Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 16

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 16

I. MỤC TIÊU

- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.

- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.

- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.

- Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
Đạo đức
Tiết 16: tôn trọng phụ nữ (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
- Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 1 HS làm bài tập 1 - tiết trước.
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống (Bài tập 3, SGK)
- GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống.
- Các nhóm thảo luận các tình huống.
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày. 
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
- HS thảo luận 4 phút.
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (Bài tập 5, SGK) 
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. 
Khoa học
Tiết 31: Chất dẻo
I. Mục tiêu
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II. Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa.
- Hình minh hoạ trang 64, 65 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ:
? Hãy nêu tính chất của cao su?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng quan sát hình minh hoạ trang 64 SGK và đồ dùng bằng nhựa các em mang đến lớp. Dựa vào kinh nghiệm sử dụng để tìm hiểu và nêu đặc điểm của chúng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, nói với nhau về đặc điểm của các đồ dùng bằng nhựa.
- Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp.
- 5-7 HS đứng tại chỗ trình bày.
* Ví dụ:
+ Hình 1: Các ống nhựa cứng và máng luồn dây điện. Các đồ dùng này cứng, chịu được nén, không thấm nước, nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau.
+ Hình 2: Các loại ống nhựa có màu sắc khác nhau: đen, trắng, đỏ, xanh,...Các loại ống này mềm, đàn hồi, có thể cuộn lại được, không thấm nước.
+ Hình 3: áo mưa mềm, mỏng, không thấm nước, nhiều kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc.
+ Hình 4: Chậu, xô nhựa. Các loại chậu, xô nhựa nhiều màu sắc, giòn, cách nhiệt, không thấm nước.
+ Đây là lược nhựa. Lược có nhiều màu sắc: đen, xanh, đỏ, vàng,... Lược nhựa có nhiều hình dáng khác nhau,...
- GV: Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung gì?
+ Đồ dùng bằng nhựa có nhiều màu sắc, hình dáng, có loại mềm, có loại cứng nhưng đều không thấm nước, có tính cách nhiệt, cách điện tốt.
à Kết luận: Những đồ dùng bằng nhựa mà chúng ta thường dùng được làm ra từ chất dẻo. Chất dẻo có nguồn gốc từ đâu? Chất dẻo có tính chất gì? Các em cùng tìm hiểu tiếp bài.
* Hoạt động 2: Tính chất của chất dẻo
- Yêu cầu HS đọc kĩ bảng thông tin trang 65, trả lời từng câu hỏi.
1) Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào?
+ Chất dẻo được làm ra từ dầu mỏ và than đá.
2) Chất dẻo có tính chất gì?
+ Chất dẻo cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
3) Có mấy loại chất dẻo? Là những loại nào?
+ Có 2 loại chất dẻo: Loại có thể tái chế và loại không thể tái chế.
4) Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý điều gì?
+ Khi sử dụng xong các đồ dùng bằng chất dẻo phải rửa sạch hoặc lau chùi sạch sẽ.
5) Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
+ Ngày nay, các sản phẩm làm ra từ chất dẻo được dùng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thuỷ tinh, kim loại, mây, tre vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp.
* Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng chất dẻo
- GV tổ chức chơi trò chơi: “Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo”.
- Cách tiến hành:
+ Chia nhóm HS theo tổ.
+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
+ Yều cầu HS ghi tất cả các đồ dùng bằng chất dẻo ra giấy.
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được đúng, nhiều tên đồ dùng.
- HS hoạt đông theo hướng dẫn của GV.
* Ví dụ: Những đồ dùng được làm bằng chất dẻo: chén, cốc, đĩa, khay đựng thức ăn, mắc áo, ca múc nước, lược chậu, dao, dĩa, vỏ bọc ghế, áo mưa, chai, lọ đồ chơi, bàn chải, chuỗi hạt, vỏ bút, cúc áo. cặp tóc, thắt lưng, bàn, ghế, túi đựng hàng, dép, keo dán, bọc vở, dây dù, vải dù, thước kẻ,...
- Gọi các nhóm đọc tên đồ dùng mà nhóm mình tìm được yêu cầu các nhóm khác đếm số đồ dùng.
- Tổng kết cuộc thi, khen thưởng nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS chuẩn bị 1 miếng vải nhỏ cho bài học sau.
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Địa lí
Tiết 16: ôn tập
i. mục tiêu
- Biết một số đặc điểm về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết một số đặc điểmvề địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam nhưng không có tên các tỉnh, thành phố.
- Các thẻ từ ghi tên các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 4 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ:
+ Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
+ Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng gì là chủ yếu?
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nước ta?
+ Tỉnh em có những địa điểm du lịch nào?
- 4 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Bài tập 1 - SGK
- GV đưa ra các câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Nước ta có 54 dân tộc.
? Dân tộc nào có số dân đông nhất và chủ yếu sống ở đâu?
+ Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng, ven biển.
? Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở đâu?
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
- GV nhận xét và bổ sung.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “ô chữ kì diệu”
- Chuẩn bị:
+ 2 bản đồ hành chính Việt Nam (không có tên các tỉnh).
+ Các thẻ từ ghi tên các tỉnh là đáp án của trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau:
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có HS, phát cho mỗi đội 1 lá cờ (hoặc chuông).
+ GV lần lượt đọc từng câu hỏi về một tỉnh, HS hai đội giành quyền trả lời bằng phất cờ hoặc rung chuông.
+ Đội trả lời đúng được nhân được ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ của mình (gắn đúng vị trí).
+ Trò chơi kết thúc khi GV nêu hết các câu hỏi.
+ Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng ghi tên các tỉnh trên bản đồ.
- Các câu hỏi:
1) Đây là hai tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta.
2) Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tiếng là chè Mộc Châu.
3) Đây là tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ.
4) Tỉnh này có khai thác than nhiều nhất ở nước ta.
5) Tỉnh này có ngành khai thác a-pa-tít phát triển nhất nước ta.
6) Sân bay quốc tế Nội Bài ở thành phố này.
7) Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta.
8) Tỉnh này có khu du lịch Ngũ Hành Sơn.
9) Tỉnh này nổi tiếng với nghề thủ công làm tranh thêu.
10) Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở tỉnh này.
- GV tổng kết tò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xé giờ học.
- Dặn dò HS ôn tập các kiến thức, kĩ năng địa lí đã học và chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
Tiết 16: Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
I. Mục tiêu
- Kể tên được tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng một số giống gà tốt.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Nêu những lợi ích của việc nuôi gà?
+ Thịt gà, trứng gà là thực phẩm thơm ngin, có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm; nuôi gà đem lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
b. Nội dung bài
* Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương.
? Kể tên một số giống gà mà em biết?
- HS lần lượt thi kể.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều giồng gà được nuôi ở nước ta như: Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, Có những giống gà nhập nội như gà Tam Hoàng . Có những giống gà lai như gà rốt ri,
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các hình trong SGK thảo luận nhóm về đặc điểm một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
Phiếu học tập
1) Hãy đọc nội dung bài học và tìm hiểu các thông tin cần thiết để hoàn thành vào bảng sau: 
Tên giống gà
Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
Gà ri
Gà ác
Gà lơ - go
Gà Tam hoàng
2) Nêu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở địa phương em?
- Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các hình trong SGK.
- HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV cùng HS nhận xét, kết luận.
Tên giống gà
Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
Gà ri
Thân hình nhỏ, chân nhỏ, đầu nhỏ,
Thịt và trứng thơm ngon,
Tầm vóc nhỏ, chậm lớn,
Gà ác
..
.
Gà lơ - go
..
.
Gà Tam hoàng
..
.
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài + câu hỏi trắc nghiẹm để kiểm tra .
- HS làm bài.
- GV nêu đáp án, HS tự đánh giá, nêu kết quả tự đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tinh thần học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
An toàn giao thông
Nguyên nhân tai nạn giao thông
I. Mục tiêu :
Hs hiểu đợc các nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông 
Nhận xét đánh giá đợc các hành vi an toàn giao thông và không an toàn giao thông của ngời tham gia giao thông 
II.Hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài
 2. Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1. Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn giao thông 
- Treo tranh - Đọc mẩu tin về tai nạn giao thông - Phân tích - Kết luận 
Hoạt động 2. Thử xác định nguyên nhân gây tai nạn giao thông 
Hs kể các câu chuyện về tai nạn giao thông mà em biết .
Hs phân tích câu chuyện đó 
Hs lắng nghe - Gv kết luận 
Hoạt động 3. Thực hành làm chủ tốc độ 
- Gv giải thích hiểu sự liên quan giữa tốc độ của xe và nguyên nhân gây tai nạn giao thông 
 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học 
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012
 Khoa học
Tiết 30: Tơ sợi
I. Mục tiêu
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
- Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II. Đồ dùng dạy - học
- HS chuẩn bị các mẫu vải.
- GV chuẩn bị bát đựng nước, diêm (đủ dùng theo nhóm).
- Phiếu học tập (đủ dùng theo nhóm), 1 bút dạ, phiếu to.
- Hình minh hoạ trang 66 SGK.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước. 
- 2 HS lần lượt lên bảng và trả lời các câu hỏi sau:
+ HS 1: Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? Nó có tính chất gì?
+ HS 2: Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Yêu cầu HS kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần áo mà em đã mang đến lớp.
- 5 đến 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu.
* Ví dụ: 
+ Vải bông (cô-tông).
+ Vải pha ni lông, vải tơ tằm, vải thô, vải lụa Hà Đông, vải sợi bông, vải sợi len, vải sợi lanh, vải màn,...
- GV giới thiệu: Tất cả các mẫu vải các em đã sưu tầm đều được dệt từ các loại tơ sợi. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm và công dụng của sợi tơ.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Nguồn gốc của một số loại tơ sợi
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- 3 HS tiếp nối nhau nói về từng hình.
+ Hình 1: Phơi đay có liên quan đến việc làm ra sợi đay.
+ Hình 2: Cán bông có liên quan đến việc làm ra sợi bông.
+ Hình 3: Kéo tơ có liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Tính chất của tơ sợi
- Tổ chức cho HS hoạt động theo tổ như sau: Phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ dùng học tập bao gồm:
+ Phiếu học tập.
+ Hai miếng vải nhỏ các loại: sợi bông (sợi đay, sợi len, tơ tằm); sợi ni lông.
+ Diêm.
+ Bát nước.
- Các tổ nhận đồ dùng học tập, làm việc trong tổ theo sự điều khiển của tổ trưởng tổ, hướng dẫn của GV.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
+ Thí nghiệm 1: Nhúng từng miếng vải vào bát nước. Quán sát hiện tượng, ghi lại kết quả khi nhấc miếng vải ra khỏi bát nước.
+ Thí nghiệm 2: Lần lượt đốt từng loại vải trên. Quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả.
- 2 HS trực tiếp làm thí nghiệm, HS khác quan sát hiện tượng, nêu lên hiện tượng để thư kí ghi vào phiếu.
- Gọi 1 nhóm HS lên trình bày thí nghiệm, yêu cầu nhóm khác bổ sung (nếu có).
- 1 nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng, 2 HS lên cùng trình bày kết quả thí nghiệm, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
- Gọi HS đọc lại bảng thông tin trang 67 SGK.
* Kết luận: Tơ sợi là nguyên liệu chính của ngành dệt may và một số ngành công nghiệp khác. Tơ sợi tự nhiên có nhiều ứng dụng trong nghành công nghiệp nhẹ. Quần áo may băng vải sợi bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Vải ni lông khô nhanh, không thấm nước, không nhàu, dai, bền, sợi ni lông còn được dùng trong y tế, làm các ống để thay thế các mạch máu bị tổn thương, làm bàn chải, dây câu cá, đai lưng an toàn,
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012
 Luyện Tiếng Việt
ôn: tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu
- Biết tìm được từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ đã cho.
- Biết sử dụng và chỉ ra được các từ miêu tả tính tình để viết một đoạn văn tả tính tình một người bạn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Vở luyện Tiếng Việt.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
a. Nhân hậu: nhân nghĩa, nhân đức, phúc hậu, thương người, nhân ái, bác ái,
b. Hòa bình: thanh bình, yên bình, thái bình,
c. Hữu nghị: chiến hữu, thân hữu, bạn hữu, hữu hảo, bằng hữu,
d. Cần cù: chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, cần mẫn, tần tảo, chịu thương chịu khó,
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
* Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
a. Tự trọng: vô liêm sỉ,
b. Nhân hậu: bất nhân, bất nghĩa, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung ác, hung bạo, gian ác, bất lương, độc ác, bạc ác,
c. Dũng cảm: hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược,
? Thế nào là từ trái nghĩa?
* Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Toán
ôn: giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
I. Mục tiêu
	- Biết tìm một số phần trăm của một số.
	- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách tìm một số phần trăm của một số?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài: Tìm tỉ số phần trăm của một số.
? Nêu cách tìm một số phần trăm của một số?
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
a) 60% của 5l dầu là:
5 : 100 x 60 = 3 (l)
b) 18% của 35kg gạo là:
35 : 100 x 18 = 6,3 (kg)
c) 7,5% của 120m vải là:
120 : 100 x 7,5 = 9 (m)
d) 0,8% của 12,5ha đất là:
12,5 : 100 x 0,8 = 0,1 (ha)
* Bài 2:
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Nêu cách giải bài toán? (Tìm số tiền lãi sau 1 tháng sau đó tìm cả số tiền gửi và tiền lãi sau 1 tháng).
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Số tiền lãi sau một tháng là:
3000000 : 100 x 0,4 = 12000(đồng)
Số tiền gửi và tiền lãi sau một tháng là:
3000000+ 12000 = 3012000 (đồng)
Đáp số: 3012000 đồng
* Bài 3:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
a) 30% của 40kg là:
40 : 100 x 30 = 12 (kg)
b) 40% của 30kg là:
30 : 100 x 40 = 12 (kg)
c) 30% của 40kg = 40% của 30kg = 12kg
? Nêu cách tìm một số phần trăm của một số?
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số?
- GV tổng kết tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 16.doc