Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 22

Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 22

I/ MỤC TIÊU :

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Vận đụng để giải một số bài toán đơn giản.

- Học sinh làm các bài tập 1, 2. HSY làm được bài 1

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 01 năm 2011
Tiết 1
CHÀO CỜ
Tiết 2
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận đụng để giải một số bài toán đơn giản.
- Học sinh làm các bài tập 1, 2. HSY làm được bài 1
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/Kiểm tra bài cũ : (4')
- Cho HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
- GV nhận xét ghi điểm 
-Giới thiệu bài: Luyện tập 
2/Bài mới : -Hướng dẫn HS làm bài tập ( 30')
 FBài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Chú ý các đơn vị đo phải cùng đơn vị đo 
-Cho HS tự làm. Giúp đỡ HSY làm vào bảng phụ
-Gọi HS trình bày bài làm 
-Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài tập 2: 
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Yêu cầu 1 HS nêu cách làm 
-Cho HS làm bài cá nhân 
-Gv nhận xét, sửa chữa 
3/ Củng cố dăn dò: (5')
- Cho HS nhắc lại những kiến thức đã học về Hình hộp chữ nhật 
-Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
- Chuẩn bị bài học sau
- HS hát
- HS nêu 
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
-HS đọc 
-HS làm bài :1,5 m =15 dm 
a/Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật:
(25 +15 ) x 2 x 18 = 1440 ( dm2)
Diện tích toàn phần :
1440 + (25x 15 ) v2 = 2190 (dm2)
Đáp số : a/ Sxq = 1440 dm2
 S tp = 2190 dm2
 b/ Sxq =m2
 Stp= m2
-Lớp nhận xét , sửa sai.
-HS đọc
-Diện tích quét sơn chính là diện tích toàn phần trừ đi diện cái nắp ; mà diện tích cái nắp là diện tích mặt đáy 
-HS làm bài 
Diện tích cần quét sơn ở mặt ngoài bằng diện tích xung quanh của cái thùng ta có:
8 dm = 0,8 m
Vậy diện tích quét sơn cái thùng là:
(1,5 + 0,6 ) x 2 x 0,8 +1,5 x 0,6 = 4,26 (m2 )
- Lắng nghe, sửa sai.
-HS nêu 
- Lắng nghe.
Tiết 3
ĐẠO ĐỨC
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ( PHƯỜNG ) EM
I/ MỤC TIÊU: 
	- HS bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
	- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em ở địa phương.
	- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
	- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1/ Ổn định tổ chức.KTBC: (5')
- Cho HS nêu lại nội dung ghi nhớ 
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Giới thiệu bài : Uỷ ban nhân dân Xã ( Phường ) em
2. Bài mới : (30')
 -Hoạt động1: Xử lí tình huống (Bài tập 2, SGK) 
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm:
 +Nhóm 1và 2 câu a.
 +Nhóm 3 và 4 câu b.
 +Nhóm 5 và 6 câu c.
-Cho các nhóm HS thảo luận .
-GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Cho các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến 
-GV kết luận :
+Tình huống a : Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chấùt độc da cam .
+Tình huống b : Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của Phường.
+Tình huống c : Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở ,đồ dùng học tập, quần áo ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt .
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 4, SGK).
+GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như : Xây dựng sân chơi cho trẻ em ;tổ chức ngày 1 tháng 6; ngày rằm Trung thu cho trẻ em ở địa phương Mỗi nhóm chuẩn bị ý kiến về một vấn đề.
- GV cho đại diện từng nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
-GV kết luận : UBND xã luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
3. Củng cố - dặn dò : (3')
- Nhận xét tiết học
-Về nhà sưu tầm tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
-HS lắmg nghe.
-Các nhóm HS thảo luận.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm thực hiện đóng vai góp ý kiến UBND xã.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
-HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
Tiết 4
TẬP ĐỌC
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I.MỤC TIÊU :
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc đúng các từ khó trong bài và đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với nhân vật.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ).
- HS yếu đánh vần, luyện đọc 5 câu đầu.
- GDBVMT (trực tiếp):Học sinh nhận thức được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh ảnh minh hoạ bài học.
-Tranh ảnh về những làng ven biển, làng đảo và và chài lưới để giải nghĩa các từ khó.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I.KTBC-GTB: (4')
-Kiểm tra 2HS.
-Gv nhận xét +ghi điểm.
_Gv giới thiệu chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình. Giới thiệu bài "Lập làng giữ biển "
II. Dạy bài mới : (30')
1. Luyện đọc: (10')
- GV Hướng dẫn HS đọc.
- Chia đoạn 
- Giao nhiệm vụ cho HSY luyện đọc 5 câu đầu.
.
-Luyện đọc các tiếng khó:Mõm Cá Sấu 
- Đọc nối tiếp lần 2, 1 HS đọc GNT.
-Gv đọc mẫu toàn bài.
2.Tìm hiểu bài: (11')
GV Hướng dẫn HS đọc.
Đoạn 1 :
H:Bài văn có những nhân vật nào ? 
-Bố và ông bàn với nhau việc gì ?
Giải nghĩa từ :họp làng ..
Ý 1:Ý định dời làng ra đảo của bố Nhụ.
Đoạn 2 : 
H:Theo lời bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì ? 
Giải nghĩa từ :ngư trường, mong ước 
Ý 2:Những thuận lợi của làng mới.
Đoạn 3:
H:Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng ý với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ ?
Giải nghĩa từ :nhường nào ..
Ý 3:Sự đồng tình của ông Nhụ.
Đoạn 4 :
H: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?
Giải nghĩa từ: giấc mơ .
Ý 4 : Vui mừng của Nhụ.
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài- ghi bảng.
3 Đọc diễn cảm: (10')
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm như mục I
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai.
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn :" Để có một ngôi làng .chân trời ."chú ý nhấn mạnh các từ ngữ: mọi ngôi làng, chợ, trường học, nghĩa trang, bất ngờ, đi với bố, quyết định, đi, cả nhà, những người dân chài , bồng bềnh.
- Kiểm tra việc luyện đọc của HS yếu
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt.
III. Củng cố , dặn dò : (3')
- GDBVMT:Học sinh nhận thức được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về chuyện này, hiện nay.
-HS đọc bài tiếng rao đêm + trả lời các câu hỏi.
-Lớp nhận xét.
 -HS lắng nghe.Nhắc lại tên bài.
-1HS đọc toàn bài.
Đoạn 1 : Từ đầu đến hơi muối.
-Luyện đọc các tiếng khó :Nhụ , chịu 
Đoạn 2 : Từ Bố Nhụ . đến để cho ai?
-Luyện đọc các tiếng khó :vàng lưới 
Đoạn 3:Từ Ông Nhụ . nhường nào.
-Luyện đọc các tiếng khó :võng 
*Đoạn 4 : Phần còn lại
- HS yếu luyện đọc.
- HS lắng nghe.
-HS đọc thành tiếng nối tiếp.
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
-HS luyện đọc các tiếng khó và phát hiện thêm để cùng đọc.
-HS lắng nghe.
-1HS đọc đoạn + câu hỏi.
-Bạn nhỏ tên là Nhu, bố bạn, ông bạn -3 thế hệ trong một gia đình.
-Họp làng để di dân ra đaỏ, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
-HS nêu.
-Đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của dân chài để phơi lưới, buộc thuyền.
-1HS đọc đoạn + câu hỏi
- Ông buớc ra võng, ngồi xuống, vặn mình, Ông hiểu ý tưởng trong suy tính của con trai ông biết nhường nào.
-1HS đọc lướt + câu hỏi
-Nhụ đi, cả nhà đi, có làng Bạch Đằng Giang ở Mõm Cá Sấu.
-HS nêu.
* Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hón đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc từng đoạn nối tiếp.
- 4 HS phân vai: người dẫn chuyện, bố, ông, Nhụ, đọc diễn cảm bài văn.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp.
-HS luyệïn đọc cá nhân, cặp, nhóm.
- HS yếu đọc bài.
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp.
-HS lắng nghe.
Tiết 5
LỊCH SỬ
BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cuối năm 1959-đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng Khởi").
 - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Ảnh tư liệu về phong trào đồng khởi.
- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để xác định vị trí tỉnh Bến Tre ).
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
I/ Ổn định lớp.Kiểm tra bài cũ: (4') Nước nhà bị chia cắt
 - Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
 - Nhân dân ta phải làm gì để co thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?
 - Nhận xét ghi điểm.
 - Giới thiệu bài: “Bến Tre Đông khởi”
II. Dạy bài mới : (25')
- Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- GV đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Gọi 1 HS đọc lại.
-Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
+ Nhóm 1: Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên chống lại Mĩ –Diễm ?
+ Nhóm 2 và 3 : Phong trào “ Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra như thế nào?
+ Nhóm 4 : Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồngkhởi”? 
- GV cho đại diện các nhóm lên trình bày và nhận xét bổ xung.
III/ Củng cố dặn dò: (4')
 - Gọi HS đọc nội dung chính của bài.
 - Nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị bài sau : “ Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta”
- Hát
- HS trả lời.
- HS nghe.
- Nhắc lại tên bài.
- HS nghe.
- 1 HS đọc lại.
- Chia nhóm, hoạt động
- Nhóm 1: Đọc và thảo luận 
-Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Mĩ –Diệm: thi hành chính sách “ tố cộng” “diệt cộng” đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máucho nhân dân miền Nam. Trước tình đó ,không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
- Nhóm2 & 3: Ngày 17- 1- 1960 nhân dân Huyện Mõ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu cho “Đồng khởi” ở Bến Tre.
Cuộc khởi nghĩa ở Mõ Cày , phong trào lan ra các huyện khác. Trong 1 tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.
Phong trào“ Đồng khởi” Bến tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thônvà thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân ,công nhân, trí thức tham gia đấu tranh chống Mĩ –Diễm.
- Nhóm 4: Mở ra thời kì mớicho đấu tranh của nhân dân miền Nam: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn  ... i nhau bằng cặp quan hệ từ : Tuy  nhưng  
-Gv nhận xét.
FBài 2 :
-Gv gợi ý, Hướng dẫn HS tự đặt những câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu bắng quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
-GV nhận xét, chốt ý đúng.
b/ Phần ghi nhớ :
-Gv Hướng dẫn HS đọc.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 FBài 1 :
-GV Hướng dẫn HSlàm BT1.
-Nhận xét, chốt ý đúng:
a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng 
 C V C
không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
 V
Tuy rét vẫn kéo dài , mùa xuân đã đến
 C V C V
 bên bờ sông Hiền Lương .
 FBài 2:
-Gv Hướng dẫn HS làm BT 2.
-GV dán 4 tờ phiếu có bài trắc nghiệm lên bảng. Cho 4 hS lên thi làm nhanh.
-GV nhận xét, chốt ý đúng:
 F Bài 3 :
-Gv Hướng dẫn HS làm Bt3.
-Gv mời 1 hs lên bảng phân tích câu ghép , Gv chốt lại kết quả.
Hỏi về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Chủ ngữ ỏ đâu ? ( đáng lẽ phải trả lời: chủ ngữ của vế thứ nhất là tên cướp, chủ ngữ của vế câu thứ hai là hắn thì bạn HS hiểu nhầm câu hỏi của cô giáo, trả lời : Chủ ngữ ( nghĩa là tên cướp ) đang ở trong nhà giam .)
III. Củng cố, dặn dò: ( 2')
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục củng ốc kiến thức bằng các ví dụ .Chuẩn bị tiết sau :Mở rộng vốn từ : TRẬT TỰ -AN NINH.
-2Hs nhắc lại cách nối các vế câu ghép điều kiện ( giả thiết ) -kết quả bằng quan hệ từ.
-Làm lại BT 1 ;2.
-Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe. Nhắc lại tên bài.
-Hs đọc yêu cầu Bt1.
-HS làm bài theo nhóm.
-Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả 
-Lớp nhận xét.
-HS thảo luận cặp và đặt 1 câu ghép.
-HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc to, rõ nợi dung ghi nhớ. Lớp theo dõi SGK.
-HS nhắc lại không cần nhìn sách.
-Hs đọc yêu cầu Bt1.
-HS làm bài theo nhóm.
-Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả 
-Lớp nhận xét.
- Hs đọc nối tiếp yêu cầu Bt2 (HS 1 đọc phần lệnh và truyện Ai giỏi nhất ? HS 2 đọc lại các câu hỏi trắc nghiệm.
-Lớp đọc thầm bài tập, suy nghĩ, làm vào vở.
-4 HS lên bảng thi làm nhanh.
-Lớp nhận xét.
-Hs đọc nối tiếp yêu cầu BT3.
-Lên bảng phân tích câu ghép.
-Lớp nhận xét.
-Hs nêu ghi nhớ.
-HS lắng nghe.
Tiết 2
ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6
I/ MỤC TIÊU:
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: Nhạc cụ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
I- Ổn định - Kiểm tra bài cũ: (3')
- Gọi 2 đến 3 em hát lại bài hát đã học
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài, ghi bảng
II. Dạy bài mới: (25')
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Tre Ngà Bên Lăng Bác.
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Dân Ca dân tộc nào? Lời do ai viết
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: TĐN Số 6: “Chú Bộ Đội”
- Giới thiệu bài TĐN Số 6.
- Giáo viên cho học sinh tập cao độ từ 1-2 phút.
- Tập tiết tấu : Giáo viên ghi mẫu tiết tấu lên bảng:
- Giáo viên gõ mẫu và yêu cầu học sinh gõ lại.
- Giáo viên cho học sinh xung phong gõ lại.
- Tập đọc nhạc: Giáo viên đàn mẫu giai điệu cả bài.
- Giáo viên đọc mẫu từng câu một và cho học sinh đọc lại, mỗi câu cho học sinh đọc lại từ 2 đến 3 lần để thuộc tiết tấu.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh đọc cả bài và ghép lời bài TĐN Số 6.
- Cho các tổ chuẩn bị và cử đại diện lên bảng đọc lại.
- Giáo viên nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: (3')
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS trả lời.
+ Bài :Hát Mừng
+ Dân Ca Hrê
+ Lời : Lê Hoàn Tùng
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS chú ý.
- HS ghi nhớ.
- Hát đồng thanh.
- Lắng nghe.
Tiết 3
TOÁN
THỂ TÍCH MỘT HÌNH 
 I/ MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về đại lượng thể tích một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
- HS làm bài tập 1, 2
- HS yếu làm bài 1.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Mô hình lập phương, hình hộp chữ nhật .Hình vẽ minh hoạ SGK 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/Ổn định tổ chức.Kiểm tra bài cũ: (4')
 - Nêu qui tắc công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật hình lập phương 
- Gv nhận xét, ghi điểm
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
II/ Dạy bài mới : ( 30')
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm ( quan sát, nhận xét ) trên các mô hình trực quan theo SGK 
HS tự nhận ra kết luận trong từng ví dụ của SGK 
Kết luận: Ví dụ 1: 
Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật ta có thể nói : Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật và ngược lại.
Đại lượng mức độ lớn nhỏ của thể tích một hình gọi là đại lượng thể tích.HS nhắc lại.
Ví dụ 2:
GV treo tranh minh hoạ Có 2 hình khối C và D 
Ta nói : Thể tích hình C bằng thể tích hình D 
Ví dụ 3:
GV xếp các hình lập phương như SGK Cho HS quan sát và làm theo yêu cầu của GV 
Gv kết luận như SGK 
Số hình lập phương nhỏ của hình P bằng tổng số hình lập phương nhỏ của hình M và hình N 
Hoạt dộng 2 :Thực hành: 
ØBài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- Quan sát hình vẽ đã cho để trả lời 
- Giúp đỡ HS làm bài
- HS nêu và giải thích 
- Gv nhận xét, sửa chữa 
 ØBài 2: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
Từng nhóm trình bày 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 III/Củng cố, dặn dò : ( 4')
- Để đo thể tích một hình người ta dùng đại lượng nào để đo ?
- Về nhà đọc lại các ví dụ và bài tập đã làm.
- Chuẩn bị: Xăng-ti-mét khối, Đề -xi-mét khối.
- HS hát.
- HS nêu.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
Hoạt động nhóm 
Ví dụ 1: 
Hình lập phương nhỏ hơn hình hộp chữ nhật. Hình lập phương hoàn toàn nằm trong hình hộp chữ nhật 
- Lắng nghe, nhắc lại nhiều lần.
Hình C gồm 4 hình lập phương và hình D cũng gồm 4 hình lập phương
Hình P gồm 6 hình lập phương
Hình M gồm 4 hình lập phương, hình N gồm 2 hình lập phương.
- Lắng nghe, nhắc lại
- Đọc yêu cầu.
Hình A gồm 16 hình lập phương nhỏ.
Hình B gồm 18 hình lập phương nhỏ. Hình B có thể tích lớn hơn
HS nêu cách tính 
- Lắng nghe.
HS đọc đề và quan sát hình vẽ SGK trang 115 
HS làm tương tự như bài 1 
Hình A có thể tích lớn hơn hình B
- Lắng nghe, sửa sai.
- Nhắc lại
- Lắng nghe.
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I/ MỤC TIÊU:
-Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK, bài văn rõ cốt chuyện, nhân vật, ý nghĩa ; lời kể tự nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ ghi tên một số câu chuyện đã đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/Ổn định .Kiểm tra bài cũ : (4')
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
- Nhận xét
-Giới thiệu bài:Các em đã được ôn tập về văn kể chuyện ở tiết tập làm văn trước . Thầy đã dặn các em về nhà đọc trước ba đề bài trong SGK để chọn cho mình một đề bài .Trong tiết tập làm văn hôm nay chúng ta sẽ làm một bài văn hoàn chỉnh cho một trong 3 đề các em đã chọn 
II/-Hướng dẫn HS làm bài (30')
+Gv ghi 3 đề bài lên bảng 
+Cho HS tiếp nối tên đề bài đã chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể 
+Gv nhắc các em cách trình bày bài.
+Cho HS làm bài 
+GV thu bài 
III/Củng cố, dặn dò : ( 3')
- Hs nêu lại kiến thức về văn kể chuyện 
- Gv nhận xét tiết học
- Về nhà đọc trước bài tiết tập làm văn sau tuần 23 
- Lắng nghe
Hs chú ý lắng nghe, nhắc lại tên bài.
-HS lắng nghe và chọn đề bài 
-Hs nêu đề bài mình đã chọn 
-HS làm bài vào vở 
-Hs nộp bài 
-HS nêu lại Kể chuyện là gì 
- Lắng nghe
KIỂM TRA CUỐI TUẦN 22
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
	a) 19,72 : 5,8	b) 8,216 : 5,2	c) 12,88 : 0,25	d) 17,4 : 1,45
Bài 2 : Tìm x :
	a) 0,8 x X = 1,2 x 10	b) 210 : x = 14,92 - 6,52
	c) 25 : x = 16 : 10	d) 6,2 x X = 43,18 + 18,82
Bài 3 : 
	a) Tìm 30 % của 60
	b) Tìm 20 % của 80
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ CHẤM ĐIỂM
Bài 1 : 4 điểm
Học sinh đặt tính và làm đúng mỗi câu được 1 điểm
Đáp án : a) 3,4	b) 1,58	c) 51,52	d) 12
Bài 2 : 4 điểm
Học sinh làm đúng mỗi câu được 1 điểm
Đáp án : a) x = 15	b) x = 25	c) x = 15,625	d) x = 10
Bài 3 : 2 điểm
Học sinh làm đúng mỗi câu được 1 điểm
Đáp án : a) 18	b) 16
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 22
I- MỤC TIÊU:
 - Đánh giá hoạt động của tuần 22 và nhắc nhở HS công tác trong dịp Tết. 
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê tốt.
 - Giáo dục học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo và người lớn.
 - Giữ gìn trật tự trong trường lớp. Giữ gìn vệ sinh trong trường lớp và vệ sinh thân thể.
 - Giáo dục an toàn giao thông. 
 - Giáo dục HS tình hình trước trong và sau tết.
II- CHUẨN BỊ: Sổ tay giáo viên, Sổ tay học sinh. 
III- SINH HOẠT LỚP:
 Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt. 
 Các tổ báo cáo tình hình tổ 
 	 Nhận xét góp ý bổ sung của lớp ....................................................................................................
	 Nhận xét đánh giá của lớp trưởng 
 Ý kiến của giáo viên ......................................................................................................................
	 .......................................................................................................................
Ưu điểm : Lớp có nhiều cố gắng ; mọi hoạt động đi vào ổn định 
 Các em đã tích cực, chăm chỉ học tập. 
Tồn tại : Còn một số chưa ý thức học tập ...................................................................................................
Nêu kế hoạch hoạt động tuần 23:
- Nghiêm túc thực hiện nội quy của trường, nhiệm vụ của HS, làm tốt công tác vệ sinh trường lớp
- Thực hiện tốt an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, không được mua bán và đốt pháo. Phòng kẻ gian trộm cắp. Dặn dò HS đón xuân vui vẻ, an toàn, tiết kiện, lành mạnh.
- Giáo dục an toàn giao thông bài 4: Nguyễn nhân gây tai nạn giao thông.
- Tiếp tục dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu.
- Thực hiện tốt các hoạt động của trường của Đội phát động.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 22(6).doc