Rèn kỹ năng giải các dạng toán đo đại lượng cho học sinh lớp 5

Rèn kỹ năng giải các dạng toán đo đại lượng cho học sinh lớp 5

 Toán 5 có vị trí đặc biệt quan trọng trong trương trình toán tiểu học. nếu coi toán 4 là sự mở đầu thì toán 5 là sự phát triển tiếp theo và ở mức cao hơn, hoàn thiện theo cả giai đoạn dạy học các nội dung cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn các lớp 1,2,3.Do đó cơ hội hình thành và phát triển năng lực và tư duy, trí tưởng tượng không gian, khả năng diễn đạt ( bằng ngôn ngữ nói và viết ở dạng khái quát và trừu tượng) cho học sẽ nhiều hơn, phong phú hơn và vững chắc hơn so với các lớp trước. Như vậy, toán 5 sẽ giúp HS đạt được những mục tiêu dạy học toán không chỉ ở toán 5 mà toàn cấp tiểu học để các em có cơ sở bề vững học tiếp các lớp trên.

 Trong các mạch kiến thức của môn toán thì “Đại lượng và đo đại lượng” là mạch kiến thức khó dạy vì tri thức khoa học về đại lượng và đại lượng và tri thức môn học được trình bày có khoảng cách. Việc dạy học giải các dạng toán về đại lượng trong thực tế đó tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm giải pháp chỉ đạo giáo viên rèn kỹ năng giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng đồng thời khắc phục những sai lầm khi giải dạng toán này bởi đây là việc cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượng dạy học.

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1422Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn kỹ năng giải các dạng toán đo đại lượng cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÈN KỸ NĂNG GIẢI CÁC DẠNG TOÁN ĐO ĐẠI LƯỢNG 
CHO HỌC SINH LỚP 5
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
 I - LỜI MỞ ĐẤU:
 Toán 5 có vị trí đặc biệt quan trọng trong trương trình toán tiểu học. nếu coi toán 4 là sự mở đầu thì toán 5 là sự phát triển tiếp theo và ở mức cao hơn, hoàn thiện theo cả giai đoạn dạy học các nội dung cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn các lớp 1,2,3.Do đó cơ hội hình thành và phát triển năng lực và tư duy, trí tưởng tượng không gian, khả năng diễn đạt ( bằng ngôn ngữ nói và viết ở dạng khái quát và trừu tượng) cho học sẽ nhiều hơn, phong phú hơn và vững chắc hơn so với các lớp trước. Như vậy, toán 5 sẽ giúp HS đạt được những mục tiêu dạy học toán không chỉ ở toán 5 mà toàn cấp tiểu học để các em có cơ sở bề vững học tiếp các lớp trên. 
 Trong các mạch kiến thức của môn toán thì “Đại lượng và đo đại lượng” là mạch kiến thức khó dạy vì tri thức khoa học về đại lượng và đại lượng và tri thức môn học được trình bày có khoảng cách. Việc dạy học giải các dạng toán về đại lượng trong thực tế đó tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm giải pháp chỉ đạo giáo viên rèn kỹ năng giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng đồng thời khắc phục những sai lầm khi giải dạng toán này bởi đây là việc cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượng dạy học.
II - THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI 
 LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 5
1 - Vai trò của dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình toán 5:
 Trong chương trình toán học ở tiểu học, các kiến thức về phép đo đại lượng gắn bó chặt chẽ với các kiến thức về số học và hình học. - Dạy học đại lượng và đo đại lượng nhằm củng cố các kiến thức có liên quan trong môn toán, phát triển năng lực thực hành, năng lực tư duy.
Khi dạy học hệ thống đơn vị đo của mỗi đại lượng đều phải nhằm cũng cố các kiến thức về hệ ghi số (hệ thập phân). Ngược lại, việc cũng cố này có tác dụng trở lại giúp nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các đơn vị đo của đại lượng đó có kiến thức về phép tính số học làm cơ sở cho việc dạy học các phép tính trên số đo đại lượng, ngược lại việc dạy học phép tính trên các số. Việc chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng được tiến hành trên cơ sở hệ ghi số, đồng thời việc đó cũng góp phần cũng cố nhận thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân theo chương trình toán tiểu học. Việc so sánh và tính toán trên các số đo đại lượng góp phần cũng cố nhận thức về khái niệm đại lượng, tính cộng được của đại lượng công được, đo được. 
 Như vậy dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình toán tiểu học nói chung và toán lớp 5 nói riêng rất quan trọng bởi:
 Nội dung dạy học đại lương và đo đại lượng được triển khai theo định hướng tăng cường thực hành vận dụng, gắn liền với thực tiễn đời sống. Đó chính là cầu nối giữa các kiến thức toán học với thực tế đời sống. Thông qua việc giải các bài toán HS không chỉ rèn luyện các kỹ năng môn toán mà còn được cung cấp hiều tri thức bổ ích. Qua đó thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học.
 Nhận thức về đại lượng thực hành đo đại lượng kết hợp với số học, hình học sẽ góp phần phát triễn trí tưởng tượng không gian, khả năng phân tích, tổng hợp khái quát hoá, trừu tượng hoá, tác phong làm việc khoa học cho häc sinh.
2 - Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng trong toán 5:
a. Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng.
 b. Diện tích:
 Bổ sung các đơn vị đo diện tích: dam, hm, mm, ha. Bảng đơn vị đo diện tích.
3 - Thực hành - chuyển đổi giữa các đơn vị đo thông dụng:
a. Thể tích:
 Giới thiệu khái niệm thể tích một số đơn vị đo thể tích: mét khối, đề xi mét khối, xen ti mét khối.
 Thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo thông dụng.
b. Thời gian:
 Bảng đơn vị đo thời gian. Thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
đ. Thực hành các phép tính với số đo thời gian.
 Cũng cố nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian.
g. Vận tốc:
 Giới thiệu khái niệm vận tốc và đơn vị đo vận tốc.
 Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
4 - Mức độ cần đạt ở học sinh sau khi học các đơn vị đo:
a. Bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng:
 Biết tên gọi, ký hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng.
 Chuyển đổi các đơn vị đo.
 Thực hiện được các phép tính với các số đo độ dài, đo khối lượng.
b. Bảng đơn vị đo diện tích:
 Biết dam, hm, mm, ha.
 Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đo đã học.
 Biết tên gọi ký hiệu mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
c - Thể tích:
 Biết xen ti mét khối, đề xi mét khối, mét khối.
 Đọc, viết mối quan hệ của các đơn vị đo thể tích thông dụng.
 Biết chuyển đơn vị đo thể tích trong trường hợp đơn giản.
d - Thời gian:
 Biết mối quan hệ đổi đơn vị đo thời gian.
 Biết cách thực hiện các phép tính số đo thời gian.
g - Vận tốc:
 Nhận biết vận tốc của một chuyển động.
 Gọi tên được ký hiệu của một số đơn vị đo vận tốc.
 Tính vận tốc của một chuyển động đều.
 Xuất phát từ nội dung và yêu cầu cần đạt của học sinh tiểu học trên đặc biệt là qua công tác dự giờ thăm lớp những năm qua bản thân tôi thấy các em ngai học phần đại lượng và đo đại lượng dẫn đến khả năng phân tích của các em về bài toán còn thấp, khi thực hiện còn nhiều lúng túng giữa các đơn vị đo và đặt tính bởi vậy kết quả nhiều hạn chế.
 Mặt khác mức độ hứng thú, tập trung của các em chưa cao thiếu chú ý nghe giáo viên hướng dẫn tìm hiểu bài, chưa tích cực xây dựng bài khiến cho giờ học trở nên trầm, hiệu quả thấp. 
 Trước thực trạng đó tôi cho giáo viên chủ nhiệm lớp khảo sát chất lượng 29 em lớp 5 trường tôi trên một số mặt kiến thức liên quan đến đại lượng và đo đại lượng thu được kết quả như bảng sau:
5. Bảng khảo sát mức độ hứng thu khi học môn toán phần này
(kiểm tra bằng phiếu trắc nghiệm) 
Sĩ số
Mức độ
Mức độ cao
Mức độ trung bỡnh
Mức độ thấp
29
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL%
5
17.2
15
51.8
9
31.0
6. Bảng khảo sát chất lượng
 Khả năng
Xếp loại
Phân tích yêu cầu bài toán
Phát huy trí nhớ về các đơn vị đo đến bài toán yêu cầu
Cách đặt tính và ghi kết quả 
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
Giỏi
3
10.0
3
10.0
4
13.7
Khá
4
13.7
3
10.0
5
17.2
TB
14
48.8
14
49.0
11
38.1
Yếu
8
27.5
9
31.0
9
31.0
 Qua khảo sát chất lượng trên tôi nhận thấy các em chưa tạo cho mình được thói quen kỹ năng thiết lập các dữ liệu để thực hiện dạng toán về “đại lượng và đo đại lượng”. Bên cạnh đó là động cơ học môn toán ở phần này chưa rõ ràng, thiếu tính hứng thú chưa tích cực học tập. Do đó kết quả học tập của các em phần này còn nhiều hạn chế.
5 - Nguyên nhân của thực trạng trên:
 a. Về phía giáo viên: 
 - Đây là phần kiến thức khó dạy nên giáo viên không có mấy hứng thú dạy mạch kiến thức này. Khi lập kế hoạch dạy học chưa dự kiến những sai lầm học sinh thường gặp để hướng dẫn các em hiểu tận gốc bản chất của vấn đề.
 - Việc vận dụng đổi mới PPDH của giáo viên còn hạn chế chưa phù hợp, phụ thuộc nhiều vào tại liệu hướng dẫn, sách giáo viên. Chưa rèn được kỹ năng thực hành toán cho học sinh. Dẫn đến hiệu quả chưa cao. Thể hiện các đề kiểm tra thường từ một đến hai câu thuộc mạch kiến thức này phần lớn học sinh đều làm sai do các em không hiểu bản chất của bài tập nên trong quá trình làm bài tập thường hay nhầm lẫn giữa các đơn vị đo.
 - Các trang thiết bị và đồ dùng dạy học giao viên còn thiếu, chủ yếu nhà trường có bao nhiều thì sử dụng bấy nhiêu.
b. Về học sinh
 - Đại đa số học sinh trường tôi ở khu vực thuần nông, điểu kiện kinh tế khó khăn bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà cùng ông, bà. Giáo viên người địa phương không có do vậy việc học, hỏi bài ở nhà gặp không ít khó khăn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả học tập của trường.
- Học sinh còn có những hạn chế trong việc nhận thức: tri giác còn gắn với hành động trên đồ vật, khó nhận biết được các dạng khi chúng thay đổi vị trí, kích thước, khó phân biệt những đối tượng gần giống nhau. Chú ý của học sinh chủ yếu là chú ý không có chủ định nên hay để ý đến cái mới lạ. Tư duy chủ yếu là tư duy cụ thể còn tư duy trừu tượng dần dần hình thành nên học sinh khó hiểu được bản chất của phép đo đại lượng.
- Một số đại lượng khó mô tả bằng trực quan nên học sinh khó nhận thức được. Phần lớn học sinh không thích học mạch kiến thức này. Trong thực hành hay nhầm lẫn do không nắm vững kiến thức mới.
 Từ thực trang trên kết hợp với công tác thao giảng dạy tôi thấy học sinh thường mắc phải những sai lầm trong giải toán phép đo đại lượng là: sửa dụng thuật ngữ, suy luận thực hành đo, so sánh, chuyển đổi đơn vị đo thực hện phép tính trên số đo đại lượng vv. Tôi rút ra một số giải pháp chỉ đạo giáo viên “rèn kỹ năng giải các dạng toán đo đại lượng cho học sinh lớp 5”.
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I - CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1. Xây dựng quy trình rèn kỹ năng giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng trong chương trình toán lớp 5:
 Trước khi thực hiện giải một bài toán dạng “đại lượng và đo đại lượng” tôi
chỉ đao giáo viên phải giúp học sinh hiểu được bản chất của phép đo đại lượng. Từ đó tiến hành theo quy trình sau:
 Bước 1: Lựa chọn phép đo thích hợp: Đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp.
 Bước 2: Giới thiệu đơn vị đo và hình thành khái niệm đơn vị đo.
 Bước 3: Thực hành đo, đọc và biểu diễn kết quả đo bằng số kèm theo đơn vị.
 Ngoài việc thực hành theo quy trình trên giáo viên dạy phần này cần lưu ý:
* Khi dạy hệ thống đơn vị đo, cách chuyển đơn vị đo: 
 Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thấy được sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống đơn vị đo, mối quan hệ giữa các đơn vị đo, quan hệ của đơn vị mới với đơn vị cũ, Giải các bài toán về chuyển đổi đơn vị đo.
* Muốn dạy học sinh tính toán trên số đo và rèn luyện khả năng ước lượng số đo tốt: 
 Giáo viên cần cho HS thấy mỗi cách chọn đơn vị đo nhận được một số đo khác nhau trên cùng một giá trị đại lượng. Do đó, trước khi thực hiện các phép tính HS phải kiểm tra các số đo có đơn vị đo phù hợp hay không.
* Giáo viên phải dành thời gian nhất định để nghiên cứu bài dạy, lập kế hoạch và dự kiến những sai lầm học sinh thường mắc trong từng bài dạy. Phân tích tìm nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra những biện pháp khắc phục ngay trên các em năm chắc hơn, hiểu sâu hơn và vận dụng vào thực tế giải các bài toán.
2. Các dạng toán về dai lượng và đo đại lượng: 
 Để thực hiện có hiệu quả phần này yêu cầu học sinh phải nắm chắc bảng hệ 
thống đơn vị đo, hiểu được mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Quan tâm rèn kỹ năng thực hiện phép tính trên số tự nhiên và số đo đại lượng. Cá ... 0 kg
Cách 2: 	Bài giải 
 Đổi 5 tấn 2 tạ = 5200 kg;
 8 tạ = 800 kg
Thửa thứ hai thu hoạch được:
 ( 5200 - 800 ) : 2 = 2200 ( kg )
 Thửa thứ nhất thu hoạch được:
 2200 + 800 = 3000 ( kg )
 Đáp số: Thửa thứ nhất: 3000 kg
 Thửa thứ hai: 2200 kg
Cách 3: 	Bài giải 
Đổi 5 tấn 2 tạ = 52 tạ
Thửa thứ nhất thu hoạch được:
( 52 + 8 ) : 2 = 30 ( tạ )
Đổi 30 tạ = 3000 kg
Thửa thứ hai thu hoạch được:
52 - 30 = 22 (tạ )
Đổi 22 tạ = 2200 kg
 Đáp số: Thửa thứ nhất: 3000 kg
 Thửa thứ hai: 2200 kg
Cách 4: 	Bài giải
Đổi 5 tấn 2 tạ = 52 tạ
 Thửa thứ hai thu hoạch được:
( 52- 8 ) : 2 = 22 ( tạ )
Đổi 22 tạ = 2200 kg
 Thửa thứ nhất thu hoạch được:
52 - 22 = 30 ( tạ )
 Đổi 30 tạ = 3000 kg
 Đáp số: Thửa thứ nhất: 3000 kg
 Thửa thứ hai: 2200 kg
3. Hướng dẫn học sinh xây dựng một bài toán
Hướng dẫn học sinh xây dựng một bài toán là việc làm cần thiết vì nó vừa giúp học sinh độc lập trong suy nghĩ, vừa giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo. Đây là biện pháp gây chú ý và hứng thú học tập cao cho học sinh, qua đó giúp các em hiểu rõ hơn cấu trúc bài toán, ghi nhớ dạng bài tập, phát triển ngôn ngữ và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong qua trình học tập. 
Có nhiều cách giúp học sinh xây dựng một bài toán. Sau đây, tôi đề xuất một số cách thức hướng dẫn học sinh tự xây dựng một bài toán để đồng nghiệp tham khảo:
3.1. Bài toán đưa ra thiếu số liệu:
Giáo viên ra bài toán còn thiếu số liệu,yêu cầu học sinh tự tìm số liệu thay vào rồi giải.
Ví dụ: Hai anh em cân nặng.ki-lô-gam. Anh cân nặng hơn em ki- lô-gam. Hỏi mỗi người cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
3.2. Bài toán không đưa ra câu hỏi:
Giáo viên ra bài toán chỉ có “ cái đã cho“, yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi tức “ cái phải tìm” cho bài toán rồi giải.
Ví dụ: Một trường học có 4 học sinh nghèo, 6 học sinh khuyết tật. Mỗi học sinh nghèo được cấp 10 quyển vở, mỗi học sinh khuyết tật được cấp 15 quyển vở. Hỏi.
Dựa vào đề bài trên học sinh có thể đặt các câu hỏi như sau: 
- Cả trường được cấp bao nhiêu quyển vở?
- Trung bình mỗi học sinh được cấp bao nhiêu quyển vở?
 .
3.3. Đặt đề toán dựa vào tóm tắt của nó:
Giáo viên đưa ra tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, bằng hình vẽv.v. rồi yêu cầu học sinh tự nêu đề bài toán và giải bài toán đó.
Ví dụ: Nêu đề bài toán và giải bài toán đó theo sơ đồ sau: 
Số cây chanh: 	 160 cây 
Số cây cam: 	
3.4. Đặt các bài toán mới tương tự các bài toán đã giải:
Từ một bài toán đã giải, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt các bài toán mới rồi giải bài toán mới. Có nhiều cách tự lập đề toán mới từ một đề toán đã cho như: thay đổi các số liệu đã cho, thay đổi các đối tượng trong đề toán,thay đổi cả đối tượng lẫn số liệu, thay đổi các “từ khoá “ trong đề toán, tăng số đối tượng trong bài toán, thay câu hỏi của bài toán bằng một câu hòi khó hơnv.v. Giáo viên cần lưu ý học sinh khi đặt bài toán mới cần phải đảm bảo các số liệu, đối tượng chính xác và sát với thực tế.
3.5. Đặt các bài toán ngược với bài toán đã giải:
Sau khi giải xong mỗi bài toán, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dựa vào bài toán đó để đặt các bài toán ngược lại theo nguyên tắc “ thay đáp số vào một trong những điều đã cho và đặt câu hỏi vào điều đã cho ấy”.
Ví dụ: 
Bài toán: ở một nhà hàng người ta đựng gạo vào 2 bao và 5 thùng được 258,5 kg. Số gạo ở 2 bao nhiều hơn số gạo ở 5 thùng là 43,5 kg. Tính khối lượng gạo của mỗi bao và mỗi thùng.
Sau khi giải bài toán trên ta sẽ được các đáp số là: 
- Mỗi bao đựng được 75,5 kg gạo.
- Mỗi thùng đựng được 21,5 kg gạo.
Bây giờ nếu ta thay các đáp số 75,5 kg và 21,5 kg thành các số đã cho và biến tổng, hiệu số gạo ( 258,5 kg và 43,5 kg ) thành số phải tìm thì sẽ được bài toán ngược sau: 
“ ở một nhà hàng người ta đựng gạo vào 2 bao và 5 thùng. Số gạo trong mỗi bao là: 75,5 kg và ở mỗi thùng là 21,5 kg. Hỏi số gạo ở 2 bao nhiều hơn ở 5 thùng là bao nhiêu kg và nhà hàng đó đã đựng tất cả bao nhiêu kg gạo vào 2 bao và 5 thùng?”
4. Hướng dẫn học sinh nhận xét và rút kinh nghiệm sau khi giải mỗi bài toán
Nhận xét, rút kinh nghiệm sau khi giải mỗi bài toán là việc làm cần thiết, vì nó sẽ giúp học sinh tìm ra các đặc điểm của đề toán, đặc điểm của cách giải bài toán, các quy tắc chung để giải những bài toán cùng loại, những sai lầm mà mình đã mắc khi giải bài toán, những nguyên nhân của sai lầm đóv.v. Giáo viên cần lưu ý là phương hướng suy nghĩ ở đây hoàn toàn không gò bó, học sinh nghĩ gì và làm gì là tuỳ năng lực của các em, miễn sao những suy nghĩ ấy có lợi cho việc giải các bài tán cùng loại sau này.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sau quá trình nghiên cứu, giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm tôi đã tìm ra được bốn giải pháp chính trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4. Từ những giải pháp đó, tôi đã vận dụng linh hoạt vào việc soạn bài và tiến hành dạy thực nghiệm trên hai lớp 4A và 4 B của trường tôi. Khi soạn bài cũng như khi dạy thực nghiệm tôi đã căn cứ vào từng dạng bài toán và từng đối tượng học sinh để lựa chọn các giải pháp cụ thể.
Trong quá trình giảng dạy ở hai lớp ( 4A, 4B) với tổng số 50 học sinh ( mỗi lớp 25 em ), tôi đã quan sát, điều tra và tiến hành kiểm tra bằng các đề bài toán cụ thể để khảo sát lại chất lượng và hiệu quả học tập của hai lớp ( đề bài kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm và đề bài kiểm tra ban đầu trước khi dạy thực nghiệm có mức độ khó ngang nhau). Tôi đã thu được các kết quả cụ thể để đối chứng với chất lượng ban đầu trước khi dạy thực nghiệm của chính hai lớp này. 
Đề kiểm tra ( 30 phút ):
Bài toán1: Trung bình cộng của hai số là 12. Tìm hai số đó biết rằng, hiệu của chúng là 8.
Bài toán 2: Một hình chữ nhật có chu vi 640 m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.
Bài toán 3: Tìm hai số biết hiệu của chúng bằng 16 và số bé bằng số lớn. 
Bảng 4: Khả năng giải toán có lời văn của học sinh sau khi dạy thực nghiệm
 Khả năng
Xếp loại
Đọc, nghiên cứu và xác định yêu cầu bài toán
Phân tích bài toán để tìm cách giải
Giải bài toán và kiểm tra các kết quả
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
Giỏi
10
20
9
18
12
24
Khá
15
30
13
26
14
28
TB
21
42
22
44
18
36
Yếu
4
8
6
12
6
12
Bảng 5: Mức độ hứng thú và tích cực học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm
Mức độ
Cao
Trung bình
Thấp
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
15
30
25
50
10
20
 Bảng 6: kết quả xếp loại học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
10
20
14
28
22
44
4
8
Nhìn vào bảng 4, bảng 5, bảng 6 so với các bảng tương ứng là bảng 1, bảng 2, bảng 3 ta thấy khả năng giải toán có lời văn, mức độ hứng thú và tích cực học tập cũng như kết quả học tập của học sinh lớp 4A và 4B được nâng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 mà tôi đã đề xuất. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu và chưa được thử nghiệm trên phạm vi rộng. Vì vậy, đồng nghiệp và các đồng chí quản lý giáo dục cần tham khảo cà vận dụng cho linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ thực tế áp dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy giải các bài toán có lời văn ở lớp 4, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau đây:
- Trong quá trình dạy học giải toán có lời văn, giáo viên cần nắm vững các đối tượng học sinh và dự kiến, phán đoán đượ những lỗi học sinh thường mắc phải để có biện pháp hướng dẫn phù hợp. Đối vớ học sinh khá giỏi, giáo viên cần mở rộng, nâng cao thêm tạo điều iện cho những em có năng lực học toán phát huy hết hả năng của mình. Còn đối với học sinh trung bình và yếu, giáo viên cần quan tâm, động viên ịp thời và hướng dẫn kĩ hơn ở các bước giải bài toán.
- Giáo viên cần nắm vững cấu trúc của từng dạng toán và các bước tiến hành dạy giải toán như đã nêu trong đề tài này. Từ đó giúp học sinh có được các kĩ năng làm toán giải, óc tư duy sáng tạo, khắc phục lối học nhồi nhét, máy móc, dập khuôn.- Thường xuyên, liên tục kiểm tra việc học tập của học sinh để nắm bắt các thông tin phản hồi từ phía học sinh. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời về phương pháp, cách thức thực hiện nhăm đạt được hiệu quả cao nhất.
- Trong dạy học giải toán có lời văn không phải bài toán nào cũng áp dụng tất cả các giải pháp mà đề tài đã nêu. Giáo viên cần chọn lọc và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và rèn cho các em phương pháp tự học.
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua quá trình dạy thực nghiệm cà khảo sát kết quả thực hiện, tôi thấy việc áp dụng các giải pháp, biện pháp dạy học đã đề xuất trong đề tài đối với quá trình dạy học môn Toán nói chung và dạy học giải toán có lời văn nói riêng ở lớp 4 là thực sự có hiệu quả. Chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt. Các em trở nên hứng thú học tập và ham thích môn Toán.Các em được rèn luyện và thành thục hơn về kĩ năng phân tích đề, khả năng thiết lập các dữ kiện để tìm cách giải và trình bày bài giải cho bài toán.
	Bằng các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đã đúc kết được một số “ kinh nghiệm dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4”. Đây là những kinh nghiệm quý báu của bản thân trong dạy học toán vì nó đã được nghiên cứu và kiểm chứng tính khả thi qua thực tiễn. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất những kinh nghiệm này để đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục tham khảo. Tuy nhiên, với quỹ thời gian nghiên cứu có hạn, phạm vi nghiên cứu chưa rộng nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành để đề tài hoàn thiện hơn.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Việc dạy giải toán cho học sinh cần được quan tâm và chuẩn bị ngay từ những lớp đầu cấp để làm bước đệm cho việc học giải toán ở các lớp trên đồng thời góp phân# phát triển tư duy, ngôn ngữ ch các em.
- Trong quá trình dạy học giải toán có lời vân giáo viên cần chú ý đến các bước thực hiện sao cho hợp lý để học sinh có thể nắm được các bước giải và trình bày được bài giải một cách lôgíc, khoa học.
- Giáo viên cần quan tâm rèn luyện nhiều đến kĩ năng phân tích đề bài để học sinh không bị nhầm lẫn với các dạng tương tự và không bị bỡ ngỡ với các bài toán khác dạng.
- Do thời gian dành cho mỗi tiết học không nhiều nên việc rèn cho học sinh có được kĩ năng giải toán có lời văn là hết sức khó khăn. Vì thế, giáo viên cần nghiên cứu kĩ lưỡng cách hướng dẫn sao cho gọn nhất, dễ hiểu nhất và dành một lượng thời gian thích hợp cho cá

Tài liệu đính kèm:

  • docren ky nang giai cac dang toan so do dai luong.doc