Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 12

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 12

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc đúng bài văn, nhấn mạnh từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo .quả

- Hiểu ND: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ Đồ dùng dạy học

 GV: ảnh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài, bảng phụ ghi đoạn 1 để hướng dẫn HS luyện đọc.

III / Các hoạt động dạy – học.

A / Bài cũ :

B / Bài mới :

 1/ Giới thiệu bài : quan sát tranh.

 2/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài :

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
 Thứ ngày
 Môn học
 Tên bài dạy
2
 20/ 11
 S H T T
 Mĩ thuật 
 Tập đọc
 Toán
 Đạo đức
 Bài 12
 Mùa thảo quả
 Nhân một số thập phân với 10,100,100,...
 Kính già, yêu trẻ(tiết 1)
3
21/ 11
 Toán 
 Khoa học
 Chính tả
 Địa lí
 L T V C
 Luyện tập
 Sắt, gang, thép
 Nghe – viết : Mùa thảo quả
 Công nghiệp 
 Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trờng
4
22/11
 Thể dục
 Toán 
 Kể chuyện
 Kĩ thuật
 Lịch sử 
 Bài 23
 Nhân một số thập phân với một số thập phân 
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 Thêu dấu nhân (tiết2)
 Vợt qua tình thế hiểm nghèo 
5
23/ 11
 Thể dục
 Tập đọc
 Tập làm văn
 Toán 
 Khoa học
 Bài 24
 Hành trình của bầy ong
 Cấu tạo của bài văn tả ngời
 Luyện tập 
 Đồng và hợp kim của đồng
6
24/ 11
 Âm nhạc
 Toán
 L T V C
 Tập làm văn
 S H T T 
 Học hát bài : Ước mơ
 Luyện tập 
 Luyện tập về quan hệ từ 
 Luyện tập tả ngời(quan sát và lựa chọn chi tiết)
Tuần 12
Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2011
Tiết1:Tập đọc
Mùa Thảo quả
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc đúng bài văn, nhấn mạnh từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo .quả
- Hiểu ND: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: ảnh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài, bảng phụ ghi đoạn 1 để hướng dẫn HS luyện đọc. 
III / Các hoạt động dạy – học. 
A / Bài cũ :
B / Bài mới :
 1/ Giới thiệu bài : quan sát tranh.
 2/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài :
* HĐ1: Luyện đọc :
 - Hướng dẫn giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng tả nhẹ nhàng, thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng thảo quả.
 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn (1 lượt).
 - Hướng dẫn HS đọc từ khó: sinh sôi, bóng râm, tựa,..;sửa lỗi giọng đọc cho HS.
 -1 HS đọc phần chú giải.
 - HS luyện đọc theo cặp, đọc cá nhân.
 - Một HS đọc toàn bài.
* HĐ2: Tìm hiểu bài :
 - HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 SGK
Giải nghĩa từ: Thơm nồng:gợi cảm giác hương thơm lan tỏa,kéo dài.
ý 1: Dấu hiệu vào mùa của thảo quả.
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 SGK
ý 2: Cây thảo quả phát triển rất nhanh
- HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi 3 SGK
ý 3: Cây thảo quả phát triển rất nhanh
 + Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì ?
 Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp và sự sinh sôi của thảo quả. 
* HĐ3: Hướng dẫn đọc:
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài và theo dõi để tìm cách đọc ; đọc đoạn tùy thích và nêu lí do thích
 - Hướng dẫn HS yếu và trung bình đọc đoạn 1 để đọc tốt hơn
3/ Củng cố- Dặn dò:
 Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 	Tiết2: Chính tả nghe- viết
Mùa thảo quả
I/ Mục tiêu
- Viết đúng bài CT; trình bày hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT(2) a/b, hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. 
 II/ Đồ dùng dạy học
 GV: bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới : Giới thiệu bài.(dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết:Mùa thảo quả.
 + Gọi 1-2 HS đọc đoạn văn.
 + GV hỏi, HS trả lời miệng câu hỏi sau: Em hãy nêu nôi dung của đoạn văn?
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 + Yêu cầu HS khá giỏi nêu các từ khó viết.
 + Yêu cầu HS yếu và trung bình đọc và viết các từ đó.
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV.
d/ Thu, chấm bài : 10 bài.GV nêu nhận xét chung.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 2: SGK.
 - Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của HS. Chốt lời giải đúng.
 - Gọi HS yếu và trung bình đọc thành tiếng các tiếng tìm được trên bảng.
 - Em có nhận xét gì cách viết các phụ âm s/x; t/c?
 - GV kết luận về cách viết các từ ngữ có phụ âm s/x; t/c
Bài tập 3: SGK.
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS thảo luận nhóm đôi và tự làm bài tập, 1 HS lên bảng làm.
 - HS và GV nhận xét. Kết luận lời giải đúng. HS yếu và trung bình nhắc lại
* HĐ3: Củng cố – Dặn dò:
HS nhắc lại cách viết các từ ngữ có phụ âm s/x;t/c.
 Dặn học sinh ghi nhớ đánh dấu thanh trong tiếng và chuẩn bị bài sau.
Tiết3:Toán
Nhân một số số thập phân với 10 ,100 ,1000 , . . .
I/ Mục tiêu: Biết:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,. 
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
II/ Đồ dùng dạy học.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Bài cũ. GV kiểm tra HS làm BT2 ở nhà.
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.(Dùng lời)
*HĐ1:Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,. . .
a/ Ví dụ 1:
 -Yêu cầu học sinh tự tìm kết quả của phép nhân 27,867 x 10 
 - Gợi ý để HS tự rút ra nhận xét nh trong SGK, từ đó tự nêu qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10.
b/ Ví dụ 2:
 -Yêu cầu học sinh tự tìm kết quả của phép nhân 53,286 x 100 
 - Gợi ý để tự rút ra nhận xét như trong SGK, từ đó tự nêu qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100.
 - Gợi ý để tự rút ra qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
* HĐ2: Thực hành : HD HS làm BT trong VBT
Bài 1: .
- Yêu cầu một HS đọc đề.
- HS làm bài tập cá nhân, HS nêu miệng kết quả HS khá giỏi và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Rèn kĩ năng nhân STP với 10,100 .1000, . . ..
Bài 3: .
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài tập cá nhân, 3 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. 
*HĐ2: Củng cố - dặn dò.
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
Tiết4:Đạo đức
Kính già, yêu trẻ (tiết 1)
I/ Mục tiêu 
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi biểu hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
*KNS : KN tư duy phê phán, KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống, KN giao tiếp ứng xử với bạn bè, KN thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với bạn bè..
II/ Các PP – ktdh:
 Thảo luận nhóm, sử lí tình huống, đóng vai.
III/ Đồ dùng dạy học
 Đồ dùng để đóng vai cho hoạt động 1
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ
B/ Bài mới : Giới thiệu bài(dùng lời)
* HĐ 1: Tìm hiểu nội dung truyện (Sau đêm mưa)
 Mục tiêu : Giáo dục HS ý thức giúp đỡ người già,em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già em nhỏ.
 Cách tiến hành: 
 - GV đọc truyện Sau đêm mưa trong SGK.
 - Học sinh đóng vai minh họa theo nội dung truyện .
 - Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK.
 - Học sinh và GV nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận: Cần tôn trọng người già,em nhỏ và giúp đở họ bằng những việc làm phù hợp 
 - Tôn trọng ngời già giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con ngời với con người,là biểu hiện của con ngời văn minh lịch sự .
 GV hướng dẫn học sinh rút ra ghi nhớ như  SGK. 
*HĐ2: Làm bài tập 1,sgk
 Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các hành vi thể hiện tình cảm kính già,yêu trẻ.
 Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập 1.
- Học sinh làm việc cá nhân.
 - GV yêu cầu một số học sinh trình bày ý kiến.Học sinh nhận, xét bổ sung.
- GV kết luận ý đúng
Hoạt động nối tiếp: 
 Tìm hiểu các phong tục tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
Thứ 3 ngày 15 tháng 11năm 2011
Tiết1: Luyện từ và câu
	mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
I/ Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu BT1. 
- Biết ghép tiếng bảo(gốc Hán ) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2). Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu BT3.
II/ Đồ dùng dạy học
 - Tranh ảnh khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên .
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ : Quan hệ từ là gì? Đặt câu có sử dụng quan hệ từ.
B/ Bài mới: Giới thiệu bài:(dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
 HS đọc yêu cầu của bài tập và trao đổi nhóm đôi để làm và trình bày miệng trước lớp.
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả và giải thích.
 Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
KL: Giúp HS phân biệt các cụm từ;khu dân cư,khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
 -Sinh vật:tên gọi chung các vật sống bao gồm động vật, thực vật ,vi sinh vật.
 - sinh thái:quan hệ giữa sinh vật(kể cẩ người) với môi trờng xung quanh.
 - Hình thái:hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật có thể quan sát đợc. 
Bài tập 3: 
 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 HS tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ,sao cho từ bảo vệ được thay bằng từ khác nhưng nghĩa của câu không thay đổi.
 Học sinh phát biểu ý kiến, HS cùng GV phân tích ý kiến đúng:chọn từ giữ gìn (gìn giữ) thay thế cho từ bảo vệ.
HĐ2: Củng cố – Dặn dò:
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 GV nhận xét tiết học.
 Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Tiết2:Kể chuyện
kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/ Mục tiêu
- HS biết kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã kể ; biết nghe nhận xét đúng lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV : Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường(GVvà Học sinh sưu tầm đợc) 
III/ Các hoạt động dạy học
A/ Bài cũ
B/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn kể chuyện.
a/ Tìm hiểu đề bài.
Gọi HS đọc đề bài, GV gạch chân dưới các từ trọng tâm.
Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
Yêu cầu HS giới thiệu câu truyện mà em sẽ kể.
b/ Kể chuyện trong nhóm.
Yêu cầu HS kể chuyện theo 4 nhóm .(HS yếu và trung bình có thể chỉ kể 1, 2 đoạn chuyện có nội dung theo yêu cầu)
Gợi ý cho HS các câu hỏi để trao đổi về nội dung truyện:
 - HS kể hỏi: 
 + Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
 + Câu truyện muốn nói với chúng ta điều gì?
 + Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?
HS nghe kể và trao đổi cùng bạn:
 + Tại sao bạn lại chọn câu truyện này?
 + Câu truyện của bạn có ý nghĩa gì?
 + Bạn thích nhất tình tiết nào của truyện?
c/ Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện.
Đại diện các nhóm lên thi kể chuyện trước lớp , mỗi HS kể chuyện xong đều trao đổi cùng các bạn về nội dung và ý nghĩa câu truyện.
HS và GV nhận xét, cho điểm .
* HĐ2: Củng cố dặn dò
 GV nhận xét tiết học
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Tiết3:Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: Biết:
- Nhân nhẩm môt số thập phân với 10, 100, 1000,. . . 
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
- Giải bài toán có ba bước tính.
 II/ Đồ dùng dạy học
 GV: phiếu ... nhớ).
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
II-Đồ dùng dạy học.
 GV: Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý ba phần.
III-Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài.(dùng lời)
* HĐ1: Phần nhận xét
 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa ; một học sinh đọc bài văn.cả lớp theo dõi trong SGK.
 - Một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo của bài văn.
 - Học sinh trao đổi theo nhóm,lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK.
 - Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. HS và giáo viên nhận xét,bổ sung,chốt lại ý kiến đúng.
 + Qua bài văn “Hạng A Cháng”, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người?
 - HS rút ra ghi nhớ (trong SGK).
*HĐ3:Luyện tập: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV nêu yêu cầu của bài luyện tập lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người trong gia đình.
 - Khi lập dàn ý,em cần bám sát cấu tạo 3 phần:mở bài,thân bài,kết luận của bài văn tả người.
 - Chú ý đa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc, những chi tiết nổi bật về ngoại hình,hoạt động của người đó .
 - Yêu cầu HS làm bài. GV đi giúp đỡ những HS yếu 
 - Một vài học sinh lên trình bày dàn ý của mình .
 - Cả lớp và GV nhận xét sửa chữa để thành 1 dàn bài hoàn chỉnh.
IV/ Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết4:Địa lí
công nghiệp
I/ Mục tiêu: HS:
- Biết nước ta có nhiều nghành công nghiệp và thủ công nghiệp
- Nêu tên một số sản phẩm của các nghành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
 Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ : Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển nghành thuỷ sản?
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1:Các ngành công nghiệp
 - Hoc sinh làm các bài tập ở mục1 trong sách giáo khoa.
 - Học sinh trình bày kết quả, GV giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời. .
 KL:Nước ta có nhiều nghành công nghiệp, sản phẩm của từng nghành rất đa dạng,
(GV cho học sinh quan sát các hình trong SGK )
 - GV hỏi:Ngành công nghiệp có vai trò nh thế nào đối với đời sống và sản xuất? 
* HĐ2: Nghề thủ công
 -Hoc sinh trả lời câu hỏi ở mục 2trong SGK, HS khác nhận xét bổ sung
 - KL:Nước ta có rất nhiều nghề thủ công.
 GV hỏi : Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì? 
? Nêu một số nghề thủ công truyền thống của địa phương. 
- Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng
Củng cố dặn dò:
 GV hệ thống kiến thức toàn bài
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Tiết5:Thể dục 
Ôn 5 động tác của bài thể dục
trò chơi “ kết bạn”
I/ Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở,tay, chân, vặn mình và động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ Chuẩn bị:
 - Sân, còi, cờ đuôi nheo, bóng
III/ Hoạt động dạy học:
 1. ổn địng tổ chức: 
 - GV phổ biến nội dung tiết học.
 2. Dạy bài mới:
a/GV cho HS ôn 5 động tác vươn thở, tay và chân, vặn mình và toàn thân: 2-3 lần
Lần 1 : Tập từng động tác. Lần2-3 : Tập liên hoàn 4 động tác theo nhịp hô của GV.
 Lần sau cho HS tự làm, GV uốn nắn sửa chữa.
GV cho HS ôn lại 5 động tác đã học : Hs thực hiện 2 lần.
 b/GV tổ chức cho hs chơi trò chơi
3. Củng cố dặn dò.
 GV nhận xét tiết học
Thứ 6 ngày 18 tháng 11 năm 2011
Tiết1:Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I/ Mục tiêu:
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị những quan hệ gì trong câu (BT1, BT2).
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3 ; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4). 
II/ Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học.
A/ Bài cũ : Quan hệ từ là gì? Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ.
B/ Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập .
Bài tập 1: 
 - GV nêu yêu cầu của bài tập .
 - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm. 
 - GV nhận xét chốt lời giải đúng các quan từ : của,bằng , như,như. Có tác dụng nối các từ ngữ..
Bài tập 2: 
 - HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc theo nhóm đôi,HS trả lời
 - HS khá giỏi và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng : 
Bài 3 : 
 - HS đọc yêu cầu bài 3. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập . 
 - HS điền các quan hệ từ vào ô trống thích hợp .Học sinh làm việc độc lập và 1 HS làm trên bảng phụ.
 - Cả lớp và GV nhận xét. HS đọc lại các câu văn đã điền hoàn chỉnh
Bài 4: 
 Học sinh đọc yêu cầu bài tập
 Học sinh thi đặt câu với các quan hệ từ (mà,thì,bằng) theo nhóm .Cách làm:từng học sinh trong nhóm nối tiếp nhau viết câu văn mình đặt đợc vào bảng phụ 
 - Đại diện từng nhóm lên dán nhanh kết quả lên bảng.
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét. HS yếu và trung bình đọc lại các câu văn
*HĐ2: Củng cố dặn dò
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 Dặn HS về nhà học bài.
Tiết2:Tập làm văn
Luyện tập tả người
 (Quan sát và lựa chọn chi tiết)
I/ Mục đích yêu cầu.
 - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu,đặc sắc về ngoại hình,hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà .Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc . 
III/ Các hoạt động dạy học
A/ Bài cũ.
 - GV kiểm tra bài làm dàn ý của học sinh . 
B/ Bài mới: Giới thiệu bài (Dùng lời) 
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: .
 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài Bà tôi.
Yêu cầu HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi của bài.
 Gọi HS trình bày miệng KQ. 
 GV mở bảng phụ đã ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà(SGV) yêu cầu HS đọc lại.
Bài 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài văn Người thợ rèn.
 Yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. 
 GV kết luận lời giải đúng. 
* HĐ2: Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn về nhà chuẩn bị bài sau. 
Tiết3: Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Biết :
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
II/ Đồ dùng dạy học
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ: HS nhắc lại qui tắc nhân 1 STP với 0,1 ; ,001; 0,0001
2/ Bài mới:* Giới thiệu bài: (dùng tranh)
Hoạt động 1: Thực hành : HD HS làm BT trong VBT
Bài 1 a/ Yêu cầu HS tự tìm kết quả của các phép nhân nêu trong bảng, GV cùng HS chốt kết quả đúng.
 - HS nêu nhận xét chung, từ đó rút ra tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân (như SGK). ( a x b )xc = a x (b xc )
 - Yêu cầu một vài HS phát biểu lại tính chất kết hợp của phép nhân.
câu b : HS nêu yêu cầu bài tập
Yêu cầu HS áp dụng tính chất kết hợp để làm bài này
Bài 2: 
 HS nêu yêu cầu bài tập
 HS làm việc cá nhân, sau đó HS đổi vở để kiểm tra, chữa chéo cho nhau, 2 HS lên bảng làm.
 HS nêu cách làm.
KL: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính trên các số thập phân.
HĐ 2 :Củng cố dặn dò:
Hệ thống kiến thức toàn bài..Dặn HS về nhà làm bài tập
	Tiết4: HĐTT 
 Thi kể chuyện, đọc thơ mừng các thầy,cô
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS:
- Hiểu ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo và tôn vinh nhà giáo .
- Có những hành động cụ thể thể hiện sự biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung : Chúc mừng, tặng hoa các cô giáo. Thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo VN.
2. Hình thức: Chúc mừng tặng hoa, tâm sự , ca hát, kể chuyện, giao lưu vui vẻ , thân mật giữa GV và HS .
III. Chuẩn bị :
1.Về phương tiện :- Hướng dẫn cả lớp sưu tầm, học hát , ngâm thơ, kể chuyện về chủ đề công ơn của các thầy giáo, cô giáo và tình cảm thầy trò .
- Lớp trưởng chuẩn bị lời chào mừng 
2. Về tổ chức :cán bộ lớp cử người điều khiển chương trình, trang trí, kê bàn ghế ,văn nghệ .
IV. Tiến hành hoạt động:
Dẫn chương trình
Nội dung
Thời gian
Lớp trưởng
Lớp phó văn nghệ
1. Khởi động : Hát tập thể 
2. Tiến hành hoạt động:
- Lớp trưởng tuyên bố lí do.
- Đọc lời chúc mừng .
- Tặng hoa các thầy cô giáo .
- Cô giáo phát biểu ý kiến.
- Lớp phó văn nghệ điều khiển buổi giao lưu và liên hoan văn nghệ .
- Kết thúc phần văn nghệ và giao lưu bằng một bài hát tập thể .
20 phút
15 phút
V. Kết thúc hoạt động :- Cảm ơn , chúc sức khoẻ và chúc mừng các thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11. 
- Chúc các bạn vui , khoẻ, tiếp tục học tập tốt để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo .
 Tiết4: Hoạt động tập thể
Lễ đăng kí thi đua “Tuần học tốt”
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được mục đích ý nghĩa, nội dung, chỉ tiêu thi đua. 
- Giáo dục học sinh tính tự giác, quyết tâm học tập tốt để đền đáp công ơn các thầy , cô giáo .
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Chương trình hành động của lớp trong tuần cao điểm chào mừng ngày20 tháng 11.
- Các tổ đăng kí thi đua 
- Văn nghệ.
2. Hình thức : - Đăng kí thi đua 
 - Văn nghệ 
III. Chuẩn bị: 
1. Phương tiện:- Kế hoạch hoạt động của lớp 
 - Đăng kí thi đua giữa các tổ .
2. Tổ chức : - Họp cán bộ lớp phân công , xây dựng kế hoạch.
- Hướng dẫn các tổ viết đăng kí thi đua .
IV. Tiến hành hoạt động :
1. Khởi động:
Lớp phó văn nghệ 
 Hát tập thể bài “ Lớp chúng mình”
2. Sinh hoạt chủ đề:
- Lớp trưởng tuyên bố lí do , giới thiệu đại biểu, chương trình hoạt động 
. Lớp trưởng
 - Trình bày chương trình hành động của lớp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam . Nêu các chỉ tiêu thi đua , biện pháp cho cả lớp thảo luận để nhất trí .Dự thảo:
* Chỉ tiêu thi đua :
+ 100% HS học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 
+ Mỗi tổ 2 đến 3 bạn trở lên có điểm tốt. 
+ Sinh hoạt 15 phút , HĐ Đội tốt 
+ Đóng góp đầy đủ , đúng thời hạn 
+ Phấn đấu đạt “Tuần học tốt”
* Biện pháp :
+ Tạo phong trào thi đua giữa các tổ
+ Trao đổi kinh nghiệm
+ Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến”
+ Từng cá nhân cam kết.
- Lớp trưởng phát động đăng kí thi đua học tập, rèn luyện để đền đáp công ơn thầy cô của lớp , tổ. 
- Từng tổ trưởng đọc đăng kí thi đua của tổ .
- Một số cá nhân lên đọc bản đăng kí thi đua của mình.
- GVCN phát biểu ý kiến , ghi nhận quyết tâm thi đua và động viên cả lớp thực hiên tốt chương trình hành động của lớp .
Lớp phó văn nghệ
- Cả lớp hát tập thể bài : Lớp chúng ta kết đoàn của nhạc sĩ Mộng Lân
- Cả lớp hát tập thể bài : Lớp chúng ta kết đoàn của nhạc sĩ Mộng Lân, các tiết mục đơn ca , tốp ca, đọc thơ ...
 V. Kết thúc hoạt động:
 Lớp trưởng tuyên bố kết thúc hoạt động, GV tổng kết tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 12.doc