Nội dung dạy học giải Toán có lời văn ở lớp 5

Nội dung dạy học giải Toán có lời văn ở lớp 5

1.Về số và phép tính

-Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để chuẩn bị học số thập phân.

Biết khái niệm ban đầu về số thập phân; dọc, viết,so sánh,sắp thứ tự các số thập phân.

Biết cộng, trừ,nhân,chia các số thập phân (kết quả phép tính là số tự nhiên hoặc số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân). Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai đơn vị đo ; nhân (chia) các số đo thời gian có đến hai đơn vị với (cho) số tự nhiên (khác 0).

Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thạp phân để : tính giá trị của biểu thức có đến ba dấu phép tính ; tìm một thành phần chưa biết của phép tính ; tính bằng cách thuận tiện nhất ; nhân (chia) nhẩm một số thạp phân với (cho) 10,100,1000, .(bằng cách chuyển dấu phẩy trong số thập phân).

Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng cơ bản về số và phép tính (với số tự nhiên, phân số đơn giản,số thâph phân)

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 946Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung dạy học giải Toán có lời văn ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 5
Mục tiêu dạy học giải toán ở tiểu học 
Dạy học toán lớp 5 nhằm giúp HS
1.Về số và phép tính
-Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để chuẩn bị học số thập phân.
Biết khái niệm ban đầu về số thập phân; dọc, viết,so sánh,sắp thứ tự các số thập phân.
Biết cộng, trừ,nhân,chia các số thập phân (kết quả phép tính là số tự nhiên hoặc số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân). Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai đơn vị đo ; nhân (chia) các số đo thời gian có đến hai đơn vị với (cho) số tự nhiên (khác 0).
Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thạp phân để : tính giá trị của biểu thức có đến ba dấu phép tính ; tìm một thành phần chưa biết của phép tính ; tính bằng cách thuận tiện nhất ; nhân (chia) nhẩm một số thạp phân với (cho) 10,100,1000,.(bằng cách chuyển dấu phẩy trong số thập phân).
Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng cơ bản về số và phép tính (với số tự nhiên, phân số đơn giản,số thâph phân)
2.Về đo lường
Biết tên gọi, kí hiệu,quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông dụng (chẳng hạn, giữa km2 và m2, giữa h và m2, giữa m3 và dm3, giữa dm3 và cm3 )
Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số thập phân.
3.Về hình học
-Nhận biết được hình than, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu và một số dạng của hình tam giác.
-Biết tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình than, hình tròn.
-Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
4.Về giải bài toán có lời văn
Biết giải và trình bài bài giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có :
-Một số bài toán về quan hệ tỷ lệ. (khi giải các bài toán về quan hệ “tỉ lệ thuận”, “tỉ lệ nghịch” không dùng các tên gọi này ; có thể giải bài toán bằng cách “rút về đơn vị” hoặc bằng cách “tìm tỉ số”.)
-Các bài toán về tỉ số phần trăm : Tìm tỉ số phần trăm của hai số ; tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước ; tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó.
-Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học.
5. Về một số yếu tố thống kê
Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.
Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ.
6. Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh
-Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất, bằng ngôn ngữ (nói, viết dưới dạng công thức,)ở dạng khái quát.
-Tiếp tục phát triển (ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể hoá ; bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo ; phát triển trí tưởng tượng và không gian,
-Tiếp tục rén luyện các đức tính : chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm.
III/.Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5
	Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình toán ở trường phổ thông. Học sinh tiểu học được làm quen toán có lời văn ngay từ lớp 1 và các lớp khác của bậc tiểu học.
	Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được ghi bằng lời văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hằng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán.
	Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận.
	Giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác : xác lập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán : chọn được phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán.
Các bài toán số học ở tiểu học được phân chia thành các bài toán đơn, các bài toán hợp, các bài toán điển hình 
1/.Các bài toán có lời văn trong chương trình toán tiểu học
-Bài toán đơn được giải bằng một phép tính gọi là bài toán đơn.
	-Bài toán được giải bằng một số bước tính ( từ 2 phép tính trở lên) được gọi là toán hợp.
	-Toán điển hình là loại toán hợp có cùng một cấu trúc và cùng một cách giải nhất định.
-Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kỹ năng thực hành .
-Giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác : xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán, chọn được phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán.
Việc phân chia như trên chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì đôi khi rất khó xác định ranh giới giữa các khái niệm này. Chẳng hạn xét bài toán về tỷ số phần trăm sau :
“Trường em có 440 học sinh nữ, Số học sinh nữ chiểm 55% số học sinh cả trường. Hỏi trường em có bao nhiêu học sinh ? ”
+Nếu ta giải bằng các phép tính đối với các số tự nhiên thì phải dùng hai phép tính :
440 : 55 = 8 (học sinh)
	8 x 100 = 800 (học sinh)
	Vậy đây là bài toán hợp.
+Nếu ta dùng các phép tính đối với số thập phân (hoặc phân số) để giải thì chỉ cần một phép tính :
	440 : 0, 55 = 800 (học sinh)
	(hoặc (học sinh) 	
	Thì đây lại là một bài toán đơn
	a-Các bài toán đơn 
Bài toán đơn (chỉ có 1 phép tính) ở tiểu học (chủ yếu ở lớp 1 và lớp 2) được chia làm 5 nhóm sau :
+Nhóm 1 : gồm những bài toán đơn thể hiện ý nghĩa cụ thể của phép tính số học :
-Tìm tổng của hai số.
-Tìm hiệu còn lại.
-Tìm tổng các số hạng giống nhau.
-Phép chia theo nhóm.
+Nhóm 2 : gồm những bài toán đơn thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả của phép tính số học.
	-Tìm số hạng chưa biết, khi biết tổng và số hạng còn lại.
	-Tìm số bị trừ chưa biết khi biết hiệu và số trừ.
	-Tìm số trừ khi biết hiệu và số bị trừ.
	-Tìm một thừa số chưa biết, khi biết tích và thừa số còn lại.
	-Tìm số bị chia chưa biết khi biết thương và số chia.
	-Tìm số chi khi biết thương và số bị chia.
+Nhóm 3 : Gồm những bài toán đơn phát triển thêm ý nghĩa mới của phép tính số học :
-So sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị ( tìm số lớn ).
-So sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị ( tìm số bé ).
-Một số được tăng thêm vài đơn vị ( dạng trực tiếp ).
- Một số được tăng thêm vài đơn vị ( dạng gián tiếp ).
-Một số được giảm đi vài đơn vị ( dạng trực tiếp ).
-Một số được giảm đi vài đơn vị ( dạng gián tiếp ).
-So sánh hai số gấp, kém nhau một số lần ( tìm số lớn ).
-So sánh hai số gấp, kém nhau một số lần ( tìm số bé ).
-Một số tăng lên vài lần ( dạng trực tiếp hoặc gián tiếp ).
-Một số giảm đi vài lần ( dạng trực tiếp hoặc gián tiếp ).
	+Nhóm 4 : gồm những bài toán đơn liên quan đến phân số, tỉ số :
	-Tìm một phần mấy của một số	
-Tìm tỉ số của hai số.
	-Tìm số thứ nhất, khi biết tỉ số của 2 số và số thứ hai.
	-Tìm số thứ hai, khi biết tỉ số của 2 số và số thứ nhất.
	-Tìm một số, khi biết tỉ lệ xích và một số cho trước.
	-Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	-Tìm tỉ số phần trăm của một số.
	+Nhóm 5 : Gồm những bài toán đơn được giải theo công thức .
	-Tìm diện tích hình vuông, khi biết cạnh của nó.
	-Tìm diện tích hình chữ nhật, khi biết chiều dài và chiều rộng 
	-Tìm chu vi hình tròn, khi biết đường kính của nó.
-Tìm vận tốc, khi biết quãng đường và thời gian chuyển động.
-Tìm quãng đường đi được, khi biết vận tốc và thời gian chuyển động.
-Tìm thời gian chuyển động, khi biết quãng đường và vận tốc.
b- Các bài toán hợp
Bắt đầu từ lớp 3 học sinh được học giải các bài toán hợp, tức là các bài toán giải từ 2 phép tính trở lên, trong đó có các phép tính cộng, trừ, nhân chia để giải các bài toán có lời văn.
Bài toán hợp chứa đựng trong nó những bài toán đơn theo một cấu trúc : số phải tìm trong bài toán đơn này lại là số cho trước của bài toán đơn khác; hay là kết quả của phép tính trong bài toán đơn này sẽ trở thành một phần của phép tính trong bài toán đơn tiếp sau đó. Ở tiểu học (nhất là lớp cuối cấp lớp 5) có thể chia các bài toán hợp thành hai nhóm chính sau :
a- Nhóm 1 : gồm các bài toán hợp mà quá trình giải không theo một phương pháp thống nhất cho các bài toán đó.
b- Nhóm 2 : Gồm các bài toán điển hình, các bài toán mà quá trình giải có phương pháp riêng cho từng dạng bài toán như :
-Các bài toán có liên quan đến việc “Rút về đơn vị” dạng a : b x c 
-Các bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị dạng a : (b : c)
-Các bài toán về “ trung bình cộng của nhiều số “
-Bài toán về “Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của chúng”
-Bài toán về “Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của chúng
-Bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng”
-Các bài toán về “tỷ số phần trăm”.
-Các bài toán về “ chuyển động động đều”
-Các bài toán có nội dung hình học kết hợp với các tình huống đơn giản trong thực tế về :
	+Tính chu vi, diện tích, thể tích.
	+Tính sản lượng, năng suất.
	+Tính tiền vốn, tiền lãi .
2/.Nội dung các bài toán có lời văn ở lớp 5
	Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn phép tính, trong đó có các bài toán về :
	a-Quan hệ tỷ lệ 
	Ví dụ 1 : Trong một giờ, 2 công nhân đào được 7m rãnh để đặt ống nước. Hỏi với mức đào như vậy, trong một giờ, 6 công nhân đào được bao nhiêu mét rãnh ?
	Ví dụ 2 : Muốn đắp một nền nhà trong 4 ngày, cần có 6 người. Hỏi muốn đắp xong nền nhà đó trong 3 ngày thì cần có bao nhiêu người ? (mức làm của mỗi người như nhau).
	b-Tỷ số phần trăm
	Các dạng toán này có mấy loại sau :
	b.1-Cho hai số a và b. Tìm tỉ số phần trăm của a và b.
	Ví dụ 1 : Một trường học có 600 học sinh , trong đó có 303 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh toàn trường ?
	b.2-Cho b và tỉ số phần trăm của a và b. Tìm a.
	Ví dụ 2 : Lãi tiết kiệm là 0,5% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 5000000 đồng. Tính số tiền lãi tiết kiện sau một tháng ?
	b.3-Cho a và tỉ số phần trăm của a và b. Tìm b.
	Ví dụ 3 : Số học sinh nữ của một trường là 420 em và chiếm 52,5% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh ?
	-Một số loại toán có nội dung phối hợp
	Ví dụ 4 : Một bình đựng 120g dung dịch chứa 15% muối. Hỏi phải đổ thêm vào bình đó bao nhiêu gam nước để nhận được một dung dịch chứa 10% muối?
	c-Toán chuyển động đều
	Ví dụ 1 : Một máy bay bay được 1800km trong 2 giờ 15 phút. Tính vận tốc cuat máy bay.
	Ví dụ 2 : Một người đi xe đạp trong 2 giờ 30 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó.
	Ví dụ 3 : Một ca nô đi với vận tốc 18 km/giờ trên quãng đường sông dài 42 km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường sông đó.
	Ví dụ 4 : Hai thành phố A và B cách nhau 150km. Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 35 km/giờ, cùng lúc đó một ô tô đi thành phố B đến thành phố A với vận tốc 65 km/giờ. Hỏi sau bao lâu ô tô và xe máy gặp nhau ?
	Ví dụ 5 : Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ. Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi từ lúc xe máy bắt đầu đi thì sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp ?
	d-Bài toán có nội dung hình học
	Ví dụ 1 : Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120m, đáy bé bằng đáy lớn, đáy bé dài hơn chiều cao 5m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 64,5kg thóc. Tính số kí-lô-gam thóc thu hoạch được tren thửa ruộng đó.
	Ví dụ 2 : Một phòng học dạng hiònh hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4,5m và chiều cao 4m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường trong phòng. Biết rằng diện tích các cửa bằng 8,5m2, hãy tính diện tích cần quét vôi

Tài liệu đính kèm:

  • docNỘI DUNG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 5.doc