Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần 19 - Thứ 5

Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần 19 - Thứ 5

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời của các nhân vật, lời tác giả.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3 ( không yêu cầu giải thích lí do.)

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc cho HS.

- HS: SGK

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần 19 - Thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 16 tháng 2 năm 2012
BUỔI SÁNG
Tiết 1 ANH VĂN 
Tiết 2	Tập đọc
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời của các nhân vật, lời tác giả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3 ( không yêu cầu giải thích lí do.)
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc cho HS. 
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: Người công dân số Một
2. Dạy bài mới: GT, ghi tựa
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp.
Hướng dẫn HS phát âm những từ ngữ đọc sai, không chính xác, đoạn khó, giảng từ.
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải 
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi: 
- Anh Lê và anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau ?
- Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện..cử chỉ nào?
- Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai? Vì sao ?
- Sau câu chuyện này anh Thành đã làm gì ?
GD HS về lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
- Phân vai đọc diễn cảm vở kịch thể hiện tính cách của nhân vật.
- Cho HS nêu nội dung bài
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
-HD HS phân vai đọc đoạn kịch
-GV đọc mẫu	
3. Củng cố - dặn dò: 
Cho HS nhắc lại nội dung của bài.
Liên hệ, giáo dục
Nhận xét ,dặn dò 
-3 HS đọc nối tiếp( 3 lượt)
-HS đọc
-HS đọc
-HS đọc thầm và TLCH
-HS nêu
-HS nêu
-HS nêu. HS K- G giải thích 
- HS nêu
- HS K- G đọc phân vai diễn cảm đoạn kịch giông đọc thể hiện tính cách của từng nhân vật.
- 2 HS K-G nêu. HS Y nhắc lại
-HS đọc
-HS theo dõi
-Luyện đọc theo nhóm ,thi đọc đoạn kịch, cả bài.
-HS nêu
 * RÚT KINH NGHIỆM 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3	 Toán	
HÌNH TRÒN. ĐƯỜNG TRÒN
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn.
- Biết sử dụng compa để vẽ hình tròn.
II. Chuẩn bị:
- GV: Compa, bảng phụ. 	- HS: Thước kẻ và compa.
III.Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: Luyện tập chung
2. Dạy bài mới: GT, ghi tựa
v	Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn – đường tròn
-GV đưa ra một số tấm bìa hình tròn, chỉ tay lên mặt tấm bìa. GV giới thiệu giới thiệu hình tròn, đường tròn
-GV giới thiệu cách tạo dựng một bán kính, đường kính hình tròn.
v	Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1
-Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS thực hành
Theo dõi giúp cho học sinh dùng compa.
Bài 2
 -Cho HS nêu yêu cầu
Lưu ý học sinh bài tập này biết đường kính phải tìm bán kính.
- Cho HS thực hành 
Bài 3
- Yêu cầu HS K-G làm bài
3. Củng cố - dặn dò: 
Chuẩn bị: Chu vi hình tròn.
Nhận xét ,dặn dò 
-HS quan sát thảo luận để nhận biết tấm bìa
-HS nêu nhắc lại 
-HS thực hành
-HS TB-Y quan sát
-HS nêu yêu cầu
-HS thực hành vẽ
- HS nêu yêu cầu
- Cho HS tìm bán kính
- HS thực hành
- HS K-G làm bài và sửa bài
 *RÚT KINH NGHIỆM 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4 Tập làm văn 	 
 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI)
I. Mục tiêu
 -Nhận biết hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1)
 -Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2. II. Chuẩn bị
- GV: Bảng nhóm, VBT	- HS:VBT, SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: 
2. Dạy bài mới: GT, ghi tựa
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
-Cho HS nêu yêu cầu
-Y/C HS thảo luận nhóm đôi
-Gọi hS trình bày kết quả
vHoạt động 2: Thực hành
- Cho HS nêu yêu cầu.
GV yêu cầu HS chọn đề bài.
GV cho HS làm miệng.
- Cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét cho điểm những em viết hay.
3. Củng cố - dặn dò: 
Cho HS nêu 2 cách mở bài
Nhận xét, dặn dò. 
-HS nêu yêu cầu
-HS đọc thầm lại 2 đoạn văn trao đổi nhóm đôi.
-HS trình bày kết quả
-HS nhận xét ,bổ sung
-HS nêu yêu cầu
-HS chọn đề để làm
-HS làm bài miệng.
-HS viết vào VBT
 -HS nêu
- Nhận xét
*RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
BUỔI CHIỀU
 Tiết 3,4	 Toán	 
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
- Củng cố về các phép tính với số thập phân.
- Củng cố cách tính diện tích hình tam giác.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
II. Chuẩn bị:
-GV: các bài toán	-HS: vở, vở nháp
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC:
Ôn cách tính diện tích hình tam giác
- Cho HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- Cho HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
- GV nhận xét 
2. Dạy bài mới: GT, ghi tựa
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Tính
a) 1,5678 : 2,34 x 50 - 65
b) 25,76 - (43 - 400 x 0,1 - 300 x 0.01)
Bài 2: Tam giác ABC có diện tích là 27cm2, chiều cao AH bằng 4,5cm. Tính cạnh đáy của hình tam giác.
Bài 3: 
 Hình tam giác có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 12cm. Tính cạnh đáy hình tam giác biết chiều cao 16cm.
Bài 4: (HSKG)
 Hình chữ nhật ABCD có:
AB = 36cm; AD = 20cm	
BM = MC; DN = NC . Tính diện tích tam giác AMN?	
 36cm
 A	 B	
20cm M 
 C
 D N
3. Củng cố-dặn dò
- GV chốt lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Lời giải
 a) 1,5678 : 2,34 x 50 - 6,25
 = 0,67 x 50 - 6,25
 = 33,5 - 6,25
 = 27,25. 
b) 25,76 - (43 - 400 x 0,1 - 300 x 0.01)
 = 25,76 – ( 43 - 40 - 3 )
 = 25,76 - 0
 = 25,76.
Lời giải:
 Cạnh đáy của hình tam giác.
 27 x 2 : 4,5 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm.
Lời giải:
Diện tích hình vuông hay diện tích hình tam giác là:
 12 x 12 = 144 (cm2)
 Cạnh đáy hình tam giác là:
 144 x 2 : 16 = 18 (cm)
 Đáp số: 18 cm.
Lời giải: 
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 36 x 20 = 720 (cm2).
 Cạnh BM hay cạnh MC là:
 20 : 2 = 10 (cm)
Cạnh ND hay cạnh NC là:
 36 : 2 = 18 (cm)
Diện tích hình tam giác ABM là:
 36 x 10 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác MNC là:
 18 x 10 : 2 = 90 (cm2)
Diện tích hình tam giác ADN là:
 20 x 18 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác AMN là:
 720 – ( 180 + 90 + 180) = 270 (cm2)
 Đáp số: 270 cm2
 * RÚT KINH NGHIỆM 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tiết 5 Tiếng Việt
TLV: LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người..
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn thành thạo.
II. Chuẩn bị:
- GV: các bài tập	- HS: vở, nháp
II. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 
Nêu dàn bài chung của bài văn tả người? 
2. Dạy bài mới: GT, ghi tựa
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm bài tập.
- GV giúp thêm học sinh yếu
- Gọi HS đọc bài làm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Sau đây là hai cách mở đầu bài văn tả người. Theo em, cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau?
Đề bài 1: Tả một người thân trong gia đình em.
 Gia đình em gồm ông, bà, cha mẹ và hai chị em em. Em yêu tất cả mọi người nhưng em quý nhất là ông nội em.
Đề bài 2 :Tả một chú bé đang chăn trâu.
 Trong những ngày hè vừa qua, em được bố mẹ cho về thăm quê ngoại. Quê ngoại đẹp lắm, có cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay. Em gặp những người nhân hậu, thuần phác, siêng năng cần cù, chịu thương, chịu khó. Nhưng em nhớ nhất là hình ảnh một bạn nhỏ chạc tuổi em đang chăn trâu trên bờ đê.
Bài tập 2: Cho các đề bài sau :
*Đề bài 1 : Tả một người bạn cùng lớp hoặc cùng bàn với em.
*Đề bài 2 : Tả một em bé đang tuổi chập chững tập đi.
*Đề bài 3 : Tả cô giáo hoặc thầy giáo đang giảng bài.
*Đề bài 4 : Tả ông em đang tưới cây.
Em hãy chọn một trong 4 đề và viết đoạn mở bài theo 2 cách sau :
a) Giới thiệu trực tiếp người được tả.
b) Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật.
3. Củng cố - dặn dò
- GV chốt lại bài.
 - Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.
 - Nhận xét tiết học
- HS nêu
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm bài.
- HS đọc bài làm
- Lớp nhận xét
Lời giải:
- Đoạn mở bài 1 : Mở bài trực tiếp (giới thiệu luôn người em sẽ tả).
 - Đoạn mở bài 2 : Mở bài gián tiếp (giới thiệu chung sau mới giới thiệu người em tả.)
Ví dụ: (Đề bài 2)
a) “Bé bé bằng bông, hai má hồng hồng”. Đó là tiếng hát ngọng nghịu của bé Hương con cô Hạnh cùng dãy nhà tập thể với gia đình em. 
b) Dường như ngày nào cũng vậy, sau khi học xong, phụ giúp mẹ bữa cơm chiều thì tiếng trẻ bi bô ở cuối nhà tập thể vọng lại làm cho em nao nao trong người. Đó là tiếng của bé Hương , cô con gái đầu lòng của cô Hạnh cùng cơ quan với mẹ em.
 * RÚT KINH NGHIỆM 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU NAM TUAN 19.doc