Một số kinh nghiệm về cách thức tiến hành một cuộc sinh hoạt sao nhi đồng

Một số kinh nghiệm về cách thức tiến hành một cuộc sinh hoạt sao nhi đồng

 Ngày nay Giáo dục - đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu. Trong đố giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống Giáo dục quốc dân. Có nhiệm vụ xây dụng và phát triển, tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo thì hoạt động Đội đặc biệt là sao nhi đồng góp phần không nhỏ trong mục đích giáo dục trên. Ta biết rằng, nhi đồng là lực lượng đông đảo trong xã hội, tuy nhiên do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi cho nên các em chưa có ý thức cũng như khả năng tự quản về một tổ chức riêng của mình. Vì vậy quy mô tập hợp, tiến hành các hoạt động thường xuyên của các em là “Sao nhi đông”. Người tổng phụ trách cần phải nắm được tầm quan trọng đó của sinh hoạt Sao nhi để có cách thức tiến hành sinh hoạt một cách hợp lý, có kết quả cao.

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm về cách thức tiến hành một cuộc sinh hoạt sao nhi đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sao nhi đồng
“ Một số kinh nghiệm về cách thức tiến hành một cuộc
 sinh hoạt sao nhi đồng”
I/ Đặt vấn đề
 Ngày nay Giáo dục - đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu. Trong đố giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống Giáo dục quốc dân. Có nhiệm vụ xây dụng và phát triển, tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo thì hoạt động Đội đặc biệt là sao nhi đồng góp phần không nhỏ trong mục đích giáo dục trên. Ta biết rằng, nhi đồng là lực lượng đông đảo trong xã hội, tuy nhiên do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi cho nên các em chưa có ý thức cũng như khả năng tự quản về một tổ chức riêng của mình. Vì vậy quy mô tập hợp, tiến hành các hoạt động thường xuyên của các em là “Sao nhi đông”. Người tổng phụ trách cần phải nắm được tầm quan trọng đó của sinh hoạt Sao nhi để có cách thức tiến hành sinh hoạt một cách hợp lý, có kết quả cao.
	Sinh hoạt Sao nhi đồng có thể xem xét bằng nhiều cách. Nếu bằng cách quan sát trẻ em thì cuộc sinh hoạt Sao nhi đồng là một cuộc vui chơi thích thú của một nhóm nhi đồng của anh chị phụ trách. Xem xét dưới góc độ giáo dục thì sinh hoạt Sao là một hoạt động giáo dục được tiến hành bằng các hoạt động tập thể, các hình thức vui chơi có tổ chức của nhóm nhi đồng dưới sự hướng dẫn của anh chị phụ trách. Công tác Sao nhi đồng trong trường Tiểu học là một việc quan trọng năng cao sự hiểu biết, tính nhảy bén, tính tập thể cho các em nhi đồng, bên cạnh đó sinh hoạt Sao còn giúp các em thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”, xứng đáng là con ngoan , trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Tổ chức tốt sinh hoạt Sao mang lại niềm vui lớn cho các em nhi đồng, anh chị phụ trách Sao.
	Với mong muốn công tác Sao nhi đồng ở trường Tiểu học nói chung và Tiểu học Nam Cường nói riêng hoạt động có hiệu quả, đạt được mục tiêu, nội dung giáo dục nhi đồng được quy định trong Chương trình dự bị đội viên TNTP Hồ Chí Minh, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về “ Cách thức tiến hành một cuộc sinh hoạt Sao nhi đồng”.
II/ Giải quyết vấn đề
	Sao nhi đồng là hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 - 8 tuổi (lớp 1,2,3), mỗi sao có ít nhất là 5 em trở lên, trong đó có một trưởng sao. Các em của sao thường ngồi chung một bàn hoặc bàn cạnh nhau, cư trú gần nhà nhau, có điều kiện giúp đỡ nhau trong hoc tập, vui chơi và cùng sinh hoạt. Mục tiêu giáo dục các em nhi đồng theo 5 điều Bác Hồ dạy, đưa các em vào sinh hoạt tập thể hình thành ýhức tự quản, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, bạn tốt và trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. Cuộc sinh hoạt Sao không chỉ đơn thuần là một cuộc vui chơi ngẫu nhiên, tự phát, cũng không phải là một giờ học, giờ nghe khuyên bảo thụ động, nặng nề mà sinh hoạt Sao là một cuộc vui chơi có tổ chức, có mục đích giáo dục nhất định. Để cuộc sinh hoạt sao có chất lượng, kết quả tốt trong quá trình là người tổng phụ trách Đội tôi đã đúc rút một số kinh nghiệm về tổ chúc sinh hoạt sao.
III/ Kinh nghiệm về cách thức tiến hành một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng
	Sinh hoạt sao sẽ đem đến hiệu quả giáo dục, hình thành và phát triển những tình cảm, thói quen hành vi tốt, sự mạnh dạn, chủ động trong các em. Kết quả một buổi sinh hoạt Sao nhi đồng tùy thuộc vào kết quả nhuần nhuyễn các yếu tố. Đó là sự kết hợp giữa việc xác định rõ yêu cầu, nội dung giáo dục với việc lựa chọn phương pháp, hình thức hoạt động và việc sắp xếp chương trình phù hợp, để đạt yêu cầu đó người phụ trách phải tiến hành hai công việc chủ yếu đó là:
Soạn kế hoạch,chương trình buổi sinh hoạt sao nhi dồng tốt.
Điều khiển buổi sinh hoạt sao đúng theo phương pháp dự định.
Soạn kế hoạch chương trình:
Trước hết phải xác định yêu cầu giáo dục của buổi sinh hoạt sao nhi đồng đó là việc xác định mục đích giáo dục của buổi sinh hoạt: nhằm giúp các em hiểu về vấn đề gì? ( nhận thức),phát triển khả năng hoạt động gì?(năng lực). Đó chính là xác định chủ điểm sinh hoạt, thí dụ chủ điểm “ chăm học”, “ Người học sinh tốt là nhi đồng ngoan”, “Kính thầy yêu bạn”.... để xác định chủ điểm phải lấy chương trình hoạt động một năm, một tháng, chương trình dự bị đội viên, lấy yêu cầu và hoàn cảnh trực tiếp cơ sở làm căn cứ. 
Trong soạn kế hoạch chương trình thì vấn đề chọn nội dung là cụ thể hóa yêu cầu, là định tính, định lượng vấn đề cần giáo dục.
Thí dụ: Chủ điểm về “Con ngoan” đi vào nội dung trọng tâm lễ phép với cha mẹ, sinh hoạt sao phải giúp các em hiểu và biết cách làm thế nào để thể hiện là con ngoan. 
Muốn vậy, người phụ trách cần: Hướng dẫn các em biết giúp đỡ mẹ cha, vâng lời cha mẹ thông qua những hình ảnh, hành vi, hành động, tình huống cụ thể, bằng một số hình thức như tổ chức trò chơi “con ngoan lễ phép”, hát múa, kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch...với mỗi loại hình thức người phụ trách phải có những phương pháp đặc trưng để tạo sức hấp dẫn, hiểu quả. Song cũng như trong giảng dạy, buổi sinh hoạt sao không phải bao giờ cũng nhất thiết sử dụng tất cả các hình thức, ngược lại cũng không bao giờ duy trì một hình thức đơn điệu gây tẻ nhạt, buồn chán. Do vậy phải biết lựa chọn kết hợp các loại hình thức phù hợp với nội dung sinh hoạt. Thí dụ cần gây nhận thức và cảm xúc khi chọn hình thức kể chuyện, đọc thơ là ưu việt, cần sự rèn luyện khéo léo thì hình thức làm thủ công là ưu việt.
2, Các phương pháp thực hiện một buổi sinh hoạt sao 
2.1: Tầm quan trọng của phụ trách sao
Một buổi sinh hoạt sao đạt kết quả tốt phụ thuộc nhiều vào phụ trách Sao. Có thể nói phụ trách Sao là “ linh hồn” của Sao. Thực tế cho thấy, phụ trách sao giỏi, nhiệt tình, hiểu tâm lý nhi đồng, có nghiệp vụ công tác đội, và biết hát, múa, chơi trò chơi, kể chuuyện một cách hấp dẫn, ở đó chất lượng hoạt động của nhi đồng sẽ rất cao. Ngược lại, nếu phụ trách Sao năng lục kém, hoặc nơi đó không có phụ trách Sao thì hoạt động của nhi đồng rất tẻ nhạt. 
Như vậy muốn duy trì được Sao nhi đồng, muốn các Sao nhi đồng hoạt động có chất lượng và hiểu quả, tổng phụ trách phải có phương pháp chọn cử và bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng.
* Những tiêu chuẩn chủ yếu của phụ trách Sao:
- Nhiệt tình với công tác nhi đồng.
- Học lực khá, mạnh dạn, được các bạn quý mến.
- Có năng khiếu và khả năng tổ chức các hoạt động tập thể
	2.2: Bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng	:
Phụ trách Sao phải được trang bị về tâm lý nhi đồng 
Phụ trách Sao phải nắm vững về những qui định về Sao nhi đồng và Sao nhi đồng: qui mô, tổ chức
Phụ trách Sao phải nắm vững các bước tiến hành một cuộc sinh hoạt Sao theo các chủ điểm.
Nắm vững Chương trình rèn luyện dự bị đội viên dành cho nhi đồng.
Nắm vững các phương pháp thực hiện cuộc sinh hoạt Sao.
a) Phương pháp truyền thụ, hướng dẫn của người phụ trách:
Để truyền thụ một nội dung nào đó, người phụ trách phải truyền đạt bằng ngôn ngữ nói, kể, đọc xen kẽ minh họa bằng hiện vật, hình ảnh.
Phát vấn
Củng cố khẳng định.
Nếu là hướng dẫn hành vi, hành động thì sau khi truyền đạt bằng lời nói, kể, minh họa là :
Làm mẫu
Yêu cầu các em làm theo
Kiểm tra, uốn nắn, động viên.
Như vậy ngay trong công đoạn truyền thụ cũng đã kết hợp cả truyền đạt và khai thác sự tham gia của các em.
Phương pháp lôi cuốn sự tham gia của các em nhi đồng: 
Để các em tham gia hoạt động sôi nổi người phụ trách bắt đầu cho tập thể làm theo hoặc nói theo sau đó yêu cầu hai hoặc ba em thực hiện. Như vậy sẽ làm cho sự mạnh dạn của các em tăng dần, sự chủ động của các em có bước chuẩn bị.
Song khi năng lực của các em tốt, thói quen chủ động đã cao thì không nhất thiết phải theo trình tự trên và người phụ trách phải nâng mức hoạt động lên cao dần, khuyến khích động viên các em. 
c) Phương pháp tổ chức sao nhi đồng:
Đó là việc lựa chọn vị trí của người phụ trách để phù hợp cho mỗi hoạt động trong khi kể chuyện, múa, hát, vui chơi....Song cũng cần chú ý nêú ở tư thế truyền đạt thì người phụ trách nên chọn vị trí Sao cho các em trong Sao đều có thể quan sát được đầy đủ cử chỉ, động tác của mình.
Nếu ở tư thế hòa nhập thì cần đứng vào đội ngũ các em, trong lúc hướng dẫn vừa có thể nói, vừa di động để có thể giao lưu với từng em trong Sao.
	Đội hình và đội ngũ của sao cũng cần phải thay đổi theo từng hình thức trong buổi sinh hoạt cho thật hợp lí.
	Thí dụ: Cần sự thống nhất thì đứng hàng dọc, khi cần để các em giao lưu với nhau thì đứng vòng tròn cần tập trung không gian hợp lí, tạo vị trí phù hợp với môi trường, với vị trí tập thể.
	d) Phương pháp sắp xếp một chương trình hợp lí.
	Một cuộc sinh hoạt Sao cần sắp xếp các mục trong chương trình tốt, có sự giới thiệu, chuyển tiếp nhuần nhuyễn giữa các mục. Đầu tiên là chuẩn bị sinh hoạt chỉnh đốn trang phục, tư thế, rồi đến điểm danh Sao, giới thiệu nội dung sinh hoạt. Tiếp là hoạt động phát triển thực hiện các nội dung, biểu dương hoạt động kì sinh hoạt trước. Cũng có thể xen vào lúc thực hành các mục sinh hoạt. Cuối kì là các hoạt động giúp nhi đồng ghi nhớ các yêu cầu, hành động sau cuộc sinh hoạt bằng sự dặn dò của phụ trách hoặc hình thức phù hợp khác. Các chương trình đều sắp xếp một cách hợp lí, cần có sổ sách sinh hoạt theo dõi, chấm điểm thi đua cho các Sao.
Điều khiển một cuộc sinh hoạt Sao:
Điều khiển một cuộc sinh hoạt Sao là việc tổ chức thực hiện toàn bộ kế hoạch chương trình đã dược ghi trên giấy. Song sẽ có nhiều tình huống xảy ra, nếu cuộc sinh hoạt Sao có nhiều câu hỏi của các em, nhiều sáng kiến thì đó là dấu hiệu tốt. Đòi hỏi người phụ trách phải biết quan sát để phát hiện yêu cầu của trẻ kịp thời trả lời và khuyến khích, tận dụng tốt sáng kiến của các em.
Cách tiến hành sinh hoạt Sao không chỉ dừng lại ở những nội dung hướng dẫn đã nêu ở trên, kết quả sẽ cao hơn nhiều mỗi khi phụ trách biết vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Sao mình.
IV/ Kết thúc vấn đề:
Từ những giải pháp trên bản thân đã vận dụng vào đơn vị mình nhằm nâng cao nề nếp sinh hoạt Sao hoạt động hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc Tiểu học.
Vì vậy bản thân tôi muốn viết kinh nghiệm này rất mong sự giúp đỡ của Ban giáo dục bậc Tiểu học, của huyện Đoàn Nam Đàn, Hội đồng Đội các cấp và các bạn đồng nghiệp để góp phần vào công tác Sao nhi đồng trong trường Tiểu học một cách có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết sinh hoạt Sao nhi đồng góp phần không nhỏ vào sự giáo dục hình thành và phát triển tình cảm, thói quen, hành vi tốt, sự mạnh dạn chủ động trong các em, rèn luyện trong các em sự phấn khởi, tự tin góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Đội, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên sinh hoạt Sao là một việc thật dễ mà cũng thật khó đòi hỏi người tổng phụ trách phải chủ động suy nghĩ, sáng tạo. Bên cạnh đó anh chị huynh trưởng, chi đoàn cùng tham gia giáo dục, tham gia sinh hoạt để tạo điều kiện cho công tác Đội, công tác Sao nhi đồng đạt kết quả tốt.
	, 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKkn Đội.doc