Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 6 (buổi 2)

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 6 (buổi 2)

I– Mục tiêu :Giúp HS.

- Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích .

- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích , so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan .

- Giáo dục HS tính cẩn thận ,ham thích học

IIĐồ dùng dạy học :

: SGK.phiếu bài tập .VBT

 IIICác hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 6 (buổi 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6- Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2013
Người soạn: Phạm Thị Tuấn(0978834566)
Tiết 1+ 2 Gv chuyên
Toán::	LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu :Giúp HS.
- Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích .
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích , so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan .
- Giáo dục HS tính cẩn thận ,ham thích học 
IIĐồ dùng dạy học :
: SGK.phiếu bài tập .VBT
 IIICác hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : KT dụng cụ học sinh 
2– Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi hs TLCH- chữa bài
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : Luyện tập
 b– Hướng dẫn luyện tập : 
- Bài 1: a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là m2 (theo mẫu ) .
- GV hướng dẫn bài mẫu :
.- Cho cả lớp làm vào VBT ,gọi 3 HS lên bảng trình bày .
- Nhận xét,sửa chữa .
b) Viết các số đo sau đây dưới dạng số đo có đơn vị là dm2 .
- Yêu cầu HS làm vào VBT rồi đổi vở chữa bài .
- Bài 2 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
- Cho HS thảo luận theo cặp rồi nêu miệng Kquả .
Bài 3 : Phát phiếu bài tập cho HS làm bài vào phiếu .
- GV chấm 1 số bài .
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 4 : Gọi 1 HS(KG) lên bảng giải ,cả lớp làm vàoVBT .
- Nhận xét ,sửa chữa.
4– Củng cố,dặn dò :
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích .? (TB)
 - Nhận xét tiết học .
- HS nêu .
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại 
- Gọi 1 HS lên bảng bài tập 3 cột 2 
- HS làm bài .
- HS nghe .
Bài 1:- HS theo dõi .
- HS làm bài : 
b) HS làm tương tự câu a.
- HS chữa bài .
Bài 2 : - Từng cặp thảo luận .
- Kquả câu B đúng .
- HS làm bài vào phiếu .
Bài 3.
HS làm bài vào phiếu .
Gọi 1 HS chữa bài
Bài 4
1 HS lên bảng giải
- HS làm bài vàoVBT ..
 + Diện tích của 1 viên gạch lát nền là : 
 40 x 40 = 1600 (cm2 ).
 + Diện tích căn phòng là : 
 1600 x 150 = 240000 (cm2 ) .
 240000 cm2 = 24 m2 
 ĐS: 24 m2 .
- HS nghe .
Tập đọc 	SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI - GT 
I.- Mục tiêu:
1)Đọc trôi chảy toàn bài .Đọc diễn cảm đúng ngữ điệu của bài.
2)Hiểu được nội dung chính của bài : Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc . Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi.
3)GDHS:Có tinh thần đoàn kết giữa các nước trên thế giới . 
II.- Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc .Bảng phụ viết sẵn đoạn văn khó đọc .
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định :KT dụng cụ học tập HS
2)Kiểm tra bài cũ :
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh của Đế quốc Mĩ? 
- Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con rằng : “Cha đi vui” ? (HSKG)
-GV nhận xét và cho điểm.
-Vì hành động của đế quốc Mĩ là hành động phi nghĩa.Chúng bắn phá , huỷ diệt đất nước và con người VN 
-Vì chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn , bởi chú đã ra đi thanh thản tự nguyện . Chú hi sinh vì lẽ phải , vì hạnh phúc của con người .
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
-Cho HS đọc theo quy trình nối tiếp.
- GV đọc toàn bài một lượt.
c) Tìm hiểu bài:
 Hs đọc- thảo luận. báo cáo.
Hỏi: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
* Ý 1:
Hỏi: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? 
*Ý 2: 
- Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới ? 
-GV cho HS quan sát ảnh vị Tổng thống.
d) Đọc diễn cảm:
 -GV hướng dẫn cách đọc .
-G V đưa bảng phụ lên hướng dẫn cách đọc.
-HS lắng nghe .
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- HS đọc các từ khó .Luyện đọc từ ngữ khó : 
A-pác-thai , Nen-xơn Man-đê-la.
-HS lắng nghe .
-Người da đen bị đối xử một cách bất công .
-Họ đã đứng lên đòi bình đẳng . Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi .
-Ông là một luật sư tên là Nen-xơn Man-đê-la. Ông là người tiêu biểu cho tất cả những người da đen , da màu ở Nam Phi .
-HS luyện đọc đoạn văn.
-HS đọc cả bài.
4) Củng cố,dăn dò :
Hỏi: Bài văn đã ca ngợi điều gì? (KG)
-GVnhận xét tiết học.
- Bài văn ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen , da màu ở Nam Phi.
-Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
-Đọc trước bài “ Tác phẩm của Si- le và tên phát xít “
Rút kinh nghiệm:
Chiều thứ hai
Chính tả (Nhớ - viết) Ê – MI – LI , CON
I / Mục tiêu :
-Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 trong bài Ê – mi – li , con ...
-Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ .
-Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ .
II / Đồ dùng dạy học 
- : Bảng phụ,SGK, vở chính tả
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I) Ổn định : 
II / Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 HS lên bảng viết 1 số từ và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng đó.
III)/ Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : Hôm nay , một lần nữa các em được gặp lại người công dân Mỹ đã tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam qua bài viết Ê – mi – li , con mà các em đã được học.
 2 / Hướng dẫn HS nhớ – viết :
-GV cho 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3 và 4.
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? (K)
--GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai :
-GV đọc 1 lần khổ thơ 3 và 4.
-Cho HS gấp SGK , tự nhớ lại , viết bài.
-GV cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài :
+GV chọn chấm 10 bài của HS.
+Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-Cho HS làm bài tập cá nhân .
-Cho HS trình bày kết quả và nêu cách đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả .
* Bài tập 3 :
-Cho HS hoạt động nhóm .
-Cho HS thi giữa các nhóm .
IV / Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
-HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ ở bài tập 3.
-Yêu cầu những HS viết sai về viết lại cho đúng.
Hát 
-2 HS HS lên bảng viết suối , ruộng , tuổi , mùa ,lúa , lụa và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng trên .
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe, theo dõi ,ghi nhớ và bổ sung.
- Em rất cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó.
- Oa-sinh –tơn, Ê-mi– li, sáng loà, hoàng hôn 
-HS viết từ khó trên giấy nháp.
HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK.
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
Bài 2:-1 HS nêu yêu cầu của bài tập, theo dõi 
-HS làm bài tập trong vở.
- Các tiếng: lưa, thưa, mưa, giữa, tưởng, nước, tươi, ngược
-HS lắng nghe.
-HS hoạt động nhóm .
-4 HS đại diện nhóm trình bày kết quả.
-HS lắng nghe.
Toán (Thực hành): LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củng cố về các đơn vị đo diện tích.
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài, nhận xét- - GV chấm một số bài 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 6cm2 = .mm2 30km2 = hm2
 8m2 = ..cm2
b) 200mm2 = cm2 4000dm2 = .m2
 34 000hm2 = km2
c) 260cm2 = dm2 ..cm2
 1086m2 =dam2.m2
Bài 2: Điền dấu > ; < ; =
71dam2 25m2 .. 7125m2
801cm2 .8dm2 10cm2
12km2 60hm2 .1206hm2
Bài 3 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : 1m2 25cm2 = .cm2
A.1250 B.125
C. 1025 D. 10025
Bài 4 : (HSKG)
 Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ? 
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
- Nêu nhận xét về giữa hai đơn vị liền kề.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Bài 1:Lời giải : a) 6cm2 = 600mm2
30km2 = 3 000hm2 8m2 = 80 000cm2
b) 200mm2 = 2cm2 4000dm2 = 40m2
 34 000hm2 = 340km2
C) 260cm2 = 2dm2 60cm2
 1086m2 = 10dam2 86m2
Bài 2 ::
71dam2 25m2(7125m2) = 7125m2
801cm2< 8dm2 10cm2(810cm2)
c)12km2 60hm2 > 1206hm2
 (1260hm2)
Bài giải:
 Khoanh vào D.
Bài 4 :
Diện tích một mảnh gỗ là :
 80 20 = 1600 (cm2)
Căn phòng đó có diện tích là:
 1600 800 = 1 280 000 (cm2)
 = 128m2
 Đáp số : 128m2
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2013
Toán 	 HÉC–TA 
I– Mục tiêu : Giúp HS.
- Biết tên gọi,ký hiệu ,độ lớn của đơn vị diện tích héc - ta; quan hệ giữa héc - ta và m2 .
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và vận dụng để giải các bài toán có liên quan .
IIĐồ dùng dạy học :
-: Phiếu bài tập ,SGK .VBT
 IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : KT đồ dùng HS 
2– Kiểm tra bài cũ : 
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài :
b-Hướng dẫn : 
 * Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc - ta .
- GV giới thiệu :
+ “ 1 héc – ta bằng 1 héc- tô - mét – vuông” và héc – ta viết tắt là ha .
- GV ghi bảng : 1ha = 1 hm2 
Vậy 1 ha bằng bao nhiêu m2 ? (TB)
 *Thực hành : 
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chổ trống .
- Câu a là dạng bài đổi từ dạng nào ra dạng nào ? - Câu b là dạng bài đổi từ dạng nào ra dạng nào ? 
 Gv phát phiếu học tập cho HS làm cá nhân .
- Hướng dẫn HS chữa bài 
Bài 2 : Gọi 1 HS đọc đề .
- Bài toán hỏi gì ? .
- Gọi 1 HS(TB) lên bảng ,cả lớp làm vào vở 
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 3 : - Nêu yêu cầu bài tập .
- Cho HS thảo luận theo cặp .
- Gọi 1 số cặp nêu miệng Kquả (Yêu cầu Hs nêu cách làm ).
Bài 4 : Yêu cầu HS tự đọc bài toán .
- Gọi 1 HS(KG) lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở ,Gv chấm 1 số bài .
- Nhận xét ,sửa chữa.
4– Củng cố :
- 1 ha bằng bao nhiêu m2 ? (TB)
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập 
- HS lên bảng .
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích kề nhau 
- lên bảng giải bài 3
- HS nghe .
- HS theo dõi .
- 1 ha = 10000 m2 .
- Dạng bài đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé .
- Dạng bài đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn .
- HS làm bài :
Bài 1 :a) 4 ha = 40 000m2 ; ha = 500m2 .
 20 ha = 200 000m2 ; ha = 100m2 
 b 1km2 = 100ha ; km2 = 10ha
 Bài 2 15 km2 = 1500ha; km2 = 75 ha.
b) 60 000m2 = 6ha ;1800ha = 18km2 
800000m2 = 80ha ;27000ha = 270km2 
Bài 3 :a) 85 km2 < 850ha S .
Ta có : 85km2 = 8500ha, 8500ha > 850ha ,nên 85km2 > 850ha .Vậy ta viết S vào ...  cũ : “ Dùng thuốc an toàn “ 
 -Hỏi:Các em dùng thuốc trong trường hợp nào?
 - Nhận xét, KTBC
III – Bài mới :
 1 – Giới thiệu bài : “ Phòng bệnh sốt rét “
 2 – Hoạt động : 
 a) Hoạt động 1 : - Làm việc với SGK.
 -GV chia nhóm &giao nhiệm vụ cho các nhóm . - -Nêu một số dấu hiệu chính cuả bệnh sốt rét ?
-Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
 -Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? 
 @ Kết luận: Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng gây ra.Bệnh sốt rét đã có thuốc chữa và thuốc phòng.
 b) Hoạt động 2 :.Quan sát và thảo luận.
* GD kĩ năng sống: Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét
 GV YC các nhóm thảo luận.
 +Nêu cách phòng bệnh sốt rét.
 Kết luận:. Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh,diệt muỗi,bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
IV – Củng cố,dặn dò :
Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết Tr.27 SGK.
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau:”Phòng bệnh sốt xuất huyết”.
- Hát 
-HS trả lời.
- HS nghe
-Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1,2 Tr. 26 SGK.
- HS nghe .
-Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
-Các nhóm khác bổ sung
-Đại diện của mỗi nhóm trả lời một câu HS khác nhận xét.
-Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh,diệt muỗi,bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
-2HS đọc
-HS lắng nghe.
Xem bài trước.
Chiều thứ sáu
Đạo đức: 	CÓ CHÍ THÌ NÊN ( Tiết 2 )- KNS
I- Mục tiêu :
-Kiến thức : HS biết trong cuộc sống ,con người thường phải đối mặt với những khó khăn , thử thách . Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy , thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống .
-Kỷ năng :Xác định được những thuận lợi,khó khăn của mình,biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân .
*♥♥♥ KNS: GD kỹ năng sống :
- Kỹ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).
- Kỹ năng đạt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. 
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
-Thái độ : Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình,cho xã hội .
B/ Tài liệu , phương tiện : 
 -GV: Thẻ màu dùng cho HĐ 3, tiết 1
-HS : Một vài mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó .
C/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1)Ổn định : 
2) Kiểm tra 
Gọi HS lên bảng 
-Trước những khó khăn chúng ta nên làm gì ? (KG)
3) Bài mới 
a) Giới thiệu bài :Có chí thì nên
Hoạt động 1:Làm bài tập 3 SGK .
-GV cho HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được .
-GV cho đại diện trình bày kết quả làm việc .GV ghi tóm tắt lên bảng :
Hoàn cảnh Những tấm gương
Khó khăn của bản thân 
Khó khăn về gia đình 
Khó khăn khác 
-GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình , trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó .
Họat động2:Tự liên hệ ( bài tập 4 SGK).
* GD kỹ năng sống :
- Kỹ năng đạt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. 
-GV cho HS tự phân tích những khó khăn và những biện pháp khắc phục của bản thân .
-GV cho HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm .
--GV cho cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ các bạn đó.
*GV kết luận :Lớp ta có một vài bạn còn khó khăn .Bản thân các bạn đó cần nỗ lực phấn đấu để tự mình vượt khó .Hoạt động nối tiếp Củng cố 
Hát
HS trả lời
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày kết quả 
-HS phát hiện một số HS có hoàn cảnh khó khăn và thảo luận nhóm có kế hoạch giúp đỡ bạn .
-HS làm việc cá nhân .
- HS trao đổi với nhóm .
-Đại diện mỗi nhóm trình bày
- Cả lớp thảo luận.
-HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 6: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
TG
NỘI DUNG SINH HOẠT
1’
18’
5’
10’
10’
 I/ Khởi động : Hát tập thể một bài hát
II/ Kiểm điểm công tác tuần 6:
Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng nhận xét chung và điều khiển các tổ báo cáo kết quả xét thi đua ở tổ. Lớp trưởng tổng hợp những trường hợp vi phạm hoặc những việc tốt cụ thể.
3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 -Sinh hoạt 15’ đầu buổi tương đối tốt 
-Các em cần ổn định nề nếp học tập , và nề nếp ra vào lớp 
 - Nhiều em cố gắng học tập,học thuộc bài ,làm bài tập đầy đủ 
-Nhiều em phát biểu sôi nổi ,chuẩn bị tốt đồ dùng học tập 
 - Tác phong đội viên thực hiện tốt.
 + Tồn tại :
- Một số em còn nói chuyện ,làm việc riêng trong giờ học ,chưa nghiêm túc trong giờ học (Đình, Thịnh) .
- Một số em chưa thuộc bài ,cònquên đem dụng cụ
 - Một số em khi ra về không xếp thẳng hàng.
III/ Kế hoạch công tác tuần 7:
 -Thực hiện chương trình tuần 7
 - Tiếp tục ổn định nề nếp học tập.
 - Thực hiện tốt truy bài 15’ đầu buổi
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp ,thường xuyên rèn chữ giữ vở
 - Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập như SGK , đồ dùng học tập  
 - Vận động HS tham gia mua bảo hiểm thân thể đợt 2
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
 Trò chơi dân gian : Cho HS chơi trò chơi Tập tầm vông
GV phổ biến cách chơi và luật chơi 
GV tổ chức cho HS chơi
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
 Rút kinh nghiệm :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củng cố về các đơn vị đo diện tích.
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
- Nêu nhận xét về giữa hai đơn vị liền kề.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài, làm bài.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
 a) 6cm2 = .mm2 30km2 = hm2
 8m2 = ..cm2
b) 200mm2 = cm2 4000dm2 = .m2
 34 000hm2 = km2
 c) 260cm2 = dm2 ..cm2
 1086m2 =dam2.m2
Bài 2: Điền dấu > ; < ; =
71dam2 25m2 .. 7125m2
801cm2 .8dm2 10cm2
12km2 60hm2 .1206hm2
Bài 3 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : 1m2 25cm2 = .cm2
A.1250 B.125
C. 1025 D. 10025
Bài 4 : (HSKG)
 Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 70 cm, chiều rộng 30cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ? 
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Lời giải :
 a) 6cm2 = 600mm2 30km2 = 3 000hm2
 8m2 = 80 000cm2
b) 200mm2 = 2cm2 4000dm2 = 40m2
 34 000hm2 = 340km2
 c) 260cm2 = 2dm2 60cm2
 1086m2 = 10dam2 86m2
Lời giải:
71dam2 25m2 = 7125m2
 (7125m2)
801cm2 < 8dm2 10cm2 (810cm2)
12km2 60hm2 > 1206hm2 (1260hm2)
Bài giải:
 Khoanh vào D.
Bài giải:
Diện tích một mảnh gỗ là :
 70 30 = 2100 (cm2)
Căn phòng đó có diện tích là:
 2100 800 = 1 680 000 (cm2)
 = 168 m2
 Đáp số : 168m2
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiếng Việt (Thực hành): LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH. 
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một dòng sông
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh. 
Giáo viên nhận xét và nhắc lại.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Cho HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.
- Giáo viên nhận xét, sửa cho các em.
- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 dòng sông.
- Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.
Bài làm gợi ý:
Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm.
 	Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. 
- GV cho HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- GV tuyên dương bạn viết hay, có sáng tạo.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.
- HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh dòng sông
Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi . 
Đó là lời một bài hát rất hay. đúng vậy quê hương em cũng có một dòng sông hiền hoà và thơ mộng. Mỗi khi nhắc đến con sông quê hương, lòng em lại xốn xang một tình yêu quê hương tha thiết.
          Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
          Những buổi trưa hè nắng đổ xuống mặt sông lấp loá. Dòng sông lúc đó như một tấm gương dài phẳng lặng soi bóng mây trời. Trên mặt sông, một vài chiếc thuyền lá tre tí hon bồng bềnh trôi đi mãi theo dòng nước trong xanh. Thỉnh thoảng lại có một chú bói cá lông xanh biếc  hay một chú cò trắng như vôi đậu trên cành tre, mắt lim dim ngắm bóng mình dưới nước. 
- HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docG A L5 tuan 6 2 buoi TUAN DAK LAK.doc