Thiết kế bài giảng lớp 5 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu - Tuần 33

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu - Tuần 33

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết đọc bài van rõ ràng, rành mạch và phụ hợp với giọng đọc một văn bản luật.

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kỹ năng:

- Đọc lưu loát toàn bài.

- Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, khoản mục.

3.Thái độ:

- GD hs ý thức tự giác thực hiện bổn phận của trẻ em với gia đình .

- Tăng cường tiếng việt cho HS.

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33:
 Ngày soạn: / 4/2013
 Ngày giảng: / 4/2013
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc 
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓCVÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
 (Trích)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết đọc bài van rõ ràng, rành mạch và phụ hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kỹ năng:
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, khoản mục.
3.Thái độ:
- GD hs ý thức tự giác thực hiện bổn phận của trẻ em với gia đình .
- Tăng cường tiếng việt cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC: (3’)
- HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm và trả lời các câu hỏi về bài.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới:
1/GT bài: (2’)
- Ghi đầu bài lên bảng.
2/ HD đọc và tìm hiểu bài.
a/ Luyện đọc: (12’)
- Gọi 1 hs khá đọc toàn bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. 
- GV yêu cầu hs cùng chia đoạn. 
- ( Bài chia làm 4 đoạn) 
- Gọi hs đọc nối tiếp đoạn.
- GV theo dõi những tiếng hs đọc sai ghi bảng.
- HDHS đọc các từ khó đã tìm.
- Gọi hs đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho hs thi đọc.
- Cả lớp và GV nhận xét và tuyên dương.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài: (11’)
- Yc hs đọc thàm đọc lướt từng đoạn và trả lời các câu hỏi trong sgk. 
- Cho HS đọc lướt 3 điều 15,16,17:
1. Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
2. Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên?
+)Rút ý 1:
- Cho HS đọc điều 21:
3. Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong điều luật?
4. Các em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện?
+)Rút ý 2:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1, 2 HS đọc lại.
c/ Luyện đọc diễn cảm. ( 10’)
- 4HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc.
+ Yêu cầu hs luyện đọc cặp.
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
3/ Củng cố dặn dò (2’)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc toàn bài, lớp theo dõi.
- HS nêu.
- Đoạn 1: Điều 15.
- Đoạn 2: Điều 16.
- Đoạn 3: Điều 17
- Đoạn 4: Điều 21.
- 4HS đọc nối tiếp đoạn.
- Theo dõi, đọc ĐT, CN. 
- 4 HS đọc nối tiếp và giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2, 3 hs cặp thi đọc.
- Nhận xét, lắng nghe.
- Theo dõi.
- HS đọc thầm đọc lướt và trả lời câu hỏi trong sgk.
+ Điều 15,16,17.
+ VD: Điều 16 : Quyền học tập của trẻ em.
+ Quyền của trẻ em.
- HS nêu
+ HS nêu 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21.
+ HS đối chiếu với điều 21 xem đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện.
+) Bổn phận của trẻ em.
- HS nêu.
- HS đọc.
- 4HS đọc nối tiếp.
- HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
- Nghe
- Nghe
- Ghi nhớ.
Tiết 3: Toán 
ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Thuộc được công thức tính diện tích và thể tích một số hình đã học. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các dạng toán về tính diện tích thể tích một số hình.
3.Thái độ:
- GD hs tính cẩn thận kiên trì trong thực hành tính toán .
II/ Đồ dùng daỵ học:
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC: (5’)
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình đã học.
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới: 
1/GT bài: (2’ )
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Kiến thức: (5’)
- Ôn tập về tính diện tích , thể tích các hình:
- GV cho HS lần lượt nêu các quy tắc và công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- GV ghi bảng.
3. Luyện tập: (33’)
 Bài tập 1: 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, 1 HS làm vào bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- HS nêu
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- HS ghi vào vở.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài nháp, 1HS làm bảng lớp.
 Bài giải:
Diện tích xung quanh phòng học là:
 (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84(m2)
 Diện tích trần nhà là:
 6 x 4,5 = 27 (m2)
 Diện tích cần quét vôi là:
 84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2)
 Đáp số: 102,5 m2.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài nháp, 1HS làm bảng lớp.
- Chữa bài
 Bài giải:
a)Thể tích cái hộp hình lập phương là:
 10 x 10 x 10 = 1000 (cm2)
b)Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần HLP. Diện tích giấy màu cần dùng là:
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2).
 Đáp số: a) 1000 cm2
 b) 600 cm2.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở
- 1HS làm bảng lớp.
- Chữa bài
 Bài giải:
 Thể tích bể là:
 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
 Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ.
- Lắng nghe
Tiết 4: Luyện tiếng việt
LUYỆN VIẾT.
I/ Mục tiêu
- HS viết lại được hoàn chỉnh bài văn cho trước 
- HS viết được doạn mở bài, kết bài (tả cảnh)
II/ Hoạt động dạy và học
HĐ của HS
HĐ của HS
A/ Ôn luyện: (32’)
1. Chỉnh lại cho câu chuyện cho hoàn chỉnh: ( 16’)
- Treo đoạn văn lên bảng
- Hướng dẫn HS sửa lại cho hoàn chỉnh đoạn văn
- Cho HS làm bài
- Gọi HS đọc doạn văn đã chỉnh 
- Nhận xét, biểu dương
2. Viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn tả cảnh: ( 16’)
- Nêu yêu cầu 
- Cho HS viết bài theo yêu cầu
- Gọi HS đọc bài viết
- Nhận xét, biểu dương
B/ Củng cố, dặn dò: (3’)
- Hệ thống bài học
- Nhận xét bài học
- Theo dõi
- Nghe
- Làm bài
- 4HS đọc
- Nghe
- Nghe
- Viết bài
- 5HS đọc bài viết
- Nhận xét bạn
- Nghe
Ngày soạn: / 4/2013
 Ngày giảng: / 4/2013
Tiết 1 : Toán 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết tính thể tích trong các trường hợp đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các bài toán về hình học 
3.Thái độ:
- GD hs ý thức tự giác trong học tập, tính cânr thận kiên trì trong thực hành tính toán
II/ Đồ dùng daỵ học:
III/Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC: (5’)
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Nhẫn xét
B/ Bài mới: 
1/GT bài: (2’)
- Ghi đầu bài lên bảng. 
2/ Luyện tập: 
Bài 1: (11’)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp.
- GV mời HS nối tiếp nêu kết quả, GV ghi bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: (10’)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, 1hS làm bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3: (11’)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở, 1HS làm trên bảng.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS nhận xét: “Cạnh HLP gấp lên 2 lần thì diện tích toàn phần gấp lên 4 lần”. GV hướng dẫn HS giải thích.
3/ Củng cố, dặn dò: (2’)
 GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài nháp.
- HS nêu kết quả.
- Chữa bài
 Bài giải:
a)
HLP
(1)
(2)
Độ dài cạnh
12cm
3,5 cm
Sxq
576 cm2
49 cm2
Stp
864 cm2
73,5 cm2
Thể tích
1728 cm3
42,875 cm3
b)
HHCN
(1)
(2)
Chiều cao
5 cm
0,6 m
Chiều dài
8cm
1,2 m
Chiều rộng
6 cm
0,5 m
Sxq
140 cm2
2,04 m2
Stp
236 cm2
3,24 m2
Thể tích
240 cm3
0,36 m3
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS lắng nghe cách làm.
- HS làm bài nháp, 1HS làm bảng lớp.
- Chữa bài
 Bài giải:
 Diện tích đáy bể là:
 1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
 Chiều cao của bể là:
 1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
 Đáp số: 1,5 m.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở
- 1HS làm bảng lớp.
- Chữa bài
- Chú ý
Bài giải:
Diện tích toàn phần khối nhựa HLP là:
 (10 x 10) x 6 = 600 (cm2)
Cạnh của khối gỗ HLP là:
 10 : 2 = 5 (cm)
Diện tích toàn phần của khối gỗ HLP là:
 (5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp diện tích toàn phần của khối gỗ số lần là:
 600 : 150 = 4 (lần).
 Đáp số: 4 lần.
- Lắng nghe
Tiết 3: Tập đọc .
 SANG NĂM CON LÊN BẢY 
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. 
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.( Trả lời được câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).
2. Kỹ năng:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.Đọc đúng các từ ngữ trong bài nghỉ hơi đúng nhịp thơ. 
3.Thái độ:
- GD hs ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ của trẻ em.
- Tăng cường tiếng việt cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/KTBC: (3’)
- HS đọc bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời các câu hỏi về ND bài.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới:
1/GT bài: (2’)
- Ghi đầu bài lên bảng.
2/ HD đọc và tìm hiểu bài.
a/ Luyện đọc: (12’)
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- Gọi hs đọc nối tiếp đoạn.
- GV theo dõi những tiếng hs đọc sai ghi bảng.
- HDHS đọc các từ khó đã tìm.
- Gọi hs đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho hs thi đọc.
- GV nhận xét biểu dương.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài: (9’)
- Cho HS đọc khổ thơ 1, 2:
1. Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
+)Rút ý 1: 
- Cho HS đọc khổ thơ 2, 3:
2. Thế giới tuổi thơ thay đổi TN khi ta lớn lên?
3. Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
+)Rút ý 2:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1- 2 HS đọc lại.
c/ Luyện đọc lại. ( 12’)
- Mời HS 3 nối tiếp đọc bài thơ.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2 trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc
- Cả lớp và GV nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò (2’)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1, 2  ... ng và hiệu hai số đó.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5 (Chủ yếu là phương pháp giải toán).
3.Thái độ:
- GD hs ý thức tự giác trong làm toán và tính cẩn thận kiên trì.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC: (5’)
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới:
1/GT bài: (2’)
- Ghi đầu bài lên bảng.
2/ Luyện tập:
- GV cho HS lần lượt nêu một số dạng bài toán đã học.
- GV ghi bảng (như SGK).
Bài tập 1: (9’)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp, 1HS làm bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài tập 1: (9’)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, 1HS làm bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3: (12’)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- HS nêu 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài ra nháp, 1HS làm trên bảng.
- Chữa bài
 Bài giải:
Quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba là:
 (12 + 18 ) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ xe đạp đi được là: 
 (12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu.
- Lắng nghe GVDH cách làm.
- HS làm bài ra nháp, 1HS làm trên bảng.
- Chữa bài
 Bài giải:
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
 (60 + 10) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
 35 – 10 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
 35 x 25 = 875 (m2)
 Đáp số: 875 m2.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở
- 1HS làm trên bảng.
Tóm tắt:
 3,2 cm3 : 22,4g
 4,5 cm3 : g ?
 Bài giải:
 1 cm3 kim loại cân nặng là:
 22,4 : 3,2 = 7 (g)
 4,5cm3 kim loại cân nặng là:
 7 x 4,5 = 31,5 (g)
 Đáp số: 31,5g.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Tập làm văn
 TẢ NGƯỜI 
(Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học. 
2. Kỹ năng:
- HS viết được bài kiểm tra 
3.Thái độ:
- GD HS ý thức tự giác trong học tập và yêu quý những ngời thân xung quanh .
- Tăng cường tiếng việt cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Dàn ý cho đề văn của mỗi HS.
 - Giấy kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC: (5’)
- KT sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
B/ Bài mới:
1/ GT bài : (2’)
2/ Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra: (5’)
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- GV nhắc HS :
+ Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các en nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
- HS làm bài kiểm tra: (30’)
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- Hết thời gian GV thu bài.
3/ Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài.
- Lắng nghe.
- HS nối tiếp đọc đề bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS viết bài.
- Nộp bài.
- Lắng nghe
Tiết 3 : Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu ngoặc kép)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép.
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).
2. Kỹ năng:
- Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
3.Thái độ:
- GD hs yêu quý sự phong phú của Tiếng Việt dùng đúng từ khi nói viết.
- Tăng cường tiếng việt cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép.
 - Phiếu học tập. Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC: (5’)
- GV cho HS làm lại BT 2, 4 tiết LTVC trước.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới:
1/GT bài: (2’)
- Ghi đầu bài lên bảng.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài tập 1: (12’)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu ngoặc kép.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép, mời một số HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: (12’)
- Mời 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- GV nhắc HS: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Các em cần đọc kĩ đoạn văn để phát hiện ra và đặt chúng vào trong dấu ngoặc kép cho đúng.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: (9’)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS : Để viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài các em phải dẫn lời nói trực tiếp của những thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS đọc đoạn văn. 
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
3-Củng cố, dặn dò:(2’)
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2HS làm bảng lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu bài, lớp đọc thầm.
- 1HS nêu nội dung quy tắc.
- Lắng nghe.
- HS làm bài theo HD của GV, phát biểu. 
+ Lời giải :
Những câu cần điền dấu ngoặc kép là:
-Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này để thầy biết” (dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật).
-ra vẻ người lớn : “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này” (Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật).
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Chú ý
- HS làm bài vào vở theo HD của GV.
- Trình bày
- Nhận xét
+ Lời giải:
Những từ ngữ đặc biệt được đặt trong dấu ngoặc kép là:
“Người giàu có nhất” ; “gia tài”
- HS đọc yêu cầu.
- Chú ý
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS trình bày.
- Nhận xét
- Nghe
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 2: Luyện tiếng việt
LUYỆN VIẾT
I/ Mục tiêu:
- Đọc đoạn văn và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Đọc đoạn văn và tìm những từ ngữ tả ngoại hình, hoạt động của bà cụ bán hàng nước.
- GD hs yêu quý sự phong phú của tiếng việt, dùng đúng từ khi nói viết.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Ôn luyện: ổn định tổ chức: (3’)
1. Đọc đoạn văn và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. (15’)
- Gọi hs nêu yêu cầu của đề bài
- GV gợi ý
- Yêu cầu hs đọc bài
- GV theo dõi giúp đỡ
- Gọi một số hs nêu tác dụng của đâu phẩy
- Nhận xét, bổ sung
- Chữa bài.
a) Con gà mái và những qủa chứng vàng
- Dấu ngoặc kép được dùng đề: đánh dấu những từ ngữ quan trọng.
- Gọi hs nêu yêu cầu của đề bài
- GV gợi ý
- Yêu cầu hs đọc bài
- GV theo dõi giúp đỡ
- Gọi một số hs nêu tác dụng của đâu phẩy
- Nhận xét, bổ sung
- Chữa bài.
b) Con ếch và con sư tử
- Dấu ngoặc kép được dùng đề: trích dẫn lời nói.
2. Đọc đoạn văn và tìm những từ ngữ tả ngoại hình.: (15’)
- Gọi hs nêu yêu cầu
- Gọi hs đọc đoạn văn
+ Yêu cầu hs tìm những từ ngữ tả ngoại hình và hoạt động của bà cụ bán hàng nước chè.
“Mái tóc bạc phơ, gầy gò, dọn bàn bán nước chè, mạng gạo đến dưới gốc cây, bình dị, tấm lòng nhân ái, đạm bạc, áo canh nâu tênh toang, chiếc quần thâm đã bạc phếch, chiến nón, cũng dùng cho đến khi rách tướp, yêu thương đàn chim trời.
+ Nhận xét:
a) Từ ngữ tả hoạt động cuat bà cụ sinh động: bạc phơ, gầy gò, kế sinh nhai, bình dị, đạm bạc, tềnh toàng, bạc phếch, rách tướp.
b) Đặc điểm về ngoại hình và hoạt động cho thấy bà cụ là một người giản dị, nhân hậu, có tình thần và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.
B. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Hệ thống bài học
- Nhận xét tiết học
- Nghe
- HS nêu yêu cầu bài
- HS chú ý
- HS đọc bài
- Chú ý
- HS nêu tác dụng của đấu phẩy
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS nêu yêu cầu bài
- HS chú ý
- HS đọc bài
- Chú ý
- HS nêu tác dụng của đấu phẩy
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Đọc đoạn văn
- HS tìm những từ ngữ tả ngoại hình và hoạt độn.g
- HS nhận xét
- HS trả lời
- HS trả lời
- Lắng nghe
- Nghe
 Ngày soạn: / 4/2013
Ngày giảng: / 4/2013
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các dạng toán đã học. 
3.Thái độ:
- GD hs tính cẩn thận kiên trì trong thực hành tính toán.
II/ Đồ dùng daỵ học:
III/Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC: (5’)
- Cho HS nêu cách giải một số dạng toán điển hình đã học.
B/ Bài mới:
1/GT bài: (2’)
- Ghi đầu bài lên bảng.
2/ Luyện tập:
 Bài tập 1: (11’) 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp, 1HS làm bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2: (12’)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, 1hS làm bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3: (7’)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài ra nháp, 1HS làm trên bảng.
- Chữa bài
 Bài giải:
Diện tích hình tam giác BEC là:
 13,6 : (3 – 2) x 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
 40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
 Đáp số: 68 cm2.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài ra nháp, 1HS làm trên bảng.
 Bài giải:
Nam: 35
Nữ: học sinh
Theo sơ đồ, số HS nam trong lớp là:
 35 : (4 + 3) x 3 = 15 (HS)
Số HS nữ trong lớp là:
 35 – 15 = 20 (HS)
Số HS nữ nhiều hơn HS nam là:
 20 – 15 = 5 (HS)
 Đáp số: 5 HS.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở, 1HS làm trên bảng.
- Chữa bài
 Bài giải:
 Ô tô đi 75km thì tiêu thụ số lít xăng là:
 12 : 100 x 75 = 9 (l)
 Đáp số: 9 lít xăng.
- Lắng nghe
Tiết 4: Sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 33.doc