Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 34

Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 34

MỤCTIÊU

- Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức, kĩ năng giải toán về chuyển động đều.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra

3 HS nhắc lại các công thức tính liên quan đến vận tốc, thời gian, quãng đường.

2. Bài mới

HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và làm bài tập

Bài 1: yêu cầu HS vận dụng được công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian để giải bài toán

2 giờ 30 phút =2,5 giờ

Vận tốc của ô tô là :

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Từ 23/4 đến 27/4/2012
Thứ
Tiết
Môn dạy
Bài dạy
Thứ hai
1
2
3
Chào cờ
Toán 
Tập đọc
Luyện tập 
Lớp học trên đường
Thứ ba
1
2
3
Luyện từ và câu
Toán
Chính tả
Luyện tập liên kết các câu văn
Luyện tập 
Sang năm con lên bảy
Thứ t
1
2
4
Tập làm văn
Tập đọc
Toán 
Trả bài văn tả cảnh
Nếu Trái Đất thiếu trẻ con
Ôn tập về biểu đồ
Thứ năm
1
2
4
Toán
Luyện từ và câu
Lịch sử
Luyện tập 
Ôn tập về dấu câu
Ôn tập
Thứ sáu
1
2
3
Tập làm văn
Toán
Kể chuyện
Trả bài văn tả người 
Luyện tập 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 Ghi chú: 
Soạn : 21/4/2012 
Giảng: Thứ hai, 23/4/2012
Toán: Tiết 166 luyện tập 
I. Mụctiêu
- Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức, kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra
3 HS nhắc lại các công thức tính liên quan đến vận tốc, thời gian, quãng đường.
2. Bài mới
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và làm bài tập
Bài 1: yêu cầu HS vận dụng được công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian để giải bài toán
2 giờ 30 phút =2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là :
120 : 2,5 = 48(km/giờ )
b) Nửa giờ = 0,5 giờ .
Quảng đường từ nhà Bình đến bến xe là :
15 x 0,5= 7,5 ( km)
c) thời gian người đó đi bbộ là :
6 : 5 = 1,2(giờ)	 hay 1 giờ 12 phút
Bài 2 : Giáo viên có thể gợi ý cách giải : muốn tính thời gian xe máy đi phải tính vận tốc xe máy, vận tốc ô tô bằng 2 lần vận tốc xe máy. Vậy trước hết phải tính vận tốc của ô tô.
H: Làm BT vào vở, sau đó chữa bài.
T: Giúp đỡ HS yếu hoàn thành BT.
HS khá -giỏi làm thêm BT3.
Bài 3 : Đây là dạng toán “chuyển động ngược chiều”.
Giáo viên có thể gợi ý để HS biết “tổng vận tốc của 2 ô tô bằng độ dài quãng đường AB chia cho thời gian đi để gặp nhau.
Sau đó hướng dẫn HS dựa vào bài toán “ Tìm hai số biết tổng và tỷ số của hai số đó” để tính vận tốc của ô tô đi từ A và ô tô đi từ B :
HĐ 2 : Chấm và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học
Tập đọc: Lớp học trên đường
I. Mục tiêu 
1. Đọc đúng từ khó: làm xiếc, mảnh gỗ mỏng, sao nhãng,. Tên nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa những cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
2. Hiểu từ khó: ngày một ngày hai,đắc chí, sao nhãng.
3. Nội dung: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
II. Đồ dùng: Tập truyện“Không gia đình”Tranh minh hoạ SGK/153
III. Các hoạt động dạy - học
a. bài cũ:Hai HS đọc bài cũ Luật Bảo vệ ...trả lời câu hỏi về nội dung bài.
b. dạy bài mới
1.Giới thiệu bài. 
2.Luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc: - HS quan sát tranh minh hoạ; nói về nội dung bức tranh 
- Một HS đọc xuất xứ của trích đoạn truyện sau bài đọc. GV giới thiệu 2 tập truyện Không gia đình của tác giả người Pháp Héc-to Ma-lô
- Hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện (2-3 lượt).
GV kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc đúng và tìm hiểu nghĩa của các từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài. HS đọc thầm theo từng đoạn và tìm hiểu bài theo câu hỏi
? Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào.
? Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh.
? Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là cậu bé rất hiếu học?
? Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em.
HS nêu nội dung câu chuyện 
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 3 đoạn truyện.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn 3. HS luyện đọc theo nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm. Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà luyện đọc thêm. 
Soạn : 22/4/2012 
Giảng: Thứ ba, 24/4/2012
Luyện từ và câu: 
luyện tập liên kết các câu văn trong bài
I. Mục tiêu 
1. Củng cố cho H hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ, sử dụng các từ có tác dụng nối.
2. Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ, sử dụng các từ có tác dụng nối để liên kết câu.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng con ghi bài tập
III. Các hoạt động dạy - học
1. Ôn tập: 
H: Nêu lại nội dung ghi nhớ các cách liên kết câu đã học:
- Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ, sử dụng các từ có tác dụng nối để liên kết câu.
2. Luyện tập:
T ra bài tập hướng dẫn H làm vở - Chữa bài 
Bài 1: Cho đoạn văn:
Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trờn bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đỏnh cỏ rẽ màn sương bạc nối đuụi nhau cập bến, những cỏnh buồm ướt ỏt như cỏnh chim trong mưa. Thuyền lớn mui bằng. Thuyền gió đụi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cỏnh ộn. Thuyền nào cũng tụm cỏ đầy khoang. Người ta khiờng từng sọt cỏ nặng tươi roi rúi lờn chợ.
 Cỏc cõu trong đoạn văn liờn kết với nhau bằng cỏch nào?
- Một HS đọc yêu cầu của BT1
- HS đánh số thứ tự các câu văn; đọc thầm lại đoạn văn, làm bài
+ HS phát biểu ý kiến, nói số câu trong 2 đoạn văn; từ ngữ lặp lại.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn về đề tài em tự chọn . Trong đoạn văn có sử dụng phép thay thế từ ngữ và dùng các từ có tác dụng nối để liên kết câu . ( Viết xong , gạch dưới các từ ngữ dùng để thay thế trong đoạn văn )
H: Viết vào vở - Đọc bài - Nêu các từ ngữ dùng để thay thế trong đoạn văn.
3. Củng cố – Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Toán: Tiết 167 luyện tập 
I. Mục tiêu :
-Củng cố về kỹ năng giải bài toán có nội dung hình học.
II. Các HĐ dạy học :
HĐ1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập và thực hành
Bài 1 : GV HD gợi ý cho HS cách tính :
Tính chiều rộng nền nhà ( 8 x = 6 (m) 
Tính diện tích nền nhà : ( 8 x 6 = 48 m2 ) hay 4800 dm2.
Tính diện tích 1 viên gạch hình vuông cạnh 4 dm : ( 4 x 4 = 16 dm2).
Tính số viên gạch : ( 4800 : 16 = 300 viên ).
Số tiền mua gạch : ( 20 000 x 300 = 6 000 000 đồng ).
Bài 2 : GV có thể gợi ý để HS tìm ra cách giải .
Chẳng hạn : chiều cao hình thang bằng diện tích chia cho trung bình cộng 2 đáy. Biết trung bình cộng 2 đáy là 36 m, ta phải tìm diện tích hình thang. Biết diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông có chu vi 96 m. Như vậy ta phải tìm cách tính diện tích hình vuông
Bài 3 : GV hướng dẫn HS : phần a,b dựa vào công tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình thang để làm bài,chẳng hạn : A E 28cm B
a/ Chu vi HCN ABCD là :
( 28 + 84 ) x2 = 224 (cm).
b/ Diện tích hình thang EBCD là : M
( 84 + 28 ) x 28 : 2 = 1568 (cm2)
 D	 84cm	 C
c/ Tính diện tích các hình tam giác vuông EBM và MDC, sau đó lấy diện tích hình thang EBCD trừ đi tổng diện tích hai hình tam giác EBM và MDC ta được diện tích hình tam giác EDM .
HĐ2 : Chấm chữa bài
3. Củng cố – Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Chính tả: ( Nhớ - viết) sang năm con lên bảy
I. Mục tiêu 
1. Nhớ - viết đúng chính tả khổ thơ 2, 3 của bài Sang năm con lên bảy.
2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng nhóm làm bài tập 2
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ. 
Một HS đọc 2-3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp tên một số cơ quan, tổ chức ở BT2 (tiết Chính tả trước). GV nhận xét, ghi điểm.
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết 
- GV nêu yêu cầu của bài; 1 HS đọc khổ thơ 2, 3 trong SGK.
- HS gấp SGK, HS viết bài vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau.
- GV chấm, chữa và nêu nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 : HS thảo luận nhóm. 3 nhóm làm ở bảng nhóm
- Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu cuả bài tập:
+ Tìm tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn (các tên ấy viết chưa đúng)
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm tên các cơ quan, tổ chức.
3 nhóm đính bài làm. Đọc lại đúng tên các tổ chức; khi sửa chữa kết hợp dùng dấu gạch chéo tách các bộ phận của tên, nói rõ vì sao các em sửa như vậy. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS phân tích cách viết hoa tên mẫu
- HS suy nghĩ, mỗi em viết vào VBT ít nhất tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti ở địa phương em. (khuyến khích HS viết được càng nhiều càng tốt.)
HS nối tiếp nhau trình bày.
Cả lớp và GV điều chỉnh, sửa chữa, kết luận
4. Củng cố, dặn dò. GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên tổ chức, cơ quan vừa luyện viết.
Soạn : 23/4/2012 
Giảng: Thứ tư, 25/4/2012
Tập làm văn 
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu 
1. HS rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho (tuần 32): bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài , trả bài văn tả cảnh ở tuần 32 
Hoạt động 2. GV nhận xét về kết quả bài viết của cả lớp 
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Những ưu điểm chính.:
+ Xác định đề: Đa số các em đã xác định được đề bài.
+ Bố cục: Nhiều em viết rõ ràng: em Nhung, Yến Nhi 
+Diễn đạt: Một số em diễn đạt tốt, lưu loát, biết sử dụng từ gợi tả âm thanh , hình ảnh: em Luyến, Thương 
- Những thiếu sót, hạn chế: Vẫn còn em sơ sài chỉ dừng lại ở lối viết liệt kê. Viết sai lỗi chính tả, còn dùng từ địa phương em: Khánh, Hơn
Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS chữa bài 
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- T viết lên bảng lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa vào nháp.
- HS trao đổi về bài trên bảng. HS trình bày ý đúng GV chữa lại bằng phấn màu 
b) Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình
- HS đọc nhiệm vụ 1 – Tự đánh giá bài làm của em – trong SGK.
- HS xem lại bài viết của mình , tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài.
c)Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- HS viết lại các lỗi và sửa lỗi trên VBT. Các em đọc lời nhận xét của T, đọc những chỗ T chỉ lỗi trong bài; phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình; viết lại các lỗi theo từng loại (lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt,); sửa lỗi. Đổi bài, cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
d) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo.( Bài:Ngọc, Phương
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
e) HS chọn viết lại một đoạn văn hay cho hay.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - T nhận xét tiết học, tuyên dương em làm tốt.
Tập đọc: 
Nếu trái đất thiếu trẻ con
I. Mục tiêu :
1. Đọc đúng các từ khó: sung sướng, sáng suốt, Pô- pốp, ... ở
- Cho HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu bài 
 GV gọi 1 HS lên bảng làm – cả lớp làm bài vào vở 
 GV cùng cả lớp chữa bài.
 Kết quả:a)x = 3,5 b) x = 13,6 
 Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài – GV cho HS nêu cách làm rồi làm vào vở
GV cùng cả lớp chữa bài
Đáp số: 20 000m2,2ha
HS khá -giỏi làm thêm BT4,5.
Bài 4:Cho HS tóm tắt bài yóan rồi làm vào vở.1HS làm bảng lớp
Đáp số:14 giờ hay 2 giờ chiều
Bài 5:Cho HS làm bài sau đó GV chữa bài
Chẳng hạn: + hay tức là .vậy x = 20
Học sinh làm bài vào vở. Hai học sinh làm bài ở bảng phụ ( Bài 3, 4 ).
	GV bao quát lớp, hướng dẫn thêm cho học sinh yếu.
 HĐ3: Chấm chữa bài.
Chữa bài 3 trên bảng phụ.
GV nhận xét, tổng kết tiết học.
Luyện từ và câu 
ôn tập về dấu câu 
 (Dấu gạch ngang)
I. Mục tiêu 
1. Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
2. Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ ghi sẵn tác dụng của dấu gạch ngang.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra:HS đọc đoạn văn trình bày về nhân vật út Vịnh – tiết trước.
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài 
Bài tập 1 - Một HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
? Nêu tác dụng của dấu gạch ngang? ( 3 HS trình bày)
- HS tự làm bài vào VBT, nhắc HS chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang trong câu đó.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét nhanh.
- HS trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2- Một HS đọc yêu cầu của bài (lệnh bài tập và mẩu chuyện Cái bếp lò)
HS làm bài theo cặp- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- 1 HS đọc đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò
- Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện Cái bếp lò, suy nghĩ, làm bài vào VBT- các em xác định tác dụng của dấu gạch ngang dùng trong trường hợp.
Cả lớp và T nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng:
- Chào bác. - Em bé nói với tôi.
- Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em.
3.Củng cố, dặn dò 
- HS nói lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang. 
- Dăn HS ghi nhớ kiến thức về dấu gạch ngang để dùng đúng dấu câu này khi viết bài.- GV nhận xét tiết học. 
Lịch sử;
Ôn tập học kỳ 2.
I. Mục tiêu
 *Sau bài học, H biết.
- Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri.
- Nêu được diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26/12/1972.
- ý nghĩa lịch sử của “Cách mạng tháng Tám và đại thắng mùa xuân năm 1975”.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Nêu nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay?
- Nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1
- GV cho HS thảo luận cả lớp các câu hỏi sau:
(?) Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
(?) Em hãy nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc Hội khoá VI.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2
- GV chia lớp thành 4 nhóm học tập.
- Các nhóm thảo luận theo nội dung sau:
(?) Nêu diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26/12/1972?
(?) Hãy nêu ND cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
- Làm việc theo nhóm 2:
Hoạt động 3
(?) Em hãy nêu lại ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng 30/4/1975?
- Làm việc cả lớp:
- Mời đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm trình bày tốt.
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Cho HS nối tiếp nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
- Chuẩn bị giấy kiểm tra để KT HK II.
Soạn : 25/4/2012 
Giảng: Thứ sáu, 27/4/2012
Tập làm văn 
Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu 
1. HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề đã cho (tuần 33): bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2. Tự đánh giá được những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: Trả bài văn tả người
Hoạt động 2. GV nhận xét chung về kết quả làm bài cuả cả lớp. 
GVghi bảng 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết(tả người) ; 
a) Nhận xét về kết quả làm bài của cả lớp - Những ưu điểm chính: 
+ Xác định đề bài :Hầu hết các em đã xác định được dạng văn tả người 
+ Bố cục:Các em trình bày bố cục rõ ràng, mạch lạc.
+Diễn đạt : Trôi chảy, có tình cảm với nhân vật được tả, biết sử dụng từ có hình ảnh. Miêu tả theo trình tự hợp lí.
- Những thiếu sót, hạn chế: Có số ít em viết viết dạng liệt kê: em Dương
b) Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS chữa bài. 
 GV trả bài cho từng HS.
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- T viết lên bảng lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi chữa bài trên bảng.HS trình bày ý đúng T chữa lại Bằng phấn màu
b) Hướng dãn HS sửa lỗi trong bài.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3 của tiết Trả bài văn tả người (Chú ý yêu cầu về nội dung miêu tả - Chú ý nêu yêu cầu về cách diễn đạt).
HS viết lại các lỗi và sửa lỗi trên VBT– các em đọc lời nhận xét của T, đọc những chỗ T chỉ lỗi trong bài; phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình; viết lại các lỗi theo từng loại (lỗi chính tả, dùng từ, câu, diễn đạt,); sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo( bài Phương , Ngọc 
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết lại. GV chấm điểm đoạn viết của một số HS.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết trả bài.
Toán: Tiết 170 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia và vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính ; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Giới thiệu bài
	GV nêu nhiệm vụ của tiết học.
2. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
	Học sinh nêu yêu cầu và cách làm lần lượt từng bài tập trong S HS.
	GV hướng dẫn thêm (nếu cần ).
Bài 1: GV cho HS thực hiện lần lượt các phép tính rồi chữa bài
Bài 2: 
- Cho HS tự làm rồi chữa bài
Đáp án:a. x = 50 b.x = 10 c.x = 1,4 ; d.x = 4
Bài 3.Gọi 1 HS tóm tắt bài toán rồi làm vào vở,1 hs làm bảng phụ
Bài giải
Số ki- lô gam cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu là:
2400: 100 x 35 = 840 ( kg)
Số ki- lô gam cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ 2 là:
2400: 100 x 40 = 960 ( kg)
Số ki- lô gam cửa hàng đó đã bán trong 2 ngày đầu là:
840 + 960 = 1800 (kg)
Số ki- lôgam cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ 3 là:
2400 – 1800 = 600 (kg)
Đáp số:600kg
Bài 4:- GV cho HS đọc đề toán,tóm tắt rồi nêu cách làm
 - Đáp số:1500 000 đồng
Kể chuyện:
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu 
1. Rèn kĩ năng nói:-Tìm và kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện hợp lí Cách kể giản dị, tự nhiên. Biết trao đổi cùngcác bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra: 1 HS kể lại chuyện tiết trước đã học.
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
b. dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Một HS đọc 2 đề bài.
- T hướng dẫn HS phân tích đề,gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong 2 đề bài .
- HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi trong SGK để hiểu rõ những hành động, hoạt động nào thể hiện sự chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi của gia đình nhà trường và xã hội; những công tác xã hội nào thiếu nhi thường tham gia.
- GV lưu ý trong SGK giúp các em rất nhiều khả năng tìm được câu chuyện
- HS lập nhanh dàn ý cho câu chuyên.
3. Hướng dẫn HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm HS.
- HS thi kể chuyện trước lớp. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất, bạn KC hấp dẫn nhất trong tiết học.
4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Mở rộng vốn từ: quyền và bổn phận
I. Mục tiêu 
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
2. Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật út Vịnh(bài tập đọc út Vịnh), về bổn phận của trẻ em thực hiện an toàn giao thông.
II. Đồ dùng dạy- học: Tự điển; bảng nhóm.
III Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra: 2 HS đọc lại đoạn văn thuật lại một phần cuộc họp tổ. 
b. dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1- Một HS đọc yêu cầu của bài tập, HS làm việc theo cặp– sử dụng từ điển 
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài tập, trao đổi cùng bạn. 
- HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2- Cách thực hiện tương tự BT1: HS đọc yêu cầu của BT2. HS phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi của bài tập. GV chốt lại lời giải đúng: Từ đồng nghĩa với bổn phận là nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
Bài tập 3 -Một HS đọc yêu cầu của BT3.
- HS đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
?Năm điều Bác Hồ dạy nói về quyền hay bổn phận của thiếu nhi.
? Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định nào trong Luật Bảo vệ
GV chốt lại lời giải đúng. (Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận cảu thiếu nhi. Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định được nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em) - HS đọc thuộc lòng Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
Bài tập 4- HS đọc yêu cầu của bài.
? Truyện út Vịnh nói điều gì?
? Chi tiết nào cho em thấy rõ điều đó.(Thuyết phục Sơn, dũng cảm cứu em nhỏ)
? Em học tập được gì ở út Vịnh.( Lòng dũng cảm, bổn phận cuảtrẻ em đ/v xã hội)
-HS viết đoạn văn. Đọc đoạn viết của mình. GV nhận xét, chấm điểm.
3.Củng cố, dặn dò: Khen nhóm em học tốt.
- Dặn HS viết đoạn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34-L5 SANG.doc