Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu toán lớp 5/2 thông qua việc tổ chức học sinh học thuộc bảng nhân, chia, cộng, trừ nhẫm

Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu toán lớp 5/2 thông qua việc tổ chức học sinh học thuộc bảng nhân, chia, cộng, trừ nhẫm

Trong thực tế những năm gân đây, tình hình học sinh yếu ngày càng tăng nói chung, đặc biệt hơn cả có những em học sinh học đến cuối cấp I mà vẫn chưa tính được những phép tính đơn giản trong chương trình đang học. Nguyên nhân là do một số gia đình ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, không nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên các em, mặc khác do các em không ham học, không chú ý học tập, lười học mất căn bản từ các lớp dưới. Cho nên còn rất nhiều em ở lớp 5/2 chưa làm tính được, còn sai nhiều, chưa thuộc bảng nhân, chia và cộng trừ nhẫm chưa được. Trong suốt thời gian dài dạy trên lớp bản thân tôi còn thấy chưa khắc phục được thực trạng này. Mặt dù trong các tiết dạy tôi cố gắng hướng dẫn cho các em hiểu bài, hiểu công thức, cách tính để áp dụng nhưng các em vẫn còn tính sai, nguyên nhân là do các em này không thuộc bảng nhân, chia và chưa cộng trừ nhẫm được nên kết quả chưa đạt.

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu toán lớp 5/2 thông qua việc tổ chức học sinh học thuộc bảng nhân, chia, cộng, trừ nhẫm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu:
 Môn toán có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu dạy toán ở Tiểu học. Khi học xong hết Tiểu học học sinh phải nắm vững cơ bản chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng.
1. Lí do chọn đề tài:
Trong thực tế những năm gân đây, tình hình học sinh yếu ngày càng tăng nói chung, đặc biệt hơn cả có những em học sinh học đến cuối cấp I mà vẫn chưa tính được những phép tính đơn giản trong chương trình đang học. Nguyên nhân là do một số gia đình ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, không nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên các em, mặc khác do các em không ham học, không chú ý học tập, lười học mất căn bản từ các lớp dưới. Cho nên còn rất nhiều em ở lớp 5/2 chưa làm tính được, còn sai nhiều, chưa thuộc bảng nhân, chia và cộng trừ nhẫm chưa được. Trong suốt thời gian dài dạy trên lớp bản thân tôi còn thấy chưa khắc phục được thực trạng này. Mặt dù trong các tiết dạy tôi cố gắng hướng dẫn cho các em hiểu bài, hiểu công thức, cách tính để áp dụng nhưng các em vẫn còn tính sai, nguyên nhân là do các em này không thuộc bảng nhân, chia và chưa cộng trừ nhẫm được nên kết quả chưa đạt.
Do vậy, cần phải nghiên cứu vấn đề một cách đầy đủ, trên cơ sở khoa học.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài:|” Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu toán lớp 5/2 thông qua việc tổ chức học sinh học thuộc bảng nhân, chia, cộng, trừ nhẫm”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh yếu môn toán lớp 5/2.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể:
Quá trình học thuộc bảng nhân, chia từ bảng nhân, chia 1 đến bảng nhân, chia 10, cộng, trừ nhẫm, và kiểm tra 15 phút đầu giờ học.
- Đối tượng:
Biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu toán lớp 5/2 thông qua việc tổ chức học sinh học thuộc bảng nhân, chia, cộng, trừ nhẫm.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu sử dụng biện pháp cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia, cộng, trừ nhẫm thì sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 5/2 Trường Tiểu học Mỹ An A.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
- Nhiệm vụ: Phải bồi dưỡng học sinh yếu toán lớp 5/2 Trường Tiểu học Mỹ An A làm tính được để đạt chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Phạm vi:
 Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm duy nhất gồm có 8 học sinh yếu toán lớp 5/2 Trường tiểu học Mỹ An A.
Kết quả khi thực hiện giải pháp cho thấy tác dộng đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Điểm bài kiểm tra trước tác động của 8 em có giá trị trung bình là 3. Điểm bài kiểm tra sau tác động có giá trị trung bình là 6,5. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy P < 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của kiểm tra trước tác động và sau tác động của nhóm duy nhất, điều đó chứng minh rằng : sử dụng biện pháp cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia và cộng trừ nhẫm, làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 5/2
. 6. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp: 
-Hỏi đáp
-Gợi mở
- Thực hành luyên tập
- Thử nghiệm.
II. Nội dung
a/ Nghiên cứu : Tổng số học sinh lớp 5/2 : 33 nữ : 20
- Tiến hành nghiên cứu trên một nhóm 8 học sinh yếu toán.
Bảng 1: Giới tính, năm sinh, kết quả KTĐKGKI
Tổng số
Nữ
Năm sinh
Học lực
1999
2000
Giỏi
Khá
TB
Yếu
33
20
01
32
4
11
10
8
b/ Thiết kế : Sử dụng thiết kế 1 :
Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất: 08 học sinh
Bảng 2:
KT trước tác động
Giải pháp tác động
KT sau tác động
01
x
02
01: Bài kiểm tra trước tác động.
X : Cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia, cộng trừ nhẫm.
02: Bài kiểm tra sau tác động.
02 – 01 > 0 thì tác động có hiệu quả.
Ở thiết kế này sử dụng biện pháp kiểm chứng T- test phụ thuộc
c/ Quy trình nghiên cứu: 
+ Chuẩn bị bài dạy của tiết toán:
- Thiết kế bài dạy, quy trình chuẩn bị như bình thường
- Cuối giờ học ngày hôm trước và đầu giờ học toán kiểm tra học sinh đọc thuộc bảng nhân, chia, và cộng trừ nhẫm.
+ Tiến hành thực nghiệm:
- Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân thủ theo lịch báo giảng để đảm bảo khách quan, tôi đã tiến hành thực nghiệm trong 4 tuần, từ tuần 11 đến tuần 14 
d/ Đo lường:
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra định kì giữa kì I môn toán lớp 5.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài toán ở tuần 11, 12, 13, 14.
- Bài kiểm tra sau tác động được tiến hành kiểm tra ở tuần 15
+ Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi dạy hết tuần 14 tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết ( nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó tiến hành chấm bài kiểm tra theo đáp án.
	7. Phân tích dữ liệu và kết quả:
KT trước tác động
KT sau tác động
Điểm trung bình
3
6.5
Độ lệch chuẩn
0.92
1.85
Giá trị P của T- test
0.00041484
Chênh lệch giá trị trung TB chuẩn ( SMD)
3.8
- Bảng dữ liệu trên đã chứng minh rằng sau tác động kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình bằng T- test cho kết quả P = 0.00041484 cho thấy chênh lệch điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác động và sau tác động rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác động là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác đông mang lại:
 6.5 - 3
Chênh lệch giá trị TB chuẩn SMD = ---------- = 3.8
 0.92
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 3.8 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học áp dụng biện pháp cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia, cộng trừ nhẫm dẫn đến kết quả học tập của học sinh lớp 5/2 là rất lớn.
+Giả thuyết đề tài: Biện pháp cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia và cộng trừ nhẫm sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 5/2 đã được kiểm chứng. 
 Biểu đồ: So sánh điểm trung bình trước tác động 
 và sau tác động của nhóm duy nhất
	8. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động có điểm trung bình = 6,5 , kết qủa bài kiểm tra trước tác động có điểm trung bình = 3,0. Độ chênh lệch điểm số giữa 2 lần kiểm tra là 3,5. Điều đó cho thấy điểm trung bình của 2 lần kiểm tra có sự khác biệt rõ rệt, sau tác động thì điểm trung bình cao hơn điểm trung bình trước khi tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của 2 bài kiểm tra là SMD = 3,8. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T- test điểm trung bài kiểm tra trước và sau tác động là P = 0,00041 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của bài kiểm tra trước và sau tác động không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động mang lại cho làn kiểm tra sau tác động.
+ Hạn chế: Nghiên cứu này cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia, cộng trừ nhẫm, do đó giáo viên phải dặn dò học sinh học thuộc ở nhà trước khi đến lớp, nhiều khi học sinh quên học hoặc không thuộc nên kiểm tra trước giờ học 15phút để đánh giá học sinh có học thuộc bảng nhân chia, cộng , trừ nhẫm không.
	III. Kết luận và kiến nghị:
+ Kết luận: 
Việc sử dụng biện pháp cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia, cộng trừ nhẫm đã nâng cao kết quả học tập, học sinh tính được, ham thích môn học.
+ Kiến nghị
Đối với lãnh đạo: tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện biện pháp này.
Đối với giáo viên: Phải nhiệt tình giảng dạy, quan tâm đến những khó khăn mà học sinh của mình hay mắt phải, đặc biệt là học sinh yếu, khen ngợi các em có biểu hiện tiến bộ dù rất nhỏ.
Đối với gia đình: Cha mẹ cần quan tâm, luôn khuyến khích động viên, nhắc nhở các em.
Với kết quả của nghiên cứu này mong các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẽ, có thể ứng dụng đề tài này vào việc giảng dạy môn toán, để nâng cao kết quả học tập cho học sinh Trường tiểu học Mỹ An A.
 Mỹ An, ngày 14 tháng 02 năm 2011
 Người viết nghiên cứu
 Nguyễn Thanh Vân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- SGK Toán lớp 2
- SGV Toán lớp 2
- SGK Toán lớp 3
- SGV Toán lớp 3
- SGK Toán lớp 4
- SGV Toán lớp 4
- SGK Toán lớp 5
- SGV Toán lớp 5
PHỤ LỤC ĐỀ TÀI
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I NĂM HỌC (2010-2011)
Môn: Toán Lớp 5
Thời gian: 45 phút.
Ngày kiểm tra: /./ 2010
Đề:
Câu 1: (1đ) Đọc và viết các số thập phân sau :
a/ 25,435	
b/ 658,32	
c/ Năm đơn vị, chín phần mười	.
d/ Hai nghìn không trăm linh hai đơn vị, tám phần trăm:	
Câu 2:Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm: (2 đ)
a/ 28m 6dm =m
b/ 5km 34m =km
c/ 4 tấn 562 kg =  tấn 
d/ 12 tấn 6 kg = tấn
 Câu 3:(2đ)
 Một mãnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 65m, chiều rộng 40m. Tính diện tích mãnh vườn đó?
................................................................................................................
Câu 4(3đ)
Một đội trồng rừng cứ 4 ngày trồng được 1800 cây thông. Hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây ?
Tóm tắtGiải
Câu 5: (2đ)
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a/ Số “ Sáu trăm linh ba đơn vị, hai mươi sáu phần trăm viết là :
A . 603,026 B . 603,326 C. 603,26 D. 603,206
b/ Chuyển hổn số 4 thành phân số ta được :
A. B. C. D. 	
c/ Phân số + = ?
A. B. C. D. 
d/ Số lớn nhất trong các số 0,42 ; 0,403; 0,34; 0,45.
A. 0,42 B. 0,403 C. 0,34 D. 0,45 
--------------------Hết-------------------
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Môn: Toán Lớp 5
 Câu 1: (1đ) HS đọc, viết đúng mỗi ý 0,25 điểm:
a/ Hai mươi lăm phẩy bốn trăm ba mươi lăm.
b/ Sáu trăm năm mươi tám phẩy ba mươi hai.
c/ 5,9
d/ 2002,08
Câu 2: (2 đ) HS đặt tính và tính đúng mỗi phép tính 0,5 điểm.
a/ 28,6m
b/ 5,034km
c/ 4,562 tấn
d/ 12,006 tấn. 
 	Câu :3 (2đ) Giải
 Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là: 0,5đ
 65 x 40 = 2600(m2) (1đ)
 Đáp số : 2600 m2 0,5đ
 	Câu 4 (3đ) Tóm tắt (0,5đ) Giải
 4 ngày  1800 cây Số cây thông trồng trong một ngày là: 0,5đ
 	12 ngày? Cây 1800 : 4 = 450 (cây) : 0,5đ
 Số cây thông đôi đó trồng trong 12 ngày là: : 0,5đ
 450 x 12 = 5400 (cây) : 0,5đ
 Đáp số : 5400 cây: 0,5đ
 	Câu 5: (2đ) HS chọn đúng mỗi phép tính 0,5 điểm
 a/ C. 603,26
 b/ B. 
 c/ A. 
 d/ D. 0,45
 - Làm tròn 0,5 thành 1 cho toàn bài.
-----------------Hết-----------------
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
1/. Đặt tíh rồi tính ( 4đ)
a/ 28,25 + 19,36 b/ 52,37 – 8,35 c/ 25,8 x 1,5 d/ 5,28 : 4
..   
. .. .. 
. . .. ..
.  . .
.. . .. .
. . .. 
2/. Tìm x ( 2đ)
a/ X x 3 = 8,4 b/ 5 x X = 0,25
3/. Bài toán: (4đ)
 Một người đi xe máy 3 giờ đi được 126,3 km. Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu km?
 Tóm tắt Giải
----------------Hết--------------
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
1/ Học sinh tính đúng mỗi phép tính 1 điểm
a/ 47,61
b/ 44,02
c/ 38,70
d/ 1,32
2/. Học sinh tính đúng mỗi phép tính 1 điểm
a/ x = 2,8
b/ x = 0,05
3/. Bài toán 4 điểm:
 Tóm tắt (1đ) Giải
3 giờ.126,3 km Trung bình mỗi giờ người đó đi được: (1đ)
1 giờ..? km 126,3 : 3 = 42,1 (km) (1đ)
 Đáp số : 42,1 km (1đ)
BẢNG ĐIỂM LỚP 5/2
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM KT TRƯỚC TĐ
ĐIỂM KT SAU TĐ
01
Nguyễn quốc Khánh
2
6
02
Nguyễn Thị Ngọc Mai
3
8
03
Lê Hoàng Nam
2
7
04
Nguyễn Văn Sang
3
6
05
Phạm Thị Tiên
4
8
06
Nguyễn Thanh Trà
4
9
07
Phan Văn Triệu
4
4
08
Hồ Thị Diễm Thi
2
4
Mốt
2
6
Trung vị
3
6,5
Giá trị trung bình
3
6,5
Độ lệch chuẩn
0,9258201
1,8516402
P phụ thuộc
0,00041484
SMD
3,780432074
MỤC LỤC
 Trang
I. Phần mở đầu. .1
1 Lí do chọn đề tài. 1
2 Mục đích nghiên cứu ..1
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..1
4 Giả thuyết nghiên cứu .2
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu2
6. Phương pháp nghiên cứu.2
II Nội dung .2
a/. Nghiên cứu. ..2
b/. Thiết kế. .3
c/. Quy trình nghiên cứu .3
+ Chuẩn bị bài dạy của tiết toán .3
+ Tiến hành thực nghiệm. ...3
d/. Đo lường. ...3
+ Tiến hành kiểm tra và chấm bài  .4
7. Phân tích dữ liệu và kết quả .4
+ Giả thuyết đề tài ..5
8 Biểu đồ so sánh trước và sau tác động.. ..5
III. Kết luận và kiến nghị 6
+ Kết luận ....6
+ Kiến nghị...6 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN BIEN PHAP BOI DUONG HS YEU TOAN L52 TRUONG TH MY AN A.doc