Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiêm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiêm lớp

 I- TÊN ĐỀ TÀI:

 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiêm lớp.

 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 1.Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

 Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 5 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

 2.Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiêm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I- TÊN ĐỀ TÀI: 
 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiêm lớp.
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 1.Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
 Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 5 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
 2.Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
 Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú y xây dựng, rèn rủa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
 3.Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Có năm công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì giáo viên lớp 4 đã làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tôi chỉ việc phát huy và sáng tạo thêm theo mục tiêu phấn đấu của mình. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm đầu năm. Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách bao bìa dán nhãn, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của lớp,và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. 
 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Liên tục 4 năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%, chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh luôn dẫn đầu trong khối và trong toàn trường. Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này : “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo.
 III- MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
 1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
 2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
 3.Nhận được những lời góp‎ ‎‎y, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
 4. Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
 IV- GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp với 3 nội dung cơ bản sau đây:
 1. Xây dựng nề nếp lớp học.
Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Đây là 3 công việc quan trọng mà tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải làm. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện từ năm học 2008-2009- năm đầu tiên Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Sau đó được chỉnh sửa, bổ sung và được hoàn thiện vào cuối năm học 2009-2010.
B- PHẦN NỘI DUNG
 I- THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
 1. Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp ở Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại,Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
 2. Năm học 2008-2009, lớp tôi có tổng số 33 học sinh. Trong đó có 9 em nữ thường chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, một vài em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói xấu bạn; có 4 em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học nhưng lại học rất yếu; có 2 em thường xuyên nghỉ học theo cha mẹ đi cắt lúa mướn; 3 em phải ở nhờ nhà ông bà nội (ngoại) vì cha mẹ đi làm công nhân ở Bình Dương; nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên không có góc học tập ở nhà, đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên quên vở, quên viếtBao nhiêu chuyện rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xử khiến tôi phải đau đầu.
 3. Ở trường tôi, lớp 5 chỉ dạy một buổi/ ngày. Và có 2 buổi các em phải học tới 6 tiết (thêm 2 tiết Anh Văn/ tuần). Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp phải khéo léo sắp xếp thời gian và chuẩn bị trước các đồ dùng dạy học thì mới có thể dạy đủ các môn học theo qui định. 
 4. Một số giáo viên mới ra trường, khi xử lí các tình huống sư phạm còn lúng túng, bối rối nên thường xuyên phải kéo dài buổi học so với qui định, gây căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh và làm một số phụ huynh bực bội vì phải chờ đợi lâu khi đi rước con em mình tan học. Một vài giáo viên dù đã dạy lâu năm nhưng vẫn chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường hay than phiền về học sinh, về phụ huynh mà chưa tìm được biện pháp giáo dục học sinh nên nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh chưa cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường.
 Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sốngcủa học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 
 II- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn, không thể thống kê hết được. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 3 nội dung chính sau đây:
 1. Xây dựng nề nếp lớp học.
 2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành:
 1) Xây dựng nề nếp lớp học: 
 a) Nắm thông tin về học sinh
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu: 
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và Tên:..
 2. Là con thứtrong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
 4. Kết quả học tập năm lớp 4: (Giỏi, Tiên tiến, trung bình)........................
 5. Môn học yêu thích:..................................................................................
 6. Môn học cảm thấy khó:...........................................................................
 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................
 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
 ....................................................................................................................
 9. Sở thích:..................................................................................................
 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà........tổ........ấp................................................. 
 Số điện thoại của gia đình:......................................................................
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 
 b) Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp: 
 Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 5, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và y thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp ... ướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè. Dựa trên hướng dẫn ở báo Chăm học, tôi tập chung cả lớp lại và hướng dẫn các em làm việc theo nhóm. Các em cùng làm, cùng góp, giúp đỡ nhau làm việc.
 Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao.
 3) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không gian sống của học sinh cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ dừng lại ở nhận thức học tại lớp là đủ.Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà. Về phương pháp học tập, tôi có thể hướng dẫn cho từng em. Nhưng còn góc học tập thì gia đình phải làm cho con em của mình. 
 Để biết được số học sinh có góc học tập hay không, tôi tiến hành điều tra qua học sinh, qua phụ huynh, qua bạn bè gần nhà của học sinh. Nhưng để biết chính xác , tôi phải đến từng nhà học sinh để tìm hiểu. Qua tìm hiểu, tôi biết được lớp tôi có 17 em có góc học tập phù hợp, 7 em có góc học tập nhưng chưa đạt yêu cầu ( chỗ đặt chưa phù hợp; độ rộng, chiều cao của bàn ghế chưa phù hợp với tầm vóc của các em) ; 9 em không có góc học tập, khi học các em phải nằm sấp trên giường hoặc trên sàn nhà, còn sách vở thì các em để lên giường hoặc trên nóc tủ ti vi.
 Đối với những em có góc học tập nhưng chỗ đặt chưa phù hợp, tôi trao đổi với phụ huynh sắp xếp lại vị trí sao cho sáng sủa và thoáng mát về ban ngày, đầy đủ ánh sáng về ban đêm. Tôi hướng dẫn học sinh cách sắp xếp tập vở, đồ dùng học tập ngăn nắp, tiện lợi và trang trí góc học tập bằng cách cắt gấp những bông hoa, lọ hoa bằng giấy để trưng bày và những cái hộp xinh xinh để đựng đồ dùng. 
 Đối với những em chưa có góc học tập, tôi giải thích, động viên để gia đình hiểu rằng góc học tập là nơi để các em học bài, nghiên cứu bài và làm bài tập ở nhà. Có góc học tập sẽ giúp các em hứng thú và có y thức cao hơn trong việc học ở nhà. Ngoài ra, góc học tập còn là nơi để các em rèn luyện tính cẩn thận, ngăn nắp và phát triển óc thẩm mĩ của bản thân. Phụ huynh chỉ cần mua cho con em của mình một cái bàn và một cái nghế nhựa (như kiểu bàn ghế ở các quán nước nhỏ) hoặc mua một cái bàn nhỏ theo kiểu để trong mùng học cho khỏi bị muỗi đốt.
 Sau một khoảng thời gian nhất định, tôi lên kế hoạch kiểm tra cụ thể để nắm chính xác tình hình. Chỉ trong 1 buổi tôi đã đi hết tất cả các gia đình những em chưa có góc học tập hoặc có góc học tập nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Lúc đầu, có phụ huynh còn e ngại, thậm chí còn bảo tôi bày vẽ. Nhưng thấy tôi quan tâm và hết lòng vì học sinh nên dần dần phụ huynh cũng hiểu ra và nhiệt tình hưởng ứng. Hoàn cảnh của một số gia đình học sinh còn rất nghèo nhưng phụ huynh cũng đã cố gắng tạo cho con em mình một góc học tập ở nhà. Tuy chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu song quan trọng là các em đã có chỗ để học, không phải nằm sấp trên sàn, trên giường nữa. Và phụ huynh cũng thấy được tầm quan trọng của việc tự học ở nhà của con em mình, phối hợp với tôi trong việc dạy dỗ và giáo dục các em nên người.
 Khi các em đã có góc học tập, tôi yêu cầu mỗi em phải lập thời gian biểu buổi chiều và buổi tối thật cụ thể, phù hợp với tình hình của gia đình và phải được cha mẹ kí xác nhận. Thông qua thời gian biểu, tôi biết được chính xác thời gian học bài ở nhà của từng em. Sau đây là mẫu thời gian biểu tôi làm mẫu để hướng dẫn học sinh:
 THỜI GIAN BIỂU
Thời gian
Công việc
1 giờ chiều
Thức dậy.
1 giờ 30 – 3 giờ
Học bài: học bài cũ và xem trước bài mới.
3 giờ - 4 giờ 
Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
4 giờ - 5 giờ
Đi chơi thể thao.
5 giờ - 7 giờ
Tắm rửa, ăn tối, chò chuyện với gia đình.
7 giờ - 8 giờ 
Ôn lại bài cũ.
8 giờ - 9 giờ
Xem ti vi rồi đi ngủ.
 Căn cứ và thời gian học bài ở nhà của từng em, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn các em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực hiện đều đặn và duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp học tập cho những em học yếu và những em trong đội tuyển học sinh giỏi của lớp. 
 Khi việc học bài ở nhà của học sinh đã đi vào nề nếp, tôi phân chia lớp thành các nhóm theo khu vực dân cư (theo tổ) và phân công mỗi nhóm một nhóm trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu y đến những bạn học yếu hoặc chưa có y thức tự học ở nhà. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đến kiểm tra đột xuất một số em để nắm tình hình. Nếu phát hiện thấy em nào lơ là, tôi phải tăng cường kiểm tra ngay. Thấy tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh “cá biệt” được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học của các em.
 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không có gì là to tát, những biện pháp tôi đã làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện . 
 Trong 3 năm học qua, tuy trường tôi là trường vùng sâu, vùng xa của huyện Tịnh Biên, vào mùa thu hoạch lúa, học sinh nghèo lớp tôi thường phải nghỉ học đi mót lúa hoặc theo cha mẹ đi xứ khác gặt lúa mướn nhưng lớp tôi vẫn luôn duy trì sĩ số 100%, học sinh lên lớp thẳng đạt 100%, không có học sinh yếu; tỉ lệ học sinh giỏi luôn dẫn đầu trong khối và trong toàn trường. Đó là điều mà chưa có giáo viên nào nơi đây làm được. Sau đây là kết quả 3 năm học vừa qua của lớp tôi chủ nhiệm: 
 * Năm học 2007-2008: 
 + Duy trì sĩ số 34/34 đạt 100/%.
 + Học sinh lên lớp thẳng đạt 100/%.
 * Năm học 2008-2009: 
 + Duy trì sĩ số 33/33 đạt 100/%.
 + Học sinh lên lớp thẳng đạt 100/%.
 * Năm học 2009-2010: 
 + Duy trì sĩ số : 30/30, đạt 100/%.
 + Học sinh lên lớp thẳng đạt 100/%.
 + Đạt 2 học sinh giỏi cấp tỉnh, 1 học sinh đạt giải Nhất kì thi viết chữ đẹp cấp huyện, 1 học sinh đạt giải Ba kì thi kể chuyện cấp huyện.
 - Không có học sinh bị trách phạt trước toàn trường; học sinh đến trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao thông.
 - Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp suốt 3 năm qua luôn được bảo quản tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát như những lớp khác. 
 - 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi học phụ đạo trái buổi. 
 IV. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI
 Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi đạt được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn.
 Nhưng mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng vậy. Tuy tôi đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì điều kiện kinh tế có hạn nên tôi chưa mua được máy ảnh để chụp lại những hình ảnh về lớp học thân thiện, về các hoạt động vui chơi tập thể mà tôi đã tổ chức cho học sinh để đưa vào sáng kiến kinh nghiệm này. Nếu có thêm những hình ảnh đó thì sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ có tính thuyết phục hơn. 
 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 Theo tôi, muốn trở thành một nhà sư phạm, một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải:
 1.Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen,...của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. 
 2. Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban Cán sự lớp, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba. 
 3. Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin vào người thầy.
 4. Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn. 
 5. Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. 
 6. Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “lớp học thân thiện học sinh tích cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niểm vui. 
 7. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh.
C- PHẦN KẾT LUẬN
 Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 Tân Lập ngày 2 tháng 11 năm 2010
 Người viết
 Nguyễn Thị Thục

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem.doc