Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 11 năm 2012

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 11 năm 2012

I. Mục tiêu:

- Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ chỉ ngôi.

- Rèn cho học sinh nắm chắc thế nào là đại từ chỉ ngôi.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.

II. Chuẩn bị: Nội dung bài.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 65 trang Người đăng huong21 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 11 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012
Buổi chiều
Tự chọn
Tiếng Việt (Ôn)
 Tiết 1+2: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ chỉ ngôi.
- Rèn cho học sinh nắm chắc thế nào là đại từ chỉ ngôi.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra: Thế nào là đại từ chỉ ngôi? Cho ví dụ?
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
H: Tìm đại từ chỉ ngôi trong đoạn văn sau và cho biết cách dùng đại từ xưng hô trong đoạn văn đối thoại đó cho em biết thái độ của Rùa và Thỏ đối với nhau ra sao?
 “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ trông thấy mỉa mai bảo Rùa rằng:
- Đồ chậm như sên! Mày mà cũng đòi tập chạy à?
 Rùa đáp:
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
 Thỏ vểnh tai lên tự đắc :
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!”
Bài tập 2 :
H: Hãy tìm những đại từ và đại từ xưng hô để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau sao cho đúng :
a) Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy,. biết đó là con gà của nhà anh Bốn Linh. Tiếng  dõng dạc nhất xóm, nhón chân bước từng bước oai vệ, ưỡn ngực ra đằng trước. Bị chó vện đuổi,  bỏ chạy.”
b) “Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy  đi qua, nhe răng khẹc khẹc, ngó  rồi quay lại nhìn người chủ, dường như muốn bảo  hỏi dùm tại sao  lại không thả mối dây xích cổ ra để  được tự do đi chơi như .” 
3.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
Bài giải :
- Các đại từ xưng hô trong đoạn văn là:
 Ta, mày, anh, tôi.
- Thái độ của Thỏ và Rùa đối với nhau trong đoạn văn : Kiêu ngạo, coi thường Rùa
Bài giải :
a) Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy, tôi biết đó là con gà của nhà anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm, nó nhón chân bước từng bước oai vệ, ưỡn ngực ra đằng trước. Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy.”
b) “Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy tôi đi qua, nhe răng khẹc khẹc, ngó tôi rồi quay lại nhìn người chủ, dường như muốn bảo tôi hỏi dùm tại sao người ta lại không thả mối dây xích cổ ra để nó được tự do đi chơi như tôi.” 
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
3.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
.
Âm nhạc
Giáo viên chuyên soạn giảng
Thứ tư ngày 7 tháng 11 năm 2012
Tự học
Toán (Ôn)
LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết cộng thành thạo số thập phân.(HS yếu chỉ cần làm BT 1-HS khá giỏi làm các bài còn lại)
- Giải các bài toán có liên quan đến cộng số thập phân.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
2: Ôn cách cộng 2 số thập phân
- Cho HS nêu cách cộng 2 số thập phân
 + Đặt tính 
 + Cộng như cộng 2 số tự nhiên
 + Đặt dấu phẩy ở tổng ...
2.1: Thực hành 
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính :
a) 65,72 + 34,8		
- HS đặt tính từng phép tính 
- GV kiểm tra hoặc đổi vở để KT với bạn
- Gọi HS nêu KQ 
Bài tập 2: Tìm x
 Cho HS làm các phần bài tập
- GV chấm một số bài 
Bài tập 3 
Thùng thứ nhất có 28,6 lít dầu, thùng thứ hai có 25,4 lít dầu. Thùng thứ ba có số dầu bằng trung bình cộng số dầu ở 2 thùng kia. Hỏi cả 3 thùng có bao nhiêu lít dầu? 
- GV chấm một số bài 
Bài tập 4: (HSKG)
Cho 2 số có hiệu là 26,4. Số bé là 16. Tìm số lớn
2.2.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu cách cộng 2 số thập phân
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
HS làm các bài tập
HS lên lần lượt chữa từng bài
-HS lên bảng làm
Bài giải :
Thùng thứ ba có số lít dầu là:
 (28,6 + 25,4) : 2 = 27 (lít)
Cả 3 thùng có số lít dầu là:
 28,6 + 25,4 + 27 = 81 (lít)
 Đáp số: 81 lít. 
Bài giải :
 Giá trị của số lớn là :
 26,4 + 16 = 42,4
 Đáp số : 42,4
- HS lắng nghe và thực hiện.
3.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
.
Rèn kĩ năng sống
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
BT1 trò chơi « Quả bóng giận dữ »
I- Mục tiêu :
 - Củng cố nhận thức về các chuẩn mực hành vi đạo đức được học thông qua các bài Bài 1 trò chơi « Quả bóng giận dữ »
- Biết thể hiện giải quyết mâu thuẫn chuẩn mực đạo đức bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng 
II- Đồ dùng dạy - học
- Phiếu bài tập cho các nhóm; các thẻ từ để tổ chức trò chơi thi đua ở HĐ 3
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học
2. HĐ 1: (5p) Ôn lại các bài học từ 1- 5
- Gọi HS đọc ghi nhớ từ bài 1 đến bài 5
2.1HĐ 2: (10p) Hướng dẫn thực hành nhóm, lớp
- Nêu yêu cầu thảo luận nhóm, phát phiếu bài tập, giao việc:
- Theo dõi, khích lệ các nhóm chuẩn bị và trình bày trước lớp 
- Phân tích, đánh giá ý kiến
2.2HĐ 3: Tổ chức trò chơi “ Quả bóng giận dữ”
-GV cho hs đóng vai theo nhóm 4
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
-Các thành viên đưa ra tình huống
-Các thành viên khác giải quyết tình huống
2.3: Củng cố -dặn dò.
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài 
- Nêu tên các bài đạo đức đã học từ tuần 1 đến tuần 10
- HĐ cá nhân, nêu ghi nhớ của từng bài 
HS cần phải làm như thế nào để xứng đáng là HS lớp 5?
Nhận xét ưu khuyết điểm của từng cá nhân
Đóng vai thể hiện rõ nội dung có trách nhiệm về việc làm của mình
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch vượt khó của bản thân
Nêu những việc có thể làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên
Đóng vai thể hiện việc đối xử tốt với bạn bè trong lớp
- Bình chọn bạn thể hiện tốt nhất
3.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
.
Toán (Ôn)
Tiết 1: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết trừ thành thạo số thập phân.(HS yếu làm BT1,BT 2 làm 1 cách ,BT 3/a)
- Giải các bài toán có liên quan đến trừ số thập phân.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
2: Ôn cách trừ 2 số thập phân
2.1: Thực hành 
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính :
a) 65,72 - 34,8		
- HS đặt tính từng phép tính 
- GV kiểm tra hoặc đổi vở để KT với bạn
- Gọi HS nêu KQ 
Bài tập 2 : Tính bằng 2 cách :
 a) 34,75 – (12,48 + 9,52)
HS yếu chỉ làm 1 cách
Bài tập 3 : Tìm x : 
 a) 5,78 + x = 8,26
Bài tập 4 : (HSKG)
Tổng diện tích của ba vườn cây là 6,3 ha. Diện tích của vườn cây thứ nhất là 2,9 ha, Diện tích của vườn cây thứ hai bé hơn diện tích của vườn cây thứ nhất là 8120m2, Hỏi diện tích của vườn cây thứ ba bằng bao nhiêu m2 ?
2.2.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
- HS nêu cách trừ 2 số thập phân
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa bài 
HS làm các bài tập
HS lên lần lượt chữa bài
-HS lên bảng làm
- HS lắng nghe và thực hiện.
3.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
.
Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012
	Tiếng Việt (ôn)
LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ XƯNG HÔ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ xưng hô.
- Rèn cho học sinh nắm chắc thế nào là đại từ xưng hô.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : 
H: Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho danh từ bị lặp lại trong đoạn văn dưới đây:
Hoai Văn Hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính tay mình bắt sống được Sài Thung, tên xứ hống hách của nhà Nguyễn. Hoài Văn bắt được Sài Thung mà từ quan gia đến triều đình đều không ai biết, Hoài Văn trói Sài Thung lại, đập roi ngựa lên đầu Sài Thung và quát lớn:
 - Sài Thung có dám đánh người nước Nam nữa không? Đừng có khinh người nước Nam nhỏ bé!
Bài tập 2:
H: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:
Mới ngày nào em còn là học sinh lớp 1bỡ ngỡ, rụt rè khóc thút thít theo mẹ đến trường. Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay mái trường thân yêu đã đến. Năm năm qua, mỗi góc sân, hàng cây, chỗ ngồi, ô cửa sổ đều gắn bó với em biết bao kỉ niệm.
Bài tập 3: 
H: Đặt 3 câu trong các danh từ vừa tìm được?
3.Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- S lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
- 3 từ Sài Thung đầu thay bằng từ nó
- Từ Sài Thung tiếp theo thay bằng từ mày
- Cụm từ người nước Nam sau thay bằng từ chúng tao.
-Các danh từ trong đoạn văn là :
 Ngày, học sinh, lớp, mẹ, trường, mái trường, năm, góc sân, hàng cây, chỗ ngồi, ô cửa sổ, em.
Lời giải : chẳng hạn :
- Hằng ngày, em thường đến lớp rất đúng giờ.
- Em rất nhớ mái trường tiểu học thân yêu.
- Ở góc sân, mấy bạn nữ đang nhảy dây.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
3.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
.
Toán (Ôn)
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán có liên quan dến rút về đơn vị.(BT3 ,4 dành cho Hs giỏi)
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV cho HS nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
Bài tập1: Đặt tính rồi tính:
a) 6,372 x 16	 b) 0,894 x 75
 Bài tập 2 : Tìm y
a) y : 42 = 16 + 17, 38	
Bài tập 3 : Tính nhanh
a) 3,17 + 3,17 + 3,17 +  + 3,17 
 ( 100 số hạng )
b) 0,25 x 611,7 x 40.
Bài tập 4 : (HSKG)
Có 24 chai xăng, mỗi chai chứa 0,75 lít mỗi lít nặng 800 gam. Hỏi 24 chai đó nặng bao nhiêu kg, biết mỗi vỏ chai nặng 0,25 kg.
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét g ... ơn thế hệ cha anh, tinh thần cố gắng vươn lên trong học tập
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp trưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Nội dung hoạt động:
1.Tổ chức -GV cho HS thi thuyết trình về ý nghĩa hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của “ phong trào Trần Quốc Toản” .
-Tổ chức thi theo nhóm-Đại diện báo cáo
-Tổ chức tiết mục văn nghệ về chủ đề ngày thành lập QĐNDVN
2 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần . 
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên 
 - Ý kiến các thành viên.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV tổng kết chung: 
 + Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cần chú ý áo quần, đầu tóc 
+ Đạo đức: Đa số các em ngoan, không có hiện tượng nói tục, chửi thề, đánh nhau, biết giúp đỡ các bạn yếu. Song bên cạnh vẫn còn hiện tượng chưa tập trung trong giờ học, còn nói chuyện trong giờ học 
+ Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập: Tuyên dương : Ngọc,Quân,Thành
Một số bạn yếu cần cố gắng hơn : T.Anh ,Ngọ,Nghĩa
 d/ Công tác khác: Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đúng thời gian , đầy đủ , chăm sóc công trình măng non khá tốt. 
3. Phương hướng tuần18: 
-Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Thường xuyên biết giúp đỡ bạn yếu.Chú ý vệ sinh cá nhân khi đến lớp.
 -Tham gia tốt các khoản tiền nhà trường quy định.- Chuẩn bị bài vở đầy đủ khi đi học, thực hiện tốt an toàn giao thông và vệ sinh sạch sẽ.
4.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
Tuần 18 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012
Buổi chiều	Tự học(TV)
ÔN : TẬP ĐỌC – CHÍNH TẢ(2 tiết)
I. Mục tiêu: giúp hs:
-Biết đọc diễn cảm và đọc phân vai đoạn kịch người công dân số một(Đối với HS giỏi).
-Viết đúng và đẹp 1 đoạn chính tả do GV chọn.
II.Chuẩn bị:
 -GV:bài tập và câu hỏi.
 -HS:Vở TV ôn , bảng con
III.Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1’
16’
14’
3’
1.Giới thiệu ND ôn :
2.HD ôn tập:
2.1:Hoạt động 1: ÔN TẬP ĐỌC
a. Gọi hs đọc lại đoạn kịch.
Y/c hs nhắc lại cách đọc .
-Cho hs ôn đọc trong nhóm:y/c hs đọc và tự nêu câu trả lời.
-Tổ chức hs thi đọc trước lớp.
+ Cho hs thi đọc 1 đoạn-gv NX cách đọc của đoạn đó.
+GV nhận xét và chốt lại cách đọc, y/c hs đọc đúng giọng nhân vật.
-Cho hs thi đọc theo nhóm :gv theo dõi b.Trò chơi hái hoa học tập: cho hs bốc thăm ,trả lời các câu hỏi trong SGK.
-GV nhận xét ,ghi điểm từng em.
2.2:Hoạt động 2: ÔN CHÍNH TẢ
-GV đọc cho hs viết bài.
-Tổ chức soát bài ,tổng kết lỗi , chấm bài và nhận xét.
2.3: Củng cố -Dặn dò.
-Y/ c hs nhắc lại nội dung vở kịch Người công dân số một.Dặn tiết sau.
-Lắng nghe.
- 4 hs đọc to
- hs đọc theo cặp
-4 hs thi đọc
- hs 2 nhóm thi đọc theo lối phân vai.
-4 hs được gọi lên bảng hái hoa ,trả lời câu hỏi.
- Cả lớp viết bài. 
-Soát bài , tổng kết lỗi.
-1 hs nêu lại ND .
3.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
Âm nhạc
(GV chuyên soạn giảng)
Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2012
Tự học
LUYỆN VIẾT:
I.Mục tiêu:
- Học sinh luyện đọc bài viết thành thạo rõ ràng.
- Học sinh viết đúng chính tả, viết đẹp bài viết theo đúng mẫu chữ.
II. Chuẩn bị: 
-Bảng con , vở thưch hành viết đúng viết đẹp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1Đọc bài: 
-Gv cho học sinh đọc bài nhiều lần
-Gv cho học sinh tìm từ khó viết
-Gv cho học sinh luyện viết các từ khó viết
2.Viết bài:
Gv cho học sinh viết bài
Gv chấm chữa bài cho học sinh
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xet chữ viết
- Về nhà luyện viết
-Học sinh đọc bài
-Học sinh tìm từ khó viết
- Học sinh luyện viết các từ khó viết
Học sinh viết bài
4.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
Rèn kĩ năng sống
Kiên định và từ chối
BT4 trang 25 .Đóng vai tình huống dựa vào BT 3 trang 24
I- Mục tiêu :
 - Củng cố nhận thức về các chuẩn mực hành vi đạo đức được học thông qua các bài Bài 4lựa chọn theo nội dung từng tình huống
- Biết thể hiện cách từ chối bằng những lời giải thích cụ thể, phù hợp với khả năng 
II- Đồ dùng dạy - học
- Phiếu bài tập cho các nhóm; các thẻ từ để tổ chức trò chơi thi đua ở HĐ 3
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học
2. HĐ 1: (5p) Ôn lại các bài trước
- Gọi HS đọc ghi nhớ từ bài 16 đến bài 18
2.1HĐ 2: (10p) Hướng dẫn thực hành nhóm, lớp
- Nêu yêu cầu thảo luận nhóm, phát phiếu bài tập, giao việc:
- Theo dõi, khích lệ các nhóm chuẩn bị và trình bày trước lớp 
- Phân tích, đánh giá ý kiến
2.2HĐ 3: Tổ chức làm BT2 -GV cho hs thảo luận theo nhóm 4
Kĩ năng kiên định và từ chối
-Các thành viên đưa ra tình huống
-Các thành viên khác giải quyết tình huống
2.3: Củng cố -dặn dò.
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài 
- Nêu tên bài đạo đức đã học tuần 17
- HĐ cá nhân, nêu ghi nhớ của từng bài 
HS cần phải làm như thế nào để xứng đáng là HS lớp 5?
Nhận xét ưu khuyết điểm của từng cá nhân
Đóng vai thể hiện rõ nội dung có trách nhiệm về việc làm của mình
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch vượt khó của bản thân
Nêu những việc có thể làm được để thể hiện 
Đóng vai thể hiện việc đối xử tốt với bạn bè trong lớp
- Bình chọn bạn thể hiện tốt nhất
3.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
.
	Toán (ôn)
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
 I.Mục tiêu :
Củng cố cho học sinh về cách tính diện tích hình tam giác.
Rèn cho học sinh kĩ năng tính diện hình tam giác.
Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
 Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Học sinh nhắc lại các kiến thức cơ bản về diện tích hình tam giác.
Học sinh viết công thức : S = 
2.Dạy bài mới :
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Tính diện tích hình tam giác có : 
Độ dài đáy 7cm và chiều cao 4cm :
b) Độ dài đáy 15m và chiều cao 9m :
 B A E
Bài tập 2 :	Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài là:	 chiều dài là: 13,5m và chiều rộng 10,2m.
 Tính diện tích hình tam giác EDC
	 D H C
Bài tập 3 : Viết số thích hợp vào chỗ trống.( Nếu còn thời gian cho HS giỏi làm)
Độ dài đáy hình tam giác
13cm
32dm
4,7m
m
Chiều cao hình tam giác
7cm
40cm
3,2m
m
Diện tích hình tam giác
91cm2
1280dm2
15,04m2
m2
3.Củng cố dặn dò :
Cho học sinh nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác.
Dặn dò về nhà.
4.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
.
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012
Toán (ôn)
ÔN TẬP
I.Mục tiêu :
Củng cố cho học sinh về cách tính diện tích hình tam giác, đổi số đo độ dài và
số đo diện tích. Cộng trừ, nhân chia số thập phân.
Rèn cho học sinh kĩ năng tính diện hình tam giác.
Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
 Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Học sinh nhắc lại các kiến thức cơ bản về diện tích hình tam giác.
Học sinh viết công thức : S = 
2.Dạy bài mới :
2.1:Bài tập 1 : Đặt tính : 356,37 + 542,81	 ; 416,3 – 252,17 ; 25,14 3,6 ; 78,24 : 1,2	
2.2:Bài tập 2 : Đổi : 5m 5cm = 5,05m	5m2 5dm2 = 5,05m2
2.3:Bài tập 3 : Cho hình chữ nhật ABCD và hình bình hành AMCN có kích thước ghi trên hình vẽ. Tính diện tích của hình bình hành AMCN bằng hai cách khác nhau.
2.4: Củng cố dặn dò :
Cho học sinh nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác.Dặn dò về nhà.
3.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
.
Tiếng việt (ôn) : Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ CÂU
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới :
Bài tập 1 :Viết một đoạn văn trong đó có ít nhất một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến.
Bài tập 2 : Tìm một đoạn văn hoặc một truyện ngắn trong đó có ít nhất một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến.
Một hôm trên đường đi học về, Lan và Tâm nhặt được một ví tiền. Khi mở ra thấy rất nhiều tiền, Tâm reo to :
- Ôi! Nhiều tiền quá.
Lan nói rằng :
- Chúng mình sẽ làm gì với số tiền lớn như thế này?
Tâm vừa đi, vừa thủng thẳng nói :
- Chúng mình sẽ mang số tiền này đi nộp cho các chú công an!
Lan đồng ý với Tâm và cả hai cùng đi đến đồn công an. Vừa về đến nhà Lan đã khoe ngay với mẹ :
- Mẹ ơi, hôm nay con với bạn Tâm nhặt được ví tiền và mang ngay đến đồn công an rồi.
Mẹ khen em ngoan, nhặt được của rơi biết đem trả người mất.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh đặt câu hay.
 Dặn dò học sinh về nhà.
4.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:
.
Hoạt động ngoài giờ- Hoạt động tập thể
	GIAO LƯU TÌM HIỂU NGÀY 22/12 –SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS biết được ý nghĩa của ngày TL Quân đội ND VN .
 -HS có trách nhiệm có ý thức giữ gìn ngày truyền thống đó
-Rèn kĩ năng biết nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức biết ơn thế hệ cha anh, tinh thần cố gắng vươn lên trong học tập
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp trưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Nội dung hoạt động:
1.Tổ chức ngày hội giao lưu tìm hiểu ngày 22/12
-GV cho HS thi thuyết trình về ý nghĩa của ngày TL Quân đội ND VN 
-Tổ chức thi theo nhóm-Đại diện báo cáo
-Tổ chức tiết mục văn nghệ về chủ đề ngày thành lập QĐNDVN
2 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần . 
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên 
 - Ý kiến các thành viên.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV tổng kết chung: 
 + Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cần chú ý áo quần, đầu tóc gọn gàng hơn 
+ Đạo đức: Đa số các em ngoan, không có hiện tượng nói tục, chửi thề, đánh nhau, biết giúp đỡ các bạn yếu. Song bên cạnh vẫn còn hiện tượng chưa tập trung trong giờ học, còn nói chuyện trong giờ học 
+ Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập: Tuyên dương : Ngọc,Quân,Thành
Một số bạn yếu cần cố gắng hơn : Tùng ,Ngọ,Nghĩa
 d/ Công tác khác: Tham gia sinh hoạt Đội, Sao đúng thời gian , đầy đủ , chăm sóc công trình măng non khá tốt. 
3. Phương hướng tuần19: 
-Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Thường xuyên biết giúp đỡ bạn yếu.Chú ý vệ sinh cá nhân khi đến lớp.
 -Tham gia tốt các khoản tiền nhà trường quy định.- Chuẩn bị bài vở đầy đủ khi đi học, thực hiện tốt an toàn giao thông và vệ sinh sạch sẽ.
4.Những điểm cần lưu ý trong tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA ki 1 lop 5.doc