Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh ở trường phổ thông

Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh ở trường phổ thông

A. MỤC TIÊU:

1.Tăng cường hiểu biết về phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực và đặc điểm phát triển của HS Tiểu học.

2.Hỗ trợ GV thực hiện các biện pháp, vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong dạy học và giáo dục HS.

B. NỘI DUNG TẬP HUẤN:

I. BỐI CẢNH VÀ QUAN ĐIỂM

1. Thực trạng:

- Hiện nay cho rằng “Kỷ luật” là trừng phạt;

- Trừng phạt bao gồm:

 + Trừng phạt thân thể.

 + Trừng phạt về tinh thần.

* Trừng phạt thân thể bao gồm: Tát, đánh, véo, dùng vật để đánh, kéo tai, giật tóc, buộc trẻ phải ở trong một tư thế không thoải mái (quỳ, úp mặt vào tường), buộc trẻ phải đứng ở nơi nóng bức hoặc lạnh lẽo, nhốt trẻ vào tủ hoặc hòm,

* Trừng phạt tinh thần bao gồm: La mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ, chửi rủa, làm cho khó xử,

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh ở trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
	Người thực hiện: Lại Thị Phương Loan
	Đơn vị: Trường Tiểu học Phường 5A
	Ngày báo cáo: 2-4/8/2013
A. MỤC TIÊU:
1.Tăng cường hiểu biết về phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực và đặc điểm phát triển của HS Tiểu học.
2.Hỗ trợ GV thực hiện các biện pháp, vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong dạy học và giáo dục HS.
B. NỘI DUNG TẬP HUẤN:
I. BỐI CẢNH VÀ QUAN ĐIỂM
1. Thực trạng:
- Hiện nay cho rằng “Kỷ luật” là trừng phạt;
- Trừng phạt bao gồm:
	+ Trừng phạt thân thể.
	+ Trừng phạt về tinh thần.
* Trừng phạt thân thể bao gồm: Tát, đánh, véo, dùng vật để đánh, kéo tai, giật tóc, buộc trẻ phải ở trong một tư thế không thoải mái (quỳ, úp mặt vào tường), buộc trẻ phải đứng ở nơi nóng bức hoặc lạnh lẽo, nhốt trẻ vào tủ hoặc hòm,
* Trừng phạt tinh thần bao gồm: La mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ, chửi rủa, làm cho khó xử,  
- Trừng phạt trẻ em gây ra những tổn thương:
+Về thể chất: trừng phạt trẻ một cách quá đáng: tát, đánh, đá, dùng một vật đánh vào người trẻ; để trẻ ở trong một tình thế không thoải mái/ không được coi trọng trong một thời gian dài; bắt buộc trẻ phải làm việc trong điều kiên tồi tàn, hoặc làm việc không phù hợp với lứa tuổi...
+Về tinh thần: Cô lập, tẩy chay trẻ, sỉ nhục trẻ, bóc lột trẻ, đối xử với trẻ hoặc nhìn trẻ một cách thiếu tôn trọng, khinh bỉ hay bôi xấu trẻ; tự quyết định mà không cho trẻ tự quyết định....
2. Nguyên nhân của hiện tượng trừng phạt.
Do còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
 Nhận thức hạn chế của người lớn.
 GV chưa có PP giáo dục trẻ phù hợp, thiếu kinh nghiệm, áp lực công việc, gia đình
 Do đạo đức nghề nghiệp
 Do HS có những khó khăn và rào cản trong học tập, những khó khăn về xã hội như bị ngược đãi, bức xúc về gia đình, nên các em còn mắc lỗi khi ở trường.
3. Hậu quả của việc sử dụng các biện pháp trừng phạt trẻ em:
	- HS: Tổn thương thể xác, tinh thần; nhân cách; kết quả học tập:trẻ chán học, học tập sút kém, bỏ học )
	- GV: buồn khổ; PH không tin; HS phản ứng lại; kết quả Gd không đạt; Có thể bị PH xúc phạm, đánh; mất việc(do vi phạm quy chế, pháp luật).
	- GĐHS : Buồn phiền; tốn tiền của, tốn thời gian, sức khỏe; mất công ăn việc làm, 	
	- XH: tốn tiền của chăm lo, gia tăng tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật
	- Mối quan hệ giữa người lớn/trẻ em; giáo viên/học sinh (Trẻ hận GV, mất lòng tin với GV, tạo ra khoảng cách giữa GV và HS)
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC
1. Kỷ luật: Là những quy tắc, quy định, luật lệ mà con người phải thực hiện, chấp hành và tuân theo.
*Kỷ luật tích cực:
- Là động viên
- Khuyến khích
- Hỗ trợ trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh
- Nuôi dưỡng lòng ham học
- Ý thức kỷ luật tự giác.
- Tự nhận hình thức kỷ luật, cam kết không tái phạm.
* Kỷ luật tích cực không phải là luôn chú ý kỷ luật học sinh, hoặc hình phạt nặng hơn trước mà cần có những quan niệm giáo dục như:
-Việc mắc lỗi của học sinh được coi là lẽ tự nhiên của quá trình học tập, rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
-Việc quan trọng của ngành giáo dục là làm thế nào học sinh nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các qui định, nội qui
-Như vậy người giáo viên là người phân tích đúng sai, đối chiếu các qui định của những hành vi không đúng để học sinh nhận ra lỗi của mình để điều chỉnh sữa đổi, tiến bộ không mắc lỗi lần sau.
* Giáo dục kỉ luật tích cực là:
- Những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật tự giác của học sinh.
- Sự thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân thủ.
- Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.
- Dạy cho học sinh những kĩ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời.
- Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống của các em.
- Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác.
2. Giáo dục kỷ luật tích cực:
	- Là các biện pháp kỉ luật không mang tính bạo lực, tôn trọng học sinh, cung cấp cho học sinh những thông tin biết để không vi phạm, chấp hành và ý thức tự giác.
	- Giúp cho các em sự tự tin khi đến trường học và rèn luyện.
3. PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC:
a) Các đặc điểm của phương pháp kỷ luật tích cực:
Không bạo lực và tôn trọng trẻ; thực hiện các tác động giáo dục phù hợp với nhu cầu, trạng thái của trẻ, giúp trẻ khắc phục nhận thức, hành vi chưa đúng của bản thân.
Tạo cho trẻ có cảm giác an toàn, thân thiện và được tôn trọng bằng việc lắng nghe tích cực và khích lệ trẻ, giúp họ có khả năng vượt qua các rào cản về tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng trong học tập và cuộc sống cá nhân
- Gia tăng năng lực hoạt động và cơ hội thành công cho trẻ bằng việc giáo dục kĩ năng sống cơ bản (theo lứa tuổi) cho các em.
b) Phương pháp kỷ luật tích cực là gì?
	PPKL tích cực là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng đến các hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức kỉ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách tốt đẹp, bền vững.
4. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC
- Nguyên tắc 1: Vì lợi ích thực tế nhất của học sinh
- Nguyên tắc 2: Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần
- Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau
- Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của lứa tuổi học sinh
5. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PP KỶ LUẬT TÍCH CỰC
a) Biện pháp 1:Dùng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic:
	+ Hệ quả tự nhiên: Là những gì xảy ra một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn (VD: Không ăn sẽ bị đói, không ngủ sẽ bị mệt,)
	+ Hệ quả logic: Là những gì xảy ra đòi hỏi phải có sự can thiệp của người lớn hoặc của trẻ khác trong gia đình hoặc lớp học. (VD: Khi trẻ nghịch ngợm phá hỏng đồ chơi mới mua thì trong thời gian tới sẽ không được mua đồ chơi mới, không học bài ở nhà đến lớp sẽ bị điểm kém,)
* Để việc áp dụng giáo dục dùng hệ quả tự nhiên không trở thành trừng phạt cần lưu ý:
	+ Không gây nguy hiểm cho trẻ
	+ Không làm ảnh hưởng đến người khác
* Dùng hệ quả logic không trở thành trừng phạt cần lưu ý:
+ Người lớn phải tôn trọng trẻ
+ Hệ quả logic phải liên quan với những hành vi mà trẻ gây ra
+ Hợp lý
b) Biện pháp 2: Hình thành, thiết lập nội quy, nề nếp kỉ luật trong nhà trường và lớp học:
	+ Nội quy, nề nếp kỉ luật là những điều rất cần thiết để giáo dục, nuôi dưỡng và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn cho trẻ.
	+ Nội quy, nề nếp tạo cơ sở cho trẻ hiểu xem những hành vi nào là phù hợp và những hành vi nào là không phù hợp và đâu là giới hạn không được vượt qua.
	+ Có những nội quy bao gồm những quy định nghiêm khắc do người lớn hướng dẫn, trẻ buộc phải tuân thủ và không thể thương lượng được (VD: Tôn trọng mọi người, trung thực, không đánh nhau, không hút thuốc lá, không lấy trộm của người khác,) và cũng có những nội quy, quy định do trẻ và người lớn cùng thảo luận, thống nhất, đồng thời có thể thay đổi như: thời gian học bài ở nhà từ mấy giờ, làm việc nhà, thời gian giải lao, giải trí,
 *Một số lưu ý khi thiết lập nội quy:
	+ Việc thiết lập nội quy lớp học không làm phức tạp hơn nội quy nhà trường mà chỉ làm rõ hơn nội quy mà mang lại hiệu quả (VD: Tổ chức sinh nhật 1 HS trong lớp, yêu cầu tất cả HS mang quà tặng Làm phức tạp thêm, không hiệu quả)
	+ HS được tham gia thiết lập nội quy, sẽ làm cho các em thể hiện trách nhiệm của bản thân tốt hơn.
	+ Hướng dẫn cho trẻ phải rõ ràng, cụ thể (VD: đã đến lúc con phải đi rửa tay để chuẩn bị ăn cơm,..)
	+ Nhắc nhở trẻ để giúp trẻ suy nghĩ và nhớ lại sau đó quyết định hành động (VD: Con có nhớ là khi có khách đến nhà thì không được vòi vĩnh,.)
	+ Cho trẻ ít nhất 2 khả năng lựa chọn: Các khả năng này người lớn đều chấp nhận được, mục đích để khuyến khích khả năng suy nghĩ và đưa ra quyết định của mình (VD: Hôm nay con muốn mặc quần màu xanh hay màu trắng)
	+ Cho trẻ biết hệ quả với hành vi lựa chọn: Khi trẻ biết được hệ quả của hành vi lựa chọn trẻ sẽ có xu hướng để tránh gây ra hậu quả như vậy (VD: Cô giáo sẽ rất buồn nếu em tiếp tục không làm bài tập ở nhà)
	+ Cảnh báo: Là nhắc nhở trẻ nghĩ về hậu quả xấu của một hành vi nào đó có thể xảy ra (VD: Nếu phóng nhanh, vượt ẩu thì chuyện gì sẽ xảy ra)
	+ Thể hiện mong muốn: Là khích lệ trẻ có một hành vi cụ thể nào đó (VD: Cô mong rằng em sẽ không đánh nhau với bạn nữa)
	* Tóm lại: Thiết lập nội quy, nề nếp trong gia đình và lớp học là một phương pháp quan trọng để duy trì trật tự, nề nếp trong gia đình, lớp học và ngoài xã hội. Khi thiết lập nội quy cả người lớn và trẻ em được cùng tham gia đều cảm thấy mình thoải mái và hài lòng vì mình đã góp phần đưa ra các quyết định đó. Vì thế xác suất làm theo các quyết định đó cao hơn nhiều so với bị áp đặt.
c) Biện pháp 3: Dùng thời gian tạm lắng
	- Đây là một phương pháp kỉ luật có hiệu quả nhưng cũng dễ gây tranh cãi. Bởi nếu khi áp dụng PP thời gian tạm lắng mà không tuân thủ theo nguyên tắc thì nó sẽ trở thành hình thức hình phạt.
	- Thời gian tạm lắng là thời gian trẻ bị tách ra khỏi hoạt động mà trẻ đang tham gia bởi trẻ đang có nguy cơ thực hiện hành vi không mong muốn (trêu trọc, đánh nhau, phá đồ chơi,.). Trong lúc “tạm lắng” trẻ phải “ngồi” một chỗ, không được chơi, không được trò chuyện hay tham gia hoạt động như những người khác. Việc này diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định (cách ly), mục đích là để trẻ bình tĩnh trở lại, suy nghĩ về hành vi không đúng mực của mình và sau đó tiếp tục tham gia các hoạt động đang diễn ra.
	- Đặc biệt việc áp dụng PP thời gian tạm lắng chỉ trong trường hợp trẻ đang hoặc có nguy cơ làm tổn thương đến trẻ khác hoặc chính bản thân mình.
	* Cần lưu ý khi sử dụng:
	- Sử dụng PP này đúng cách (thỉnh thoảng sử dụng và sử dụng trong khoảng thời gian ngắn) thì sẽ có hiệu quả tốt, làm cho trẻ bình tĩnh trở lại, kiềm chế bản thân tốt hơn trong những tình huống gây tức giận, ức chế.
	- Sử dụng thời gian tạm lắng không đúng cách (sử dụng thường xuyên) sẽ không hiệu quả, thậm chí còn gây tác động tiêu cực tới trẻ, làm cho trẻ trở nên hung hăng hơn, dễ cáu giận hơn. Nếu như vậy việc sử dụng thời gian tạm lắng đã trở thành một dạng trừng phạt thân thể và tinh thần đối với trẻ.Do vậy, thời gian tạm lắng nên kéo dài bao nhiêu là vừa? (Có một quy ước cho d ... ựng lòng tin
- Hợp tác làm việc riêng với trẻ để giải quyết khó khăn
- Sử dựng kỹ năng khích lệ, cho trẻ thấy nó được yêu thương, tôn trọng
* Với loại hành vi thể hiện sự không thích hợp/né tránh thất bại
- Không phê phán, chê bai
- Dành thời gian rèn luyện, giúp đỡ trẻ
- Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để có “thành công” ban đầu
- Sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quí của trẻ
- Không thể hiện thương hại, không đầu hàng
V. VẬN DỤNG PP KLTC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH
1. Ứng xử tích cực trong lớp học
a) Ứng xử tích cực trong lớp học là gì? 
Ứng xử tích cực trong lớp học là những hành vi tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh, mang tính tích cực chủ động của mỗi chủ thể và thể hiện sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu dạy học và giáo dục đã đề ra.
Dấu hiệu về sự hài lòng trong giao tiếp với học sinh
- Cảm giác thoải mái, dễ chịu
- Thấy mình đựơc tôn trọng
- Cảm thấy người khác lắng nghe mình
- Thấy tự tin và phát huy đựơc khả năng của bản thân
- Muốn đựơc tiếp tục
b) Vì sao cần ứng xử tích cực trong lớp học?
Trong dạy học và giáo dục học sinh, ứng xử tích cực có tác động tích cực đối với học sinh, giáo viên và cả gia đình, nhà trường cững như cộng đồng xã hội. 
- Đối với học sinh: ứng xử tích cực sẽ khiến học sinh thấy tự tin trước đám đông tích cực, chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ học tập và giáo dục do đó mà phát huy đựơc khả năng của bản thân. Điều quan trọng là, các em thêm nhiều cơ hội để chia sẻ với thầy cô và bạn học, cảm nhận đựơc giá trị của mình vì thấy mình đựơc người khác quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến.
- Đối với giáo viên: ứng xử tích cực sẽ giúp học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật, nhờ đó họ giảm đựơc áp lực quản lý lớp học, được học sinh tin tưởng, tôn trọng. Chính trong mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh mà môi trường tâm lí trong dạy học và giáo dục được cải thiện, hiệu quả các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức sẽ cao hơn. Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu dạy học và từng bước nâng cao chất lượng của dạy học và giáo dục trong nhà trường.
2. Một số kỹ năng giúp giáo viên ứng xử tích cực:
	a)Lắng nghe tích cực là:
	- Lắng nghe một cách chân thành, gợi mở (cả bằng ánh mắt và trái tim);
	- Hiểu rõ nội dung học sinh cần nói;
	- Hiểu rõ đựơc cảm xúc của học sinh.
Các rào cản lắng nghe tích cực
- Không chú ý, xao nhãng, mất tập trung, gây mất hứng thú của học sinh; 
	- Phán xét, chỉ trích, trách mắng học sinh; 
	- Đỗ lỗi cho học sinh mà không xem xét rõ vấn đề; 
	- Hạ thấp, xem thường học sinh; 
	- Ngắt lời khi học sinh đang nói; 
	- Đưa ra lời khuyên, giải pháp, thuyết trình, giảng giải về đạo đức;
	- Đồng tình kiểu thương hại.
	- Ra lệnh, đe dọa
b) Khích lệ nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho học sinh
* Các nguyên tắc trong khích lệ học sinh
	- Việc có thật và cụ thể
	- Cụ thể và gọi tên một phẩm chất
	- Chân thành
	- Luôn để lại cảm xúc tích cực
	- Ngay lập tức
Một số kỹ năng khích lệ 
- Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh
- Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của học sinh
- Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo cách khác
- Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng mới, tiến bộ mới của học sinh.
d) Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động giáo dục 
d.1. Hoạt động giáo dục:
Hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhằm đạt các mục tiêu giáo dục đặt ra. Chủ thể của hoạt động này (trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về những hoạt động đó) là nhà trường, các giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục của nhà nước.
Các hoạt động giáo dục trong nhà trường, chẳng hạn: hoạt động giáo dục thẩm mĩ, hoạt động giáo dục tư tưởng – chính trị - pháp luật,  Hiện nay, xuất hiện thêm nhiều hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, chẳng hạn: hoạt động giáo dục môi trường, hoạt động giáo dục phòng chống ma tuý, hoạt động giáo dục dân số,  tạo cảm giác quá tải về hoạt động giáo dục học đường.
d.2. Xây dựng nội quy lớp học: 
- Sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì:
- Giúp học sinh hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do các em đề ra;
- Giúp học sinh rèn luyện khả năng giao tiếp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh.
* Khi tổ chức cho học sinh xây dựng nội quy lớp học, giáo viên cần chú ý
- Bám sát mục tiêu giáo dục và qui chế trường học.
- Nghiên cứu trước các tài liệu có liên quan đến quyền trẻ em;
- Nội quy lớp học được xây dựng từ đầu năm học và có thể bổ sung sau mỗi học kỳ.
e) Tổ chức các buổi sinh hoạt dành cho học sinh: 
g) Hộp thư “Điều em muốn nói”
h) Tổ chức các buổi sinh hoạt chung để giải quyết vấn đề
3. Giúp học sinh vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực 
- Chán nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với HS em tuổi mới lớn
	- Đối với những HS chán nản, chậm tiến thường dễ mặc cảm nên rất ngại tham gia vào công việc chung của tập thể, do đó GVCN cần tiếp cận để hiểu được “gu” và tác động vào “sở thích” của HS đó tạo sự trải nghiệm những niềm vui trong hoạt động, củng cố nhu cầu, động lực
	- Cần tôn trọng các em làm cho các em thấy rằng mình có nhiều điểm mạnh, có giá trị cần phải nỗ lực khai thác, phát huy những điểm mạnh và giá trị, đồng thời khắc phục những điểm yếu và thói quen chưa tốt để rồi chính tự từng em nhận thấy mình cần phải thay đổi thói quen, hành vi chưa tốt.
- Cần biết khơi dậy không khí thi đua sôi nổi cho học sinh trong lớp, với tinh thần thi đua lành mạnh trong các lĩnh vực	
- Cần tổ chức các hoạt động bổ ích, hấp dẫn đa dạng lôi cuốn HS tham gia, qua đó trải nghiệm niềm vui nhận thức, niềm vui được đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ, tôn trọng, hợp tác.
- Xây dựng môi trường lớp học thân thiện nhằm đáp ứng các nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng và có giá trị của từng thành viên trong tập thể lớp, đặc biệt là đối với những HS chán nản, chậm tiến
- Giúp các em nhận thấy mình có khả năng, mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng mình sẽ thay đổi. Cuộc sống và tương lai của bản thân, của gia đình đang rất cần sự cố gắng và thay đổi của chính em.
- Củng cố tích cực sau những thay đổi tốt. Cảm xúc được yêu thương, tôn trọng và cảm giác vui thích lại củng cố thêm các cảm xúc tích cực khác bên trong HS. Khi HS có một hành vi tích cực, người lớn có những phản ứng mang tính chất củng cố. Cứ như vậy một thói quen tốt dần được hình thành.
C. KẾT LUẬN:
	Tăng cường phương pháp kỉ luật tích cực trong nhà trường là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng đến các hình thức bạo lực, trừng phạt. Trong đó giáo viên, nhà quản lý giáo dục áp dụng các hình thức kỉ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách toàn diện, bền vững. Đó là mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông. Do đó, muốn vận dụng tốt kỉ luật tích cực trong nhà trường thì trước hết giáo viên cần nhận thức rằng biện pháp kỉ luật trừng phạt HS cần được chấm dựt và thay thế bằng biện pháp kỉ luật tích cực. Để làm được điều này, GV cần có suy nghĩ sâu sắc hơn nữa về nghề dạy học, yêu nghề, mến trẻ, cái tâm phải bao trùm khắp tâm hồn. Hiểu và nắm bắt tâm lý của HS ở mọi lứa tuổi, từng HS và bản thân giáo viên phải có được niềm vui trong công việc. Đồng thời, GV phải tự đặt mình ngang hàng với học sinh để cùng chơi, cùng học, cùng hiểu để tìm cách giáo dục HS thấu tình, đạt lý. Khi HS mắc lỗi thầy cô giáo phải là người bạn, người anh, người chị, người cha, người mẹ chỉ bảo cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh để làm sao HS tạo không khí “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
	Mặt khác, GV phải xác định rằng “Kỉ luật tích cực” không phải là cây đũa thần, không phải là chiếc chìa khóa vạn năng. Do vậy bên cạnh việc sử dụng nó như một giải pháp chủ công thì còn phải linh hoạt, mềm dẻo kết hợp với hệ thống các giải pháp khác đi kèm, sao cho việc kỉ luật HS vẫn phải diễn ra nghiêm túc nhưng đúng luật.
HẾT
CÂU HỎI
Câu 1: Phương pháp kỉ luật tích cực là gì? Để thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Phương pháp kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng những hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp HS giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách môt cách tốt đẹp, bền vững.
Các nguyên tắc thực hiện PP kỉ luật tích cực:
Nguyên tắc 1. Vì lợi ích tốt nhất của học sinh.
Nguyên tắc 2: Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS.
	Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau
	Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm sự phát triển của lứa tuổi HS
 	Câu 2: Vì sao cần phải đưa phương pháp kỉ luật tích cực vào trường phổ thông? Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực mang lại lợi ích gì cho giáo viên và học sinh?
Đưa phương pháp kỉ luật tích cực vào trường phổ thông vì: 
- Thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay trong nhà trường.
- Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực là phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục học sinh của Việt Nam
- Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, thẩm mỹ và nghề nghiệp”.
Thực hiện biện pháp kỉ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh mang lại lợi ích cho giáo viên:
- Giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Từ đó giáo viên tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh tôn trọng và quý mến.
- Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Trò kính trọng, tin tưởng và yêu quý thầy cô; thầy cô hiểu, thông cảm với khó khăn của trò, yêu thương và hết lòng vì học sinh.
- Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Được sự đồng tình, ủng hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội.
Thực hiện biện pháp kỉ luật tích cực mang lại lợi ích cho học sinh:
- Cóó nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến.
- Tích cực, chủ động hơn trong học tập
- Tự tin trước đám đông.
- Phát huy được khả năng của cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5.doc