Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 24

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 24

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

 - Hiểu nội dung của bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

 * GDHS: Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai, ngày 18 tháng 02 năm 2013
BUỔI SÁNG
TẬP ĐỌC : LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 - Hiểu nội dung của bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
 * GDHS: Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: 
- Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần, trả lời câu hỏi :
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
+ Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
- GV đọc bài văn : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
- Gọi 1 HS khá, giỏi đọc bài
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
- HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ khó.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần 2 và giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK.
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- Mời 1 HS đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
-Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi theo nhóm. 
+ Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ?
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội ?
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?
GV : Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống thật sự, thanh bình.
+ Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ?
Giáo viên phát phiếu và bút dạ cho các nhóm:
- GV mở bảng phụ viết sẵn tên 5 luật của nước ta. Gọi 1 HS đọc lại:
VD: Luật Giáo dục, luật giao thông đường bộ, luật bảo vệ môi trường, luật phổ cập giáop dục tiểu học, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. 
- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1:
+ GV đọc mẫu, nhấn giọng: cây đa, cây đa, cây sung, cây sung, mẹ cha, mẹ cha, không hỏi cha cúng chẳng nói với mẹ, ông già .bà cả, xét xử, đánh cắp, bồi thường gấp đôi, cùng đi, cùng bước, cùng nói, có tội.
- YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Học qua bài này em biết được điều gì ? 
+ Giáo dục HS : Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. 
- VN đọc lại bài, học thuộc nội dung bài.
- HS đọc bài, trả lời.
+Trong đêm khuya, gió lạnh buốt.
+ Từ ngữ xưng hô thân thương, mong các cháu học hành tiến bộ.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc bài
- Bài văn có thể chia 3 đoạn
+ Đoạn 1 : Về cách xử phạt. 
+ Đoạn 2 : Về tang chứng và nhân chứng.
+ Đoạn 3: Về các tội.
- 3 học sinh đọc nối tiếp. HS luyện đọc các từ : luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát  
-1 em đọc chú giải sgk.
-HS luyện đọc theo cặp .
-1 HS đọc cả bài.
- Người xưa đặt ra tục lệ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. 
-Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
-Các mức xử phạt rất công bằng : Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song) ; chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co) ; người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy.
- Tang chứng phải chắc chắn : phải nhìn tận mặt bắt tận tay ; lấy và giữ được gùi; khăn, áo, dao,  của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc mới được kết tội; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị .
- HS thảo luận theo nhóm đôi, dán tờ phiếu của nhóm mình : Luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật thương mại luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật tài nguyên thiên nhiên, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất
-1 HS đọc lại
-1 HS đọc lại bài.
Nội dung: Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
- 3 học sinh đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: 
H. Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào?
H. Tính thể tích hình lập phương có cạnh dài 1,5 m.
2. Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV nhận xét ý kiến của HS.
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 2: Hệ thống và củng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán. Cho HS trao đổi bài làm với bạn kiểm tra và nhận xét bài của bạn.
- Chấm chữa bài
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Học bài và làm bài ở vở BTT
- HS đọc đề, tìm hiểu đề.
- Một hình lập phương có cạnh : 2,5cm.
- Tính diện tích một mặt:cm2 
- Diện tích toàn phần:cm2 ?
- Thể tích:cm3 ?
- HS làm bài vào vở, 1HS làm vào bảng lnhóm. Cả lớp nhận xét, chữa bài:
Bài giải:
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
2,5 × 2,5 = 6,25 (cm2).
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
6,25 × 6 = 37,5 (cm2).
Thể tích của hình lập phương là:
 2,5 × 2,5 × 2,5= 15,625(cm3).
 Đáp số : 15,625 cm3
Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:
HHCN
(1)
Chiều dài
11cm
Chiều rộng
10cm
Chiều cao
6cm
S mặt đáy
110cm2
Diện tích xq
252cm2
Thể tích
660cm3
. 
..
ĐẠO ĐỨC: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
 - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
 - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
 - Yêu Tổ quốc Việt Nam.
 KNS*: - Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam)
	 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
 - Kĩ năng hợp tác nhóm.
 - Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước con người Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Tranh như SGK phóng to. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: 
- Em hiểu biết gì về đất nước Việt Nam?
-Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1( SGK ).Gọi HS đọc đề bài.
- GV cho hs hoạt động nhóm 4, giao nhiệm vụ: đọc mốc thời gian ở bài tập 1, thảo luận để giới thiệu một sự kiện, một bài hát , bài thơ, tranh , ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
+ Nhóm 1: Về sự kiện ngày 2/9/1945
+ Nhóm 2: Về ngày 7/5/1954.
+ Nhóm 3: Ngày 30/4/1975.
+ Nhóm 4: Về sông Bạch Đằng.
+ Nhóm 5: Về Bến Nhà Rồng.
+ Nhóm 6: Về cây đa Tân Trào.	 
Hoạt động 2: Đóng vai 
Bài tập 3: Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiêu với khách du lịch về một trong các chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam trẻ em Việt Nam, việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.
- YC các nhóm khác nhận xét về khả năng hiểu vấn đề, khả năng truyền đạt.
- GV nhận xét , khen các nhóm giới thiệu tốt.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ 
Bài tập 4: Gọi 2 học sinh nêu nội dung bài tập.
-Gọi HS lần lượt trả lời.
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm về đất nước, con người Việt Nam.
- GV nhận xét về tranh vẽ của HS, tuyên dương những em vẽ đẹp, có nội dung tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Mời học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Dặn HS chuẩn bị bài : Em yêu hoà bình.
- VN là đất nước tươi đẹp, giàu truyền thống văn hoá lâu đời. VN đang thay đổi và phát triển từng ngày.
Em hãy cho biết các mốc thời gianvà địa danh sau liên quan đến những sự kiện nào của đất nước ta ?
- Từng nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của nhóm trưởng.
- Đại diên nhóm lên trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh
+ Ngày 2-9-1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ côngh hoà. Từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta .
+ Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Tranh ảnh như cảnh tướng lĩnh Pháp bị bắt, bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”.
+ Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam. Ảnh Quân giải phóng chiếm dinh Độc Lập, nguỵ quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. 
+ Sông Bạch Đằng gắn với chín thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán, chiến thắng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên và nhà Lí chống quân Tống. 
+ Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, bài hát “Bến Nhà Rồng” .
+ Cây đa Tân Trào : nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 - 8 -1945.
 - Nếu em là hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, em sẽ giới thiệu như thế nào với khách du lịch về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của nước ta mà em biết ?
+ Các nhóm chuẩn bị đóng vai. Thư kí ghi các ý kiến, cả nhóm thảo luận.
 - Đại diện các nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
- Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- VD: Em mong sẽ trở thành kiến trúc sư để xây dựng nhiều biệt thự đẹp, nhiều ngôi nhà đẹp cho đất nước
- Em mong làm ca sĩ nổi tiếng để hát những bài hát hay cho bạn bè các nước nghe, quảng bá về đất nước con người VN
- HS trưng bày tranh vẽ.
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe.
............................................................................
CHÍNH TẢ: (Nghe - viết) NÚI NON HÙNG VĨ
I. MỤC TIÊU: 
 - Nghe-viết đúng chính tả bài: Núi non hùng vĩ. 
 - Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT )
 *HS khá giỏi: Giải được các câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử (BT )
 * GDHS: Rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹ ... như :
+ Với câu a : chưa đã, mới đã, càng càng
+ Với câu b : chỗ nào chỗ nấy.
 Bài tập1: Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào ?
-HS đọc yêu cầu của BT1, làm bài cá nhân – các em gạch 1 gạch chéo phân cách 2 vế câu, gạch 1 gạch dưới cặp quan hệ từ nối 2 vế câu.
Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đã lên rồi.
Chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã nghe tiếng ông vọng ra.
Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bừng lên rực rỡ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
Bài tập 2. Tìm các cặp quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống:
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- HS làm bài tập.
a) Mưa càng to, gió càng mạnh.
b) Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thuỷ Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh cũng làm núi cao lên bấy nhiêu.
............................................................................
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. 
 * GDHS: Biết vận dụng các KT đã học vào thực tiễn
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: 
- Gọi HS nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài. 
- Hướng dẫn HS làm bài luyện tập luyện tập:
 Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Gợi ý, hỏi:
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì?
- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.
Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu bài.
-Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Cho HS làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào ?
- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?
- Về nhà làm trong VBT toán.
- Chuẩn bị bài (Luyện tập chung).
- HS nêu yêu cầu bài và quan sát hình vẽ sgk.
- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Giải
Diện tích hình tam giác KQP là :
12 × 6 : 2 = 36 (cm2)
Diện tích hình bình hành MNPQ là :
12 × 6 = 72 (cm2)
Tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP là : 
72 – 36 = 36 (cm2)
Vậy tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP bằng diện tích tam giác KQP.
- HS nêu yêu cầu bài và quan sát hình vẽ sgk.
- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
Giải
Bán kính hình tròn dài:
5 : 2 = 2,5 (cm)
Diện tích hình tròn là:
2,5 × 2,5 × 3,14 = 19,625 (cm2)
Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
4 × 3 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích phần hình tròn được tô màu là:
19,625 – 6 = 13,625 (cm2)
	Đáp số : 13,625 cm2
 .....................................................................
LUYỆN TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I-Mục tiêu:
- Củng cố về cấu tạo của bài văn tả đồ vật, trình tự miêu tả, biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng khi miêu tả đồ vật. 
 - Ôn luyện củng cố kĩ năng làm bài văn tả đồ vật.
II- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Bài cũ:
- Gọi HS nêu cấu tạo bài văn tả đồ vật.
- GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Làm bài văn.
- GV ghi đề bài lên bảng : '' Tả một đồ vật mà em yêu thích " .
- Yêu cầu HS lập dàn ý cho bài văn.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét khen những HS lập dàn ý tốt, biết dựa vào dàn ý để trình bày.
HĐ3.Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại.
- 4 HS lần lượt nêu cấu tạo bài văn tả đồ vật.
- HS đọc đề bài '' Tả một đồ vật mà em yêu thích " và lập dàn ý cho bài văn.
- HS làm bài và trình bày miệng kết quả.
- Dựa vào dàn ý đã lập , HS tập nói trong nhóm.
- HS tập nói trước lớp.
.................................................................****.....................................................................
Thứ sáu, ngày 22 tháng 02 năm 2013
BUỔI CHIỀU
TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU: 
 - Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
 - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Ảnh chụp một số đồ vật 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: 
- Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
a) Chọn đề bài:
- Mời 1 học sinh đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể chọn tả đồ vật trong nhà em yêu thích (cái ti vi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học) ; một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em, 
b) Lập dàn ý: 
- Mời 1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Mời học sinh nói đề bài mình chọn.
- YC học sinh dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp. GV phát bảng phụ cho 3 học sinh làm.
- YC học sinh làm bảng phụ dán lên bảng lớp. GV cùng học sinh nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý. 
- YC học sinh tự sửa bài, giáo viên nhắc : 3 dàn ý trên là của 3 bạn, các em cần sửa theo ý của riêng mình, không bắt chước.
- Mời vài học sinh đọc dàn ý của mình.
Bài tập 2: Mời học sinh đọc yêu cầu bài và gợi ý 2.
- YC học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình.
- Gv nhận xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày.
- YC cả lớp chọn người trình bày hay nhất. Vd có cách trình bày thành câu hoàn chỉnh.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi hs có dàn ý hay đọc cho cả lớp nghe.
- Dặn học sinh hoàn chỉnh dàn ý để giờ sau kiểm tra.
- HS đọc.
Bài tập 1: Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:
a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
b) Cái đồng hồ báo thức.
c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
-Học sinh nói đề bài mình chọn.
- Vài học sinh đọc.
Bài tập 2 Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
- HS tập nói trong nhóm.
- Đại diện nhóm nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chọn người trình bày hay nhất.
Ví dụ:
a) Mở bài:
- Em tả cái đồng hồ báo thức ba tặng em nhân ngày sinh nhật.
b) Thân bài:
- Chiếc đồng hồ rất xinh. Vỏ nhựa màu đỏ tươi, chiếc vòng nhỏ để cầm nhỏ màu vàng.
- Đồng hồ có 3 kim, kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím.
- Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu bé xíu, rất ngộ.
- Đồng hồ chạy bằng pin, các nút điều chỉnh phía sau rất dễ sử dụng.
- Tiếng chạy của đồng hồ rất êm, khi báo thức thì giòn giã, vui tai. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn.
c) Kết bài:
- Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian
 ......................................................................
LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. 
 * GDHS: Biết vận dụng các KT đã học vào thực tiễn
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoàn thành các bài tập VBT
2. Thực hành các bài tập sau:
*Bài1. Vẽ hình tam giác ABC có góc B tù, sau đó vẽ 3 đường cao của hình tam giác này.
Bài 2.Một hình tam giác có diện tích là 40cm2và chiều cao là 0,5 dm. Tính đáy của hình tam giác đó.
Bài 3. Một tấm gỗ dài 8dm, rộng 6dm, dày 2dm. Tính khối lượng của tấm gỗ biết rằng 1 dm3 khối gỗ nặng 800 g.
*Bài 4. Một cái bể HHCN dài 16 dm, rộng 12 dm, cao 10 dm. Người ta mở 1 vòi nước chảy vào bể mỗi phút được 30 l nước. Hỏi sau bao lâu thì nước đầy bể?
*Bài 5. Một bánh xe quay 85 vòng trong 48 phút 10 giây. Tính thời gian bánh xe quay được 1 vòng?
- Đọc bài, xác định yêu cầu của bài.
- Vẽ hình vào vở, 2 em khá, giỏi lên bảng vẽ hình.
- Đọc bài, xác định yêu cầu bài.
- Vận dụng công thức tính diện tích tam giác để tìm đáy. ....
- Tìm thể tích khối gỗ.
- Tìm cân nặng của khối gỗ.
- 2 hs yếu, TB lên bảng làm.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Trao đổi phân tích bài toán, tìm cách giải.
- Làm bài vào vở, 1 hs khá làm bảng nhóm.
Thể tích bểlà: 161210 = 1920 dm3
 = 1920 l
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
1920 : 30 = 64 phút hay 1 giờ 4 phút.
- Đổi 48 phút 10 giây = ....giây
- Tính thời gian quay 1 vòng.
 .............................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
 "TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP"
 1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
- Hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp đối với sức khỏe mỗi người, chất lượng học tập và giáo dục của nhà trường, trong đó có bản thân các em.
- Gắn bó và thêm yêu trường, lớp.
 - Tiếp tục tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện " Trường xanh, sạch đẹp"
 2. Nội dung và hình thức hoạt động
 a. Nội dung
- Làm vệ sinh trường, lớp sạch, đẹp.
- Làm bồn hoa, cây cảnh.
- Chăm sóc cây trồng; chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
- Trang trí lớp.
 3. Chuẩn bị hoạt động
 a. Về phương tiện hoạt động
- Bản dự thảo nội dung, bản dự thảo kế hoạch.
- Các câu hỏi để thảo luận.
 b. Về tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm:
+ Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh suy nghĩ để tham gia thảo luận.
+ Hội ý với CBL để phân công công việc:
- Dự thảo nội dung, kế họach thực hiện "Trường xanh, sạch, đẹp"
- Các câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Bạn hiểu thế nào là trường xanh, sạch, đẹp?
Câu 2: Xây dựng trường xanh sạch, đẹp có ý nghĩa và tác dụng như thế nào?
Câu 3: Theo bạn lớp chúng ta cần phải chăm sóc những cây cảnh ở lớp không?
....
- Cử người điều khiển hoạt động.
- Cử người ghi biên bản.
- Chăm sóc vườn thuốc nam như thế nào?
4. Tiến hành hoạt động
a) Khởi động
- Bắt bài hát tập thể.
- Người điều khiển công bố lí do, hình thức hoạt động.
b) Thảo luận
- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận.
- Mỗi câu hỏi nêu ra phải được trao đổi, bổ sung cho đủ ý. Người điều khiển tổng kết lại và thư kí ghi biên bản.
- Kết quả thảo luận là nội dung, kế hoạch thực hiện "Trường xanh, sạch, đẹp".
c) Văn nghệ
Người điều khiển chương trình giới thiệu một số tiết mục của các tổ.
5. Kết thúc hoạt động
	- Người điều khiển nhận xét hoạt động.
	- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
.................................................................****.....................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc