Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học về dấu câu phân môn luyện từ và câu – tiếng việt 5

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học về dấu câu phân môn luyện từ và câu – tiếng việt 5

1. Lí do chọn đề tài

 Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy HS dùng từ đặt câu chưa tốt, mắc lỗi chính tả, đặc biệt là lỗi về dấu câu. Có bài văn HS viết như là văn nói và không có dấu câu nào khác ngoài dấu chấm hết bài.

Sau nhiều thời gian tìm tòi, tôi nghiên cứu và đã tìm ra lí do dẫn đến tình trạng trên và cách giải quyết vấn đề trên. Tôi quyết định trình bày vấn đề tôi đã nghiên cứu và trình bày thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ cùng đồmg nghiệp.

 

doc 13 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1302Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học về dấu câu phân môn luyện từ và câu – tiếng việt 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Lục Ngạn
Trường Tiểu học Phượng Sơn số 2
Sáng kiến kinh nghiệm
Biện pháp nâng cao hiệu quả
tiết học về dấu câu
phân môn Luyện từ và câu – Tiếng Việt 5
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai Xuyến
 Nhiệm vụ phân công: Dạy lớp 5
 Năm học: 2010 – 2011
Phượng Sơn, ngày 19 tháng 5 năm 2011
A. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
 Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy HS dùng từ đặt câu chưa tốt, mắc lỗi chính tả, đặc biệt là lỗi về dấu câu. Có bài văn HS viết như là văn nói và không có dấu câu nào khác ngoài dấu chấm hết bài.
Sau nhiều thời gian tìm tòi, tôi nghiên cứu và đã tìm ra lí do dẫn đến tình trạng trên và cách giải quyết vấn đề trên. Tôi quyết định trình bày vấn đề tôi đã nghiên cứu và trình bày thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ cùng đồmg nghiệp.
 2. Các biện pháp nghiên cứu
 - Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
 - Phương pháp nghiên cứu vấn đề
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp đánh giá , tổng kết
B. Nội dung chính
I. Cơ sở lí luận của việc dạy dấu câu trong chương trình Luyện từ và câu, Tiếng Việt lớp 5
 Hiện nay, tiếng Việt dùng các dấu câu:
 Dấu chấm .
 Dấu hỏi ?
 Dấu chấm cảm !
 Dấu phẩy ,
 Dấu ba chấm ...
 Dấu chấm phẩy ;
 Dấu hai chấm :
 Dấu gạch ngang -
 Dấu ngoặc đơn ( )
 Dấu ngoặc kép “ ”
1. Dấu chấm
Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể.
a. Dấu chấm dùng để giới thiệu về người, vật, việc
VD:
 Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buổng lái.
(Một chuyên gia máy xúc – Hông Thuỷ –TV5 tập 1 - NXBGD)
b. Miêu tả đặc điểm
VD:
 Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt, ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
(Mưa rào – Tô Hoài TV5 tập 1 - NXBGD)
c. Nêu ý kiến nhận xét
VD:
 Sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư trên đỉnh núi Tơ Bo.
(Hạng A Cháng – Ma Văn Kháng – TV5 tập 2 - NXBGD)
 Khi đọc, cần đọc ngắt hơi nhiều hơn dấu phẩy.
2. Dấu chấm hỏi
 Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu hỏi.
a. Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi dùng để bày tỏ điều chưa biết, chưa rõ, muốn biết, muốn được trả lời, thường xuất hiện trong đoạn hội thoại.
VD: 
 - Có thấy một người mới chạy vô đây không?
 - Dạ, hổng thấy.
 - Lâu mau rồi cậu?
 - Mới tức thời đây.
 (Lòng dân – Tiếng Việt 5 tập 2 - NXBGD)
b. Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi với mục đích khẳng định
VD:
Rùa mà dám chạy thi với thỏ? Ta chấp chú em một nửa đường đó.
 (Theo La Phông-ten _ TV5 tập 1_ NXBGD)
c. Đặt cuối câu kể nhưng với mục đích nghi vấn.
VD:
- Hoa được điểm 10? Không thể nào tin được.
d. Trong đối thoại nghệ thuật, người đặt câu hỏi tự trả lời, dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi không phải để hỏi mà là để nêu vấn đề, đặt vấn đề và dẫn dắt vấn đề.
VD:
- Chồng ai chết trong tố cộng?
- Chồng tôi.
- Con ai chết trong dinh điền?
- Con tôi.
 (Tế Hanh)
e. Có trường hợp một vế của câu ghép được cấu toạ theo kiểu câu nghi vấn nhưng không phải để hỏi mà để nêu tiêu đề, trường hợp này không dùng dấu hỏi.
VD:
 Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi.
(Phạm Văn Đồng)
g. Dấu hỏi có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (?) để biểu thị thái độ hoài nghi đối với một lời trích thuật. Nếu dấu chấm (dấu tương đương) ngắt câu ở cùng chỗ thì dấu này đặt sau dấu chấm.
VD:
Bọn xâm lược Mĩ làm ra vẻ ngạc nhiên. Chúng chối biến rằng chúng không hề biết gì (?)
(Báo Nhân dân)
 Khi đọc thường phải lên giọng cuối câu và ngắt giọng nhiều hơn dấu phẩy.
3. Dấu chấm cảm
 Dấu chấm cảm dùng để kết thúc câu cảm hoặc câu khiến.
a. Bộc lộ trạng thái, cảm xúc
VD:
Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!
 (Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Mạnh Tuấn
 - Trang 132, TV5 tập 2 _ NXBGD)
b. Biểu thị lời hô, lời gọi
VD:
A! Chữ! Chữ cô giáo!
 (Buôn Chư Lênh đón cô giáo - Hà Đình Cẩn 
 - Trang 144, TV5 tập 1 -NXBGD)
c. Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuuyên bảo
VD:
Đừng đánh rơi nhé!
 (Chuỗi ngọc lam -Phun-tơn O-xlơ -Trang 136, TV5 tâp 1- NXBGD)
d. Dấu cảm có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (!) để biểu thị thái độ mỉa mai, hay dùng kết hợp với dấu hỏi trong dấu ngoặc đơn (!?) để biểu thị thái độ vừa mỉa mai, về hoài nghi. Những dấu này củng thường đặt sau dấu chấm (dấu tương đương) ngắt câu ở cùng chỗ.
VD:
Y còn đòi các nước sản xuất dầu mỏ “hợp tác” với Mĩ để giải quyết các vấn đề về dầu mỏ lẫn lương thực (!)
 (Báo Nhân dân)
VD:
... họ là 80 người sức lực khá tốt những hơi gầy (!?)
 (Nguyễn Tuân)
 Khi đọc, ngắt hỏi ở dấu cảm và lên giọng hay xuống giọng tuỳ hoàn cảnh. Thường thì câu cảm xuống giọng ở cuối câu, câu khiến và lời gọi lên giọng cuối câu.
4. Dấu phẩy
 Dấu phẩy đặt ở giữa câu.
a. Dấu phẩy dùng để ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập như: Cùng giữ chức vụ trạng ngữ, cùng giữ chức vụ chủ ngữ, cùng giữ chức vụ vị ngữ hay các cụm từ, từ ngữ cùng chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái, tính chất,  trong câu.
VD:
b. Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với cụm chủ vị trong câu
VD:
Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
 (Theo Ngọc Giao – Trang 124- TV5 tập 2 - NXBGD)
c. Dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế câu trong câu ghép
VD:
Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.
 (Theo A-mi-xi – trang 133 – TV5 tập 2 NXBGD)
d. Tách biệt phần chú thích
VD:
Sa pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được chau chuốt để xứng đáng là viên ngọc của vùng biên giới.
 (Lãng Văn – trang 149, Tiếng Việt nâng cao 5 - NXBGD)
e. Tách biệt phần chuyển tiếp
VD:
Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô ra ngoài.
 (Theo Văn Long – Qua những mùa hoa
 – Trang 98, TV5 tập 2 - NXBGD)
g. Tách biệt phần hô ngữ
VD:
Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
 (Minh Châu sưu tầm –Trang 99, TV5 tập 2 - NXBGD)
5. Dấu chấm phẩy
Dấu chấm phẩy được đặt giữa câu
a. Dấu chấm phẩy dùng để phân cách các bộ phận ngữ pháp đẳng lập (khi trong câu đã có bộ phận nào đó sử dụng dấu phẩy).
VD: Tiếng đàn bầu khi thì như mưa đêm rả rích, gieo môt6 nỗi buồn vô hạn, mênh mông; khi thì như chớp biển mưa nguồn, đem dài léo sáng, kích động lòng người.
 (Lưu Quý Kì - Trang 9 – 100 bài tập luyện cách dùng
 dấu câu tiếng Việt - NXBGD)
b. phân cách từng vế câu nối tiếp nhau trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa.
VD:
Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng, không sáng tạo không làm cách mạng được.
 (Lê Duẩn)
c. Dấu chấm phẩy cũng có thể được sử dụng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên hợp song song bao gồm những ngữ (cách viết này tương đương với cách viết xuống dòng, gạch đầu dòng khi liệt kê các yếu tố có mối liên hệ tương đương)
Khi đọc, phải ngắt giọng ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt hơi dài hơn so với dấu phẩy nhưng ngắt hơn so với dấu chấm.
6. Dấu hai chấm
Dấu hai chấm đặt giữa câu.
a. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật hay ý nghĩ của nhân vật (thường kết hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang).
VD:
Chị Cốc liền quát lớn:
- Mày nói gì?
(Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí – NXBKĐ)
VD:
Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này với thầy để thầy biết”
 (Theo ku-rô-y-a-na-gi – Trang 152, TV5 tập2 - NXBGD)
b. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
VD:
 Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xiên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, 
(Vũ Tú Nam – Trang 9, 100 bài tập luyện cách dùng dấu câu tiếng Việt - NXBGD)
c. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết.
VD:
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.
- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, làng xóm.
- Chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ; giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.
(Trang 160 – TV5 tập 2 – NXBGD)
Khi đọc phải ngắt giọng ở vị trí dấu hai chấm như dấu chấm phẩy và có ngữ điệu phù hợp với bộ phận đứng sau.
7. Dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép có thể dặt ở vị trí khác nhau trong câu
a. Dấu ngoặc kép dùng để tách biệt lời nói trực tiếp của nhận vật hay ý nghĩ 
của nhân vật (đứng sau dấu hai chấm).
VD:
Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ ”
(Theo A-mi-xi - Một vụ đắm tàu – Trang 108 TV5 tập 2 - NXBGD)
b. Dấu ngoặc kép dùng để tách biệt những từ ngữ đươch sử dụng có ý nghĩa đặc biệt, nhấn mạnh, mỉa mai.
VD:
Cởu ta có cả một “gia tài” khổng lồ về sách các loại: Sách bách khoa tri thức học sinh, tử điển tiếng Anh
(Trang 152 – TV5 tập 2 -NXBGD)
c. Dấu ngoặc kép dùng để tách biệt n hững từ ngữ mượn lại của người khác đưa vào trong bài viết (lúc này không cần dùng dấu hai chấm)
VD:
Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước biếc như xưa” , chúng tôi mải nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những ngôi nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non.
(Hoài thanh – Thanh Tịnh)
8. Dấu gạch ngang
Dấu gạch ngang có thể dặt ở những vị trí khác nhau trong câu
a. Dấu gạch ngang dùng để tách biệt lời nói trực tiếp của nhân vật (đặt sau dấu hai chấm).
VD:
Sóc không chịu, cậu ta kêu lên:
 - Tôi vẫn còn!
Gõ Kiến hỏi:
Còn mà tíu lại rỗng không thế này?
(Theo Phong Thu – Trang 42 TV5 tập 2 - NXBGD)
b. Dấu gạch ngang dùng để tách biệt phần chú thích.
VD:
Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa. – Thầy giải thích.
c. Dấu gạch ngang dùng để tách biệt từng nội dung cần liệt kê trong mối liên hệ với nhau.
VD:
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.
- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, làng xóm.
- Chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ; giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.
(Trang 160 – TV5 tập 2 – NXBGD)
Dấu gạch ngang viết dài hơn dấu gạch nối trong phiên âm tiếng nước ngoài. Ngắt hơi ở vị trí dấu gạch ngang dài hơn dấu phẩy. Khi đọc dấu gạch nối trong tiếng phiên âm cần đọc lướt nhanh.
9. Dấu ngoặc đơn
Dấu ngoặc đơn có thể dặt ở những vị trí khác nhau trong câu để tác phần chú thích (đặt trong ngoặc đơn) với phần được chú thích. Phần chú thích này có tác dụng nêu rõ thêm cho phần được chú thích về tình cảm, thái độ, hành động, nơi chốn, 
VD:
Trước hết em cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người em định tả (khuôn mặt, mái tóc, vóc người, dáng đi, )
(Trang 132 – TV5 tập 1 - NXBGD)
10. Dấu gạch ngang
Dấu gạch ngang có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu.
a. Dấu gạch ngang dùng để tách biệt lồi nói trực tiếp của nhân vật.
VD:
Cụ VI-ta-li hỏi tôi:
- Bây giờ con có muốn học nhạc không?
- Đây là điều con thíchn nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên nhớ đến mẹ con và tưởng như côn trông thấy mẹ ở nhà.
Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi:
- Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.
 (Theo Héc-tô-ma-lô - Lớp học trên đường phố 
 – Trang 154, TV5 tập 2 - NXBGD)
b. Dấu gạch ngang tách biệt phần chú thích
10. Dấu ba chấm (Dấu chấm lửng)
Dấu ba chấm có thể dặt ở những vị trí khác nhau trong câu.
a. Dấu ba chấm thay chonhững lời không tiện nói ra, không tiện trích dẫn.
VD:
Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ ”
(Theo A-mi-xi - Một vụ đắm tàu – Trang 108 TV5 tập 2 - NXBGD)
b. Dấu ba chấm biểu thị sự im lăng, sự kéo dài nghẹn ngào, xúc động không nói thành lời.
VD:
Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi:
- Thưa bác, vâng  Cháu yêu thầy giáo lắm  Thầy có cả một cái bếp lò 
(Theo A-đô-đê – Cái bếp lò – Trang 160 – TV5 tập 2 – NXBGD)
Trong câu, các dấu: chấm, chấm hỏi, chấm cảm, chấm phẩy, hai chấm, phẩy hai chấm được đặt gần chữ bên trái, không đặt gần chữ bên phải hoặc lơ lửng giữa hai chữ. Trong câu, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép là những dấu kép, vì thế phần dứng trước (mở ngoặc) được đặt gần chữ bên phải, còn phần đứng sau (đóng ngoặc) được đặt gần chữ bên trái.
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
C. Kết luận
Tài liệu tham
Phụ lục

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn(7).doc