Lịch báo giảng tuần 21 năm 2013

Lịch báo giảng tuần 21 năm 2013

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó.

 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài văn với giọng phân biệt lời các nhân vật

*Các kĩ năng đựơc GD trong bài: - Tự nhận thức ( ý thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc.)

 - Tư duy sáng tạo

 3. Thái độ: - Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài

II. Phương tiện dạy – học :

 + GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho HS.

 + HS: SGK.

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng tuần 21 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
TUẦN 21
Từ ngy 14/ 01 / 2013 đến ngày 18/ 1 / 2013
Thứ 
Môn 
Tiết
PPCT
Tên bài dạy 
T.2
T.Đ
Toán C.Tả 
41
101
21
Trí dũng song toàn . ( KNS )
Luyện tập về tính diện tích .
Nghe – viết : Trí dũng song toàn .
T.3
LT&C
Toán 
Đ.Đ 
K.C K.H
41
102
21
21
41
Mở rộng vốn từ : Công dân .
Luyện tập về tính diện tích (tt).
Ủy ban nhân dân xã (phường) em ( T.1) 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia . 
Năng lượng mặt trời .( TKNL )
T.4
Toán 
T.Đ 
K.T
103
42
21
Luyện tập chung 
Tiếng rao đêm .
Vệ sinh phòng bệnh cho gà 
T.5
TLV
Toán 
LT&C Đ.L K.H
41
104
42
21
42
Lập chương trình hoạt động . ( KNS )
Hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
Các nước láng giềng của Việt Nam . ( MT )
Sử dụng năng lượng chất đốt . ( KNS , MT, TKNL )
T.6
TLV
Toán 
L.S
SHCN
42
105
21
21
Trả bài văn tả người .
Diện tích xung quanh và DT toàn phần của hình HCN
Nước nhà bị chia cắt .
Tuần XXI
Thứ hai, ngày 14 tháng 1 năm 2013
Tập đọc . Tiết 41
TRÍ DŨNG SONG TOÀN 
 Theo Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Quýnh và Trung Lưu 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó.
	2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài văn với giọng phân biệt lời các nhân vật 
*Các kĩ năng đựơc GD trong bài: - Tự nhận thức ( ý thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc.)
 - Tư duy sáng tạo
	3. Thái độ: - Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài 
II. Phương tiện dạy – học :
	+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho HS.
	+ HS: SGK.
III. Tiến trình dạy – học :
A . Ổn định : Hát
B. Kiểm tra bài cũ :
GV gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK .
GV nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới :
	1. Khám phá : Trí dũng song toàn là truyện kể về 1 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta – danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này, các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách nay ngót 400 năm 
	2. Kết nối :
	a. Hoạt động 1 : Luyện đọc .
Yêu cầu HS đọc bài.
GV chia đoạn bài văn để luyện đọc cho HS.
Đoạn 1: “Từ đầu ra lẽ”.
Đoạn 2: “Tiếp theo Liễu Thăng”.
Đoạn 3: “Tiếp theo ám hại ông “
Đoạn 4: Đoạn còn lại.
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc các từ phát âm sai .
Yêu cầu HS đọc từ ngữ chú giải, GV kết hợp giảng từ cho HS : trí dũng song toàn , thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng , đồng trụ 
GV đọc diễn cảm toàn bài.
 	b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu HS đọc thầm các đoạn văn 1 và 2 của bài rồi trả lời câu hỏi.
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
 3. Thực hành
	c. Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS xác lập kỹ thuật đọc diễn cảm bài văn, cách đọc, nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn do GV nêu .
- HS luyện đọc đoạn văn.
- HS thi đua đọc diễn cảm bài văn.
- đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình , từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước góp giỗ Liễu Thăng .
- Vì dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán , Tống , Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại 
- Vì ông vừa mưu trí, vừa bất khuất, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc
- Một người khiêng người đàn ông ra xa. // Người anh mềm nhũn. // Người ta cấp cứu cho anh. // Ai đó thảng thốt kêu. // “ Ô/ này”// Rồi cầm cái chân cứng ngắt của nạn nhân giơ lên // thì ra là một cái chân gỗ//.
	4. Vận dụng :
 - Qua bài học hôm nay các em học tập được gì về Giang Văn Minh ?
GV nhận xét tiết học .
Chuẩn bị tiết sau .
_________________________________________
Toán . Tiết 101
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Giúp HS thực hành cách tính diện tích của các hình đã học như HCN , HV,..
	2. Kĩ năng: - Rèn HS kĩ năng chia hình và tính diện tích của các hình nhanh, chính xác, khoa học.
	3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy – học :
	+ GV: Bảng phụ.
	+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ :
HS sửa bài ở nhà .
GV nhận xét và ghi điểm cho HS .
3. Bài mới :
	A. Giới thiệu bài : Luyện tập về tính diện tích .
	B. Giới thiệu cách tính : 
- Yêu cầu HS đọc ví dụ ở SGK.
- Nêu cách chia hình.
- Chọn cách chia hình chữ nhật và hình vuông.
- Tính S từng phần ® tính S của toàn bộ.
 C. Thực hành :
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Chia hình đã cho thành 2 HCN 
- Yêu cầu HS tính diện tích toàn bộ hình và sửa bài.
+ Chia hình trên thành 2 HV và 1 HCN
+ Xác định kích thước : HV có cạnh 20 m ; HCN có kích thước là 70 m và 40,1 m 
+ Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất .
1/ Bài giải 
Chiều dài hình chữ nhật phía trên là :
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật phía trên là :
11,2 ´ 3,5 = 39,2 (m²)
Diện tích hình chữ nhật phía dưới là :
6,5 ´ 4,2 = 27,3 (m²)
Diện tích của mảnh đất như hình vẽ là :
39,2 + 27,3 = 66,5 (m²)
 Đáp so : 81,2 m²
4. Củng cố :- HS nhắc cách tính diện tích của các hình đã học như HCN , HV,..
 - GV nhận xét tiết học .
5. Dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau .
_______________________________________________
Đạo đức . Tiết 21 
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM ( Tiết 1) 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : - Ủy ban nhân dân xã, phường là cơ quan hành chính nhà nước luôn chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em .
	 - Vì vậy, mọi người đều phải tôn trọng và giúp đỡ UBND làm việc .
Thái độ : HS tôn trọng UBND phường xã đồng tình với những hành động, việc làm biết tôn trọng UBND phường, xã và không đồng tình với những hành động không lịch sự, thiếu trách nhiệm đối với UBND phường xã .
Hành vi : - HS thực hiện nghiêm túc các quy định của UBND phường xã .
 - HS tham gia tích cực các hoạt động do UBND phường xã tổ chức .
II. Đồ dùng dạy – học :
Tranh ảnh về UBND phường xã .
Bảng phụ các băng giấy .
Bảng phụ ghi tình huống .
Giấy, bút dạ bảng .
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
Tiết 1
3. Bài mới :
	A. Giới thiệu bài : Ủy ban nhân dân phường, xã .
	B. Giảng bài :
	a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện “Đến UBND phường” 
- Yêu cầu 1, 2 HS đọc truyện .
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV. 
 + Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
 + Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm những việc gì ?
 + Theo em, UBND phường, xã có vai trò như thế nào ? Vì sao ? 
 + Mọi người dân cần có thái độ như thế nào đối với UBND phường, xã ?
+ Bố dẫn Nga đến UNND phường để làm giấy khai sinh . 
+ Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UNBD phường, xã còn làm nhiều việc : xác nhận chỗ ở, quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em .
+ UBND phường, xã có vai trò vô cùng quan trọng vì UBND phường xã là cơ quan chính quyền, đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi của người dân địa phương .
+ Mọi người cần có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện và giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm vụ .
	b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hoạt động của UBND qua bài tập 1 .
Yêu cầu HS thực hiện cặp đôi để hoàn thành bài tập .
Ý đúng : b, c, d, đ, e, h, i .
Ý sai : a, g .
	c. Hoạt động 3 : Thế nào là tôn trọng UBND phường xã .
Treo bảng phụ gắn băng giấy trong đó ghi các hành động, việc làm có thể có của người dân khi đến UBND xã, phường .
Yêu cầu HS làm việc cặp đôi và sắp xếp .
Phù hợp : 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10 .
Không phù hợp : 1, 3, 6 .
	d. Hoạt động 4 : Thực hành .
Yêu cầu HS tìm hiểu và ghi chép lại kết quả các việc sau :
	+ Gia đình em đã từng đến UBND phường, xã để làm gì ? Để làm việc đó cần đến gặp ai?
	+ Liệt kê các hoạt động mà UBND phường, xã đã làm cho trẻ em .
Tiết 2
v	Hoạt động 5: HS làm bài tập 2/ SGK.
Giao nhiệm vụ cho HS.
® Kết luận: Tình huống a, b, c là nên làm .
v	Hoạt động 6: Ý kiến của chúng em.
Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm HS đóng vai góp ý kiến cho các cán bộ của UBND phường, xã về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như: tổ chức ngày 1/ 6, tết trung cho trẻ em ở địa phương.
Chọn nhóm tốt nhất.
Tuyên dương.
4 . Củng cố :
- GV tổng kết tiết học. 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
________________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 15 tháng 1 năm 2013
Luyện từ và câu . Tiết 41 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Mở rộng, hệ thóng hoá vốn từ gắn với chủ điểm công dân, các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân.
	2. Kĩ năng: - Vận dụng vốn từ đã học, viết được một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân.
	3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu tiếng Việt, có ý thức bảo vệ tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy – học :
	 Giấy khỏ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra 2, 3 HS làm lại các bài tập 2, 3, 4.
Thêm quan hệ từ thích hợp để nối các vế câu ghép.
a. Tấm chăm chỉ hiền lành  Cám độc ác lười biếng.
b. Đêm đã khuya  mẹ vẫn còn ngồi vá áo cho em.
® GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới :
	A. Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay, các em sẽ được học mở rộng vốn từ về chủ đề công dân và vận dụng vốn từ đã học viết đoạn văn ngắn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
	B. Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài 1 :
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Cho HS trao đổi theo cặp.
GV phát giấy khổ to cho 4 HS làm bài trên giấy.
GV nhân xét kết luân.
* Bài 2 :
Yêu cầu cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và làm bài cá nhân.
Giai cấp dán 4 tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 gọi 4 HS lên bảng, thi đua làm nhanh và đúng bài tập.
GV nhận xét, chốt lại.
* Bài 3 :
Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
® Hoạt động nhóm đôi. Tìm hiểu nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân ® HS phát biểu ® nhận xét
Yêu cầu Các nhóm thi đua, 4 nhóm nhanh nhất được đính bảng.
® Chọn bài hay nhất.
® Tuyên dương
1/
Ví dụ: Nghĩa vụ công dân
	Quyền công dân
	Ý thức công dân
	Bổn phận công dân
	Trách nhiệm công dân
	Công dân gương mẫu.
2/
Ví dụ: Cụm từ “Điều mà pháp luật  được đòi hỏi” ® quyền công dân. “Sự hiểu biết  đối với đất nước” ® ý thức công dân. “Việc mà pháp luật  đối v ... ệnh có trong không khí.
- Trong phân gà có nhiều khí độc. Nếu không được dọn thường xuyên, phân gà sẽ làm cho không khí trong chuồng nuôi bị ô nhiễm. Gà hít thở phải không khí ô nhiễm dễ bị mắc bệnh về hô hấp.
- Dịch bệnh là những bệnh do vi sinh vật gây ra và có khả năng lây lan rất nhanh. Gà bị dịch bệnh thường bị chết nhiều.
	c. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập .
	- GV nêu phiếu bài tập cho HS thực hiện.
	- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
	- HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
	- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
 4. Củng cố : -HS nhắc cách vệ sinh phòng bệnh cho gà .
 -GV nhận xét tiết học .
 5. Dặn dò :- Chuẩn bị tiết sau .
Thứ sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2013
Tập làm văn . Tiết 42
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI 
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: - HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn thuộc thể loại tả (tả người) nắm vững bố cục của bài văn, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết.
	2. Kĩ năng: - Nhận thức được ưu điểm của bạn và của mình khi được thầy cô chỉ rõ, biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi, tự viết lại đoạn văn (bài văn) cho hay hơn.
	3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng say mê sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy – học : 
	 Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. Kiểu học của học sinh để thống kê các lỗi.
III. Các hoạt động dạy – học :
1.Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm 2, 3 HS đọc lại bản chương trình hoạt động mà các em đã làm vào vở của tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới :
	A. Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ rút kinh nghiệm về cách viết một bài văn tả người, biết sửa lỗi mình đã mắc và viết lại một đoạn hoặc cả bài văn để làm bài tốt hơn.
	B. Nhận xét kết quả bài viết của HS :
GV nhận xét chung về kết quả của bài văn viết của HS.
Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi bố cục, câu liên kết, chính tả ), sửa lỗi.
Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
	C. Hướng dẫn HS chữa bài :
GV chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu HS tự sửa trên nháp.
GV gọi một số HS lên bảng sửa.
GV sửa lại cho đúng (nếu sai).
HS học tập những đoạn văn, bài văn hay của một số bạn trong lớp.
Yêu cầu HS đọc lại nhiệm vụ 2 của đề bài, mỗi em chọn viết lại một đoạn văn.
 GV chấm sửa bài của một số em.
4.Củng cố : GV nhận xét, biểu dương những HS làm bài tốt những em chữa bài tốt.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò :
Chuẩn bị : “Ôn tập văn kể chuyện” .
Toán . Tiết 105
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:- HS tự hình thành được biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 - HS tự hình thành được cách tính và Nhận xét tiết học .
	2. Kĩ năng: - Vận dụng được các quy tắc và tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần để giải các bài tập có liên quan.
	3. Thái độ: - Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. Đồ dùng dạy học :
	+ GV: Hình hộp chữ nhật, phấn màu.
	+ HS: Hình hộp chữ nhật, kéo.
III. Các hoạt động dạy – học :
1.Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ :
GV hỏi HS nội dung bài cũ .
Nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới :
	A. Giới thiệu bài : Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật .
	B. Giảng bài :
GV giới thiệu .
Các nhóm để các hình hộp chữ nhật lên bàn.
Yêu cầu 1 hoặc 2 em trong nhóm dùng thước đo lại và nêu kết quả (các số đo chính xác).
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích của 4 mặt bên (2 HS)
Đại diện các nhóm trình bày .
- Hãy tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật này? 
- Các nhóm thực hiện và nêu kết quả .
- Yêu cầu HS nêu quy tắc .
- Chúng ta vừa thực hiện xong cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Bây giờ chúng ta sẽ tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật? Thế diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là gì?
- Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật với D = 14cm , R = 10cm , C = 8cm .
- GV kết luận và HS nêu quy tắc .
	C. Luyện tập :
* Bài 1 :
Yêu cầu 1 em học sinh đọc đề.
- Yêu cầu HS làm bài và sửa bài .
- Hình hộp chữ nhật có kích thước là chiều dài là 14cm chiều rộng là 10cm, chiều cao là 8cm.
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích của 4 mặt bên.
- 384 (cm2).
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) .
Là diện tích xung quanh và diện tích 2 mặt đáy.
- 664 (cm2)
- Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy .
1/
Sxq = 54 dm2
Stp = 74 dm2
4. Củng cố : - HS nhắc diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 - Nhận xét tiết học .
5. Dặn dò :
Chuẩn bị tiết sau .
___________________________________________
Luyện từ và câu . Tiết 42
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân kết quả.
	2. Kĩ năng: - Biết áp dụng các biện pháp đảo trật tự từ, điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo những câu ghép chỉ nguyên nhân kết quả.
	3. Thái độ: - Có ý thức sử dùng đúng câu ghép.
II. Đồ dùng dạy – học : 
	Giấy khổ to, phóng to nội dung các bài tập 3, 4.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra 1 HS làm lại các bài tập 3.
2 HS làm lại bài tập 4.
Đọc đoạn văn ngắn em viết về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân.
3. Bài mới :
	A. Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm nay, các em sẽ học cách nối các vế câu ghép bằng 1 quan hệ từ hoặc 1 cặp quan hệ từ thể hiện nguyên nhân – kết quả .
 B. Phần luyện tập :
* Bài 3 :
Yêu cầu HS suy nghĩ làm việc cá nhân, chọn các quan hệ từ đã cho thích hợp (vì, tại, cho, nhờ) với từng hoàn cảnh và giải thích vì sao em chọn từ ấy.
GV phát giấy cho 3, 4 HS làm bài.
* Bài 4 :
Yêu cầu HS suy nghĩ và viết hoàn chỉnh câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân kết quả.
GV phát giấy cho 3, 4 em lên bảng làm.
Cả lớp và GV kiểm tra phân tích các bài làm của HS nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
3/
a) Nhơ thời tiết thuận hoà nên lúa tốt.
b) Do thời tiết không thuận nên lúa xấu.
4/
a) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị điểm kém.
b) Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao.
c) Nhờ cả tổ tận tình giúp đỡ nên Bích Vân có nhiều tiến bô trong học tập.
4. Củng cố : GV tổng kết,nhận xét tiết học .
5. Dặn dò :
Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập .
_________________________________________________
SHCN. Tiết 21
TUẦN 21
I. Mục tiêu :- Ổn định tổ chức lớp .
	 - Đánh giá tình hình tuần qua .
	 - GDHS tính kỉ luật, đoàn kết .
II. Các hoạt động sinh hoạt : 
A.Ổn định tổ chức lớp : (1’)
	- Tiếp tục củng cố ban cán sự lớp .
	- Các tổ trưởng sắp xếp lịch trực nhật cụ thể hơn .
	B. Đánh giá tình hình tuần qua : (17’)
 a) Báo cáo và nhận báo cáo :
Các tổ trưởng báo cáo tình hình chung của từng tổ .
Đi trễ :
Nghỉ học : 
Không thuộc bài :
Không làm bài :
Nói chuyện trong giờ học: 
Các bạn khác trong lớp nhận xét và bổ sung phần ghi nhận theo dõi về tình hình hoạt động của từng tổ trong tuan qua .
Các tổ trưởng ghi nhận và giải đáp thắc mắc của các bạn về sự ghi nhận của mình đối với các thành viên trong tổ trong tuan qua . 
	b) Tuyên dương và nhắc nhở :
GV nhận xét chung về tình hình học tập và hoạt động của lớp trong tuan qua .
GV tuyên dương những HS có thành tích tốt, có nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động học tập và hoạt động phong trào .
Đối với các HS chưa tốt, GV có hình thức phê bình để các em có hướng sửa chữa để tuần sau thực hiện tốt hơn . 
Tuyên dương:
Nhắc nhở : 
C. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
1. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG : Giúp HS :
	- Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3/2); Các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng.
	- Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo.
	- Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng.
2 CÁC KHÂU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 
	a. Nội dung : 
	- Lịch sử ngày thành lập Đảng (3/2/1930)
	- Các sự kiện lịch sử của Đảng.
	- Các bài thơ, bài hát về Đảng.
	b. Hình thức hoạt động : Thi tìm hiểu theo tổ.
3 CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : 
	a. Phương tiện hoạt động : 	- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi,liên quan đến chủ đề cuộc thi.
	 - Đáp án và thang điểm cho các câu hỏi, câu đố.
	b. Tổ chức : 
	* Nhiệm vụ của GVCN :
	- Nêu chủ đề cuộc thi cho cả lớp và hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, tranh ảnh bài thơ, bài hát về Đảng.
	- Hội ý với các lực lượng cốt cán trong lớp để thống nhất về nội dung. Yêu cầu của cuộc thi và phân công việc phải chuẩn bị.
	* Nhiệm vụ của HS : 
- Lực lượng cốt cán cùng GVCN bàn bạc về nội dung, hình thức và chương trình tiến hành hoạt động.
- Tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao và triển khai hoạt động theo kế hoạch.
4. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : (15’)
	a. Phần mở đầu : (1’) Tuyên bố lí do và hoạt động.
	b. Phần hoạt động : (12’) Thi tìm hiểu về Đảng.
	 - Cả lớp chia làm 4 đội (mỗi đội 3 HS).
	- Cử thư kí, mời GV làm cố vấn.
	- Xen vào cuộc thi là một số tiết mục văn nghệ.
	- Ban giám khảo, thư kí công bố số điểm kết quả của từng đội.
Câu1: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào ?
	a. 2/3/1930
	b. 3/2/1930
	c. 3/2/1945
Câu 2: Đảng cộng sản Việt Nam do ai lãnh đạo ?
	a. Hồ Chí Minh.
	b. Lê Hồng Phong.
	c. Võ Nguyên Giáp.
Câu 3: Tính đến năm 2012, Đảng đã bao nhiêu tuổi ?
	a. 72 tuổi.
	b. 82 tuổi.
	c. 92 tuổi.
Câu 4: Nêu tên một số đảng viên ưu tú ?
	a. Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh.
	b. Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh.
	c. Cả a và b
Câu 5: Em cần làm gì để đền đáp công ơn của Đảng ?
	a. Học tập tốt.
	b. Yêu quý quê hương, biết ơn những người anh hùng dân tộc.
	c. Cả a và b.
5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG : (2’)
	 a. Nhận xét : GVCN đánh giá ưu khuyết điểm của cuộc thi.’
	 b. Dặn dò : Các em chuẩn bị tiết sau : Thi viết, vẽ ca ngợi công ơn Đảng và vẻ đẹp quê hương em.
D. Nhiệm vụ cho tuần sau : (1’)
- Chấp hành tốt nội qui.
	- Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp .
Giữ vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh sạch đẹp .
	- Tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động của Đội .
	- Biết giúp bạn khi bạn có khó khăn .
 - Chăm sóc tốt vườn hoa trước lớp .
H. Dặn dò : (1’)
 Chuẩn bị bi tốt cho tuần học sau .
Tổ khối duyệt 
GVCN
Võ Văn Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 21 CHUAN.doc