Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 27 năm 2011

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 27 năm 2011

I. Mục tiêu

- Giúp HS :

- Biết cách tính quãng đường đi của một chuyển động đều.

- Vận dụng để giải bài toán về tính quãng đường của chuyển động đều.

II. Đồ dùng dạy học

- Hai băng giấy chép sẵn 2 đề bài của bài toán ví dụ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 27 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn:07/03/2011
Ngày giảng:Thứ hai ngày 14 tháng 03 năm 2011. 
Toán:Tiết 131
Toán:
QUÃNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu
- Giúp HS : 
- Biết cách tính quãng đường đi của một chuyển động đều.
- Vận dụng để giải bài toán về tính quãng đường của chuyển động đều.
II. Đồ dùng dạy học
- Hai băng giấy chép sẵn 2 đề bài của bài toán ví dụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập 3, 4 của tiết học trước.
*BĐ: Làm đúng 8đ, trình bày 2đ.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV : Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách tính quãng đường của một chuyển động đều.
2.2 Hình thành cách tính quãng đường của một chuyển động đều.
- GV dán băng giấy có đề toán 1, yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hỏi:
+ Em hiểu câu: Vận tốc ô tô 42,5km/giờ như thế nào ?
+ Ô tô đi trong thời gian bao lâu?
+ Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi trong 4 giờ, em hãy tính quãng đường của ô tô đi được.
- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để toán để rút ra quy tắc tính quãng đường:
+ 42,5km/giờ là chuyển động ntn của ô tô?
 + 4 giờ là gì của chuyển động của ô tô.
 + Trong bài toán , để tính quãng đường của ô tô đã đi được chúng ta làm thế nào?
- GV khẳng định : Đó chính là quy tắc tính quãng đường, muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
- GV nêu : Biết quãng đường là s, vận tốc là v, thời gian là t, hãy viết công thức tính quãng đường.
b, Bài toán 2
- GV dán băng giấy có ghi đề bài lên bảng, yêu cầu HS đọc.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV hỏi:
+ Muốn tính quãng đường của người đó ta làm như thế nào ?
+ Vận tốc của người đi xe đạp được tính theo đơn vị nào ?
+ Vậy thời gian đi phải tính theo đơn vị nào cho phù hợp ?
- GV yêu cầu HS làm bài. Nhắc các em nhớ đổi thời gian thành đơn vị giờ, có thể viết sẵn số đo thời gian dưới dạng số thập phân hoặc phân số đều được.
2.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV mời 1 HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề toán.
- GV hỏi: Để tính được quãng đường ca nô đã đi chúng ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi 1 HS đọc toàn bộ bài làm trước lớp để chữa bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV mời 1 HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề toán.
- GV hướng dẫn giải:
- Để tính được quãng đường người đó đi được bằng xe đạp chúng ta phải làm như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về đơn vị của vận tốc và đơn vị của thời gian trong bài tập trên ?
+ Vậy ta phải đổi các đơn vị như thế nào cho phù hợp.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
Cách 1
15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường người đó đi được là:
12,6 x 0,25 = 3,15 (km)
Đáp số : 3,25km
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS yêu cầu HS cả lớp đối chiếu tự kiểm tra bài làm của mình.
Bài 3(Dành cho học sinh K- G)
- GV mời 1 HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề toán.
- GV hỏi:
- Để tính được quãng đường AB chúng ta phải biết những gì ?
+ Vậy trước hết chúng ta phải tính được gì?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc và công thức tính quãng đường.
- Dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT. GV hướng dẫn làm các bài tập 1, 2, 3 tương tự như cácbài tập trong SGK- Bài 4 yêu cầu HS tìm thời gian ôtô đi không kể thời gian nghỉ trưa rồi tính quãng đường ôtô đã đi được.
- Yêu cầu HS về xem trước bài Luyện tập.
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.
 + Ô tô đi trong 4 giờ.
+ Quãng đường ô tô đi được là:
42,5 x 4 = 170 (km)
- 1 HS trình bày lời giải của bài toán.
- Mỗi câu hỏi 2 HS trả lời.
+ Là vận tốc/ quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ.
+ Là thời gian ô tô đã đi.
+ Chúng ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
- HS nhắc lại quy tắc.
S = V X t
 - 2 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp:
Vận tốc : 12km/giờ
Thời gian : 2 giờ 30 phút
Quãng đường : ....?km
- HS : Muốn tính quãng đường của người đi xe đạp chúng ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
+ Vận tốc của người đi xe đạp được tính theo đơn vị km/giờ.
+ Thời gian phải tính bằng đơn vị giờ.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
Quãng đường người đó đi được là:
12 x 2,5 = 30 (km)
Đáp số : 30km
- 1 HS đọc đề bài trươc lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt:
Vận tốc : 15,2km/giờ
Thời gian : 3 giờ 
Quãng đường : ....?km
- Để tính được quãng đường ca nô đã đi chúng ta lấy vận tốc của ca nô nhân với thời gian đã đi theo vận tốc đó.
- HS làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Quãng đường ca nô đã đi được là:
15,2 x 3 = 45,6 (km)
Đáp số : 45,6km
- 1 HS đọc đề bài trươc lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt:
Vận tốc : 12,6km/giờ
Thời gian : 15 giờ 
Quãng đường : ....?
- Để tính được quãng đường người đó đã đi chúng ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
+ Vận tốc tính theo đơn vị km/giờ còn thời gian tính theo đơn vị phút.
+ Có thể đổi 15 phút ra đơn vị giờ, giữ nguyên đơn vị của vận tốc, cũng có thể đổi đơn vị vận tốc thành km/phút.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Cách 2
1giờ = 60 phút
Nếu tính vận tốc theo đơn vị km/phút thì vận tốc của người đi xe đạp là:
12,6 : 60 = 0,21 (km/phút)
Quãng đường người đó đi được là:
0,21 x 15 = 3,15 (km)
Đáp số : 3,25km
- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề bài trươc lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt:
- Để tính được quãng đường AB chúng ta phải biết vận tốc và thời gian xe máy đi từ A đến B.
+ Chúng ta cần tính thời gian xe máy đã đi.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vở bài tập.
Bài giải
Thời gian xe máy đi từ A đến B là:
11giờ - 8giờ20phút = 2 giờ 40 phút
2 giờ 40 phút = giờ
Quãng đường từ A đến B là:
42 x = 112 (km)
Đáp số : 112km
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS theo dõi GV chữa bài, tự đỗi chiếu để kiểm tra bài của mình.
- 1 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn bài tập về nhà.
- HS chuẩn bị bài sau.
====================================
Tập đọc:
TRANH LÀNG HỒ
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi tự hào.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh học trang 88 SGK
- Tranh Đông Hồ
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
*Biểu điểm : đọc đúng diễn cảm: 8 điểm
 Trả lời đúng : 2 điểm 
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
2.Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và các tranh làng Hồ.
- Giới thiệu: Dòng tranh làng Hồ là một nét văn hoá của dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu về dòng tranh này qua bài tập đọc Tranh làng Hồ.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng đọc thầm bài và trao đổi, thảo luận, trả lời từng câu hỏi trong SGK.
- Hỏi: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
- Giảng: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên khắc, vẽ tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
+ Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
+ Tại sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
+ Dựa vào phần tìm hiểu bài, em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- 3 HS nối tiếp nhau dọc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- Nhận xét.
- Quan sát
- Lắng nghe
- 1 Học sinh đọc
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS1: Từ ngày còn ít tuổi .... và tươi vui.
+ HS 2: Phải yêu mến .... gà mái mẹ.
+ HS 3: Kĩ thuật tranh làng Hồ .... dáng người trong tranh.
- HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- HS đọc theo bàn.
- cả lớp nghe.
- Đọc thầm bài, trao đổi, trả lời câu hỏi SGK.
- Tranh vẽ lợn, gà, chuột........
- Lắng nghe
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp " nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn ".
+Những từ ngữ: phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, rất có duyên, kĩ thuật đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
+ Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi. Những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam.
+ Bài ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc.
- Kết luận: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung sinh động, vui tươi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Màu sắc không phải pha bằng thuốc mà bằng chất liệu thiên nhiên. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng: Những nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
c) Đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn. 
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ ... hế giới.
-Nêu đượ một số đặc điểm về địa hình và khí hậu.
- Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nêu được chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ ( Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ).
- Nêu tên và chỉ trên lược đồ một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới.
- Lược đồ các châu lục và đại dương.
- Lược đồ tự nhiên châu Mĩ
- Các hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu:Trong bài học hôm này chúng ta cùng tìm hiểu về châu Mĩ.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Dân số châu phi theo số liệu năm 2004 là bao nhiêu người. Họ chủ yếu có màu da thế nào?
+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với kinh tế châu âu và châu á?
+ Em biết gì về đất nước Ai Cập?
+ HS: Crít-tốp Cô-lôm-bô đã tìm ra châu Mĩ năm 1492 sau nhiều tháng ngày lênh đênh trên biển.
Hoạt động 1: VỊ TRÍ VÀ GIỚI HẠN CHÂU MĨ
- GV đưa quả Địa cầu, yêu cầu HS cả lớp quan sát để tìm ranh giới giữa bán cầu đông và bán cầu tây.
- GV yêu cầu HS xem hình 1, trang 1103 SGK, lược đồ các châu lục và các đại dương trên thế giới, tìm châu Mĩ và các châu lục, đại dương tiếp giáp với châu Mĩ. Các bộ phận của châu Mĩ.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên quả Địa cầu và nêu vị trí địa lí của châu Mĩ.
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 104, đọc bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số các châu lục trên thế giới, cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu triệu km2
- HS lên bảng tìm trên quả Địa Cầu, sau đó chỉ ranh giới và giới hạn cảu hai bán cầu: bán cầu Đông và bán cầu tây.
- HS làm việc cá nhân, mở SGK và tìm vị trí châu Mĩ, giới hạn theo các phía đông, bắc, tây, nam của châu Mĩ.
- 3 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến như sau:
+ Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây và là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu này.
+ Châu Mĩ bao gồm phần lục địa Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ và các đảo, quần đảo nhỏ.
+ Phía đông giáp với Đại Tây Dương, phía bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía tâu giáp với Thaí Bình Dương.
- HS làm việc cá nhân, đọc bảng số liệu và tìm hiều diện tích Châu Mĩ. Sau đó 1 HS nêu ý kiến trước lớp.
+ Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới, sau châu á.
- GV tổng kết: Châu Mĩ là lục địa duy nhất nằm ở bán cầu Tây bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2, đứng thứ 2 trong các châu lục trên thế giới.
Hoạt động 2:THIÊN NHIÊN CHÂU MĨ
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu sau: 
Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên lược đồ tự nhiên châu Mĩ, cho biết ảnh đó được chụp ở Băc Mĩ, Trung Mĩ,hay Nam Mĩ và điền thông tin vào bảng sau (HS điền phần in nghiêng trong bảng)
- HS chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS cùng trtao đổi, xem lược đồ, xem ảnh và học thành bài tập.
Ảnh minh hoạ
Vị trí
Mô tả đặc điểm thiên nhiên
a. Núi An-đét ( Pê-ru)
Phía tây của Nam Mĩ
Đây là dãy núi cao, đồ sộ,chạy dọc theo bờ biển phía tây của Nam Mĩ. Trên đỉnh núi quanh năm có tuyết phủ.
b. Đồng bằng Trung tâm (Hoa kì)
Nằm ở Bắc Mĩ
Đây là vùng đồng bằng rộ
ng lớn, bằng phẳng do sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp, đất đai màu mỡ. Dọc hai bên bờ sông cây cối rất xanh tốt, nhiều đồng ruộng.
c. Thác Ni-a-ga-ra ( Hoa Kì)
Nằm ở Bắc Mĩ
ở cùng này, sông ngòi tạo ta các thác nước đẹp như thác Ni-a-ga-ra, đổ vào các hồ lớn. Hồ nước Mi-si-gân, hồ Thượng cũng là những cảnh thiên nhiên nổi tiếng của vùng này.
d.Sông A-ma-dôn (Bra-xin)
Nam Mĩ
Đây là con sông lớn nhất thế giới bồi đắp nên đồng bằng A-ma-dôn. Rừng rậm A-ma-dôn là cánh rừng lớn nhất thế giới. Thiên nhiên nơi đây là một màu xanh của ngút ngàn cây lá.
e. Hoang mạc A-ta-ca-ma (Chi-lê)
Bờ Tây dãy An-đét ( Nam Mĩ)
Cảnh chỉ có núi và cát, không có động thực vật.
g. Bãi biển ở vùng Ca-ri-bê
Trung Mĩ
Bãi biển đẹp, thuận lợi cho ngành du lịch biển.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm việc, gợi ý để các em biết cách mô tả thiên nhiên các vùng.
- GV mời các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- GV hỏi: Qua bài tập trên, em có nhận xét gì về thiên nhiên châu Mĩ
- GV kết luận: Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú, mỗi vùng, mỗi miền có những cảnh đẹp khác nhau.
- HS làm việc theo nhóm, nêu câu hỏi nhờ GV giúp đỡ khi có khó khăn.
- Mỗi bức tranh do một nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS: Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú
Hoạt động 3:ĐỊA HÌNH CHÂU MĨ
- GV treo lược đồ tự nhiên châu Mĩ, yêu cầu HS quan sát lược đồ để mô tả địa hình của châu Mĩ cho bạn bên cạnh theo dọi.
- GV gọi ý cho HS cách mô tả:
+ Địa hình châu Mĩ có độ cao như thế nào? Độ cao địa hình thay đổi thế nào từ tây sang đông?
+ Kể tên và vị trí của
C Các dãy núi lớn
C Các đồng bằng lớn
C Các cao nguyên lớn
- GV gọi HS tiếp nối nhau trình bày về địa hình của Châu Mĩ trước lớp.
- GV nghe, chỉnh sửa câu trả lời cho HS: Địa hình châu Mĩ gồm 3 bộ phận chính:
+ Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao, đồ sộ như dãy Cooc-đi-e, dãy An-đét.
+ Trung tâm là các đồng bằng như đồng bằng trung tâm Hoa Kì, đồng bằng A-ma-dôn.
+ Phía đông là các cao nguyên và các dãy núi có độ cao từ 500 đến 2000 m như cao nguyuên Bra-xin, cao nguyên Guy-an, dãy A-pa-lat...
- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau vừa chỉ lược đồ vừa mô tả cho nhau nghe.
- 2 HS trình bày, một HS nêu địa hình Bắc Mĩ, 1 HS nêu địa hình Nam Mĩ.
- HS trình bày.
Hoạt động 4: KHÍ HẬU CHÂU MĨ
- GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào?
+ Em hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu lại các đới khí hậu của Bắc Mĩ.
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn đối với khí hậu của châu Mĩ.
- HS nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
 + Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên tất cả các đới khí hâu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
+ Một HS lên bảng chỉ, cả lớp theo dõi:
Ä Khí hậu hàn đới giá lạnh ở vungnf giáp Bắc Băng Dương.
Ä Qua vòg cực Bắc xuống phía Nam, khu vực Bắc Mĩ có khí hậu ôn đới.
Ä Trung Mĩ, Nam Mĩ nằm ở hai bên đường Xích đạo có khí hậu nhiệt đới.
+ Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, làm trong lành và dịu mát khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước của sông ngòi. Nơi đây được ví là lá phổi xanh của Trái Đất.
- GV kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ hàn đới, ôn đới đến nhiệt đới. Châu Mĩ có rừng rậm nhiệt đới A-ma-dôn là khu rừng lớn nhất thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, không chỉ của châu Mĩ mà còn của cả thế giới.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV hỏi HS: Hãy giải thích vì sao thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú? 
- GV tổng kết bài: Vì địa hình phức tạp, sông ngòi dày đặc, có cả ba đới khí hậu thiên nhiên châu Mĩ đa dạng, phong phú, mỗi vùng, mỗi miền lại có những cảnh đẹp khác nhau.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.Châu Mĩ(tiếp)
- Một vài HS phát biểu ý kiến, HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT TUẦN 27
. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
3.Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
+Ưuđiểm:......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
+Nhược điểm:.............................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
-Khen những học sinh có tiến bộ trong học tập và trong các hoạt động:.............................................................................................................................................................
-Nhắc nhở những em chưa cố găng,động viên các em tich cực học tập:................................................................................................................................................................
b. Đề ra phương hướng biện pháp.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
-Rèn chữ viết cho học sinh.
-Ôn luyện cho học sinh chuẩn bị giao lưu văn toán tuổi thơ,lịch sử.ôn chuẩn bị thi GHKI.
- Tích cực hoạt động trong các giờ học.
-Thăm hỏi gia đình học sinh.
- Thực hiện tốt ATGT.
c. Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.
 Ngày 14 tháng 03 năm 2011.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc