Lịch báo giảng tuần 20

Lịch báo giảng tuần 20

1. Kiến thức.

 Giúp HS.

-Quê hương là nơi ông bà cha mẹ và chúng ta sinh ra, là nơi nuôi dưỡng mọi người khôn lớn. Vì thế chúng ta phải biết yêu quê hương.

-Yêu quê hương là phải luôn nhớ đến quê hương, có hành động bảo vệ và xây dựng quê hương, trân trọng con ngươi, truyền thống của quê hương.

2 .Thái độ.

-Gắn bó với quê hương.

-Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương.

3. Hành vi.

-Giữ gìn, bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của quê hương, cùng tham gia vào các hoạt động chung một cách phù hợp tại quê hương.

-Phê phán, nhắc nhỏ những biểu hiện, việc làm gây hại tới quê hương và truyền thống quê hương.

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 20
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
 2
22/1
HĐTT
Đạo đức 
Tập đọc 
Toán
Chính tả 
Chào cờ 
Em yêu quê hương ( tiết 2)
Thái sư Trần Thủ Độ 
Luyện tập 
Nghe viết : Cánh cam lạc mẹ 
 3
23/1
Toán 
LTvà Câu
Kể chuyện 
Khoa học 
Thể dục 
 Diện tích hình tròn 
Mở rộng vốn từ : công dân
Kể chuyện đã nghe đã đọc 
Sự biến đổi hoá học 
Tung và bắt bóng ; TC : Bóng chuyền sáu 
 4
24/1
Tập đọc
TLV
Lịch sử
Toán 
Kĩ thuật
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng 
Tả người ( kiểm tra viết )
Oân tập chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập DT ( 45-54)
Luyện tập 
Chọn gà để nuôi 
 5
25/1
Toán
 LT và Câu
Thể dục 
Khoa học
Mĩ thuật
Luyện tập chung 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
Tung và bắt bóng – Nhảy dây 
Năng lượng 
 6
26/1
Toán 
Tập làm văn 
Hát nhạc 
Địa lý
HĐ TT
Giới thiệu biểu đồ hình quạt 
Lập chương trình hoạt động 
Châu Á ( TT)
Tìm hiểu về nghề truyền thống quê hương 
ĐẠO ĐỨC
BÀI : EM YÊU QUÊ HƯƠNG ( TIẾT 2)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức.
 Giúp HS.
-Quê hương là nơi ông bà cha mẹ và chúng ta sinh ra, là nơi nuôi dưỡng mọi người khôn lớn. Vì thế chúng ta phải biết yêu quê hương.
-Yêu quê hương là phải luôn nhớ đến quê hương, có hành động bảo vệ và xây dựng quê hương, trân trọng con ngươi, truyền thống của quê hương.
2 .Thái độ.
-Gắn bó với quê hương.
-Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương.
3. Hành vi.
-Giữ gìn, bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của quê hương, cùng tham gia vào các hoạt động chung một cách phù hợp tại quê hương.
-Phê phán, nhắc nhỏ những biểu hiện, việc làm gây hại tới quê hương và truyền thống quê hương.
II. Phương pháp.
-Thảo luận nhóm.
-Sắm vai xử lí tình huống.
-Trò chơi; cuộc thi "Tôi là hướng dẫn viên du lịch địa phương"
II. Chuẩn bị.
-Tranh ảnh về quê hương địa phương nói HS đang sống (HĐ2-tiết 1)
-Giấy rô ki, bút dạ ( HĐ3 tiết 2).
-Giấy xanh- đỏ – vàng phát đủ cho các cặp HS.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND – TL
 Giáo viên
Học sính
HĐ1: Thế nào là yêu quê hương.
HĐ2:Nhận xét hành vi.
HĐ3: Cuộc thi "Tôi là hướng dẫn viên du lịch địa phương"
4. Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS làm bài tập số 1 trang 29,30 SGK. Sau đó trao đổi cặp đôi với bạn của mình về kết quả và thống nhất câu trả lời.
-Sau đó, GV nêu lần lượt từng ý, yêu cầu HS giơ tay nếu đồng ý, không giơ tay nếu còn phân vân hoặc không đồng ý, GV yêu cầu một số HS giải thích các ý kiến vì sao đồng ý/ không đồng ý/ phân vân.
-Cho HS nhắc lại những việc làm thể hiện tình yêu với quê hương.
-GV chốt: Chúng ta yêu quê hương bằng cách làm cho quê hương tốt đẹp hơn. Do đó cần tham gia, ủng hộ các hoạt động xây dựng quê hương.
-Gv yêu cầu HS làm việc cặp đôi với nhau.Khi GV nêu ý kiến lên, các HS có nhiệm vụ phải bàn bạc, trao đổi sắp xếp các ý kiến đó vào nhóm: Tán thành hoặc không tán thành hoặc phân vân.
-GV phát cho các nhóm 3 giấy màu: xanh, đỏ, vàng.
-Gv nhắc lại lần lượt từng ý để HS bày tỏ thái độ: nếu tán thành, HS giơ giấy màu xanh, không tán thành: màu đỏ, phân vân; mày vàng.
+Với những ý đúng được tán thành. GV cho HS lên gẵn thể từ ghi đó lên trước lớp (GV ghi sẵn ra bảng nhỏ thể từ nhớ các ý đúng được tán thành).
+Với các ý không tán thành hoặc phân vân GV cho HS giải thích tại sao rồi rút ra kết luận.
-Hỏi HS những biểu hiện khác mà em cho là thể hiện tình yêu thực sự quê hương.
-Gv yêu cầu HS trình bày trên bàn những sản phẩm, kết quả đã chuẩn bị được theo bài thực hành ở tiết trước.
-Gv căn cứ vào kết quả HS làm được chia các em về 4 nhóm chính: Nhóm hoạ sĩ, nhóm nhà văn và nhóm ca sĩ, nhóm nghệ nhân.
-Phát cho các nhóm giấy làm việc nhóm.
-Yêu cầu các nhóm HS viết lời giới thiệu về các sản phẩm mà nhóm mìn đã sưu tầm được cho cả lớp biết.
-Tổ chức cho các nhóm trình bày và giới thiệu sản phẩm của mình.
-Yêu cầu HS thể hiện kết quả làm việc.
-GV theo dõi và giúp đỡ nếu cần thiết để HS trình bày.
H:Em có nhận xét, suy nghĩ gì về quê hương mình?
+Để quê hương ngày phát triển em phải làm gì?
-Gv KL: Ai cũng có quê hương
-Cho HS nghe bài hát ' Quê hương"
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực tham gia xây dựng bài nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
-Trao đổi nhóm cặp 
-HS cả lớp cùng làm việc.
-HS nhắc lại ý a,c,d,e.
- Các nhóm nhận giấy màu.
-Các Hs lắng nghe và giơ giấy màu để bày tỏ thái độ.
-HS lên bảng gắn ý kiến được tán thành: Các ý 1,3,5,8,9,10.
-Với các ý 2,4,6,7 HS sẽ giải thích lí do tại sao không tán thành hoặc phân vân.
-1-2 HS nhắc lại các ý: 1,3,5,8,9,10 và nêu them hành động khác.
-HS trình bày tranh, ảnh, bài viết, tên bài hát về quê hương.
-HS vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh, ảnh nhóm hoạ sĩ, Hs nào sưu tầm bài viết, viết thơ, bài văn giới thiệu về quê hương thì vào nhóm nhà văn.Những HS sưu tầm bài hát vào nhóm ca sĩ.
-HS làm việc nhóm4 trình bày sản phẩm vào giấy, viết nội dung giới thiệu và luyện tập trong nhóm.
-Nhóm hoạ sĩ nói về các bức tranh.
Nhóm nhà văn: nói về các bài viết bài thơ, có thể đọc 1 bài viết hoặc 1 bài thơ.
Nhóm ca sĩ: Giới thiệu về các bài hát, có thể hát 1 bài.
Nhóm nghệ nhân: Giới thiệu qua hình ảnh hay sản vật ở địa phương.
-Lần lượt mỗi nhóm trình bày các sản phẩm của mình.
-Các nhóm khác lắng nghe và góp ý kiến, có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn với nhóm bạn.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
 --------------------------------------------
TẬP ĐỌC
BÀI : THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I.MỤC TIÊU :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện: Thái sư, câu đương, hiệu, quân hiệu
+ Hiểu ý nghĩa của truyện: ca ngợi Thái sư Trần Thủ Đô – một người gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ ( 5')
2. Bài mới.
GTB1'
HĐ1:Luyện đọc đoạn 
 10'
HĐ2: THB 9'
HĐ3: Đọc diễn cảm 7'
3.Củng cố , dặn dò 2'
- Kiểm tra 2 nhóm đọc phân vai trích đoạn kịch( phần 2)
 Anh Lê, anh Thành đều là những người yêu nước nhưng họ khác nhau như thế nào?
 +Người công dân số 1 là ai? Tại sao lại gọi như vậy?
 Nhận xét , ghi điểm cho HS.
-Dẫn dắt ghi tên bài học.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- GV chia đoạn :3 đoạn 
- Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc những từ dễ đọc sai.
- Cho HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc toàn bài
- Gọi HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- Cho HS thi đọc.
- Nhận xét- khen HS đọc tốt.
- Đoạn 1:Cho HS đọc thành tiếng+ đọc thầm.
- Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
- Theo em, cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý gì?
Đoạn 2:
- Cho HS đọc thầm
- Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
-Chốt lại ý đoạn2:
Đoạn3:
- Cho HS đọc thầm.
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng minh chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Đọc lại bài 1 lượt:
- Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
-GV HD HS đọc diễn cảm.
-GV đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn3 lên bảng và hướng dẫn đọc..
- Phân nhóm 4 cho HS đọc.
-Cho HS thi đọc.
- Nhận xét khen nhóm đọc hay.
- Em nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe.
- Mỗi nhóm2 HS đọc phân vai
+Nhóm 1 đọc trả lời câu hỏi.
- Nhóm 2 đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhắc tên bài học.
- Lắng nghe
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-6 HS Nối tiếp đọc đoạn
-Luyện đọc từ ngữ khó.
- Luyện đọc trong nhóm.
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc chú giải
- HS thi đọc phân vai.
-1 HS khá đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người ấy phải chặt một ngón chân
- HS trả lời:Cách xử sự này của ông có ý răn đe
-Lớp đọc thầm bài.
- Ông hỏi rõ đầu đuôi sự việc và thấy việc làm của người quân hiệu
- Lớp đọc thầm
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng:Quả có chuyện như vậy.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Ông là người cư xử nghiêm minh , không vì tình riêng, nghiêm klhắc với bản thân
- Nghe.
- HS đọc phân vai.
- 2-3 Nhóm thi đọc phân vai.
- Lớp nhận xét
- 2-3 HS nhắc lại
-----------------------------------------
TOÁN 
BÀI : LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
Giúp HS.
-Củng cố về kĩ năng tính chu vi hình tròn.
-Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn để giải quyết tình huống thực hiện đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV : Phiếu học tập 3 phiếu lớn 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Bài cũ
HĐ2: Bài mới
GTB
Luyện tập – thực hành.
Bài 2:
-Chấm một số vở.
-Nhận xét chung và cho điểm
Dẫn dắt ghi tên bài.
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
-Muốn tính chu vi hình tròn có bán kính r ta làm thế nào?
-Cần lưu ý điều gì với trường hợp r là hỗn số?
-Chốt bài:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Hãy viết công thức tính chu vi hình tròn khi biết đường kính.
-Khi biết chu vi có thể tìm được bán kính (đường kính)không? bằng cách nào?
-Nhắc lại tên bài học.
-1HS đọc đề bài.
3HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
-Lấy bán kính nhân hai và nhân với 3,14.
-Cần đổi hỗn số ... u hơn số HS giải bằng bao nhiêu phần trăm?
-Biểu đồ hình quạt trong bài này có gì khác với những dạng biểu đồ đã học ở bài trước?
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập
-HS giỏi: phần màu trắng, 
-HS loại khá chiếm nhiều nhất, rồi đến số HS loại trung bình, số HS giỏi chiếm ít nhất.
-Nêu:
-Trên mỗi phần của hình tròn chỉ ghi tỉ số phần trăm không biểu thị số lượng cụ thể.
 ---------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
BÀI : LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
 I. Mục tiêu:
-Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
-Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện tổ chức tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II. Đồ dùng:
-Bang phụ.
-Bút dạ và một số tờ giấy khổ to để HS làm bài.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
2. Giới thiệu bài.
3. Làm bài tập.
HĐ1: HD HS làm bài 1.
HĐ2: HDHS làm bài 2.
3. Củng cố dặn dò
-Giới thiệu bài.
-Dẫn dắt ghi tên bài.
-Cho HS đọc toàn bộ bài 1.
-GV giao việc: 3 việc.
a)Nêu mục đích của buổi liên hoan văn nghệ.
b)Nếu được những việc cần làm và sự phân công của lớp trưởng.
c)Thuật lại diễn biến của buổi liên hoan
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. GV đưa bảng phụ đã ghi kết quả đúng lên.
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV giao việc:
Em đóng vai lớp trưởng, lập một chương trình hoạt động của lớp để chào mừng ngày nhà giáo việt nam.
-Cho HS làm bài. GV phát giấy khổ to và bút dạ các nhóm hoặc phát bảng nhóm.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và bình chọn nhóm làm bài tốt, trình bày sạch đẹp.
H: Theo em lập chương trình hoạt động có lợi ích gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn ở tuần 21.
-Nghe.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt trả lời 3 yêu cầu của bài tập.
-Lớp nhận xét.
-1 HS khá đọc thành tiếng.
-HS làm việc theo nhóm.
-Đại diện các nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-3-4 HS phát biểu.
 --------------------------------------------
ĐỊA LÝ
BÀI : CHÂU Á ( TT)
I. Mục tiêu .
Sau bài học Hs có thể.
-Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ích lợi của các hoạt động này.
-Dựa vào lược đồ bản đồ, nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
-Kể tên các nước Đông Nam Á, nêu được các nước Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
II. Đồ dùng dạy học.
-Bản đồ các nước châu Á.
-Bản đồ tự nhiên châu Á.
-Các hình minh hoạ trong SGK.
-Phiếu học tập của Hs.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
 Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Dân số châu Á.
HĐ2; Các dân tộc ở châu Á.
HĐ3: Hoạt động kinh tế của người dân châu Á
HĐ4: Khu vực đông nam á.
3. Củng cố dặn dò
-Nêu vị trí châu Á?
-Châu Á có những đới khí hậu nào ?
-Nhận xét cho điểm HS.
-GV giới thiệu bài cho HS.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
-Gv treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục trang 103, SGK và yêu cầu HS đọc bảng số liệu.
-Gv lần lượt nêu các câu hỏi sau và yêu cầu Hs trả lời.
+Dựa vào bảng sô liệu, em hãy so sánh dân số châu Á với các châu lục khác.
+Em hãy so sánh mật độ dân số của châu Á với mật độ dân số châu Phi.
+Vậy dân số ở đây phải thực hiện yêu cầu gì thì mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống
Sau đó KL: 
-Gv yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 4 trang 105 và hỏi. Người dân châu Á có màu da như thế nào?
+Em biết vì sao người Bắc Á có nước da sáng màu còn người Nam Á lại có nước da sẫm màu?
+Các dân tộc ở châu Á có cách ăn mặc và phong tục tập quán như thế nào?
+Em có biết dân cư châu Á tập trung nhiều ở vùng nào không?
-GV kết luận:
-Gv treo lược đồ kinh tế một số nước châu Á, yêu cầu Hs đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện nội dung gì?
-Gv yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, cùng xem lược đồ, thảo luận để hoàn thành bảng thống kê về các ngành kinh tế,..
-Gv gọi nhóm làm bài vào giấy khổ to dán phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
-Gv giúp HS phân tích kết quả của bảng thống kê Gv gợi ý.
+Dựa bảng thống kê và lược đồ kinh tế một số nước châu Á, em hãy cho biết nông nghiệp hay công nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á.
+Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người dân châu Á là gì?
+Ngoài những sản phẩm trên, em còn biết những sản phẩm nông nghiệp nào khác?
-Dân cư các vùng ven biển thường phát triển ngành gì?
..
-Gv yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
-Gv theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc, ở bài 4, hướng dẫn Hs liên hệ với ngành kinh tế của nước ta, các nước Đông Nam Á có đặc điểm tương tự như nước ta nên cũng có các ngành kinh tế như nước ta.
-Gv tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
-Gv nhận xét kết quả làm việc của HS, 
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài.
-Gv dặn HS về nhà học bài và trình bày về các nước láng giềng của VN để chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng 
-Nghe.
-HS đọc bảng số liệu.
-HS làm việc cá nhân, tự so sánh các số liệu về dân số ở châu Á và dân số ở các châu lục khác.
-Một số HS nêu ý kiến, sau đó thống nhất.
-Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Dân số châu Á hơn 4,5 lần dân số châu Mĩ, hơn 4 lần dân số châu phi, hơn 5 lần dân số châu Âu..
-Diện tích châu phi cách châu Á có 2 triệu Km2 nhưng dân số chưa bằng ¼ của dân số châu Á nên mật độ dân cư thưa thớt.
-Phải giảm sự gia tăng dân số thì việc nâng cao chất lượng đời sống mới có điều kiện thực hiện được.
-Dân châu Á chủ yếu là người da vàng nhưng cũng có người trắng hơn..
-Vì lãnh thổ châu Á rộng hơn, trải trên nhiều đới khí hậu khác nhau. Người sống ở vùng hàn đới, ôn đới thường có nước da sáng màu hơn.
-Cách ăn mặc và phong tục của họ khác nhau.
-Nhiều ở đồng bằng châu thổ màu mỡ.
-HS đọc tên, đọc chú giải và nêu: lược đồ kinh tế một số nướ châu Á, lược đồ thể hiện một số nghành kinh tế chủ yếu ở châu Á.
-HS chia thành nhóm nhỏ mỗi nhóm 6 HS cùng xem lược đồ, đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê.
+1 nhóm viết bảng thống kê vào giấy khổ to.
+1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét,bổ sung..
-Theo dõi câu hỏi của GV, trao đổi theo cặp để HS tìm ý trả lời.
-Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á.
-Là lúa mì, lúa gạo, bông; thịt sữa của các loài gia súc như trâu bò, lợn, gà, gia cầm như vịt, gà.
-Họ còn trồng các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, trồng cây ăn quả.
-Nghành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
-Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, cùng thảo luận để hoàn thành phiếu.
-HS làm việc theo nhóm dưới sự chỉ dẫn của nhóm trưởng. Khi có khó khăn thì nêu câu hỏi nhờ GV giúp đỡ.
-1 Nhóm Hs đã làm vào phiếu khổ giấy to dán phiếu lên bảng, đọc phiếu..
-HS lần lượt lên bảng thực hiện các nhiệm vụ sau.
+HS1; Chỉ trên lược dồ các khu vực châu Á và nêu vị trí, giới hạn khu vực Đông Nam Á.
- HS lắng nghe 
 -----------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
BÀI : TÌM HIỂU VỀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
I.MỤC TIÊU :
-HS hiểu được một số nghề truyền thống nổi tiếng ở địa phương .
-Cần có thái độ trân trọng và phát huy nghề truyền thống sẵn có ở địa phương .
-Giáo dục HS lòng tự hào về quê hương đất nước , có ý thức giữ gìn những sản phẩm của nghề truyền thống .
II. CHUẨN BỊ :
Hs : Sưu tầmtranh ảnh : Đồ gốm , các sản phẩm của người dân đại phương làm : gùi . chiếu ., rổ rá , làn mây ,vài thổ cẩm 
-3 tấm phiếu học tập lớn để HS dán các sản phẩm sưu tầm được 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
ND -TL
GIÁO VIÊN
HỌC SINH 
1.Khởi động 
2. Tìm hiểu về nghề truyền thống 
3.Trò chơi :Mô tả về các nghề truyền thống mà em biết 
4.Củng cố , dặn dò 
-Yêu cầu HS hát bài hát “quê hương em”
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm : hãy kể tên các nghề truyền thống của Việt Nam mà em biết 
-Ở địa phương em có những nghề truyền thống nào ?
-GV phát phiếu học tập cho các nhóm 
+Yêu cầu HS tìm những tranh ảnh mô tả về nghề truyền thống của Việt Nam , quê hương em dán vào phiếu học tập 
+Nhóm nào tìm và sưu tầm được nhiều là nhóm thắng cuộc
*Liên hệ :
-Nghề truyền thống mang lại lợi ích gì ?
-Em cần phải làm gì đối với các nghề truyền thống này ?
GV chốt ý :
Nhận xét tiết học 
-HS hát động thanh 
-HS thảo luận nhóm 4
-Đại diện nhóm trình bày :
+Nghề chiếu , gốm , đan len , đan rổ rá , dệt , vẽ tranh 
+Đan gùi , đan mẹt , dệt thổ cẩm, dệt chiếu 
-Thảo luận nhóm 8
+HS nhận phiếu học tập , tìm tranh ảnh phù hợp dán vào phiếu 
+Đại diện nhóm lên thuyết trình 
-Lớp nhận xét 
-HS trả lời miệng :
+Giải quyết khâu nhân lực dư thừa 
+Tăng thu nhập cho gia đình .
-Giữ gìn và phát huy
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 20(6).doc