Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 23 (chuẩn)

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 23 (chuẩn)

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- GD học sinh tính thật thà.

II/ Chuẩn bị:

- Tranh minh họa

III/ Lên lớp:

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 23 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ
Môn học
Tên bài dạy 
2
Chào cờ
Mĩ thuật
Tập đọc
Toán
Khoa học
Vẽ tranh đề tài tự chọn
Phân xử tài tình
Xăng-ti-mét khối – Đề-xi-mét khối
Sử dụng năng lượng điện
3
Thể dục
Chính tả
Toán
Lịch sử
Luyện từ&câu
Nhảy dây - Bật cao-Chơi: “Qua cầu tiếp sức”
N-V: Cao Bằng
Mét khối
Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta
MRVT: Trật tự-An ninh
4_
Đạo đức
Kể chuyện
Toán
Tập đọc
Địa lí
Em yêu tổ quốc Việt Nam
KC đã nghe, đã đọc
Luyện tập 
Chú đi tuần
Một số nước ở châu Âu
5
Thể dục
Tập làm văn
Toán
Khoa học
Kĩ thuật
Nhảy dây, bật cao - Chơi: “Qua cầu tiếp sức”
Lập chương trình hoạt động
Thể tích hình hộp chữ nhật
Lắp mạch điện đơn giản
Lắp xe cần cẩu
6
Âm nhạc
Luyện từ&câu
Toán
Tập làm văn
SHTT
Ôn: Hát mừng-Tre ngà bên lăng Bác
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Thể tích hình lập phương
Trả bài văn kể chuyện
Thứ hai, ngày 13 tháng 02 năm 2012
Tập đọc
Phân xử tài tình
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GD học sinh tính thật thà.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa
III/ Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
- Hát
2/ Bài cũ:
- Mời HS đọc thuộc lòng bài thơ “Cao Bằng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- Chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
- Nêu ý nghĩa của bài thơ?
- Phải đi qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc.
- Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước.
Nhận xét – ghi điểm
3/ Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài – Ghi bảng
Trong tiết kể chuyện tuần trước, các em đã được nghe kể về tài xét xử, tài bắt cướp của ông Nguyễn Khoa Đăng. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết thêm về tài xét xử của một vị quan toà thông minh, chính trực khác.
- Học sinh nhắc lại
HĐ 2: GQMT 1
- Mời một HS khá đọc toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh chia đoạn 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. Gv kết hợp hướng dẫn đọc từ ngữ khó và hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài: Giải nghĩa thêm từ : công đường - nơi làm việc của quan lại; khung cửi - công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ; niệm phật - đọc kinh lầm rầm để khấn phật. 
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Mời một, hai HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu bài văn
- 1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe.
- Bài chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến . Bà này lấy trộm.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến  kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 3 học sinh đọc nối tiếp, phát âm đúng: vãn cảnh, biện lễ, sư vãi.
- 1 học sinh đọc chú giải : quán ăn, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn  
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 hs đọc toàn bài
- HS lắng nghe.
HĐ 3: GQMT 2
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
- Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
- Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? 
-Y/C HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi:
-Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
- GV kết luận : Quan án thông minh hiểu tâm lí con nguời nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt- xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi:
- Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
- Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời: 
GV kết luận : Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lí của những người ở chùa là tin vào sự linh thiêng của Đức Phật, lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng, không cần tra khảo.
- GV hỏi : Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu? 
- Câu chuyện nói lên điều gì ?
- Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
- Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
+ Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng.
+ Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ 
+ Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai nguời bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia.
- Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hy vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé/ Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải.
- Quan án đã thực hiện các việc sau : 
+ Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm Phật .
+ Tiến hành đánh đòn tâm lí : “Đức phật rất thiêng. Ai gian Phật sẽ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm”. Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì kẻ có tật thường hay giật mình).
- Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ bị lộ mặt.
- Nhờ thông minh, quyết đoán. Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
*Nội dung: - Truyện ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án
HĐ 4: GQMT 1
- Mời 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai: người dẫn chuyện, 2 người đàn bà, quan án.
- GV chọn một đoạn trong truyện để HS đọc theo cách phân vai và hướng dẫn HS đọc đoạn : “Quan nói sư cụ biện lễ cúng phật ..chú tiểu kia đành nhận lỗi” 
- YC học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm.	
- GV nhắc nhở HS đọc cho đúng. Cho điểm khuyến khích các hs đọc hay và đúng lời nhân vật .
- 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai : người dẫn chuyện, 2 người đàn bà, quan án .
- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
4/ Củng cố:
- Gọi nhắc lại nội dung bài học .
Truyện ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án
- Nhận xét tiết học
5/ Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau
Toán
Xăng – ti – mét khối. Đề - xi – mét khối
I/ Mục tiêu:
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích; xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
-Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. BT : Bài 1 ; Bài 2 a.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
- Hát
2/ Bài cũ:
Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi sau :
H: Hình A gồm mấy hlp nhỏ và hình B gồm mấy hlp nhỏ và thể tích của hình nào lớn hơn?
- 1 HS trình bày: Hình A gồm 45 hlp nhỏ và hình B gồm 27 hlp nhỏ thì thể tích của hình A lớn hơn thể tích hình B
Nhận xét – ghi điểm
3/ Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài – Ghi bảng
- Học sinh nhắc lại
HĐ 2: GQMT 1 Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối:
- GV lần lượt giới thiệu từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm, cho HS quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu xăng-ti-mét khối và đề –xi-mét khối (bằng đồ dùng trực quan), nêu: đây là hình lập phương có cạnh dài là 1 cm. Thể tích của hình lập phương này là 1 cm3
- Vậy xăng -ti- mét khối là gì?
- Xăng –ti-mét khối viết tắt là : cm3
- Nêu tiếp: đây là một hình lập phương có cạnh dài 1 dm. Vậy thể tích của hình lập phương này là 1dm3
- Đề-xi- mét khối là gì ?
- Đề xi-mét khối viết tắt là: dm3
- GV nêu : Hình lập phương có cạnh 1dm gồm: 10 × 10 × 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm. Ta có : 
1 dm3 =1000cm3
- GV yêu cầu vài HS nhắc lại.
- Quan sát, nhận xét.
- Xăng -ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. 
- Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm.
1 dm3 =1000cm3
- HS nhắc lại
HĐ 3: GQMT 2
Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 :
- Gv treo bảng phụ đã ghi các số liệu (chuẩn bị sẵn) lên bảng.
- Yêu cầu lần lượt HS lên bảng hoàn thành bảng sau:
Bài 1. Viết vào ô trống theo mẫu:
- Cả lớp làm bài vào vở. (đổi vở kiểm tra bài cho nhau)
Viết số
Đọc số
76cm3
Bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối
519dm3
Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối.
85,08dm3
Tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối.
 cm3
Bốn phần năm Xăng -xi-mét khối.
192 cm3
Một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối
2001 dm3
Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối
cm3
Ba phần tám xăng-ti-mét-khối
- Gv nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở – gọi 2 HS lên bảng làm .
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Chấm bài một số em.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
a) 1dm3 = 1000cm3	
5,8dm3 = 5800cm3
375dm3 = 375000cm3
 dm3 = 800cm3
* b) 2000cm3 = 2dm3
 154000cm3 = 154dm3
490000cm3 = 490dm3
5100cm3 = 5,1dm3
- 1 hs trả lời
4/ Củng cố:
H: 1dm3 bằng bao nhiêu cm3 ?
1 dm3 =1000cm3
- Nhận xét tiết học
5/ Dặn dò:
- Làm bài tập và chuẩn bị bài sau
Khoa học
Sử dụng năng lượng điện
I/ Mục tiêu:
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
- Giáo dục học sinh ham học, ham tìm hiểu khoa học.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Hình SGK trang 92, 93.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
- Hát
2/ Bài cũ:
- Trình bày tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong tự nhiên.
- Con người còn sử dụng gió, nước chảy vào những việc quan trọng nào?
- Đẩy thuyền, giê lúa; chở hàng xuôi dòng 
- Làm máy phát điện.
Nhận xét – ghi điểm
3/ Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài – Ghi bảng
- Học sinh nhắc lại
HĐ 2: GQMT 1+ GD môi trường và SD NLTK&HQ
Quan sát và thảo luận nhóm
- GV cho HS cả lớp quan sát H92, thảo luận theo nội dung sau:
+ Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết ?
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu? 
- GV : Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện 	
- Các em còn tìm được loại nguồn điện nào khác?
- HS quan sát hình.
- Bóng đèn điện, ấm điện, nồi cơm điện 
- Năng lượng điện do pin, nhà máy điện, cung cấp.
- ác-quy, đi-na-mô,
? Để sử dụng nguồn điện lâu dài theo em cần sử dụng chúng như thế nào?
? Chúng ta có thể làm gì để đảm bao nguồn nước cho các nhà máy phát điện?
? Các nguồn điện như pin, bình ắc quy, khi bị hỏng chúng ta xử lý như thế nào?
- HS liên hệ thực tế trả lời
HĐ 3: GQMT 2
- YC học sinh làm việc theo cặp: Quan sát các vật thật hay mô hình, đồ dùng, tranh ảnh dùng động cơ điện đã sưu tầm được.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày theo gợi ý sau:
+ Kể tên của chún ... . Chọn chi tiết.
- Gv cho hs chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
2. Lắp từng bộ phận.
- Gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ trong sgk để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe cần cẩu.
- Yêu cầu hs phải quan sát kĩ các hình trong sgk và nội dung của từng bước lắp.
- Trong quá trình hs lắp, nhắc hs cần lưu ý:
+ Vị trí trong, ngoài của các chi tiết và vị trí của các lỗ khi lắp các thanmh giằng ở giá đỡ cần cẩu (H.2-SGK)
+ Phân biệt mặt phải và mặt trái để sử dụng vít khi lắp cần cẩu (H.3-SGK)
- Quan sát uốn nắn kịp thời những cặp lắp còn lúng túng.
3. Lắp ráp xe cần cẩu (H1- sgk)
- Nhắc hs chú ý đến độ chặt của các mối ghép và độ nghiêng của cần cẩu.
- Nhắc hs khi lắp ráp xong cần :
+ Quay tay quay để kiểm tra xem dây tời quấn vào, nhả ra có dễ dàng không.
+ Kiểm tra cần cẩu có quay được theo các hướng và có nâng hàng lên và hạ hàng xuống không.
-Hs chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
- 2 hs đọc ghi nhớ trong sgk
- HS thực hành lắp theo cặp.
- Lắp ráp theo các bước trong sgk
HĐ 4: GQMT 2 đánh giá
- Cho hs trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn: Hoàn thành (A) và chưa hoàn thành(B). Những cặp hs hoàn thành sản phẩm trước thời gian mà vẫn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật thì đánh giá ở mức hoàn thành tốt.
- Hướng dẫn hs tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp theo vị trí quy định.
- Các cặp trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp cùng gv nhận xét đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu:
+ Xe lắp chắc chắn không xộc xệch.
+ Xe chuyển động được.
+ Khi quay tay quay, dây tời được quấn vào và nhả ra dễ dàng.
4/ Củng cố:
- Hãy nêu các bước lắp xe cần cẩu 
- HS nêu
- Nhận xét tiết học
- Gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk.
5/ Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 17 tháng 02 năm 2012
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/ Mục tiêu:
- Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí (III.1); tìm được quan hệ từ thích hợp (III.2). Biết tạo ra các câu ghép mới bằng cách nối các vế câu, thay đổi vị trí các vế câu.
- HS khá, giỏi phân tích được cấu tạo câu ghép trong BT1 III.
- HS yếu phân tích được cấu tạo câu ghép trong BT 1III. theo gợi ý của GV.
- GD học sinh yêu Tiếng việt
II/ Chuẩn bị:
- Bảng nhóm
- Bút dạ và một tờ phiếu khổ to viết 1 câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến ở BT1; 3 băng giấy viết 3 câu ghép chưa hoàn chỉnh ở BT2 (phần Luyện tập)
III/ Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
- Hát
2/ Bài cũ:
- Gọi HS làm bài tập tiết trước
- 2 HS lên bảng
Nhận xét – ghi điểm
3/ Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài – Ghi bảng
- Ở tiết trước, các em đã được học cách nối các vế trong câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả, quan hệ điều kiện (giả thiết) - kết quả và quan hệ tương phản. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được học cách nối các vế câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến – Ghi đầu bài.
- Học sinh nhắc lại
HĐ 2: GQMT 1
Bài tập 1:Gọi một HS đọc yêu cầu BT1 (đọc mẩu chuyện vui Người lái xe đãng trí).
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
+ Tìm trong truyện câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến .
+ Phân tích cấu tạo của câu ghép đó .
-Câu chuyện khôi hài ở chỗ nào ?
Bài 1.Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong mẩu chuyện vui sau:
-HS tự tìm và phân tích, làm bài vào vở BT.
- 1 HS lên bảng phân tích, cả lớp thống nhất chốt lại lời giải đúng :
Vế 1: Bọn bất lương ấy không chỉ 
 C
ăn cắp tay lái.
 V
Vế 2: mà chúng còn lấy luôn cả 
 C V
bàn đạp phanh.
- Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng đang ngồi vào sau tay lái. Sau khi hốt hoảng báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra rằng mình nhầm.
HĐ 3: GQMT 2
Bài tập 2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài .
- GV dán lên bảng 3 bảng phụ viết các câu ghép chưa hoàn chỉnh; mời 3 HS lên bảng thi làm bài. 
(Lưu ý: Nếu có HS dùng từ “Không những” thì GV nói là dùng từ “Không chỉ” chính xác hơn).
- Chấm chữa bài, nhận xét
Bài 2. Tìm quan hệ từ thích hợp với chỗ trống.
- 3 học sinh làm bài, cả lớp nhận xét, kết luận : 
a) Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc trường sinh.
b) Không những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam .
hoặc: Chẳng những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam .
c) Ngày nay, trên đất nước ta, không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình.
HĐ 4: GQMT 3
- Những cặp quan hệ từ như thế nào thường dùng để chỉ mối quan hệ tăng tiến ?
- HS nêu
4/ Củng cố:
- Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại nội dung bài học
5/ Dặn dò:
- Học làm bài tập và chuẩn bị bài sau
Toán
Thể tích hình lập phương
I/ Mục tiêu:
- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.
BT : Bài 1 ; Bài 3.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
- Bộ ĐDDH Toán 5, các hình vẽ trong SGK.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
- Hát
2/ Bài cũ:
- Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật? 
- HS nối tiếp trình bày
Nhận xét – ghi điểm
3/ Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài – Ghi bảng
- Học sinh nhắc lại
HĐ 2: GQMT 1
Giáo viên giới thiệu hình lập phương cạnh 1 cm ® 1 cm3
Lắp đầy vào hình lập phương lớn.
Vậy hình lập phương lớn có bao nhiêu hình lập phương nhỏ ?
Vậy làm thế nào để tính được số hình lập phương đó ?
* 27 hình lập phương nhỏ (27 cm3) chính là thể tích của hình lập phương lớn.
Vậy muốn tìm thể tích hình lập phương ta làm sao?
- Nếu gọi cạnh của hình lập phương là a, V là thể tích thì ta sẽ có công thức tính thể tích hình lập phương thế nào?
- Học sinh thảo luận nhóm. Vừa quan sát, vừa vẽ vào hình từng lớp cho đến đầy hình lập phương.
Đại diện nhóm trình bày và nêu số hình lập phương nhỏ: 27 hình
- Học sinh quan sát nêu cách tính.
- Lấy 1hàng có 3 hình nhân với 3 hàng thì ra một lớp, lấy một lớp nhân với 3 lớp : 3 ´ 3 ´ 3 = 27 (hình lập phương).
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- Học sinh nêu công thức.
V = a ´ a ´ a
HĐ 3: GQMT 2
Bài 1. Gọi hs đọc đề bài
- GV treo bảng phụ có sẵn nội dung BT1 lên rồi h.dẫn HS làm
- Cho hs thảo luận theo cặp nêu kết quả.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 1.Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Lần lượt từng HS lên bảng tính và viết số thích hợp vào ô trống.
- Cả lớp nhận xét sửa bài.
Hình LP
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài cạnh
1,5 m
6 cm
10 dm
Diện tích một mặt
2,25 m2
 dm2
36 cm2
100 
dm2
Diện tích toàn phần
13,5
m2
dm2
216
cm2
600dm2
Thể tích
3,375
 m3
dm3
216
cm2
1000
dm3
Bài 2. Gọi hs đọc đề bài, tìm hiểu đề.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn giải được bài toán này trước tiên ta phải làm gì ?
- Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2.Tóm tắt:
Một khối kim loại hình lập phương có cạnh: 0,75m
Mỗi dm3: 15 kg
Khối kim loại nặng:  kg ?
 - Đổi 0, 75m = 7,5dm.
Bài giải
Thể tích khối kim loại đó là:
7,5 × 7,5 × 7,5= 421,875 (dm3)
Khối kim loại đó nặng là:
421,875 × 15= 6 328,125 (kg)
 Đáp số: 6 328,125 kg 
*Bài 3. Gọi hs đọc đề bài, tìm hiểu đề.
-Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài.
Bài 3. Tóm tắt: 
Một hình hộp chữ nhật có:
Chiều dài : 8cm
Chiều rộng : 7cm
Chiều cao : 9cm
Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của 3 kích thước trên.
a)Thể tích hình hộp chữ nhật: cm3 ?
b)Thể tích hình lập phương: . cm3 ?
 Bài giải.
a) T hể tích của hình hộp chữ nhật là:
8 × 7 × 9 = 504(cm3)
b) Độ dài cạnh của hình lập phương là:
(7+ 8 + 9) : 3 = 8 (cm)
 Thể tích của hình lập phương là:
8 × 8 × 8 = 512(cm3)
 Đáp số: a) 504cm3 b) 512cm3
4/ Củng cố:
- Nhận xét tiết học
- Nhắc lại nội dung bài học
5/ Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng.
- HS khá, giỏi nhận xét được bài của bạn, viết lại một đoạn văn sinh động hơn.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi 03 đề bài của tiết (kể chuyện) kiểm tra, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định:
- Hát
2/ Bài cũ:
- Nêu cấu tạo của bài văn kể chuyện?
- 2,3 HS nêu
Nhận xét – ghi điểm
3/ Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài – Ghi bảng
- Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, cô sẽ trả bài viết về văn kể chuyện mà các em vừa kiểm tra tuần trước. Để nhận thấy mặt ưu, khuyết của bài làm của mình, cô đề nghị các em nghiêm túc chú ý lắng nghe và có hình thức sửa chữa lỗi cho đúng.
- Học sinh nhắc lại
HĐ 2: GQMT 1
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 03 đề bài của tiết kiểm tra trước, viết 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu.
- GV nhận xét kết quả bài làm:
+ Ưu điểm : Xác định đúng đề bài, có bố cục hợp lý, viết đúng chính tả.
+ Khuyết điểm : Một số bài chưa có bố cục chặt chẽ, dùng từ chưa chính xác, còn sai lỗi chính tả, sử dụng dấu câu chưa hợp đúng.
+ Nêu số điểm cụ thể cho cả lớp nghe.
-HS đọc đề bài, cả lớp chú ý bảng phụ.
-HS lắng nghe.
HĐ 3: GQMT 2
- GV trả bài cho học sinh.
* Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
- GV ghi các lỗi cần chữa lên bảng phụ.
+ Lỗi về sử dụng dấu câu và ý. 
+ Lỗi dùng từ.
+ Lỗi chính tả.
- Cho các HS lần lượt chữa từng lỗi.
- GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
*Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài:
+ Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- Cho HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi.
 * Hướng dẫn HS học tập đoạn văn, bài văn hay:
- GV đọc 1 số đoạn văn hay, bài văn hay.
- Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn hay.
 - Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm.
- Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
- HS theo dõi trên bảng. Sửa lỗi vào vở, một số hs lên bảng sửa lỗi:
- HS đọc các lỗi, tự sửa lỗi.
- HS đổi bài cho bạn soát lỗi.
- HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay để học tập.
- Mỗi HS tự chọn ra 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn và trình bày đoạn văn vừa viết.
4/ Củng cố:
- Nhận xét tiết học
5/ Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23 GATH CKTKN GT.doc