HS nhắc lại 
HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và tự trả lời 2 câu hỏi
- Từng cặp tự đặt câu hỏi và trả lời
- Trình bày trước lớp
-Hơi nướcbay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây
-Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa
Khi đã nắm vững câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước, HS khá , giỏi có thể tự vẽ minh hoạ và kể lại với bạn
Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân
- HS phát biểu định nghĩa
- Các nhóm phân vai như đã hướng dẫn vả trao đổi với nhau về lời thoại theo sáng kiến của các thành viên. Ví dụ:
+ Bạn đóng vai “Giọt nước” có thể nói: “ Tôi là giọt nước ở sông (hoặc biển, suối, hồ ao).khi ở dòng sông tôi ở thể lỏng. Vào 1 hôm, tôi thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao, lên cao mãi”
+ Vai “Hơi nước” : “Tôi trở thành hơi nước và bay lơ lửng trong không khí (có thể làm động tác). Đố các bạn nhìn thấy tôi đấy. Khi tôi ở thể khí thì không một ai có thể thấy tôi. Khi gặp lạnh, tôi bị biến thành những giọt nước li ti”
+ Vai “Mây trắng” : Tôi là mây trắng, tôi được tạo thành từ rầt nhiều những hạt nước nhỏ ti ti. Các bạn hãy ngắm nhìn tôi trên bầu trời. Lúc này tôi thật đẹp và tinh khiết như những dải lụa trắng hoặc nhữ ng đám bông trắng bồng bềnh trôi”
+ Vai “Mây đen” : :tôi là mây đen, từ những đám mây trắng tôi tiếp tục bay lên cao. Oâi, lạnh quá, từ rất nhiều đám mây cùng những giọt nước nhỏ li ti khác chúng tôi tụ họp lại với nhau, làm thành những lớp mây đen bao phủ bầu trời. Khi nhìn thấy tôi, các bạn nên đi nhanh về nhà kẻo mưa xuống chạy không kịp đấy”
+ Vai “Giọt mưa” : “Tôi là giọt mưa. Tôi ra đi từ những đám mây đen. Tôi đem lại sự mát mẻ và nguồn nước cho mọi người và cây cối. Các bạn hãy nhớ rằng nếu không có mây sẽ không có mưa. Ồ đây có phải chính là dòng sông nơi tôi đã ra đi không?
- Lần lượt các nhóm lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét, góp ý 
-Đọc lại mục bạn cần biết,
-Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 11
I / MỤC TIÊU :
- Nhận biết được ưu , khuyết điểm trong tuần .
- Phát biểu , đóng góp ý kiến tốt , xây dựng lớp tiến bộ .
- Nắm được một số nội dung về ATGT 
II / SINH HOẠT CUỐI TUẦN 11
Các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình của tổ
Lớp trưởng , lớp phó học tập báo cáo tình hình của lớp
GV nhận xét về việc học tập và các phong trào của lớp :
+ Về nề nếp , tác phong :
Đa số các em thực hiện tốt nề nếp , tác phong quy định của trường , của lớp . Bên cạnh đó còn có một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học , xếp hàng chưa ngăn nắp . 
+ Về học tập : Nhìn chung các em thực hiện tốt , chuẩn bị bài đầy đủ khi đến lớp .
III / KẾ HOẠCH TUẦN 12
Tiếp tục rèn chữ đẹp , giữ vở sạch - Thi đua học tập giữõa các tổ .
Đi học đầy đủ , đúng giờ – Thực hiện đúng nội quy trường , lớp .
Tổ chức phong trào thu gom giấy vụn nộp về Liên đội .
Thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10 ngồi bàn danh dự .
Thực hiện tốt nội quy trường , lớp . Giữ gìn và chăm sóc cây xanh trong trường .
Duy trì mặt tốt , hạn chế khắc phục mặt chưa tốt .
Ơn lại kiến thức học trong tuần
 -HS Chăm , ngoan , thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 11(2).doc