Thiết kế bài soạn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 25 năm 2012

Thiết kế bài soạn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 25 năm 2012

I. Mục tiêu

 Kiểm tra kiến thức về:

- Tính tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Thu thập và xử lí thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt.

- Nhận dạng, tính diện tích, thể tích một hình đã học.

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 25 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Tiết 1: Toán
Tiết 121: ÔN TẬP. KIỂM TRA
I. Mục tiêu
 Kiểm tra kiến thức về:
- Tính tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Thu thập và xử lí thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt.
- Nhận dạng, tính diện tích, thể tích một hình đã học.
II. Nội dung
Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Bài 1: 2% của 1000kg là: 
 20. kg
Bài 2: Hình nào dưới đây được tô đậm 37,5% diện tích?
 D
Bài 3: Trang 46 VBT B. 200
Bài 4: Trang 47 VBT B 54cm2
Phần 2.
Bài 1: Ghi tên của mỗi hình sau vào chỗ chấm:
Hình hộp chữ nhật Hình tròn Hình trụ Hình thang
Hình tứ giác Hình cầu Hình lập phương
Bài 2: Bài giải: Thể tích của bể cá là: 25 40 50 = 50 000 (cm3)
 thể tích của bể có số lít nước là: 50 000 = 12500 (l)
95% thể tích của bể có số lít nước là: 50 000 : 100 95 = 47500 (l)
Số lít nước phải đổ thêm là: 47500 – 12500 = 35000 (l)
 Đáp số: 35000 lít nước
III. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Về xêm lại bài chuẩn bị cho thi giữa kì 2.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Mĩ thuật.
Đ/C Thương dạy
Tiết 3: Tập đọc.
Tiết 59: ÔN: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. Mục tiêu:
- HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được câu hỏi trong SGK).
- HS khá giỏi biết đọc diễn cảm bài văn bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Giáo dục HS ý thức xây dựng và bảo vệ các di tích lịch sử...
II. Nội dung
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng:
* HS yếu và HS trung bình đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi:
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
+ Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? 
 “Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
* HS khá giỏi đọc diễn cảm bài và trả lời câu hỏi: Hãy nêu nội dung bài?
- GV cho HS nêu lại
+ Tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú 
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
+ Có những khóm Hải Đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm rập rờn bay lượn
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ; Thánh Gióng, An Dương Vương,.
+ Câu ca dao gợi ra một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc
- ND: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
III. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài.
- GV nhận xét tiết học.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
Tiết 1: Kĩ thuật
Tiết 24: LẮP XE BEN (tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
HS cần phải :
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
* Với học sinh khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
	- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trớc.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn
- Xe ben gồm có mấy bộ phận?
- GV cho cho HS quan sát kĩ từng bộ phận đó.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
+ HD chọn đúng các chi tiết
- GV nhận xét bổ sung
+ Lắp từng bộ phận
- GV lần lượt HD học sinh kĩ thuật lắp từng bộ phận
+ Lắp ráp xe ben
- Tiến hành lắp ráp xe ben
- Kiểm tra sản phẩm
+ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS quan sát
- Gốm 5 bộ phận: Khung sàn xe và các giá đỡ. sàn ca bin và các thanh đỡ.hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau
- HS gọi tên và lựa chọn đủ các chi tiết theo bảng trong SGK
- HS quan sát
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
Tiết 122: ÔN: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu: 
- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã hoc và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian.
* HS yếu và trubg bình làm được các BT1, 2 VBT
*HS khá giỏi làm bài 1, 2, 3 VBT
II. Nội dung
Bài 1: Viết số la Mã thích hợp vào ô trống trong bảng thống kê một số sự kiện lịch sử
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Sự kiện lịch sử
Năm
Thể kỉ
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
40
I
Khởi nghĩa Hai Bà Triệu
248
III
Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
938
X
Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long
1010
XI
Lý Thường Kiệt chiến thắng quân Tống
1077
XI
Chiến thắng giặc Nguyên lần thứ ba
1288
XIII
Cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của Lê Lợi
1428
XV
Vua Quang Trung đại phá quân Thanh
1789
XVIII
Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
1945
XX
Chiến thắng Điện Biên Phủ
1954
XX
Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
1975
XX
4 giờ = 240 phút
2 giờ rưỡi = 150 phút
 giờ = 45 phút
1,4 giờ = 84 phút
 phút = 150 giây
180 phút = 3 giờ
366 phút = 6 giờ 6 phút
240 giây = 4 phút
450 giây = 7 phút 30 giây
3600 giây = 1 giờ
4 ngày = 96 giờ
2 ngày 5 giờ = 53 giờ
 ngày = 8 giờ
2 thế kỉ = 200 năm
thế kỉ = 25 năm
3 năm = 36 tháng
5 năm rưỡi = 66 tháng
 năm = 8 tháng
36 tháng = 3 năm
300 năm = 3 thế kỉ
III. Củng cố dặn dò:
- Nêu nội dung bài
- Nhận xét tiết học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Luyện chữ.
LUYỆN CHỮ BÀI 25 (VỞ LUYỆN CHỮ)
I. Mục tiêu:
- Học sinh viết được cả bài luyện chữ trong vở luyện chữ,
* HS yếu viết đúng chính tả.
* HS Trung bình và học sinh khá giỏi viết đúng, trình bày đẹp rõ ràng.
II. Nội dung:
*HS trung bình và HS yếu: 
* HS khá giỏi : 
 - Viết đúng đủ nội dung bài sai không quá 5 lỗi chính tả.
- Viết đúng đủ nội dung nội dung bài trình bày sạch đẹp không sai lỗi chính tả.
III. Củng cố dặn dò:
- Nêu nội dung bài
- Nhận xét tiết học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012
Đ/C Toàn dạy
Thứ năm ngày 1 tháng 3 năm 2012
Đ/C Tám dạy
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
Tiết 125: ÔN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp củng cố về:
- Cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- HS yếu và trung bình làm được BT 1, 2 VBT
- HS khá, giỏi làm được BT1, 2, 3, 4 VBT
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập
II. Nội dung:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Bài 3: Đặt tính rồi tính
Bài 4
Các số cần điền lần lượt là: a, 12 phút; 90 phút; 72 phút; 
 20 giây; 135 giây; 150 giây
b, 67 phút = 1 giờ 7 phút 320 giây = 5 phút 20 giây
 3 giờ 15 phút = 195 phút 330 phút = 5,5 giờ
Giải
a, 6 năm 7 tháng
 + 4 năm 5 tháng
 10 năm12 tháng
Hay: 11 năm
c, 26 ngày 7 giờ
 + 8 ngày 15 giờ
 34 ngày 22 giờ
b, 10 giờ 37 phút
 + 5 giờ 38 phút
 15 giờ 75 phút
Hay: 16 giờ 15 phút
VD:
a, 30 năm 2 tháng
 - 8 năm 8 tháng
b, 42 ngày 7 giờ
 - 8 ngày 9 giờ
Hay: 29 năm 14 tháng
 - 8 năm 8 tháng
 21 năm 6 tháng
Hay: 41 ngày 31 giờ
 - 8 ngày 9 giờ
 33 ngày 22 giờ
Bài giải: Cả hai chi tiết đầu làm hết thời gian là
1 giờ 30 phút + 1 giờ 40 phút = 3 giờ 10 phút
Thời gian làm để làm chi tiết máy thứ ba là:
5 giờ 30 phút – 3 giờ 10 phút = 2 giờ 20 phút
 Đáp số: 2 giờ 20 phút
III. Củng cố dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Tập làm văn
ÔN: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT.
I. Mục tiêu: 
* HS yếu và HS trung bình: Củng cố cho HS nắm vững cách trình bày một bài bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng.
* HS khá, giỏi làm được bài văn có dùng biện pháp nghệ thuật làm cho bài văn hay hơn.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác viết bài, tích cực trong học tập.
II. Nội dung:
- HS làm theo nhóm đối tượng.
- HS chọn 1 trong 5 đề trong VBT trang 10 để làm:
Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả..
Thân bài: Tả bao quát đến chi tiết từng bộ phận của đồ vật
Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của mình về đồ vật mình tả
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Dặn HS về đọc trước nội dung tiết TLV tuần sau.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Thể dục.
Đ/C Cường dạy
Thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012
Tiết 2: Tập đọc.
ÔN: CỬA SÔNG
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát bài thơ với giọng tha thiết, gắn bó.
- Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, gắn bó; thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập, có ý thức nhớ về cội nguồn...
II. Nội dung
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng:
* HS yếu và HS trung bình đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi:
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
* HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ; nêu nội dung bài và học thuộc lòng bài thơ
+ Tác gỉa dùng những từ là cửa, nhưng không then khoá / Cũng không khép lại bao giờ. Cách nói đó rất đặc biệt – cửa sông cũng là một 
+ Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền,
+ Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng” của sông không quên cội nguồn
ND: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn
III. Củng cố dăn dò
- Nêu nội dung bài 
- Nhận xét tiết học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 – Toán
ÔN: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- HS yếu làm được các BT 1 VBT
- HS trung bình làm được bài tập 1, 2 VBT
- HS khá giỏi làm được BT1, 2 3 VBT
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Nội dung
Bài 1: Tính
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Bài 3: 
VD:
 4 năm 3 tháng
+ 3 năm 7 tháng
 7năm10 tháng
 5 năm 7 tháng
 + 2 năm 9 tháng
 7năm 16 tháng
Hay 8 năm 4 tháng
 3 ngày 14 giờ
+ 5 ngày 6 giờ
 3 ngày 20 giờ
 12 ngày 6 giờ
 + 15 ngày 21 giờ
 27 ngày 27 giờ
Hay: 28 ngày 3 giờ
VD: 
a, 7 năm 5 tháng
 + 3 năm 7 tháng
 10 năm 12 tháng
Hay: 11 năm
b, 12 giờ 27 phút
 + 5 giờ 46 phút
 17 giờ 73 phút
Hay: 18 giờ 13 phút
Bài giải
Thời gian vân động viên Ba chạy là:
2 giờ 30 phút + 12 phút = 2 giờ 42 phút
 Đáp số: 2 giờ 42 phút
III. Củng cố dăn dò
- Nêu nội dung bài 
- Nhận xét tiết học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 1 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 – Đạo đức
Tiết 25: THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 9 đến bài 11, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cho hoạt động 2
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
*Bài tập 1: Hãy ghi lại một việc em đã làm thể hiện lòng yêu quê hương. 
- HS làm bài ra nháp.
- Mời một số HS trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
*Bài tập 2: Hãy ghi những hoạt động có liên quan tới trẻ em mà xã (phường) em đã tổ chức. Em đã tham gia những hoạt động nào trong các hoạt động đó?
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
*Bài tập 3: Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta?
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954
Ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sông Bạch Đằng.
Bến Nhà Rồng.
- GV cho HS trao đổi với bạn ngồi cạnh.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS làm bài ra nháp: Các hoạt động thể hiện lòng yêu quê hương đất nước: Bảo vệ tài sản chung, nhớ ơn những người có công với đất nước,
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.( Tổ chức tết trung thu,)
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm rồi trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
a) Bác hồ đọc bản tuyên ngôn đọc lập.
b) Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
c) Giải phóng miền Nam
d) Ngô Quyền chiền thắng quân Nam Hán
e) Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 – Toán
ÔN: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- HS yếu làm được các BT 1, 2 VBT
- HS khá, giỏi làm BT 1, 2, 3 VBT
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II, Nội dung
Bài 1: Tính
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Bài 3
VD: 
 14 năm 7 tháng
- 5 năm 2 tháng
 9 năm 5 tháng
 31 ngày 14 giờ
- 5 ngày 6 giờ
 26 ngày 8 giờ
16 năm 4 tháng 
-2 năm 9 tháng
 14 ngày 6 giờ
-12 ngày 21 giờ
Hay: 15 năm 16 tháng
 - 2 năm 9 tháng
 13 năm 7 tháng
Hay: 13 ngày 30 giờ
 - 12 ngày 21 giờ
 1 ngày 9 giờ
VD:
a, 23 năm 9 tháng
 - 4 năm 5 tháng
 19 năm 4 tháng
c, 12 giờ 15 phút
 -5 giờ 25 phút
b, 16 ngày 9 giờ
 - 8 ngày 6 giờ
 8 ngày 3 giờ
Hay: 11 giờ 75 phút
 - 5 giờ 25 phút
 6 giờ 50 phút
Bài giải
Thời gian máy cắt cỏ ở khu vườn thứ 2 là:
5 giờ 15 phút – 2 giờ 45 phút = 2 giờ 30 phút
 Đáp số: 2 giờ 30 phút
III. Củng cố dặn dò
- Nêu nội dung bài
- Nhận xét tiết học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Luyện từ và câu.
ÔN: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI 
BẰNG CÁCH LẶP VÀ THAY THẾ TỪ NGỮ
I. Mục đích - yêu cầu: 
* HS yếu và trung bình biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu (BT2 tr40); Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu (BT 1 tr42) 
* HS khá giỏi làm được các bài tập 
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Nội dung 
Bài 2 Tr 40 VBT
Bài 1 Tr 42 VBT
+ Các từ lần lượt điền là: thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, chợ, cá song, cá chim, tôm
+ Lời giải: Từ anh (ở câu 2) thay cho Hai Long (ở câu 1)
- người liên lạc (câu 4) thay cho người đặt hộp thư (câu 2)
Từ anh (câu 4) thay cho Hai Long ở câu 1.
-Từ đó (câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4).
III. Củng cố dặn dò
- Nêu nội dung bài
- Nhận xét tiết học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 – Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 25.doc