Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Trường tiểu học Cán Khê - Tuần 33

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Trường tiểu học Cán Khê - Tuần 33

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK ; Bảng phụ ghi sẵn điều luật 21.

 Sưu tầm thêm tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài học.

III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1/ Bài cũ :

2 / Bài mới :

* Giới thiệu bài :( dùng lời ).

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Trường tiểu học Cán Khê - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 33
Thứ ngày
Môn học
Tên bài dạy
2
 30/4
 S H T T
 Mĩ thuật 
 Tập đọc
 Toán
 Đạo đức
 Bài 33 
 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Ôn tập về tính diện tích, thể tích một hình
 Dành cho địa phương ( tiết 2)
3
 1/5
 Toán 
 Khoa học
 Chính tả
 Địa lí
 L T V C
 Luyện tập 
 Tác động của con người đến MT rừng
 Nghe viết : Trong lời mẹ hát
 Ôn tập cuối năm 
 Mở rộng vốn từ : Trẻ em
4
 2/5
 Thể dục
 Toán 
 Kể chuyện 
 Kĩ thuật
 Lịch sử
 Bài 65
 luyện tập chung 
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 Lắp ghép mô hình tự chọn
 Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa TK XIXđến nay 
5
 3/5
 Thể dục
 Tập đọc
 Tập làm văn
 Toán 
 Khoa học 
 Bài 66
 Sang năm con lên bảy
 Ôn tập về tả người
 Một số dạng toán đặc biệt đã học 
 Tác động của con người đến MT đất 
6
 4/5
 Âm nhạc 
 Toán 
 L T V C
 Tập làm văn
 S H T T 
 Bài 33
 Luyện tập 
 Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép ) 
 Tả người ( kiểm tra )
Thứ 2 ngày 23 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 
I/ Mục đích yêu cầu
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK ; Bảng phụ ghi sẵn điều luật 21.
 Sưu tầm thêm tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài học. 
III / Các hoạt động dạy - học. 
1/ Bài cũ :
2 / Bài mới :
* Giới thiệu bài :( dùng lời ).
* HĐ1: Luyện đọc :
 - GVHD đọc : Đọc trôi chảy toàn bài, giọng đọc thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục ; nhấn giọng ở tên của điều luật ...
 - GV đọc mẫu ( điều 15, 16, 17); 1 HS đọc nối tiếp ( điều 21)
 Đọc đoạn : HS đọc nối tiếp nhau 4 điều luật (3 lượt)
 - GV hướng dẫn đọc tiếng khó : quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu,bản sắc, HS đọc, GV sửa lỗi giọng đọc.
 - GV hướng dẫn HS, cách ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
 - HS đọc chú giải .
 Đọc theo cặp : ( HS lần lượt đọc theo cặp ) ; HS , GV nhận xét .
Đọc toàn bài : ( 1HS đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi SGK)
 GV đọc mẫu bài văn.
* HĐ2: Tìm hiểu bài :
 + HS đọc,đọc thầm từ điều luật 15 đến điều17 ( từ đầuphù hợp lứa tuổi) trả lời câu hỏi 1 và câu 2 SGK. ( HS : điều 15, 16, 17 ; điều 15 : Quyền của trẻ em được chăm sóc 
và bảo vệ sức khỏe - điều16 : Quyền học tập của trẻ em - điều 17 : Quyền vui chơi và giải trí của trẻ em. )
 - Giảng từ : Giải trí lành mạnh.
 - 1 HS rút ý, HS khác nhắc lại sau kết quả đúng.
 - GV cho học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
 ý1: Quyền lợi của trẻ em Việt Nam .
 + Học sinh đọc thầm điều luật21( đoạn còn lại) trả lời câu hỏi 3 ,4 SGK. 
(HS : 5 bổn phận của trẻ em quy định ở điều 21.. ; HS đọc lại 5 bổn phận và tự liên hệ bản thân.)
Giảng từ : nếp sống văn minh
- HS khá giỏi rút ý chính .
 ý2: Bổn phận của trẻ em Việt Nam
 - Em hãy nêu nội dung chính của bài ? 
 Nội dung :( Như mục I ) 
* HĐ3: Hướng dẫn đọc :
- Hướng dẫn cách đọc : HS nêu cách đọc hay, 
GV treo bảng phụ ghi sẵn điều luật 21 hướng dẫn HS cách đọc và đọc mẫu .
- Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn cuối ( điều 21)
 HS thi đọc. 
GV nhận xét cho điểm.
3/ Củng cố- Dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài ; liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
	Chính tả nghe - viết
trong lời mẹ hát
I/ Mục đích yêu cầu
 - Nghe- viết đúng chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.
 - Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan , tổ chức, đơn vị . 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(dùng lời).
* HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
a/ Tìm hiểu nội dung bài viết
 - GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. Cả lớp theo dõi SGK
 - Nội dung bài thơ nói điều gì ? 
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 - Yêu cầu HS viết các từ khó : ngọt ngào, chòng chành, lời ru ...
( GV gọi HS lên bảng viết từ khó, dưới lớp viết vào giấy nháp . GV sửa sai cho HS )
- GV hướng dẫn cách trình bày.
c/ Viết chính tả: GV đọc cho HS viết chính tả, đổi bài soát lỗi.
d/ Thu chấm : 13 bài.
 * HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả .
 Bài tập 2: 
 - Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 - HS làm bài cá nhân , 1 HS lên làm bài trên bảng.
 - Gọi một số HS giải thích cách viết hoa các từ ở BT
 - HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 - GVtreo bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ về cách viết hoa tên huân chương, danh hiệu ,giải thưởng ; gọi 2-3 HS nhìn bảng đọc lại ghi nhớ .
 KL :Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó .
3/Củng cố - Dặn dò:
 - GV hệ thống lại toàn bài
 - 2 HS nhắc lại qui tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị .
Toán
 ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
I/ Mục tiêu: : 
 Thuộc công thức tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
 Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Bài cũ.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(Dùng lời)
* HĐ1: Ôn tập về các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương
 - GV vẽ lên bảng 1 hình hộp CN,1 hình lập phương YC học sinh chỉ và nêu tên của từng hình.
 - GV yêu cầu 3HS nêu các quy tắc và công thức tính Sxq,Stp và thể tích của từng hình
GV nghe và viết lại các công thức lên bảng
 - HS nhắc lại các quy tắc và công thức tính trên bảng
*HĐ2 : Thực hành 
 Bài tập2 :
 - 1HS đọc bài toán 
 - 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán 
 - HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài giải
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 KL: Củng cố về tính Stp và thể tích của hình lập phương .
 Bài tập3 : 
 - 1HS đọc yêu cầu của đề bài.
 - GV gợi ý cách làm cho HS
 - HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài, 1HS lên bảng làm.
 - HS,GV nhận xét chốt lại lời giải đúng đúng .
 KL: Củng cố về tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
*HĐ3: Củng cố - dặn dò.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài. 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập SGK. 
 Đạo đức
	Dành cho địa phương
Bài : Vượt khó trong học tập ( tiết 2 )
I/ Mục tiêu: HS biết:
 -Trong học tập có rất nhiều khó khăn chúng ta cần phải biết khắc phục, việc học tập sẽ tốt hơn, mọi người sẽ yêu quý . 
 - Luôn có ý thức khắc phục khó khăn trong học tập của bản thân mìnhvà biết giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV :- Câu chuyện về các tấm gương vượt khó ở tại địa phương 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ .
2/ Bài mới: Giới thiệu bài(Dùng lời)
* HĐ1: Gương sáng vượt khó
 Mục tiêu: HS kể được một số tấm gương vượt khó học tập em hoặc kể những gương sáng học tập mà em biết.
 Cách tiến hành:
 - Cho HS làm việc cả lớp
 - Gọi lần lượt HS kể các tấm gương vượt khó mà em biết
 HS nhận xét 
 GV hỏi : Vượt khó trong học tậpgiúp ta điều gì?
 GVKL: Trong cuộc sống mỗi chúng ta phải biết phấn đấu vượt qua mọi khó khănđể vươn lên học tập tốt hơn.
GV nêu thêm một số tấm gương vượt khó trong học tập ở trường cho HS biết.
 * HĐ2: Xử lí tình huống
Mục tiêu: HS biết xử lí tình huống thể hiện tinh thần vượt khó trong học tập.
Các tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV đưa ra 2 tình huống : 
 + Chẳng may hôm nay em đánh mất quyển vở, em sẽ làm gì ?
 + Sáng nay em bị sốt, nhưng lại có giờ kiểm tra em sẽ làm gì ?
- YC các nhóm thảo luận để tìm cách xử lí 2 tình huống trên 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
 KL: Với mỗi khó khăn, các em có những cách khắc phục khác nhau, nhưng tất cảđều cố gắng để học tập, duy trì tốt , đó là điều đáng hoan nghênh.
 3/ Củng cố dặn dò : 
 - HS nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tế. 
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
	Thứ 3 ngày 23 tháng 4 năm 2012
 Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : trẻ em
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1,2)
-Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em (BT3) ; hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.
II/ Đồ dùng dạy học
- GV : Bút dạ, giấy khổ to để HS làm BT 2, 3 
 Bảng nhóm kẻ sẵn nội dung ở BT4 
III /Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
* HĐ1: Thực hành.
 Bài1: SGK
 - 1 Học sinh nêu yêu cầu bài tập .
 - GV gợi ý cách làm cho HS . 
 - Cho HS làm bài cá nhân Gọi lần lượt HS nêu miệng kết quả .
 HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 KL: Mở rộng vốn từ về trẻ em.
 Bài 2: SGK
 - 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm .
 - GV chia lớp thành nhóm. 
 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi KQ vào giấy khổ to.
 - Đại diện các nhóm dán KQ của nhóm và trình bày trước lớp. 
 - HS và GV nhận xét chốt lại KQ đúng.
 KL: Củng cố và mở rộng vốn từ về trẻ em , vận dụng để đặt câu .
Bài 3: SGK
 Một HS khá đọc YC của BT 
 GV gợi ý cách làm cho HS 
 Cho HS làm thảo luận làm bài theo nhóm
 YC các nhóm thảo luận ghi KQ vào giấy khổ to.
 Gọi đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng và trình bàykết quả.
 HS và GV nhận xét chốt lại các câu văn đặt đúng . 
KL: Củng cố cho HS cách tìm hình ảnh so sánh nói về trẻ em. 
Bài 4: SGK
 Một HS nêu yêu cầu của bài tập 
 GV treo bảng nhóm lên bảng, gọi 4 HS lên bảng làm bài ; dưới lớp làm vào vở 
Lần lượt HS nêu kết quă của mình 
HS và GV nhận xét chốt lại KQ đúng 
 KL : Củng cố cho HS hiểu nghĩa của một câu tục ngữ, thành ngữ về chủ đề trẻ em. 
* HĐ2: Củng cố,dặn dò.
 - GV hệ thống lại kiến thức toàn bài ; Dặn HS về chuẩn bị cho tiết hoc sau.
	Kể chuyện
kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/ Mục đích yêu cầu
- Kể được một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. 
- Hiểu ND và biết trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện .
II/ Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng lớp viết đề bài của tiết kể chuyện .
 Sưu tầm tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài (Dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
 - Gọi 1-2 khá giỏi đọc đề bài , phân tích đề .
 - GV gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề :Kể về việc gia đình,nhà trường xã hộichăm sóc,giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận ....
 - GV gọi 4 HS khá nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2,3,4 trong SGK
 - Gọi vài HS nói về câu chuyện mình sẽ kể
 - HS viết nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện định kể .
 * HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩ ... i.
*KNS : Lựa chọn, xử lí thông tin – Hợp tác giữa các thành viên nhiều nhóm - Giao tiếp, tự tin – Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II/ pp và ktdh
 Động não; làm việc nhóm hỏi ý kiến chuyên gia ; làm phiếu BT ; điều tra môi trường đất nơi đang sinh sống.
III/ Đồ dùng dạy học 
 GV : Thông tin và hình trang 136, 137 SGK 
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời).
*HĐ1: Nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp
Mục tiêu: HS biết nêu một số nguyên nhân đất trồng ngày càng bị thu hẹp .
Cách tiến hành:
 - GV chia lớp thành 4 nhóm . YC các nhóm quan sát H1 và H2 SGK để trả lời câu hỏi: 
 + H1 và H2 cho biết con người sử dụng đất trồng để làm gì ?
 + Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó ?
 + Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
 - Các nhóm tiến hành làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng 
 - GV theo giõi giúp đỡ từng nhóm 
GV gọi đại diện các nhóm nêu kết quả.
 HS và GV nhận xét bổ sung 
*HĐ2: Nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng bị xuy thoái 
Mục tiêu: HS biết phân tíchnhững nguyên nhân dẫn đến môi trường đất ngày càng xuy thoái
 Cách tiến hành:
 - GV cho HS trao đổi theo cặp đôi . YC học sinh thảo luận để trả lời các câu hỏi :
 + Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học , thuốc trừ sâu,...đến môi trường đất 
 + Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất .
 - GV gọi lần lượt HS trả lời 
HS và GV nhận xét chung về các ý trả lời và bổ sung .
 3/Củng cố - Dặn dò:
 - HS nhắc laị nội dung bài học, liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Tập làm văn
ôn tập về tả người
I/ Mục đích yêu cầu
- Lập được dàn ý cho một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK
- Trình bày miệng dàn ý bài văn tả người- trình bày rõ ràng , rành mạch , tự nhiên tự tin. 
II/ Đồ dùng dạy học
 HS : Bảng phụ ghi sẵn 3 đề văn. 
 GV: Bảng nhóm cho HS lập dàn ý 3 bài văn.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời )
* HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập
 Bài1: SGK.
 - 1HS đọc yêu cầu của bài tập
Chọn đề bài :
GV treo bảng phụ đã ghi sẵn 3 đề bài cùng HS phân tích đề- gạch chân những từ ngữ quan trởng 3 đề trên bảng phụ
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ; gọi một số HS nói đề bài các em chọn.
 Lập dàn ý :
GV nhắc HS : Dàn ý văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các emcó thể dựa vào dàn ý để tả người đó ( trình bày miệng )
 + Lập dàn ý ( vắn tắt ) cho một trong các bài văn đó
 + GV chia lớp thành 5 nhóm phát cho mỗi nhóm 1 bảng nhóm và giao việc cho các nhóm . YC các nhóm thảo luận để làm bài.
 - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả 
HS và GV nhận xétchốt lại kết quả đúng .
Bài2: SGK 
 - HS nêu YC đề bài
 - GV : Dựa vào dàn ýđã lập , từng em trình bày miệng bài văn tả người của nhóm mình
 - GV nhắc HS cần nói sát theo dàn ý, nói ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
 - Đại diện các nhóm thi trình bày
 - Các nhóm khác nhận xét cách trình bày của bạn ; bình chọn người trình bày hay nhất.
*HĐ2: Củng cố dặn dò
 - GV hệ thống lại kiến thức toàn bài . 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
Địa lí
ôn tập cuối năm
	 I/ Mục đích , yêu cầu 
 - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới.
 - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế (sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp) của châu á, châu Âu,châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. 
 II/ Đồ dùng dạy học 
 GV : - Bản đồ thế giới 
 - Quả địa cầu 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ 
2/ Bài mới : Giới thiệu bài ( Dùng lời )
* HĐ1 : Làm việc cá nhân
 - GV treo bản đồ thế giới lên bảng
 - Gọi lần lượt HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới .
 - HS chú ý quan sát để nhận xét và bổ sung
 GV nhận xét ,hệ thống lại giúp HS hoàn thiện phần trình bày 
* HĐ2 : Làm việc theo nhóm
 - YC cácnhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b SGK 
 - GV phát giấy cho các nhóm ;YC HS thảo luận làm bài vào giấy khổ to
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
 - Các nhóm nhận xét các ý trả lời và bổ sung
 - GVhệ thống và chốt lại kết quả
3/ Củng cố, dặn dò :
 GV hệ thống lại các kiến thức vừa ôn 
 Dặn HS về chuẩn bị bài sau
 Thể dục
Môn thể thao tự chọn
I/ Mục tiêu: 
- Thực hiện được động tác phát cầu, chuyển cầu bằng mu bàn chân.
- Thực hiện được ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai hoặc bằng hai tay. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II/ Chuẩn bị
Sân TD, còi, 10- 15 quả bóng 150 gam, 1-2 quả cầu.
III/ Hoạt động dạy học
 1. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
 - Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn quanh sân tập.
 - HS khởi động các khớp.
 2. Phần cơ bản
 a/ Ôn tập hoặc kiểm tra một trong hai môn thể thao tự chọn.
 GV chọn một trong hai ND Đá cầu hoặc Ném bóng để ôn cho HS.
- Đá cầu :
 Ôn phát cầu bằng mu bàn chân 
 Kiểm tra kĩ thuật động tác phát cầu bằng mu bàn chân : Kiểm tra nhiều đợt, mỗi đợt 1- 3 HS. Mỗi em phát cầu 3 lần liên tiếp.
 b/ Chơi trò chơi “ Dẫn bóng”
3. Củng cố dặn dò.
GV nhận xét tiết học. 
 Thứ 6 ngày 27 tháng 4 năm 2012
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép.
- Viết đựơc đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép.
II/ Đồ dùng dạy học.
 GV: Bảng phụ ghi 2 tác dụng của dấu ngoặc kép 
 - Bút dạ và 5 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ: 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời)
* HĐ2: Hướng dẫn ôn tập
+ Bài tập 1 :Một HS đọc nội dung BT 1.Cả lớp theo dõi SGK
GV gọi 1HS nói lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. GV treo bảng phụ đã ghi 2 tác dụng của dấu ngoặc kép ,gọi 2-3 HS nhìn bảng đọc lại .
GV cho HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài vào vở BT
Cho 3 HS làm bài vào VBT. 
HS trình bày kết quả 
GV gọi lần lượt HS nêu kết quả của mình
HS và GV nhận xét chốt lại KQ đúng 
KL: Củng cố cho HS kĩ năng sử dụng dấy phẩy và nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép +Bài tập 2:SGK
 - 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 
 - GV nhắc HS : Đoạn văn đã cho có những từ dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt vào dấu ngoặc kép , nhiệm vụ của các em là đọc kĩ để phát hiện ra các từ đó và đặt chúng vào dấu ngoặc kép.
 - HS làm vào VBT.
 - 3 HS trình bày kết quả .
 - HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 GVKL :Dùng sai dấu ngoặc kép khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại .
+Bài tập 3: SGK
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 . phát phiếu cho các nhóm . YC các nhóm thảo luận làm bài ghi KQ vào phiếu.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 - 2,3HS đọc lại đoạn văn đã sử dụng đúng dấu phẩy trên bảng .
KL : Rèn cho HS có kĩ năng sửa dấu ngoặc kép khi viết một đoạn văn.
*HĐ3: Củng cố - Dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Tập làm văn
tả người ( Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu
 HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh cảm xúc.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV:- Bảng phụ ghi sẵn 3 đề văn của tiết trước . 
 - HS : dàn ý đã lập ở tiết trước.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài ( dùng lời ).
* HĐ1 : Hướng dẫn HS làm bài 
 - Giáo viên treo bảng phụ ghi 3đề văn.
 - 1-2 HS khá đọc lại 3đề văn trên bảng
GV nhắc HS :
+ Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước .Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập.Tuy nhiên nếu muốn các em có thể thay đổi- chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em cần kiểm tra lại dàn ý,chỉnh sửa. Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. 
*HĐ2 :HS làm bài
GV cho HS tự làm bài
3/Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học cho tiết T LV tuần sau .
	Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: 
 Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
II/ Đồ dùng dạy học 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời ) 
* HĐ2 : Thực hành
+Bài 1: VBT
 - 1 HS đọc bài toán 
 - 1 HS tóm tắt bài toán . 
 - HS làm việc cá nhân.1 HS lên bảng làm bài .
 - HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
KL: Rèn kĩ năng diện tích hình tam giác,hình tứ giác.
+Bài 2: VBT.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi SGK
 - Gọi 1 HS khá lên bảng tóm tắt bài toán
 - HS làm bài cá nhân , 1 HS lên bảng làm.
 - HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng .
 KL : Rèn kĩ năng giải toán dạng đặc biệt .
+ Bài tập 3 :
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi.
 - HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm nêu cách làm của mình
 - HS , GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3/ Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài. 
 - Dặn HS về nhà làm BT SGK.
	Sinh hoạt tập thể
Tìm hiểu về ngày kỉ niệm 30-4.
I . Mục tiêu :
- Biết ngày 30 - 4 là ngày giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
- Có thói quen giữ gìn , bảo vệ các di sản văn hoá , di sản thiên nhiên , tích cực tham gia các hoạt động chào mừng 30-4.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung :
 - Tư liệu, hình ảnh, về ngày 30 -4.
2. Hình thức: 
- Thi theo nhóm, cá nhân.
III. Chuẩn bị:
1. Phương tiện:
	- Các tư liệu, tranh ảnh, bài hát về ngày giải phóng miền Nam.
- Khăn bàn , lọ hoa.
2. Tổ chức:	
- GVCN cho các đội sưu tầm các tư liệu, bài hát , bài thơ .
- Phân công người điều khiển và trang trí lớp.
IV. Tiến hành hoạt động:
Người ĐK
 Nội dung
 Thời gian 
Lớp phó VN 
Lớp trưởng
Ban giám khảo
Hoạt động 1: Khởi động 
 Hát tập thể bài : “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”.
- Nêu lí do ngắn gọn của buổi sinh hoạt và giới thiệu BGK.
Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ đề 
- Đội văn nghệ biểu diễn 2-3 bài hát về Đảng, Bác Hồ.
- Các tổ lần lượt cử đại diện trình bày hiểu biết về ngày 30 -4, các công trình liên quan đến ngày lịch sử trọng đại của đất nước.
- Xong mỗi phần trình bày của các nhóm hs cả lớp vỗ tay , cổ vũ .
- BGK cho điểm từng tiết mục . 
- Công bố tổng kết số điểm của từng tổ . Tuyên dương các nhóm tổ , cá nhân tham gia hoạt động . 
10 phút
25 phút
5 phút
V. Kết thúc hoạt động : (5phút )
- GVCN nhận xét chung về tinh thần tham gia của cả lớp .
- Dặn dò công việc của tuần sau .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33.doc