Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4 - 5 thông qua tiết tập đọc

Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4 - 5 thông qua tiết tập đọc

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Để rèn luyện giọng đọc và phát âm cho học sinh là điều hết sức cần thiết, giúp cho học sinh có thói quen phát âm đúng câu, từ và thể hiện được tình cảm thông qua cử chỉ, lời nói hằng ngày khi giao tiếp hoặc thông qua lời văm ý thơ. Từ những bức xúc đó mà tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình “ rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4-5 thông qua tiết tập đọc”.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Trong chương trình Tiểu học xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là:

-Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, (nghe, nói, đọc ,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

- Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy.

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên,con người, về văn hoá văn học Việt Nam và nước ngoài .

 

doc 9 trang Người đăng huong21 Lượt xem 4323Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4 - 5 thông qua tiết tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 4-5
THÔNG QUA TIẾT TẬP ĐỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Để rèn luyện giọng đọc và phát âm cho học sinh là điều hết sức cần thiết, giúp cho học sinh có thói quen phát âm đúng câu, từ và thể hiện được tình cảm thông qua cử chỉ, lời nói hằng ngày khi giao tiếp hoặc thông qua lời văm ý thơ. Từ những bức xúc đó mà tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình “ rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4-5 thông qua tiết tập đọc”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong chương trình Tiểu học xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là:
-Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, (nghe, nói, đọc ,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên,con người, về văn hoá văn học Việt Nam và nước ngoài .
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.
-Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt .Đọc tốt ở phân môn Tập đọc là các em được củng cố khắc sâu thêm những tri thức, kỹ năng học tốt ở những phân môn khác của Tiếng Việt và các môn học khác . Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc hay học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. . Nó là chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học , giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội...Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó . Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm , đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm .
Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng , đọc diễn cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên cuối bậc tiểu học
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Qua nhiều năm nhà trường phân công giảng dạy ở các lớp 4-5 và qua dự giờ trao đổi học tập lẫn nhau và được dự hội giảng cấp trường, cấp cụm, huyện. Còn bộc lộ nhiều tồn tại:
+Có những học sinh học tới lớp 5 đọc vẫn chưa đọc lưu loát, chưa hay, ngắt nghỉ còn bừa bãi, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện; đọc còn sai dấu thanh. Dẫn đến các em không hiểu được nội dung không hiểu được nghệ thuật , không hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm . Bởi vì trình độ học sinh không đồng đều, chưa nghiên cứu kỹ nội dung bài chưa cảm nhận được cái hay của bài tập đọc .
+ Mặt khác, địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên học sinh phần lớn còn đọc sai, phát âm nhầm lẫn về âm sắc: dấu sắc với dấu huyền,... Trong các giờ dạy tập đọc, việc rèn đọc cho học sinh còn hạn chế giáo viên chưa chú ý rèn đọc khi phát âm sai, khi ngắt nghỉ chưa đúng. Trong việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm. Ngược lại, trong giờ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh được đọc trong lớp ít, chưa biết lên giọng, hạ giọng khi nào, nhấn giọng ở những từ ngữ nào. Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật, qua giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học .
-Qua nhiều năm giảng dạy Tập đọc ở các lớp 4- 5, tôi đã vận dụng phương pháp giảng dạy mới theo chương trình, nội dung sách giáo khoa mới, do Bộ GD&ĐT quy định. Đồng thời, rút kinh nghiệm của bản thân qua từng tiết dạy; vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, tích cực phát huy chủ động sáng tạo của học sinh và chú ý rèn kỹ năng toàn diện cho học sinh. Trong những năm qua tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và đề ra những giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường.
 Do vậy kỹ năng đọc của học sinh nói riêng và chất lượng dạy , học môn Tiếng Việt nói chung thu được kết quả tốt . Sau đây tôi xin trình bày đề tài “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4-5 thông qua tiết tập đọc’’ để cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học 
nhằm đáp ứng mục tiêu của môn học cũng như mục tiêu chung giáo dục cấp tiểu học .
 -Để giải quyết vấn đề “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4-5 qua tiết tập đọc” tôi khảo sát năng lực đọc của học sinh lớp 5A để tìm ra nguyên nhân và giải pháp rèn kỹ năng đọc qua mỗi tiết tập đọc .
1, Khảo sát chất lượng đọc của học sinh ở những tiết học tập đọc đầu năm.
Cụ thể kết quả như sau:
Năm học
Lớp
Số học sinh
Đọc phát
âm sai
Đọc ngắt,
nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
2009-2010
5A
21
08
38,1
06
28,6
04
19,0
03
14,3
Đồng thời tôi trao đổi trực tiếp với đồng chí giáo viên chủ nhiệm năm trước để nắm kỹ hơn về kỹ năng đọc của các em và tiếp tục tìm nguyên nhân dẫn đến phát âm sai, ngắt nghỉ sai, học sinh đọc diễn cảm còn yếu.
2, Nguyên nhân:
+Do ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ, hằng ngày các em tiếp xúc với ông bà, bố mẹ cộng đồng nên việc đọc sai tiếng, bỏ dấu là không thể tránh khỏi
Ví dụ: Khi đọc bài Đất Cà Mau: “ Cà Mau là đất mưa giông” Các em đọc là giồng
+ Về phía giáo viên :
-Chưa thường xuyên rèn đọc, rèn phát âm, những phụ âm sai. Chưa đầu tư quỹ thời gian và rèn dứt điểm dẫn đến ảnh hưởng tới học sinh. Nhiều giáo viên đọc chưa hay, chưa đúng nhất ở bậc mẫu giáo làm ảnh hưởng không ít tới việc đọc của học sinh khi học 29 chữ cái.
Hơn nữa trong giờ tập đọc có giáo viên chưa chú ý đến học sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay. Các em này được làm việc liên tục trong giờ dạy do vậy các em đọc tốt càng đọc tốt, em đọc yếu vẫn hoàn yếu.
-Giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình không chú ý năng lực chủ động của học sinh. Gọi học sinh đọc ít, kể cả khâu rèn đọc và đọc giảng. Nhất là khi đọc diễn cảm giáo viên chỉ gọi một em khá đọc mang tính hình thức. Chưa chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh, nhận xét bạn đọc đúng hay sai để xửa cho bạn và điều chỉnh mình khi mình đọc sai. Khi học sinh đọc sai đọc lại để sửa thì chưa rèn dứt điểm những phụ âm đầu hay sai. 
-Chưa chú ý đến đọc nhóm đôi nối tiếp, đọc cho bạn nghe và ngược lại.
-Chưa chú ý đến khâu rèn đọc thường xuyên ở các tiết dạy tập đọc và các tiết học khác.
+ Về phía học sinh : 
- Học sinh đã đọc kém lại lười đọc, không chú ý đến cách hướng dẫn đọc của thày, không nghe những bạn đọc đúng để mình học tập, để mình đọc đúng. 
-Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kỹ năng đọc diễn cảm (đọc hay) để thể hiện được cảm xúc, tình cảm thái độ qua giọng đọc và tính cách của các nhân vật như : đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ, và âm sắc.
-Việc chuẩn bị bài của các em ở nhà chưa kỹ, không luyện đọc nhiều lần trước khi đến lớp.
IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH 
Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết tập đọc và khắc phục những nguyên nhân tồn tại đã nêu trên .Tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp, biện pháp những nội dung cụ thể sau: 
1)Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 	a, Đối với thầy :
-Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của thầy trò ở từng đoạn của bài. Thầy phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Nhất là những tiết luyện đọc ở buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng.
-Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình. 
-Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
-Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc : Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt.
-Tích hợp nội dung tập đọc vào trong các môn học khác như khoa hoc, sử địa,...
b, Đối với các em học sinh :
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà , có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc , hay sai để đến lớp nghe cô hướng dẫn sửa chữa.
- Học sinh Thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay trong các tiết tập đọc nói riêng. 
-Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc. 
 2.Để thực hiện được mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ Tập đọc. Tôi chú ý đến các khâu sau :
2.1 Rèn phát âm đúng: Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ tập đọc thầy gọi học sinh khá đọc bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm bạn và phát âm lại. Gọi 3,4 em phát âm và giáo viên chốt lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay đọc sai dấu, giáo viên nên cho HS xác định dấu thanh, sau đó đọc lại, hoặc gọi 1 bạn đọc tốt đọc sau đó cho học sinh đọc sai đọc theo.
Ví dụ: Dạy bài : “Một chuyên gia máy xúc”. 
-Tôi chia bài này làm 3 đoạn :
+Đoạn 1: Từ đầu ....đến êm dịu
+ Đoạn 2 : Tiếp dến thân mật.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại 
-Gọi học sinh khá đọc, các em khác theo dõi đọc thầm theo, tìm tiếng khó đọc, hay phát âm sai .
-Cho học sinh đọc nối tiếp theo theo đoạn 
-Gọi học sinh trả lời (2,3 em). Giáo viên ghi bảng (nổi bật lên, nét giản dị, A- lếch -xây).
-Gọi 2,3 học sinh đọc, nhận xét phát âm đúng hay sai, gọi học sinh đọc lại. (Đối với từng tiếng, từ khó đọc). Giáo viên thống nhất cách đọc đúng .
Do thời gian tiết tập đọc có hạn nên những học sinh phát âm sai ở tiết luyện tập buổi dạy phụ đạo tôi rèn dứt điểm. 
2.2 Rèn đọc đúng: 
- Đối với các lớp 1,2,3 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp 5 kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao, nhiều học sinh có thể đọc đạt tới trình độ chuẩn trong những trường hợp nhất định. Do vậy tôi thường gọi một số học sinh khá, giỏi đọc làm mẫu trước toàn bài sau đó gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp giảng từ.... khi các em đọc tôi kết hợp :
+Khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo. 
+Dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp. Mỗi đoạn gọi 2,3 học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại chú ý đọc ngắt nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài bài văn xuôi. 
+ Ví dụ: Bài : “Một chuyên gia máy xúc’’ 
“Thế là / A-lếch -xây đưa bàn tay vừa to /vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:// 
- Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào bằng giấy hoặc bảng phụ gọi 2,3 em đọc .Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau với những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ để các ban khác nhận xét bổ xung và giáo viên thống nhất cách đọc. 
-Đối với những em đọc yếu tôi chú ý cho các em đó đọc nhiều hơn. Hôm nay đọc một câu, ngày mai đọc hai câu, và tăng dần số câu. Các em khác chú ý nghe nhận xét bổ xung bạn đọc. Nếu bạn vẫn đọc sai tiếp tục cho em đó đọc. Trong khi đọc nối tiếp đoạn kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để các em trả lời hiểu những từ được chú thích trong bài để học sinh hiểu nghĩa của từ . 
Bài : “Một chuyên gia máy xúc’’ 
Khi đọc đoạn 1 có từ mới ,tôi đặt câu hỏi: Qua đoạn vừa đọc em hiểu : “Công trường là gì?” 
+ Học sinh trả lời: nơi tập trung người, dụng cụ, máy móc...để thực hiên việc xây dựng hoặc khai thác
+ Hoặc Em hiểu : “ hoà sắc” là thế nào? (sự phối hợp màu sắc)
- Đặc biệt với các từ ở các địa phương khác, giáo viên cần cho các em hiểu từ đó ở địa phương mình có nghĩa là gì
Ví dụ : Bài “Lòng dân”có các từ: tui(tôi); ra lịnh ( ra lệnh); thiệt ( thật )...
 Hoặc bài “ Thư gửi các học sinh” các từ : giời ( trời) ; giở đi ( trở đi )
Trong phần rèn đọc đúng này, tôi tổ chức cho các em đọc cá nhân đọc trong nhóm, luyện đọc theo cặp, đọc trước lớp. (Đọc cho bạn nghe và ngược lại) nhận xét bạn đọc và sửa nếu bạn đọc sai. Đối với những em đọc kém tôi nhẹ nhàng gọi học sinh đọc lại để sửa, động viên khuyến khích kịp thời để các em tự tin hơn và không chán nản, mặc cảm. Tôi luôn dùng những từ “gần đúng” để các em có ý thức tự đọc để vươn lên. Ngoài ra, tôi cho các em đọc tốt ngồi kèm những em đọc
 yếu trong khi luyện đọc ở lớp như vậy việc luyện đọc nhóm, đọc theo cặp đạt kết quả cao hơn.
* Đối với các bài thơ : Đọc đúng trong bài thơ không những phát âm đúng phải biết ngắt nghỉ theo nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ. Khi đọc cần ngắt nhịp 2/3 hay 3/4 hay 4/4 ... Gọi học sinh đọc các khổ thơ cho các em nhận xét ngắt nhịp đúng chưa, ngắt nhịp ở những tiếng nào. Giáo viên ghi khổ thơ vào bảng, giấy để học sinh nói cách ngắt nhịp, nhận xét bổ xung, giáo viên thống nhất. 
 + Ví dụ bài: Hành trình của bầy ong.
-Gọi học sinh đọc, nhận xét, đọc lại và thống nhất cách ngắt nhịp: 4/2 hay 3/5 .
“Chắt trong vị ngọt /mùi hương
Lặng thầm thay/ những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng /vơi đầy
Men trời đất/ đủ làm say đất trời.	
Ngoài ra không những tôi luyện cho học sinh đọc ngắt đúng nhịp thơ tôi còn rèn cho học sinh biết đọc vắt dòng đúng.
+ Ví dụ: Hành trình của bầy ong
“ Bầy ong giữ hộ cho người. Những mùa hoa /đã tàn phai tháng ngày”
2.3.Rèn đọc thầm : Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn (nắm bắt đầy đủ thông tin cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật).
HDHS đọc thầm tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh ( đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, học thuộc.)
Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ. Thông thường tôi sử dụng đọc thầm cho học sinh tìm bài văn có mấy 
đoạn, hoặc đọc thầm để suy nghĩ trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa. Khi đọc thầm giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể, nhằm định hướng việc đọc - hiểu.
+ Ví dụ: Trong bài “Một chuyên gia máy xúc”
-Học sinh đọc thầm đoạn một trả lời câu hỏi:
Hỏi :Anh Thuỷ gặp anh A-lếch - xây ở đâu?
Học sinh trả lời: “Hai người gặp nhau ở công trường xây dựng”.
 Hỏi: Dáng vẻ của A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
-Gọi học sinh trả lời, bạn nhận xét bổ xung, giáo viên chốt lại cuối cùng
* Đọc kết hợp giảng.
-Đọc kết hợp với tìm hiểu nội dung nghệ thuật của văn bản trau dồi kỹ năng đọc hiểu, nắm bắt thông tin bước đầu qua đọc, các em cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ để tạo điều kiện cho các em đọc diễn cảm cả bài.
-Ngoài việc rèn đọc đúng (phải luyện đọc) cần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ ngữ thông qua đọc và trả lời những câu hỏi thông qua từ ngữ để học sinh hiểu được nội dung bài đọc. Tôi có thể giao nhiệm vụ bài tập cụ thể ở từng đoạn cho học sinh trả lời nhận xét, trao đổi báo cáo kết quả để nhận xét, Khi tổ chức lớp học tôi cho các em hoạt động càng nhiều càng tốt. Tôi cố gắng phối hợp đàm thoại thầy- trò với đàm thoại trò - trò. Ngoài hình thức cả lớp cùng tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên tôi còn chọn thêm những hình thức khác như :
+ Chia lớp thành các nhóm để học sinh cùng nhau trao đổi câu hỏi. Sau đó , đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. Giáo viên điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét thảo luận tổng kết.
+ Chỉ định 1-2 em điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi trong sách giáo khoa. Học sinh điều khiển lớp có thể bổ sung câu hỏi như : “ Bạn cho mình biết .”. Giáo viên chỉ nói những điều cần thiết để điều chỉnh, khắc sâu , gây ấn tượng về những gì học sinh trao đổi, thu lượm được. Giáo viên là người chốt lại cuối cùng hoặc nhất trí trả lời của các em. Trong khi học sinh trả lời, tôi chú ý cách diễn đạt cách dùng từ ngữ, của các em để các em vận dụng ở các môn học khác.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Áp dụng phương pháp giảng dạy “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết tập đọc” tôi tiến hành khảo sát lần 2 cũng ở lớp tôi chủ nhiệm tôi thấy tỷ lệ học sinh đọc tốt đã có nhiều chuyển biến so với khảo sát. Cụ thể kết quả như sau:
Năm học
2009-2010
Lớp
Số học sinh
Đọc phát
âm sai
Đọc ngắt
nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Giữa HK I
5A
21
03
14,3
03
14,3
10
47,6
05
23,8
Qua kết quả trên cho thấy chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, số học sinh đọc phát âm sai giảm nhiều. Số học sinh đọc đúng, đọc hay tăng lên.
VI.BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy Tập đọc để học sinh đọc đúng đọc hay bước đầu cảm thụ được cái hay cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu luyện đọc - rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu đúng nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để làm tốt việc rèn đọc cho học sinh lớp 5 trong phân môn Tập đọc người giáo viên phải làm tốt những việc sau:
-Mỗi giáo viên phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, say sưa yêu nghề yêu trẻ , yêu trường lớp.
-Phải luôn nghiên cứu tìm hiểu về nội dung kiến thức, phương pháp bộ môn, nắm chắc hệ thống chương trình. Người giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, luôn cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp giảng dạy.
-Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò chức năng ở phân môn Tập đọc. Trước hết giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài tập đọc trong cấp học nói chung, các bài tập đọc lớp 5 nói riêng. Phải đầu tư quĩ thời gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp học . 
-Giáo viên phải kiên trì , thường xuyên rèn cho học sinh theo các bước:
+Luyện học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc hay sai.
+Luyện đọc đúng các cụm từ, ngắt nghỉ đúng.
+Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ.
+Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh yếu.
+Luyện cho học sinh biết lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng ở câu văn, thể hiện tính cách nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc, ngữ điệu, tốc độ đọc, âm sắc, nhằm diễn tả đúng nội dung bài.
+Đối với những hs đọc sai, rèn dứt điểm ở tiết đọc và tiết luyện đọc ở buổi hai.
+Nhiều học sinh được tham gia đọc và nhận xét bạn đọc.
-Luôn động viên khích lệ gây hứng thú học tập, đọc đối với học sinh yếu kém, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
-Vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Cử chỉ giáo viên, lời nói ngắn gọn dễ hiểu hướng học sinh thao tác tư duy chủ động.
-Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần đối với học sinh yếu kém trước khi đến lớp.
-Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học tập trao đổi rút kinh nghiệm.
-Tổ khối Quan tâm bồi dưỡng thường xuyên hơn nữa những giáo viên năng lực còn hạn chế nhất là khâu đọc của giáo viên.
VII. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
	Tất cả các giáo viến giảng dạy cần chú ý khâu luyện đọc cho học sinh, và điều chỉnh những sai sót của học sinh trong khi các em đọc và phát âm sai.
Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp đã làm trong khi rèn học sinh đọc trong phân môn Tập đọc lớp 4-5.

Tài liệu đính kèm:

  • docREN KI NANG D#U1eccC DUNG CHO H#U1eccC SINH L#U1edaP 4-5 dangki.doc