Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 13

Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 13

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2012
Chào cờ
Tập đọc
Tiết 25: người gác rừng tí hon
I. Mục tiêu 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi bài: Hành trình của bầy ong.
- GV nhận xét và ghi điểm 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
(GV kết hợp sửa lỗi phát âm)
- Gọi HS nêu từ khó đọc.
- GV ghi bảng từ khó đọc.
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
- Gọi HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc nối tiếp lần 2.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
- Câu 1:
- Câu 2: Cho HS thảo luận nhóm 2
- Câu 3a
- Câu 3b: Thảo luận nhóm 4
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp.
- Treo bảng phụ viết đoạn 3.
- Hướng dẫn HS tìm ra cách đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp nghe.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS nêu từ khó.
- HS theo dõi.
- HS nghe.
- 3 HS đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS nghe.
- Trả lời cá nhân.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Trả lời cá nhân.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS nêu cách đọc.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Toán
Tiết 61: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Biết:
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài2, Bài 4a.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng số trong bài tập 4a viết sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b.Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
+ Muốn nhân một số thập phân với 10; 100; 1000; ... ; 0,1; 0,01; 0,001, ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3 (HS khá - giỏi):
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4a (HS khá - giỏi làm phần b):
a) Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS tự tính phần a.
- GV gọi HS nhận xét bài.
- GV nhận xét, kết luận.
b) GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc vừa học để làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4, nêu kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết học sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS trả lời.
- 3 HS lên bảng làm bài (mỗi HS làm một phần), HS cả lớp làm bài vào vở.
a. 78,2910 = 782,9 c. 0,6810 = 6,8
78,290,1 = 7,829 0,680,1 = 0,068
b. 256,307 100 = 25630,7
 256,307 0,01 = 2,56307
- 1 HS nhận xét bài của bạn, HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
- HS chữa bài.
- HS đọc bài toán.
- HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS chữa bài.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
Chính tả
Tiết 13: Nhớ – viết: Hành trình của bầy ong
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được BT (2) a / b hoặc BT (3) a / b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bài tập 3 viết sẵn bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên tìm 3 cặp từ có tiếng chứa âm s/x.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS viết chính tả
* Tìm hiểu nội dung đoạn thơ
- HS đọc thuộc lòng đoạn viết.
? Hai dòng thơ nói điều gì về công việc của loài ong?
+ Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn, mang lại cho đời những giọt mật tinh tuý.
? Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
+ Bầy ong cần cù làm việc, tìm hoa gây mật.
* Hướng dẫn HS viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó.
- HS luyện viết từ khó.
* Viết chính tả
* Soát lối và chấm bài
c. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài tập theo nhóm thi tìm từ.
sâm- xâm
sương- xương
sưa- xưa
siêu-xiêu
củ sâm - xâm nhập; sâm cầm- xâm lược; sâm banh- xâm xẩm
sương gió - xương tay; sương muối - xương sườn; xương máu
say sưa - ngày xưa; sửa chữa- xưa kia; cốc sữa - xa xưa
siêu nước - xiêu vẹo; cao siêu- xiêu lòng; siêu âm- liêu xiêu
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
 Toán
Tiết 62: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Biết: 
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 (b), Bài 4.
II. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
iii. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 3 HS nêu cách cộng, trừ, nhân chia các số thập phân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- Gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự tính giá trị các biểu thức, 2 HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2:
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS nêu dạng của các biểu thức trong bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng biểu thức.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3b (HS khá, giỏi làm phần a):
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài. 
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu ta tính gì ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 3 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a. 375,84 - 95,69 + 36,78 
= 280 15 + 36,78 
= 316,93
b. 7,7 + 7,3 7,4
= 7,7 + 54,02
= 61,72
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a. * Cách 1:
(6,75 + 3,25) 4,2 
= 10 4,2 = 42
* Cách 2:
(6,75+3,25)4,2 = 6,75 4,2+3,254,2
= 28,35 + 13,65 = 42
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a. x = 1 b. x = 6,2
- HS đọc bài toán.
+ HS nêu.
+ HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải 
Giá tiền mua 1m vải là:
60000 : 4 = 15000 (đồng)
Số tiền mua 6,8m vải là:
15000 6,8 = 102000 (đồng)
Mua 6,8 một vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4m vải là:
102000 - 60000 = 42000 (đồng)
Đáp số: 42000 đồng
- HS nghe.
- HS nghe.
Luyện từ và câu
Tiết 25: Mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
- Hiểu được “ khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu của BT3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là đại từ xưng hô? Cho ví dụ?
? Đặt câu có sử dụng đại từ xưng hô?
- 2 HS lên bảng trả lời.
- 1 HS đặt câu có sử dụng đại từ xưng hô.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài tập.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS trả lời.
- Gọi HS nhắc lại khái niệm khu bảo tồn đa dạng sinh học.
* Bài tập 2:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS trao đổi theo nhóm. 
- HS viết thành 2 cột, nêu kết quả:
Hành động bảo vệ môi trường
Hành động phá hại môi trường
Trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
phá rừng, đánh cá bằng điện, bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, buôn bán động vật hoang dã.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở. 
+ Em viết về đề tài gì?
- Gọi vài HS đọc bài của mình.
- GV cùng lớp nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò
? Môi trường là gì?
- GV tổng kết nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài viết của mình và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 63: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
IIi. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
* Ví dụ 1:
- GV nêu bài toán.
- GV yêu cầu HS trao đổi để tìm thương c ... 
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS theo dõi.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc bài toán.
- HS nêu cách giải bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nghe.
- HS nghe.
Tập làm văn
Tiết 25: Luyện tập tả người( tả ngoại hình)
I. Mục tiêu
- Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1).
- Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp (BT2).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn dàn ý của bài văn tả người. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV chấm điểm kết quả quan sát một người thường gặp. 
- Nhận xét bài của HS. 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- GV chia lớp thành nhóm trao đổi và cùng làm bài.
a) Bài “Bà tôi”: 
- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu ?
+ Các chi tiết đó có quan hệ như thế nào?
+ Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
+ Các đặc điểm đó quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của người bà?
- Yêu cầu các nhóm đọc kết quả.
- Các nhóm đọc.
* Đoạn 1 tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của đứa cháu nội là một chú bé:
+ Câu 1: Mở đoạn: giới thiệu bà ngồi cạnh cháu là một cậu bé.
+ Câu 2: Tả khái quát mái tóc của bà với đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ.
+ Câu 3: Tả độ dày của mái tóc qua cách chải đầu và từng động tác...
- Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau chi tiết sau làm rõ cho chi tiết trước.
* Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà :
+ Câu 1: Tả đặc điểm chung của giọng nói: trầm bổng, ngân nga.
+ Câu 2: Tả tác động của giọng nói vào tâm hồn cậu bé....
+ Câu 3: Tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười ...
+ Câu 4: Tả khuôn mặt của bà: hình như vẫn tươi trẻ dù trên đôi má đã có nhiều nếp nhăn,
- GV chốt lời giải đúng.
b) Bài “Chú bé vùng biển”:
+ Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
- Gọi các nhóm đọc kết quả bài làm. 
* Đoạn văn tả: thân hình, cổ, vai, ngực, bụng, tay, đùi, mắt miệng, trán  Thắng là một cậu bé thông minh, bướng bỉnh, gan dạ.
- GV chốt lời giải đúng.
* Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ viết sẵn cấu tạo của bài văn tả người.
- HS quan sát.
? Hãy giới thiệu về người em định tả: Người đó là ai, em quan sát trong dịp nào?
- Yêu cầu HS tự lập dàn bài.
- HS đọc bài làm của mình.
- 5 HS đọc bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu một số chi tiết tả ngoại hình nhân vật? Nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về hoàn thành tiếp dàn ý và chuẩn bị cho bài sau.
Luyện từ và câu
Tiết 26: Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục tiêu 
- Nhận biết được cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1.
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3).
* HS khá, giỏi nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3).
II. Đồ dùng dạy học
- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn viết về đề tài bảo vệ môi trường.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. 
+ Cặp quan hệ từ nhờ.... mà biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.
+ Cặp quan hệ từ không những....mà còn biểu thị quan hệ tăng tiến.
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
? Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu?
? Yêu cầu của bài tập là gì?
- HS tự làm bài tập vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm. 
- Gọi HS trả lời các câu hỏi:
? 2 đoạn văn có gì khác nhau?
+ So với đoạn a , đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ một số câu sau: Câu 6: Vì vậy...
Câu 7: Cũng vì vậy
Câu 8: Vì ... nên
? Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao?
+ Đoạn a hay hơn vì các cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 làm câu văn thêm rườm rà.
? Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý những gì?
+ Khi sử dụng quan hệ từ cần sử dụng đúng lúc đúng chỗ đúng mục đích.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
* Kết luận: Chúng ta cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ nếu không sẽ làm cho câu văn thêm rườm rà, khó hiểu nặng nề hơn.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết học sau.
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết 65: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
I. Mục tiêu
- Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...và vận dụng giải bài toán có lời văn.
* Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 (a, b), Bài 3.
II. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
* Ví dụ 1:
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 213,8 : 10.
- GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc nhân một số thập phân với 10.
+ Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, trong phép chia 213,8 : 10 = 21,38.
+ Em có nhận xét gì về số chia 213,38 và thương 21,38?
+ Như vậy khi cần tìm thương 213,8 : 10 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương như thế nào?
* Ví dụ 2:
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 89,13 : 100.
- GV hướng dẫn phép tính của HS, sau đó hướng dẫn HS nhận xét để tìm ra quy tắc chia một số thập phân cho 100.
+ Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, thương của phép chia 89,13 : 100 = 0,8913.
+ Em có nhận xét gì về số bị chia 89,13 và thương 0,8913?
+ Như vậy khi cần tìm thương 89,13 không cần thực hiện phép chia ta có thể viết ngay thương như thế nào?
* Quy tắc chia một số thập phân với 10, 100, 1000,...
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta có thể làm như thế nào?
+ Khi muốn chia số thập phân cho 100 ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
c. Thực hành
* Bài 1:
- GV yêu cầu HS tính nhẩm.
- GV theo dõi và nhận xét bài làm của HS.
* Bài 2 (a, b):
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 10 và nhân một số thập phân với 0,1?
- Gv hỏi : Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 100 và nhân một số thập phân với 0,01?
* Bài 3:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 213,8 10 
 13
 38 21,38
 80
 0
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
- HS nêu: 
+ Số bị chia là 213,8.
+ Số chia là 10.
+ Thương là 21,38
* Nếu chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21,38.
+ Chuyển dấu phẩy của 21,38 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213,8 : 10 = 21,38
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 89,13 100
 9 13
 130 0,8913
 300 
 0 
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
* Số bị chia là 89,13
* Số chia là 100
* Thương là 0,8913
+ Nếu chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số 0,8913.
+ Chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số thương của 89,13 : 100 = 0,8913.
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số.
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số.
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
- HS tính nhẩm, sau đó tiếp nối nhau đọc kết quả trước lớp, mỗi HS làm 2 phép tính.
a) 43,2 : 10 = 4,32
 0,65 : 10 = 0,065
 432,9 : 100 = 4,329
 13,96 : 1000 = 0,1396
b)
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 12,9 : 10 = 12,9 0,1
 1,29 1,29
b) 123,4 : 100 = 123,4 0,01
 1,234 1,234
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Khi thực hiện chia một số thập phân cho 10 hay nhân một số thập phân với 0,1 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một chữ số.
- Khi thực hiện chia một số thập phân cho 100 hay nhân một số thập phân với 0,01 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái 2 chữ số
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số tấn gạo đã lấy đi là:
537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
Số tấn gạo còn lại trong kho là:
537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn)
Đáp số: 483,525 tấn
- HS nghe.
- HS nghe.
Tập làm văn
Tiết 26: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị dàn ý tả một người mà em thường gặp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp.
- Nhận xét bài làm của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý. 
+ Chọn những đặc điểm về ngoại hình của người mình chọn tả (Khuôn mặt,mái tóc, đôi mắt, vóc người, dáng đi,...)
+ Lựa chọn các chi tiết để tả đúng đặc điểm đó.
+ Sau khi viết xong đoạn văn cần xem lại: Bố cục đủ các phần chưa, cách sắp xếp câu đã hợp lí hay chưa.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết.
- GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn chưa đạt và xem lại hình thức trình bày một lá đơn.
 Sinh hoạt lớp
I Đánh giá, nhận xét công tác trong tuần:
1. Ưu điểm:
........
2. Nhược điểm:
 II.Triển khai công tác tuần tới ..
III- Giao lưu văn nghệ:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 13.doc