Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 12

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 12

 I, Mục tiêu:

 GV giúp HS hiểu

 - Ông bà cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng và rất yêu quý chúng ta.

 - Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp chăm lo cho ông bà vui, khoẻ mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt.

 - Yêu quý kính trọng ông bà, biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui công việc của ông bà.

 - Giúp đỡ ông bà cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, làm việc để ông bà cha mẹ vui.

 - Phê phán những hành vi không hiếu thảo.

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Đạo đức
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ
(tiết1)
 I, Mục tiêu: 
 GV giúp HS hiểu
 - Ông bà cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng và rất yêu quý chúng ta.
 - Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp chăm lo cho ông bà vui, khoẻ mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt.
 - Yêu quý kính trọng ông bà, biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui công việc của ông bà.
 - Giúp đỡ ông bà cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, làm việc để ông bà cha mẹ vui.
 - Phê phán những hành vi không hiếu thảo.
 II, Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ ghi các tình huống
 III, Các phương pháp dạy học
 A. KTBC
 B. Bài mới:
 1. Tìm hiểu truyện kể: Phần thưởng.
 - GV kể cho cả lớp nghe
* Hoạt động cá nhân.
 - Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện?
 - Bà bạn Hưng cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng
 - Chúng ta phải đối xử với ông bà cha mẹ như thế nào? vì sao?
 - Có câu thơ nào khuyên răn chúng ta phải biết yêu thương hiếu thảo với ông bà?
- KL:Chúng ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ vì: Ông bà cha mẹ là những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người vì vậy, các em phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ *hoạt động 2:
 - Cho HS làm việc theo cặp đôi.
 - GV treo bảng phụ ghi 5 THS
 - Y/C HS đọc cho nhau nghe lần lượt từng tình huống và bàn bạc xem cách ứng xử các tình huống là đúng hay sai
 a,Tình huống 1:
 b,Tình huống 2:
 c,Tình huống 3
:
 d,Tình huống 4:
 e,Tình huống 5:
* Theo em, việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
 -Chúng ta không nên làm gì đối với ông bà cha mẹ?
*KL: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc tới sức khoẻ niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ, làm giúp đỡ ông bà cha mẹ.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2 sgk)
 -GV chia nhóm và giao n/v cho các nhóm
4, Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học-cb bài sau
- HS chú ý lắng nghe theo dõi.
- Bạn Hùng rất quý bà, biết quan tâm chăm sóc bà.
- Bà cảm thấy rất vui trước việc làm của Hưng.
- Với ông bà cha mẹ, chúng ta phải kính trọng, quan tâm chăm sóc, hiếu thảo vì ông bà cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng và yêu thương chúng ta.
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
- HS cặp đôi.
- Bài 1 trong SGVK
- HS đọc các tình huống và thảo luận
- Sai- vì sinh đã không biết chăm sóc mẹ khi mẹ đang ốm lại còn đi chơi.
- Đúng 
-Sai: Vì bố đang mệt, Hoàng không nên đòi quà.
- Đúng
- Đúng.
- Các nhóm nêu ý kiến trình bày của nhóm
- Các nhóm khác nhận xét
- Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là quan tâm tới ông bà cha mẹ, chăm sóc lúc ông bà bị mệt ốm, làm giúp ông bà cha mẹ những công việc phù hợp.
- Không nên đòi hỏi ông bà cha mẹ khi ông bà cha mẹ bận, mệt, những việc không phf hợp (mua đồ chơi...)
- Y/C các nhóm quan sát tranh vẽ trong sgk thảo luận đặt tên cho tranh và nhận xét việc làm đó.
- Tranh 1: Cậu bé chưa ngoan 
- Tranh 2:Một tấm gương tốt:cô bé rất ngoan,biết chăm bà khi ốm,biết động viên bà.Việc làm của cô bé đáng là một tấm gương tốt để học tập
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung
- 1-2HS đọc lại ghi nhớ
Tiết 2:Tập đọc
“ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
I) Mục tiêu
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: quẩy, nản chí,đường thuỷ, diễn thuyết, mua xưởng
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng các từ ngữ nói về: nghị lực, tài chí của Bạch Thái Bưởi.
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với cảm hứng ca ngợi, khâm phục Bạch Thái Bưởi
HSiểu các từ ngữ trong bài: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời
*Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vượt lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
II) Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ :
GV Gọi 3 HS đọc bài : “ Có chí thì nên”  trả lời câu hỏi
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
B. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài – GVGhi bảng.
1. Luyện đọc:
 - GVọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
 - GVọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
2. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 trả lời câu hỏi: 
 + Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
Hiệu cầm đồ: Hiệu giữ đồ của người cần vay tiền, có lãi theo quy định.
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí? 
Nản chí: lùi bước trước những khó khăn, không chịu làm
+ Đoạn 1,2 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Bạch Thái Bưởi mỏ công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài?
Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức, ngang tài với chủ tàu người nước ngoài là gì?
+ Em hiểu thế nào là : “ Một bậc anh hùng kinh tế”?
+ Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Tự hào: vui sướng, hãnh diện với mọi người 
+ Em hiều : “ Người cùng thời” là gì?
+ Nội dung chính đoạn còn lại là gì?
GV: Có những bậc anh hùng không phảI trên chiến trường mà trên thương trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên những khó khăn để trở thành một con người lừng lẫy trong kinh doanh.
+ Nội dung chính của bài là gì?
GV ghi nội dung lên bảng
3. Luyện đọc diễn cảm:
- GVọi HS đoạn nối tiếp đoạn , cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố– dặn dò:
3 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ gánh quầy hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
- Năm 21 tuổi ông làm thư ký cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ...
- Có lúc mất trắng tay nhưng bưởi không nản chí.. 
1. Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi
- Vào luc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
- Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu ông cho dán dòng chữ “ Người ta thì đi tàu ta”. 
- Khách đi tàu của ông càng ngày càng đông, nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kỹ sư giỏi trông nom.
- Là những người dành được thắng lợi lớn trong kinh doanh.
- Là những người chiến thắng trên thương trường
- Nhờ ý chí nghị lực, có chí trong kinh doanh.
- Ông đã biết khơi dậy lòng tự hào của hành khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp kinh tế Việt Nam phát triển.
- Người cùng thời: là người cùng sống, cùng thời đại với ông.
2.Thành công của Bạch Thái Bưởi..
- HS lắng nghe
Cử chỉ trong lúc trò chuyện thân mật, tình cảm.
Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên và đã trở thành Vua tàu thuỷ...
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 4 HS đọc bài nối tiếp theo đoạn, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Vẽ trứng ”
Tiết 3: Toán
 NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG.
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
I. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Kẻ bảng phụ bài tập 1 (SGVK) 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ
- Chữa bài trong vở bài tập.
B. Dạy học bài mới :
- GViới thiệu bài, ghi đầu bài
 1) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
- GV ghi 2 biểu thức lên bảng.
2) Quy tắc nhân một số với một tổng :
- Biểu thức : 4 x (3 + 5) là một số nhân với một tổng.
- Biểu thức : 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích của sổ đó với từng số hạng của tổng.
+ Muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào ? 
+ HSãy viết biểu thức : a x (b+ c) theo quy tắc.
3) Luyện tập :
* Bài 1 :
Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu).
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 :
a) Tính bằng 2 cách :
- Nhận xét, cho điểm HS.
b) Tính bằng 2 cách(Theo mẫu).
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 3 :
 Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức :
+ GViá trị của 2 biểu thức này như thế nào so với nhau ?
+ Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào ? 
+ Biểu thức thứ 2 có dạng như thế nào ?
+ Em có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thức thứ nhất ?
+ Muôn nhân một tổng với một số ta làm như thế nào ?
* Bài 4 :
IV/ Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về học quy tắc và làm bài.
- HS chữa bài
- Nhắc lại đầu bài.
- HS tính sau đó so sánh.
 4 x (5 + 3) 4 x 5 + 4 x 3
 = 4 x 8 = 32 = 20 + 12 = 32
- So sánh : Hai biểu thức đều có kết quả là 32.
Vậy : 4 x (5 + 3) = 4 x 5 + 4 x 3
- HS sinh nêu quy tắc (SGK)
- 3 HS nhắc lại quy tắc.
 a x (b + c) = a x b + a x c
- 2 - 3 HS nêu công thức tổng quát.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a
b
c
a x (b + c)
a x b + a x c
4
5
2
4 x (5 + 2) = 28
4 x 5 + 4 x 2 = 28
3
4
5
3 x (4 + 5) = 27
3 x 4 + 3 x 5 = 27
6
2
3
6 x (2 + 3) = 30
6 x 2 + 6 x 3 = 30
- Nhận xét, bổ xung.
- 2 HS lên bảng.
* 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360
36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360
* 207 x (2 + 6) = 207 x 8 = 1 656
 207 x (2 + 6) = 207 x 2 + 207 x 6
 = 414 + 1 242 = 1 656
- 2 HS lên bảng.
* 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62) = 5 x 100 = 500
* 135 x 8 + 135 x 2 = 1 080 + 270 = 1 350
 135 x 8 + 135 x 2 = 135 x (8 + 2) 
 = 135 x 10 = 350
(3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
- GViá trị của 2 biểu thức này bằng nhau.
- Có dạng là một tổng (3 + 5) nhân với một số (4) 
- Là tổng của 2 tích.
- Là tích của từng số hạng trong tổng (3 + 5) với số đó  ... nguồn điện 
Thi hùng biện: Nếu em là nước
- HS chuẩn bị 3 – 5 phút .
- Trình bày trước lớp
Tiết 2: Luyện tư và câu
TÍNH TỪ
(Tiếp theo)
I/ Mục đích - yêu cầu:
HS nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
Biết dùng các tư ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất.
II/ Đồ dung day học:
Bút dạ, một số phiếu viết sẵn nội dung bài tập III. 1
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
B/ Dạy bài mới:
1) GViới thiệu bài.
2) Phần nhận xét.
 Bài tập 1
a) Tờ giấy này trắng.
b) Tờ giấy này trắng trắng.
c) Tờ giấy này trắng tinh
Bài tập 2
Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:
3) Phần hgi nhớ
4) Phần luyện tập.
Bài tập 1
HS đọc nội dung bài tập
Lớp nhận xét, chữa bài.
Những từ ngữ biểu thị mức đô của đặc điểm, tính chất trong đoạn văn.
Bai tập 2
	+ đỏ
	+ cao
	+ vui
Bài tâp 3
VD:
- Lớp và GV nhận xét.
4) Củng cố, dặn dò:
Thế nào là tính tư? lấy VD 3 tính từ
HS đọc Yc của bài, phát biểu ý kiến
Mức độ trung bình - tính từ trắng
Mức độ thấp - Từ láy trăng trắng.
Mức độ cao - Tư ghép trắng tinh.
HS đọc YC của bài
Làm bài cá nhân
- thêm từ rất vào trước tư trắng → trắng tinh.
- Tạo ra phép so sánh với các từ: hơn, nhất, trắng hơn, trắng nhất.
- 3, 4 hs đọc ghi nhớ.
Cả lớp đọc thầm, làm bài vào vở. 3 hs làm bài vào phiếu to.
- đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc.
- ngà ngọc, hơn, hơn, hơn
HS đọc YC của bài.
Làm bài vào phiếu bài tập.
- đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, ...
- cao cao, cao vút, cao chót vót, ...
- rất cao, cao quá, cao lắm, ...
- cao hơn, cao nhất, cao như núi, ...
- vui vui, vui vẻ, vui sướng. 
- rất vui, vui lắm, vui quá.
- vui hơn , vui nhất, vui như tết, ...
HS đọc YC của bài.
Làm bài cá nhân.
HS nối tiếp nhau đọc câu vưa đặt được.
- Quả ớt đỏ chót.
- Bầu trời cao vời vợi.
- Em rất vui sướng nhận được điểm 10
Xem lại các bai tập. 
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3: Toán:
T59 NHÂN VỚI SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biễt cách nhân với số có 2 chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ 2 trong phép nhân với số có 2 chữ số.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGVK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
I. Ổn định tổ chức
 HSát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
III. Dạy học bài mới :
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài
 1) Tìm cách tính :
36 x 23
- Yêu cầu HS viết : 36 x 23 dưới dạng một số nhân một tổng.
- Lấy kết quả tính ở trên ta có : 
2) Giới thiệu cách đặt tính :
=> Để tìm 36 x 23 ta phải thực hiện 2 phép nhân (36 x 3 ; 36 x 20) và một phép cộng : ( 720 + 108) để không phải đặt tính nhiều lần ta có thể viết gộp lại được không ?
- GV viết và hướng dẫn, giải thích 108 là tích của 36 và 3 ; 72 là tích của 36 và 2 chục vì đây là 72 chục tức là 720 nên ta viết lùi sang bên trái một cột so với 108.
+ 108 là tích riêng thức nhất ; 72 là tích riêng thứ 2.
+ Tích riêng thứ 2 được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ là 720.
3) Luyện tập :
* Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
- Yêu cầu từng HS nêu cách tính của mình.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức :
45 x a Với a bằng 13 ; 26 ; 39
- Yêu cầu HS đặt tính ra nháp, ghi kết quả tính vào biểu thức.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3 : 
Tóm tắt :
 1 quyển : 48 trang
 25 quyển : ... trang ?
- Nhận xét, đánh giá
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài tập trong vở bài tập
HSát tập thể
- Một số HS đứng tại chỗ nêu bài.
- Nhắc lại đầu bài.
- HS làm nháp ( đặt tính rồi tính)
 36 36
 x x
 3 20 
 108 720
 36 x 23 = 36 x ( 20 + 3)
 = 36 x 20 + 36 x 3 
 = 720 + 108
 = 828
- HS đặt tính ra nháp, 1 HS lên bảng làm
 36
 x
 23
 108 36 x 3
 72 36 x 20 chục
 828 108 + 720
 2 057
 x
 23
 6 171
 4 114
 47 311
 428
 x
 39
 3 852
 1 284
 16 692
 17
 x
 86
 102
 136 
 1 462
- Nhận xét bổ xung bài bạn 
* a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1 170
* a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585
* a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 = 1 755
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc bài toán, phân tích và giải vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải
Số trang của 25 quyển vở là :
48 x 25 = 1 200(trang)
 Đáp số : 1 200 trang
Tiết 4: Chính tả (nghe - viết)
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I - Mục tiêu:
1) Kiến thức: Nghe, viết chính xác, viết đẹp đoạn văn “Người chiến sĩ giàu nghị lực”.
2) Kỹ năng: Trình bày đẹp và viết đúng, làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc ươn/ương.
3) Thái độ: HS có ý thức rèn chữ, giữ vở cẩn thận, sạch sẽ.
II - Đồ dùng dạy - học:
* Viáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a (hoặc 2b), 4 tờ phiếu khổ to và bút dạ.
* Học sinh: Sách vở môn học.
III - Phương pháp:
Phân tích, vấn đề, thảo luận, luyện tập.
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1) ổn định tổ chức:
Cho lớp hát, nhắc nhở học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ:
- GVọi 3 hs lên bảng viết bài.
GV nhận xét chữ viết của hs.
3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
b) HD nghe, viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Gọi hs đọc đoạn văn trong sgk.
Hỏi: + Đoạn văn viết về ai?
+ Câu chuyện về Lê Duy ứng kể về chuyện gì cảm động?
* HSD viết từ khó:
- Y/c hs tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và tự luyện viết.
* Viết chính tả:
- GV đọc cho hs viết bài.
- Đọc cho hs soát lỗi.
* Chấm chữa bài:
- GV thu chấm bài, nhận xét.
c) HD làm bài tập:
Bài 2a:
GVọi hs đọc y/c.
- Y/c các tổ lên thi tiếp sức, mỗi hs chỉ điền vào 1 ô trống.
- GV cùng 2 hs làm trọng tài chỉ từng chữ cho hs khác nhận xét đúng/sai.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GVọi hs đọc truyện: Ngu Công dời núi.
4) Củng cố - dặn dò:
- Khi viết những danh từ riêng ta cần viết như thế nào?
- Dặn hs về kể lại truyện “Ngư ông dời núi” cho gia đình, bạn bè, người thân nghe.
- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
Cả lớp hát, chuẩn bị sách vở.
- 3 hs viết: trăng trắng, chúm chím, chiền chiện, thuỷ chung, trung hiếu...
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Đoạn văn viết về hoạ sỹ Lê Duy ứng
- Duy ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình.
- HS viết đúng: Sài GVòn, Lê Duy ứng, 30 triển lãm, 5 giải thưởng.
- HS viết bài vào vở.
- Soát lỗi.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Các nhóm thi tiếp sức.
- Chữa bài.
- HS chữa bài (nếu sai)
Trung Quốc, chín mười tuổi, trái núi chắn ngang, chê cười, chết, cháu chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi...
- 2 hs đọc.
- Viết hoa những danh từ riêng.
Lắng nghe.
GVhi nhớ.
Tiết 5: Kĩ thuật:
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT
(Tiết 2 +3)
I/ Mục tiêu:
 -Biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc mũi khâu đột mau.
 -GVấp được mép vải và khâu viền được mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc mũi khâu đột mau đúng quy trình đúng kĩ thuật.
 -êu thích sản phẩm mình làm được.
II/ Đồ dùng dạy học
 -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng mũi khâu đột.
 -Vải sợi len, chỉ, kim.
A/ Ổn định tổ chức.
B/ Kiểm tra bai cũ.
C/ Bài mới.
-GViới thiệu: ghi đầu bài.
a,Hoạt động 1: 
-Nêu cách khâu lược đường gấp mép vải 
-Nêu cách khâu viền đường gấp mép vải.
b,Hoạt động 2
-GVọi HS nhắc lại ghi nhớ .
-Khi khâu cần chú ý điều gì?
c, Hoạt động 3: 
-Nếu HS làm xong thì tổ chức đánh giá sản phẩm
4/ Củng cố dặn dò 
-Nhận xét tiết học- CB bài sau.
-KT đồ dùng của HS 
HD thao tác kĩ thuật
-Khâu lược đường gấp mép vải.
-Quan sát hình 3.
-Được thực hiện ở mặt trái của mảnh vải, khâu mũi khâu thường dài để giữ mép vải 
-Quan sát hình 4.
-Được thực hiện ở mặt phải của mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa hoặc mũi khâu đột mau 
-Thực hành khâu viền đường gấp mép vải 
-Được thực hiện theo các bước 
+Gấp mép vải theo đường dấu
+Khâu lược đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
-GVấp mép vải mặt phải ở dưới gấp theo đúng đường vạch dấu ... miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường thứ nhất vào trong đường thứ hai.
-HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Trưng bày sản phẩm 
-HS tự đánh giá.
đánh giá kết quả
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
Tiết 1: Tập làm văn
KỂ CHUYỆN
(Kiểm tra viết)
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Rèn kỹ năng nhân với số có 2 chữ số.
- GViải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : GViáo án + SGVK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
D. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
I. Ổn định tổ chức
 HSát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
III. Dạy học bài mới :
- GViới thiệu bài, ghi đầu bài
 * Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
- Gọi 3 HS lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2 : HS nêu yêu cầu của bài.
- Viết giá trị của biểu thức vào ô trống.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 : Tóm tắt :
 1 phút : Đập 75 lần.
 24 giờ : ...  lần ?
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 4 : 
Tóm tắt :
13 kg ; 1kg : 5 200 đồng.
 ? đồng
18kg ; 1kg : 5 500 đồng.
- Nhận xét, cho điểm .
* Bài 5 : 
Tóm tắt :
12 lớp ; mỗi lớp 30HSS
 ? học sinh
 6 lớp ; mỗi lớp 35HSS
- Nhận xét, cho điểm HS.
IV/ Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài tập trong vở bài tập
HSát tập thể
- Mỗi HS chữa 1 bài.
- Nêu lại đầu bài.
 2 057
 x 
 23
 6171
 4114
 47311
 428
 x
 39
 2952
1284
15792
 17
 x
 86
 102
 136
 1462
- Nhận xét, bổ xung
m
30
23
230
m x 78
30 x 78
= 2 340
23 x 78
= 1 794
230 x 78 = 17 940
- Nhận xét, bổ xung bài của bạn.
- 1 HS đọc bài toán.
- Lớp tóm tắt, làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
24 giờ có số phút là :
60 x 24 = 1 440(phút)
Số lần tim người đập trong 24 giờ là :
75 x 1 440 = 108 000(lần)
 Đáp số : 108 000lần
- Nhận xét, bổ xung.
- 2 HS đọc đề bài.
- Nêu tóm tắt đề bài .
- Lớp làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Số tiền bán 13kg đường loại 5 200 đồng là :
5 200 x 13 = 67 600(đồng)
Số tiền bán 18kg đường loại 5 500 đồng là :
5 500 x 18 = 99 000(đồng)
Số tiền bán cả hai loại đường là :
67 600 + 99 000 = 166 600(đồng)
Đáp số : 166 600 đồng
- Nhận xét, bổ xung.
- HS đọc, phân tích và nêu tóm tắt của bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải
Số học sinh của 12 lớp, mỗi lớp 30 HS là :
30 x 12 = 360(HS)
Số học sinh của 6 lớp mỗi lớp có 35 HS là :
35 x 6 = 210(HS)
Số học sinh của toàn trường là :
360 + 210 = 570(HS)
Đáp số : 570 học sinh
- Nhận xét, bổ xung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 12.doc