Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Đại Bình

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Đại Bình

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng

* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn di ảnh hưởng của phương ngữ: rưng rưng, lấy trộm, làm chứng, thừa lệnh, nắm thóc, lập tức,

* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

* Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật, và nội dung chuyện.

 

doc 88 trang Người đăng huong21 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Đại Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Ngày soạn: 01/02/2013
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 4 tháng 02 năm 2013
Tập đọc:
 Tiết 45:
Phân xử tài tình
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn di ảnh hưởng của phương ngữ: rưng rưng, lấy trộm, làm chứng, thừa lệnh, nắm thóc, lập tức, 
* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
* Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật, và nội dung chuyện.
2. Đọc - hiểu
* Hiểu các từ ngữ khó trong bài: quan án, công đường, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, chạy đàn, khung cửi, niệm phật, 
* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
II. Đồ dùng dạy – học:
* Tranh minh hoạ SGK.
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 	
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
3. Dạy - học bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi một học sinh đọc cả bài.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, giới thiệu giọng đọc.
b) Tìm hiểu bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét.
- Quan sát, trả lời: 
- Lắng nghe.
- 1 Học sinh đọc
- 3 HS đọc bài theo thứ tự:
- 1 HS đọc. 
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp theo cặp (đọc 2 vòng).
- 2 HS đọc toàn bài.
- Theo dõi
 - Tổ chức cho HS đọc thầm toàn bài, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gi?
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa
+ Vì sao quan án lại dùng cách trên?
+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
+ Nội dung của câu chuyện là gi?
- Ghi nội dung của bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc truyện theo vai. Yêu cầu HS dựa vào nội dung của bài để tìm giọng đọc phù hợp.
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe, tìm đọc những câu chuyện về quan án xử kiện và soạn bài Chú đi tuần.
+ Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
* Cho đòi người làm chứng nhưng không có.
* Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng có đi chợ bán vải.
* Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
+ HS trả lời.
+ Quan án nói sư cụ biện lễ cúng Phật, cho gọi hết sư vãi..., lập tức cho bắt vì theo quan chỉ kẻ có tật mới giật mình.
+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
+ Quan án đã phá được các vụ án nhờ sự thông minh, quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lý của kẻ phạm tội. 
+ Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiển của vị quan án.
- 2 HS nhắc lại nội dung 
- 4 HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án.
- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến và thống nhất giọng đọc như mục 2.2.a.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
- Lắng nghe
- Học và chuẩn bị bài sau
***************************************************
Toán:
Tiết 111: 
Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Đọc và viết đúng các số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Nhận biết được quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Giải được một số bài tập liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối (trong trường hợp đơn giản)
II. Đồ dùng dạy – học:
- Mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 1,2 của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới
3.1 Giới thiệu bài
- GV nờu mục tiờu tiết học.
3.2. Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- GV đưa ra hình lập phương cạnh 1dm và cạnh 1cm cho HS quan sát.
- GV giới thiệu : 
+ Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
- Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3
+ Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
+ Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3
- GV đưa mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối cho HS quan sát.
- Hướng dẫn HS nhận xét để tìm mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
+ Xếp các hình lập phương có thể tích 1cm3 vào "đầy kín" trong hình lập phương có thể tích 1dm3. Trên mô hình là lớp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu lớp hình lập phương có thể tích 1cm3.
+ Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì "đầy kín" hình lập phương có thể tích 1dm3.
+ Như vậy hình lập phương có thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3 ?
- GV nêu : hình lập phương có cạnh 1dm gồm 10x10x10=1000 hình lập phương có cạnh 1cm.
Ta có : 1dm3 = 1000cm3
3.3. Luyện tập thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS đọc mẫu và tự làm bài.
- GV mời 1 HS chữa bài yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- GV viết lên bảng các trường hợp sau
5,8dm3 = ...cm3
154000 cm3 = .... dm3
- GV yêu cầu làm 2 trường hợp trên.
- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS làm các bài tập ở nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Quan sát hình theo yêu cầu của GV.
+ HS nghe và nhắc lại.
- Đọc và viết kí hiệu cm3.
+ HS nghe và nhắc lại.
+ Đọc và viết kí hiệu dm3.
- HS quan sát mô hình.
- Trả lời câu hỏi của GV.
+ Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy co 10 x 10 = 100 hình.
+ Xếp được 10 lớp như thế (Vì 1dm = 10cm)
+ Hình lập phương có thể tích 1dm3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1cm3.
- HS nhắc lại.
1dm3 = 1000 cm3
 - HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc bài chữa trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét sau đó chữa bài chéo.
- HS đọc thầm đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
*******************************************************
Kể chuyện: 
Tiết 23:
kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	* Kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, đã đọc về những người góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. Câu chuyện phải có nội dung chính là bảo vệ trật tự, an ninh, có nhân vật, có ý nghĩa.
	* Hiểu nghĩa của câu chuyện các bạn kể.
	* Nghe và biết nhận xét, đánh giá lời kể về ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
	* Rèn luyện thói quen ham đọc sách.
II. Đồ dùng dạy – học:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.
- Gọi HS nêu ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy - học bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- Gv nêu mục tiêu của bài học.
3.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài 
- Gọi HS đọc đề bài. GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ đã nghe, đã đọc, góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
- Hỏi: Em kể câu chuyện gì? Nhân vật em muốn nói đến có hành động như thế nào để góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. Hãy giới thiệu cho các bạn cùng biết.
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- 1 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- 5 đến 7 HS nối tiếp nhau giới thiệu về câu chuyện, nhân vật mà mình kể.
- Yêu cầu HS đọc kỹ 4 gợi ý trong SGK. 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. 2 HS đọc lại gợi ý 3.
b) Kể chuyện trong nhóm
- Chia nhóm, 4 HS thành 1 nhóm, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm cho các bạn nghe.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau và cùng trao đổi về ý nghĩa của từng câu chuyện mà các bạn nhóm mình kể.
c) Thi kể chuyện
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Khen ngợi các HS tham gia thi kể, tham gia trao đổi ý nghĩa của truyện, tuyên dương HS được cả lớp bình chọn.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dăn HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện mà các bạn vừa kể và chuẩn bị bài sau
- 2 đến 3 HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn về nội dung ý nghĩa của truyện hoặc trả lời câu hỏi của bạn để tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong lớp học.
- HS nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- Lắng nghe, ghi nhớ
Ngày soạn: 02/02/2013
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 5 tháng 02 năm 2013
Toán
Tiết 112 :
Mét khối
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Có biểu tượng về đơn vị đo thể tích mét khối
- Đọc và viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là mét khối.
- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ của SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 1,2 của tiết trước.
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời những điều em biết về cm3, dm3.
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm.
3. Dạy - học bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- GV : Trong tiết học toán này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một đơn vị đo nữa, đó là mét khối.
3.2. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- GV đưa ra mô hình minh hoạ cho mét khối và giới thiệu :
+ Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị là mét khối.
+ Mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1m.
Mét khối viết tắt là m3
- GV đưa ...  tiếp nhau đọc.
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu, người quân hiệu và một số gia nô.
+ Linh Từ Quốc Mẫu khóc lóc, phàn nàn với chồng vì bà bị kẻ dưới coi thường. Trần Thủ Độ cho bắt người quân hiệu đó đến và kể rõ sự tình. Nghe xong, ông khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần của bài tập 2.
- HS thảo luận nhóm 4.
- 1 nhóm trình bày bài làm của mình. HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay 
- 1 HS đọc trước lớp.
- 5 HS cùng trao đổi, phân vai, đọc và diễn lại màn kịch theo các vai:
+ Trần Thủ Độ
+ Linh Từ Quốc Mẫu.
+ Lính
+ Người quân hiệu
+ Người dẫn chuyện.
- 1 đến 2 nhóm diễn kịch trước lớp.
-Lắng nghe để chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 11/03/2013
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 14 tháng 03 năm 2013
Toán 
 Tiết 129: 
Luyện tập chung
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thời gian.
- Vận dụng các phép tính với số đo thời gian để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm 
3. Dạy - học bài mới.
3.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học.
3.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm.
? Muốn cộng, trừ, nhân chia số đo thời gian ta làm như thế nào?
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp.
- Hỏi: Khi ta thay đổi thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức thì giá trị của biểu thức sẽ như thế nào?
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe 
 - 4 HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Kết quả đúng:
a) 17 giờ 53 phút + 4 giờ 15 phút 
 = 22 giờ 8 phút.
b) 45 ngày 23 giờ - 24 ngày 17 giờ = 21 ngày 6 giờ.
c) 6 giờ 15 phút 6 
= 37 giờ 30 phút.
d) 21 phút 15 giây : 5 
= 4 phút 15 giây.
- HS trả lời
- 2 HS lên bảng. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Theo dõi GV chữa bài.
- Khi ta thay đổi thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức thì giá trị của biểu thức cũng thay đổi.
- 1 HS đọc đề toán.
- HS làm bài.
- HS nêu: khoanh vào đáp án B.
- 1 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
***************************************************
Luyện từ và câu: 
Tiết 52
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu với từ thuộc chủ điểm truyền thống.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy - học bài mới.
3.1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết hoc.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu các từ tìm được trong đoạn văn.
 - Hỏi: Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
- Kết luận: Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế có tác dụng tránh lặp và rút gọn văn bản. 
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
 - HS nhận xét 
- HS lắng nghe 
 - 1 Hs đọc.
- HS tự làm bài.
- 1 HS phát biểu, HS khác bổ sung 
- Việc dùng từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý mà đảm bảo sự liên kết.
- Lắng nghe.
 - 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS làm bài vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
 - Nhận xét bài làm của bạn.
- Chữa bài.
Bài 3( giảm tải)
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 12/03/2013
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 15 tháng 03 năm 2013
Toán 
Tiết 130:
vận tốc
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy - học bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu tiết học
3.2. Giới thiệu khái niệm vận tốc.
a) Bài toán 1
- GV nêu bài toán trong SGK
- Hỏi: Để tính số ki - lô - mét trung bình mỗi giờ ô tô đi được ta làm như thế nào?
- GV vẽ lại sơ đồ bài toán và giảng 
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán
- GV hỏi: Vậy trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
+ Gọi quãng đưỡng là S, thời gian là t, vận tốc là V, em hãy dựa vào cách tính vận tốc trong bài toán trên để lập công thức tính vận tốc.
b) Bài toán 2
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
- GV hỏi: Để tính vận tốc người đó chúng ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.
- Hỏi: Đơn vị đo vận tốc của người đó là gì?
- GV mời 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc của một chuyển động.
3.3. Luyện tập - Thực hành
Bài 1:
- GV mời HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tính vận tốc của người đi xe máy đó theo đơn vị km/giờ.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2
- GV mời HS đọc đề bài toán.
 - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự giải.
- GV chốt lại kết quả đúng.
Bài 3
- GV mời HS đọc đề bài toán.
+ Người đó chạy được bao nhiêu mét?
+ Thời gian để chạy hết 400 m là bao nhiêu lâu?
+ Bài toán yêu cầu em làm gì?
- GV nhận xét chốt lại.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Hỏi: Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta là như thế nào?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe 
- HS nghe và nhắc lại bài toán.
- HS: Ta thực hiện phép tính 170 : 4
- 1 HS lên bảng trình bày.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:
170 : 4 = 42,5 ( km )
 Đáp số: 42,5 km
- HS: Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.
+ HS trao đổi theo cặp, sau đó nêu trước lớp: 
V = S : t
- 1 HS đứng tại chỗ tóm tắt
- Chúng ta lấy quãng đường(60m ) chia cho thời gian( 10 giây ).
- 1 HS lên bảng trình bày bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Đơn vị đo vận tốc chạy của người đó trong bài toán là m/giây.
- 2 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp.
- 1 HS tóm tắt trước lớp.
- 1 HS lên bảng trình bày bài toán, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của người đi xe máy đó là:
105 : 3 = 35 ( km/ giờ )
Đáp số: 35 km/giờ
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
 - 1 HS đọc. HS cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vận tốc của máy bay là:
1800 : 2,5 = 720 ( km/ giờ )
Đáp số: 720 km/giờ
- 1 HS nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài.
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
Bài giải
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là:
400 : 80 = 5 ( m/giây)
Đáp số: 5 m/giây.
- HS nêu
- Nghe và chuẩn bị bài sau.
***************************************************
Tập làm văn: 
Tiết 52:
Trả bài văn tả đồ vật
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chấm điểm màn kịch Giữ nghiêm phép nước của 3 HS.
- Nhận xét ý thức học bài của HS
3. Dạy - học bài mới
3.1. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề bài.
- Nhận xét chung
* Ưu điểm
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc 
- Lắng nghe.
+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục của bài văn.
+ Trình tự miêu tả.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ để làm nổi bật lên hình dáng, công dụng của đồ vật .
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.
+ Hình thức trình bày bài làm văn.
- GV đọc một số bài làm tốt: Toàn, Nhung, Quỳnh, Trường
* Nhược điểm:
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.
- Trả bài cho HS
3.2. Hướng dẫn chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
+ Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. 
 - Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc.
+ Nối tiếp nhau trả lời.
- Sửa lỗi.
- 3 - 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Lắng nghe.
*************************************************
Sinh hoạt 
Nhận xét chung tuần 26
I. Mục tiêu:
 - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 26.
 - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 27.
 II. Hoạt động dạy học
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà.
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức 
- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh sân trường chưa sạch, ăn quà còn vứt rác bừa bãi.
- Truy bài đầu giờ một số ngày chưa nghiêm túc.
- Vẫn còn tồn tại tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
4. Kế hoạch Tuần 27:
- Phát huy ưu điểm đã đạt được trong tuần.
- Khắc phục tồn tại đã mắc phải.
- Thông báo một số kế hoạch hoạt động của nhà trường.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày 26/3.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23+24+25+26 lop 5.doc