Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 28

Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 28

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết.(BT2)

 - HSKG đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung VB nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

II. Đồ dùng dạy -học:

GV: Phiếu học tập photo bài tập 1, bài tập 2 (tài liệu). Phiếu bốc thăm KT tập đọc

HS: dụng cụ học tập

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 7/3/2012
TUẦN : 28
TIẾT :55
Ngày dạy 12/3/2012
MÔN : Tập đọc 
BÀI: ÔN TẬP GIỮA HKII (Tiết 1).
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
 - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết.(BT2)
 - HSKG đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung VB nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy -học:
GV: Phiếu học tập photo bài tập 1, bài tập 2 (tài liệu). Phiếu bốc thăm KT tập đọc
HS: dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HS đọc và trả lời các câu hỏi bài “Đất nước”. 
 - GV nhận xét ghi điểm
 3/ Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G.chú
- Hoạt động 1: KT tập đọc và HTL 
- Giáo viên đặt 1 câu hỏi về ND đoạn, bài vừa đọc; ghi điểm. 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2.
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn bảng tổng kết hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài 
- HS đọc bài trong SGK (1 đoạn hoặc đọc TL 1- 2 khổ thơ) và TLCH.
- 1 HS đọc đề, nêu yêu cầu của BT
- HS nhìn bảng, nghe GV HD.
- HS làm bài cá nhân vào vở
- HS nối tiếp nhau trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét sửa chữa.
4. Củng cố 
- HS nhắc lại ND đã ôn tập.
5. Dặn dò : 
 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau:Chuẩn bị: Tiết 2 .
 - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn 7/3/2012
TUẦN : 28
TIẾT :136
Ngày dạy 12/3/2012
MÔN : TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
 - Biết đổi đơn vị đo thời gian .
 - Cả lớp làm bài 1, 2 . HSKG làm bài 3, 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Bảng phụ, bảng nhóm.
HS: dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
 - 1 số HS nêu công thức tính v, S, t.
 - 1 HS lên bảng giải bài tập
 - GV nhận xét - ghi điểm.
 3/ Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G.chú
Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
 + Bài toán yêu cầu em tính gì?
 + Muốn biết được mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km ta phải biết được những gì? 
 + Nêu: công thức tính vận tốc
Bài 2:
 + Hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/ phút, từ đó đổi thành km/ giờ. 
Bài 3: ( HS khá , giỏi ) 
Yêu cầu 1 học sinh đọc đề.
- Hướng dẫn hs đổi các đơn vị đo: 
- Cho HS giải vào vở:
-1 HS làm trên bảng phụ
- Gọi hs đính bài lên bảng, trình bày:
Bài 4:( HS khá , giỏi ) 
Yêu cầu 1 học sinh đọc đề.
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
+ Bài toán cho vận tốc của cá heo là bao nhiêu?
+ Nhưng lại cho quãng đường tính theo đơn nào?
- Vậy trước khi tính ta cần phải làm gì?
 - HS đọc đề nêu yêu cầu. 
 + Tính xem mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km? 
 + Ta phải biết được vận tốc của ô tô và vận tốc của xe máy mỗi giờ đii được bao nhiêu km? 
 - HS làm vào vở: 
 - 1 HS làm bảng phụ
 - HS đính bài lên bảng. Lớp nhận xét. 
Bài giải:
Vận tốc của ô tô là:
135 : 3 = 45 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
135 : 4,5 = 30 (km/giờ)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:
45 – 30 = 15 (km/giờ)
Đáp số: 15 km/giờ
 - HS đọc đề nêu yêu cầu 
 - HS làm vào vở: 
 - 1 HS làm bảng lớp. 
 - Lớp nhận xét. 
Bài giải:
Vận tốc của xe máy:
1250 : 2 = 625 (m/ phút)
1 giờ = 60 phút
1 giờ xe máy đi được:
625 x 60 = 37500 (m)
37500 m = 37,5 km
 Vận tốc của xe máy : 37,5 km /giờ
- HS đọc đề nêu yêu cầu 
 - HS làm vào vở: 
 - 1 HS làm bảng phụ
 - HS đính bài lên bảng. Lớp nhận xét. 
Bài giải:
 15,75 km = 15750 m
 1 giờ 45 phút = 105 phút
 Vận tốc của xe ngựa:
 15750 : 105 = 150 (m/ phút)
 Đáp số: 150 m/ phút
- HS đọc đề nêu yêu cầu 
+ Tính xem cá heo bơi 2400m hết bao nhiêu thời gian?
 + Là 75km/giờ
 + Đơn vị mét.
 + Cần phải đổi vận tốc về đơn vị m/giờ. Hoặc đổi quãng đường từ m thành km.
 - HS làm vào vở: 
 - 1 HS làm bảng phụ
 - HS đính bài lên bảng. Lớp nhận xét. 
Bài giải:
72 km/ giờ = 72000 m/ giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
2400 : 72000 = (giờ)
 giờ = 60 phút x = 2 phút
Đáp số: 2 phút
4 . Củng cố 
 - Qua tiết học này các em ôn được những gì? Nêu lại cách tính vận tốc, Quãng đường, thời gian.
 5. Dặn dò : 
 - Chuẩn bị: “Luyện tập chung.”.
 - GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn 7/3/2012
TUẦN : 28
TIẾT :55
Ngày dạy 14/03/2012
MÔN : KHOA HỌC
BÀI: SÖÏ SINH SAÛN CUÛA ÑOÄNG VAÄT
I. MỤC TIÊU BÀI
 - Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
GDBVMT: Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự sinh sản của động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: -Tranh, phiếu học tập. Dụng cụ vẽ.
HS: dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 + Chồi thường mọc ra ở vị trí nào nếu ta trồng cây từ một số bộ phận của mẹ?
 + Nêu cách trồng một bộ phận của cây mẹ để có cây con mới.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3 Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G.chú
vHoạt động 1: Biết sự sinh sản của động vật.
-Yêu cầu HS đọc kĩ mục Bạn cần biết trang 112, SGK, trả lời câu hỏi:
+ Đa số động vật được chia thành mấy giống?
+ Đó là những giống nào?
+ Cơ quan nào của động vật giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái?
+ Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?
+ Hợp tử phát triển thành gì?
+ Cơ thể mới của động vật có đặc điểm gì?
+ Động vật có những cách sinh sản nào?
* Kết luận: Đa số động vật được chia thành 2 giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
- Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới mang đặc tính của bố mẹ.
- Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Nếu rừng bị tàn phá, nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng gì đến sự sinh sản của động vật?
GV: Bảo vệ rừng, bảo vệ Mt chính là việc làm thiết thực nhất để Đông vật sinh trưởng và phát triển. 
 vHoạt động 2: Biết các cách sinh sản của động vật.
- Chia nhóm 4.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Yêu cầu HS phân loại các con vật trong tranh, ảnh mà nhóm mình mang tơí lớp, những con vật trong hình trang 112, 113 SGK và những con vật mà em biết thành hai nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.
- GV ghi nhanh tên các con vật lên bảng.
vHoạt động 3: Vẽ tranh các con vật em thích.
- Yêu cầu vẽ tranh các con vật em thích.
- Gợi ý vẽ:
Con vật đẻ trứng.
Con vật đẻ con.
Gia đình con vật.
Sự phát triển của con vật.
- Theo dõi giúp đỡ HS.
+ 2 giống.
+ Giống đực và giống cái.
+ Cơ quan sinh dục giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
+ Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới.
+ Cơ thể mới của động vật mang đặc tính của bố mẹ.
+ Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.
Tên con vật đẻ trứng 
Tên con vật đẻ con
 Gà, chim, rắn, cá sấu, vịt, rùa, cá vàng, sâu, ngỗng, đà điểu, ngan, tu hú, chim ri, đại bàng, quạ, diều hâu, bướm,
Chuột, cá heo, cá voi, khỉ, dơi, voi, hổ, báo, ngựa, lợn, chó, mèo, hươu, nai, trâu, bò,
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS vẽ.
- HS trưng bày sản phẩm.
4 Củng cố 
 - Gọi HS đọc lại mục bạn cần biết.
 5. Dặn dò : 
 - Chuẩn bị: “Sự sinh sản của côn trùng”.
 - Nhận xét tiết học .
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn 7/3/2012
TUẦN : 28
TIẾT :137
Ngày dạy 13/3/2012
MÔN : TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Biết tính, vận tốc, quãng đường, thời gian.
 - Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: 
Bảng phụ, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính 
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G.chú
 Bài 1: 
- Yêu cầu cho học sinh đọc đề.
Bài 1a:
+Vẽ sơ đồ:
 ô tô xe máy
 Gặp nhau
 180 km.
 + Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán? 
 + Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều?
- GV: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km từ 2 chiều ngược nhau.
 - Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là bao nhiêu?
- Dựa vào công thức tính thời gian thì thời gian để xe máy và ô tô gặp nhau là bao nhiêu?
- Gọi HS lên bảng trình bày bài toán:
- Gọi HS cách tính thời gian của 2 chuyển động ngược chiều.
Bài 1b:.
- Cho HS làm vào vở:
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 Nêu cách giải?
- Gọi HS đính bài lên bảng. 
-Bài 3: (HS khá , giỏi) 
+ Gọi HS nêu nhận xét về đơn vị đo. 
+ Cho HS làm vào vở: 
Bài 4: (HS khá , giỏi)
- Gọi HS nêu các bước giải:
- Cho HS làm vào vở: 
- Gọi 2 HS lên bảng thi giải nhanh, đúng.
- GV nhận xét 
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
+ 2 chuyển động 
+ Ngược chiều.
- 180 : 90 = 2 (giờ)
Bài giải:
Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường:
54 + 36 = 90 (km)
Thời gian để xe máy và ô tô gặp nhau:
180 : 90 = 2 (giờ)
 Đáp số: 2 giờ
+ta lấy quãng đường chia cho tổng 2 vận tốc .
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng giải. Lớp làm vào vở.
- Nhận xét bổ sung
Bài giải:
 Tổng 2 vận tốc:
42 + 50 = 92 (km/ giờ)
Thời gian để 2 ô tô gặp nhau:
 276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
 + Tìm thời gian đi của ca nô.
 + Tính quãng đường ca nô đã đi.
- 1 HS làm bảng phụ. Lớp làm vào vở.
- Nhận xét bổ sung
Bài giải:
 Thời gian ca nô đi từ A đến B:
 11giờ15phút – 7giờ 30phút = 3giờ 45phút
 3giờ 45phút = 3,75giờ
 Độ dài quãng đường AB:
 12 x 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng giải. Lớp làm vào vở.
- Nhận xét bổ sung
+ Đề bài cho đơn vị đo là km, phút; nhưng yêu cầu tính theo đơn vị m/phút.
+ Cách 1: 
Bài giải:
15km = 15000 m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
15 000 : 20 = 750 (m/phút)
 Đáp số: 750 m/ phút.
Cách 2:
Bài giải:
 Vận tốc chạy của ngựa:
15 : 20 = 0,75 (km/ phút)
0 ... 
 chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6.
- 1 số HS đọc bài của mình.
- Nhận xét.
 4. Củng cố 
 - Gọi HS nhắc lại 3 kiểu liên kết câu.
5. Dặn dò : 
 - Về xem lại bài. Chuẩn bị: tiết sau.
 - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn 7/3/2012
TUẦN : 28
TIẾT :139
Ngày dạy 15/3/2012
MÔN : TOÁN
BÀI: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 GV: Bảng phụ, bảng nhóm
HS: dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 + 1 HS lên bảng nêu qui tắc và công thức tính V, S và t. 
 + 1 HS giải bài tập.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 3/ Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G.chú
Hoạt động 1: Củng cố về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho 2, 3. 5, 9.
Bài 1: 
- Cho HS trả lời miệng:
Bài 2:
- Yêu HS đọc đề 
- Gọi HS nêu đặc điểm của :
Bài 3: 
- Cho HS làm vào vở:
- Gọi hs lên bảng nêu cách so sánh.
Bài 4. (HS khá, giỏi)
- Cho HS làm vào vở: 
- Cho 2 HS làm trên bảng phụ.
- Gọi HS đính bài lên bảng. 
Bài 5: 
- Gọi HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Đính bảng phụ lên bảng, mời 2 HS lên sửa nhanh, đúng: 
- HS đọc đề nêu yêu cầu
- 1 số HS nêu miệng KQ 
 + 70 815: bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm.
 Giá trị chữ số 5: 5 đơn vị.
 975 806: chín trăm bảy mươi lăm nghìn tám trăm linh sáu.
 Giá trị chữ số 5: 5 000.
 5 723 600: năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn sáu trăm.
 Giá trị chữ số 5: 5 000 000
 472 036 953: bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba. 
 Giá trị chữ số 5: 50
- Nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu
- HS làm bảng con
a/ 1000, 7999, 66 666
b/ 100, 998, 2 998-3000
c/ 81, 301, 1 999
Các số tự nhiên: các số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
Hai số lẻ, chẵn liên tiếp nhau hơn kém nhau 2 đơn vị.
- Nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở.
>, <, =
, =
- Nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở.
 a) Từ bé đến lớn:3999; 4856; 5468; 5486
 b) Từ lớn đến bé: 3 762 ; 3726 ; 2763 ; 2736 
- Nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
a) 243 b) 207
c) 810 d) 465
- Nhận xét.
 4. Củng cố 
 + Qua tiết học này các em ôn lại những kiến thức gì? Gọi HS nêu mối quan hệ của 2 số tự nhiên liên tiếp, 2 số chẵn, lẽ liên tiếp.
 5. Dặn dò : 
- Chuẩn bị: Ôn tập về phân số.
 - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn 7/3/2012
TUẦN : 28
TIẾT :56
Ngày dạy 16/3/2012
MÔN : KHOA HỌC
BÀI: SÖÏ SINH SAÛN CUÛA COÂN TRUØNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
GDBVMT: Việc dùng thuốc hóa họa để diệt cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự sinh sản của côn trùng..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV Các tấm thẻ ghi: trứng, ấu trùng, nhộng, bướm, ruồi; tranh; bảng phụ.
HS: dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 + Hãy kể tên các con vật đẻ trứng mà em biết.
 + Hãy kể tên các con vật đẻ con mà em biết.
 - GV nhận xét
 3/ Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G.chú
vHoạt động 1: Tìm hiểu về bướm cải.
Hỏi:
Kể tên 1 số loại côn trùng.
Theo em côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng hay đẻ con?
- Dán bảng quá trình phát triển của bướm cải.
- GV: Đây là hình mô tả quá trình phát triển của bướm cải từ trứng cho đến khi thành bướm. Đây là loại bướm có bốn cánh mỏng, phủ 1 lớp vải nhỏ như phấn, có màu trắng. Loại bướm này thường đẻ trứng vào lá của các cây rau cải, bắp cải hoặc súp lơ. Quá trình phát triển của bướm cải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, bướm.
Hỏi: 
Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá rau cải?
Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
Trong trồng trọt, em thấy người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu, cây cối?
Kết luận: Bướm cải là 1 loại côn trùng có hại cho trồng trọt nhất là đối với các loại rau cải, bắp cải, súp lơ. Bướm cải đẻ trứng vào đầu hè, sau 6 đến 8 ngày trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn lên. Sâu ăn lá rau khoảng 30 ngày, khi lớp da bên ngoài chật , chúng lột xác và lớp da mới hình thành. Sâu leo lên tường, lên rào, bậu cửa, cây cối. Vỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng. Trong vòng 2, 3 tuần, 1 con bướm chui ra khỏi kén, bay đi và tiếp tục 1 vòng đời mới. Sâu gây ra nhiều thiệt hại cho trồng trọt. Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm. Việc dùng thuốc hóa học một mặt diệt những côn trùng có hại nhưng cạnh đó những côn trùng có hại cũng bị tiêu diệt. Vì thế chúng ta không nên sử dụng thuốc hóa học một cách bừa bãi.
vHoạt động 2: Tìm hiểu về ruồi và gián.
- Chia nhóm 4.
-Yêu cầu hs các nhóm quan sát tranh minh hoạ 6, 7/115 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Gián sinh sản như thế nào?
Ruồi sinh sản như thế nào?
Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau?
Ruồi thường đẻ trứng ở đâu?
Gián thường đẻ trứng ở đâu?
Nêu những cách diệt ruồi?
Nêu những cách diệt gián.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
Hỏi: Nhận xét về sự sinh sản của côn trùng.
Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. Có những loài côn trùng trứng nở ngay thành con như gián. Nhưng cũng có loài côn trùng phải qua các giai đoạn trung gian mới nở thành con. Biết được chu trình sinh sản cuả chúng để ta có biện pháp tiêu diệt chúng.
vHoạt động 3:Vẽ tranh vòng đời của 1 loài côn trùng mà em biết.
- Chia nhóm 6.
-Yêu cầu: Vẽ tranh vòng đời của 1 loài côn trùng mà em biết.
- Cho HS quan sát sản phẩm của cả lớp.
Ruồi, gián, dế, kiến, bướm,
Côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng.
Hình 1: trứng 
Hình 2: sâu 
Hình 3: nhộng
Hình 4: bướm
Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
Ở giai đoạn sâu, bướm cải gây thiệt hại nhất, sâu ăn lá rau rất nhiều.
Để giảm bớt thiệt hại cho cây cối, hoa màu do côn trùng gây ra, người ta có thể bắt sâu, phun thuốc sâu, bắt bướm.
Gián đẻ trứng, trứng nở thánh gián con.
Ruồi đẻ trứng, trứng nở ra dòi hay còn gọi là ấu trùng. Dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi con.
Chu trình sinh sản của ruồi và gián: 
 Giống nhau: cùng đẻ trứng.
 Khác nhau: trứng gián nở ra gián con. Trứng ruồi nở ra dòi. Dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi con.
Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,
Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo
Diệt ruồi bằng cách giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, dọn dẹp rác thải hoặc phun thuốc diệt ruồi.
Diệt gián bằng cách giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo hoặc phun thuốc diệt gián.
- Nhận xét.
- Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
- HS vẽ theo nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm.
 4. Củng cố 
 + Kể tên 1 số côn trùng. Quá trình phát triển của bướm cải?
 + Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng
 5. Dặn dò : 
- Về xem lại bài. Chuẩn bị: Sự sinh sản của ếch.
 . - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn 7/3/2012
TUẦN : 28
TIẾT :140
Ngày dạy 16/3/2012
MÔN : TOÁN
BÀI: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV Bảng phụ, bảng học nhóm.
 HS: dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Làm bài 4
 3/ Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G.chú
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề 
- Cho HS làm vào vở:
.
Bài 2: 
- Cho HS tự làm vào vở:
Bài 3: 
- Cho HS tự làm vào vở: 
Bài 4: 
- Cho HS làm vào vở.
Bài 5: (HS K, G)
- Đính bảng phụ lên. Gọi HS thi đua điền.
- HS đọc đề nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở. 
- 1 số HS nêu miệng KQ, lớp nhận xét.
 Hình 1: ; Hình 2: ; Hình 3: 
 Hình 4: ; Hình 1: ; Hình 2: 
 Hình 3: ; Hình 4: 
- Nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm
- Lớp làm bài vào vở. Nhận xét bài bạn.
 ; ; 
 ; 
.
- HS đọc đề nêu yêu cầu
- 3 HS lên bảng làm
- Lớp làm bài vào vở. Nhận xét bài bạn.
 a) và 
 b) giữ nguyên 
 c) ; ; 
- Nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm
- Lớp làm bài vào vở. Nhận xét bài bạn.
; ; 
- HS đọc đề nêu yêu cầu
 hoặc 
- Nhận xét.
4. Củng cố 
 + Qua tiết học này các em ôn lại những gì? Gọi hs nhắc lại quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số.
 5. Dặn dò : 
- Chuẩn bị: “Ôn tập về phân số (tt)”.
 - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn 7/3/2012
TUẦN : 28
TIẾT :56
Ngày dạy 14/3/2012
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: ÔN TẬP GIỮA HKII (Tiết 7)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
.
 Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HK II.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn của BT 1 phần nhận xét.1 tờ phiếu khổ to viết đoạn văn ở BT 2.
HS: dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Gọi HS lên bảng đặt câu có từ “truyền thống”, đọc thuộc một số câu ca dao tục ngữ ở bài tập 2.
 - GV cho HS nhận xét và cho điểm.
 3/ Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G.chú
 Hoạt động 1: Kiểm tra đọc – hiểu, luyện từ và câu.
- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài: chọn ý đúng/ ý đúng nhất bằng cách đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng/ đúng nhất.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu
- HS làm vào VBT.
 1) ý a: Mùa thu ở làng quê.
 2) ý c: Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác.
 3) ý b: Chỉ những hồ nước.
 4) ý c: Vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất.
5) ý c: Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
6) ý b:Hai từ. Đó là các từ:“xanh mướt, xanh lơ”
7) ý a: Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển.
8) ý c: Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ.
9) ý a: Một câu. Đó là câu: “ Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
10) ý b: Bằng cách lặp từ ngữ. Từ lặp lại là từ không gian.
 4/ Củng cố:
 - Ôn lại bài
 5. Dặn dò : 
- Chuẩn bị: “Kiểm tra”
 - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung
Ngày soạn 7/3/2012
TUẦN : 28
TIẾT :56
Ngày dạy 16/3/2012
MÔN : TẬP LÀM VĂN
BÀI: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 CKTKNKNSGIAM TAIBVMTTKNLHQ.doc