Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24

Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24

I. Mục tiêu:

 - Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

 - Hieåu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. ( Traû lôøi ñöôïc caùc caâu hoûi trong SGK) .

II. Ñồ dùng :

GV:Baûng phuï vieát ñoaïn luyeän ñoïc

HS: dụng cụ học tập

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 02 năm 2012
Buổi sáng Tập đọc 
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê – ĐÊ 
I. Mục tiêu:
 - Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 - Hieåu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. ( Traû lôøi ñöôïc caùc caâu hoûi trong SGK).
II. Ñồ dùng : 
GV:Baûng phuï vieát ñoaïn luyeän ñoïc
HS: dụng cụ học tập
III. Hoạt động dạy học:
1.- Khởi động: 
2.- Kiểm tra bài cũ: 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời các câu hỏi:SGK
- GV nhận xét
3. Bài mới : Giới thiệu bài:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV yêu cầu:
+ Một HS giỏi đọc toàn bài.
- GV yêu cầu từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài văn:
+ Đoạn 1: Về cách xử phạt.
+ Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
+ Đoạn 3: Về các tội.
Luyện đọc từ khó
- GV yêu cầu từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài (luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng,).
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc toàn bộ bài văn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn; thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
b) Tìm hiểu bài:
- Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? 
- K ể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
- Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
GV: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
- Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết. 
GV mở bảng phụ viết sẵn tên khoảng 5 luật của nước ta, mời một HS đọc lại.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
4. Củng cố - Dặn dò :
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà đọc trước bài “Hộp thư mật”.
- 1 HS giỏi đọc, cả lớp theo dõi bài đọc trong SGK.
- Các tốp HS đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc.
- Các tốp HS đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc.
- HS luyện đọc theo cặp..
- 1, 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
- Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- Tội không hỏi mẹ cha - Tội ăn cắp - Tội giúp kẻ có tội - Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
HS trả lời
- HS lắng nghe.
- Luật Giáo dục; Luật Phổ cập tiểu học; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Giao thông đường bộ,
- 1 HS đọc.
- 3 HS đọc tiếp nối.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm
*************************************
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yê cầu tổng hợp.
 Bài tập cần làm bài 1, bài 2 . 
II. Ñồ dùng : 
GV:- Bảng phụ kẻ bảng bài tập 2
- Hình vẽ bài tập 3 phóng to.
 HS: dụng cụ học tập
III. Hoạt động dạy học:
1.- Khởi động: 
2.- Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật
- GV nhận xét
3. Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt 
+ HS cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng
+ HS nhận xét bài của bạn và chữa bài. 
- GV đánh giá
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
- GV treo bảng phụ ghi đầu bài:
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ HS tư làm bài vào vở (không cần kẻ bảng)
+ HS nhận xét, chữa bài
- GV: nhận xét, đánh giá
* Bài 3: HS đọc đề bài và quan sát hình SGK
+ HS thảo luận nhóm tìm cách giải.
- GV gợi ý: 
+ Khối gỗ ban đầu là hình gì? Kích thước bao nhiêu?
+ Khối gỗ cắt đi là hình gì? Kích thước bao nhiêu?
+ Muốn tính thể tich khối gỗ còn lại ta làm thế nào?
+ HS làm bài vào vở; 1 HS làm bảng lớp.
+ HS nhận xét 
- GV: nhận xét, đánh giá
4. Củng cố: 
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe.
- 2 HS
- 1 HS làm bảng lớp
- HS chữa bài
Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương:
2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương:
6,25 x 6 = 37,5 (cm2)
Thể tích của hình lập phương:
2,5 x 2,5 x 2,5 =15,625 (cm3)
- 1 HS
- Tính DT mặt đáy, DTXQ và thể tích của 3 hình hộp chữ nhật.
- 1 HS làm bảng lớp
- HS chữa bài
Bài 2. Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:
HHCN
(1)
(2)
(3)
Chiều dài
11cm
0,4m
dm
Chiều rộng
10cm
0,25m
dm
Chiều cao
6cm
0,9m
dm
S mặt đáy
110cm2
0,1m2
dm2
Diện tích xq
252cm2
1,17m2
dm2
Thể tích
660cm3
0,09m3
dm3
- 1 HS
- HS thảo luận nhóm
- Hình hộp chữ nhật 
- Hình lập phương
- Thể tích khối gỗ ban đầu trừ đi thể tích khối gỗ cắt đi.
- 1 HS làm bảng lớp
Bài giải
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật:
9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
270 – 64 = 206 (cm3)
Đáp số: 206 cm3
Buổi chiều Toán củng cố
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài tập1: Một cái thùng tôn có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 32 cm, chiều rộng 28 cm, chiều cao 54 cm. Tính diện tích tôn cần để làm thùng (không tính mép dán).
Bài tập 2: Chu vi đáy của một hình hộp chữ nhật là 28 cm, DTxq của nó là 336cm2.Tính chiều cao của cái hộp đó?
Bài tập3: (HSKG)
 Người ta quét vôi toàn bộ tường ngoài, trong và trần nhà của một lớp học có chiều dài 6,8m, chiều rộng 4,9m, chiều cao 3,8 m 
a) Tính diện tích cần quét vôi, biết diện tích các cửa đi và cửa sổ là 9,2m2 ?
b) Cứ quét vôi mỗi m2 thì hết 6000 đồng. Tính số tiền quét vôi lớp học đó?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Lời giải : 
Diện tích xung quanh cái thùng là:
 (32 + 28) x 2 x 54 = 6840 (cm2)
Diện tích hai đáy cái thùng là:
 28 x 32 x 2 = 1792 (cm2)
Diện tích tôn cần để làm thùng là:
 6840 + 1792 = 8632 (cm2)
 Đáp số: 8632cm2
Lời giải: 
Chiều cao của một hình hộp chữ nhật là:
 336 : 28 = 12 (cm)
 Đáp số: 12cm
Lời giải:
 Diện tích xung quanh lớp học là:
 (6,8 + 4,9) x 2 x 3,8 = 88,92 (m2)
 Diện tích trần nhà lớp học là:
 6,8 x 4,9 = 33,32 (m2)
 Diện tích cần quét vôi lớp học là: 
(88,92 x 2 – 9,2 x 2) + 33,32 = 192,76 (m2) 
 Số tiền quét vôi lớp học đó là: 
 6000 x 192,76 = 1156560 (đồng)
	Đáp số: 1156560 đồng.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 14 tháng 02 năm 2012
Buổi sáng Chính tả nghe – viết
NÚI NON HÙNG VĨ
I. Mục tiêu:
 - Nghe - vieát ñuùng baøi CT, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
 - Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT2).
II. Ñồ dùng : 
 GV:Bảng phụ để HS làm bài tập 3
HS: dụng cụ học tập
III. Hoạt động dạy học:
1.- Khởi động: 
2.- Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu 2 - 3 HS viết lại trên bảng lớp những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh:Hai ngàn, Ngã ba, Tùng Chinh, Pù mo, Pù xai. 
- GV nhận xét
3. Bài mới : Giới thiệu bài:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
 Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ.
- GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta?
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai chính tả (tày đình, hiểm trở, lồ lộ), các tên địa lí (Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai).
- GV hướng dẫn HS viết từ khó + phân tích + bảng con.
- GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2
- GV yêu cầu một HS đọc nội dung BT2.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 3
- GV yêu cầu 1 HS đọc nội dung của bài tập.
- GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự (1, 2, 3, 4, 5) lên bảng; mời 1 HS đọc lại các câu đố bằng thơ.
- GV nêu: Bài thơ đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả tên một số (7) nhân vật lịch sử.
- GV chia lớp thành các nhóm. Phát cho mỗi nhóm bút dạ và 1 tờ giấy khổ to. 
- GV mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV giải thích thêm: Ngô Quyền là người đầu tiên có sáng kiến đóng cọc trên sông Bạch Đằng để diệt quân Nam Hán (năm 938). Vua Lê Hoàn cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng để diệt quân Tống (năm 981). Sau này, trong cuộc chiến đấu chống quân Nguyên lần thứ ba (năm 1288), học tập tiền nhân, Trần Hưng Đạo đã tiếp tục cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng để diệt giặc Nguyên. 
- GV gọi 2 HS nhìn bảng đọc lần lượt từng câu đố, nói lời giải đúng.
- GV cho cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố.
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
4. Củng cố Dặn dò 
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
- Dặn HS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố ở BT3, đố lại người thân.
- GV nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi trong SGK.
+ Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giữa nước ta và Trung Quốc.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS luyện viết vào giấy nháp.
- Tày đình, hiểm trở, Phan-xi-păng, buốt óc, Ô Quy Hồ.
- HS viết bài, bắt lỗi chính tả, nộp tập.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cá nhân: 
+ Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông.
+ Tên địa lí: Tây Nguyên, (sông) Ba.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc.
- Nhóm 6: đọc thầm lại bài thơ, trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày:
1. Ai từng đóng cọc trên sông
Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh?
à Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo.
2. Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời?
à Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ).
3. Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời ấu thơ?
à Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh).
4. Vua nào thảo Chiếu dời đô?
à Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn).
5. Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn?
à Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành).
- 2 HS đọc.
- Miệng.
- Thi đua.
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Bieát tính tỉ số phần trăm của một số, ứng d ... o của người cha đã hi sinh, tác giả đã có được một bài văn miêu tả chân thực và cảm động. Phải sống qua những năm chiến tranh, gian khổ, từng mặc áo quần may lại từ quần áo cũ của cha anh thì mới cảm nhận được tình cảm của tác giả gửi gắm qua bài văn.
- GV treo bảng phụ ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật; mời 1 -2 HS đọc lại.
Bài tập 2
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi HS đã chọn đồ vật để quan sát ở nhà theo lời dặn như thế nào. GV hướng dẫn HS:
+ Đề bài yêu cầu các em viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em. Như vậy, đoạn văn các em viết thuộc phần thân bài.
+ Các em có thể tả hình dáng hoặc công dụng của quyển sách, quyển vở, cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà, cái đồng hồ báo thức, chọn cách tả từ khái quát đến tả chi tiết từng bộ phận hoặc ngược lại.
+ Chú ý quan sát kĩ đồ vật, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và viết đoạn văn.
- GV cho các HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- GV nhận xét, chấm điểm.
4. Củng cố - dặn dò :
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học. 
GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. Cả lớp đọc trước 5 đề bài của tiết TLV tới (Ôn tập về tả đồ vật), quan sát, chuẩn bị lập dàn ý miêu tả một đồ vật theo 1 trong 5 đề đã cho
- HS lắng nghe.
1 hoïc sinh ñoïc to toaøn baøi 1.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp theo dõi trong SGK..
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm.
Về bố cục của bài văn:
+ Mở bài: Từ đầu đến màu cỏ úa - MB kiểu trực tiếp.
+ Thân bài: Từ Chiếc áo sờn vai đến chiếc áo quân phục cũ của ba.
GV hướng dẫn HS nhận xét về cách thức miêu tả cái áo: tả bao quát cái áo (xinh xinh, trông rất oánh) à tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể (những đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét,) à nêu công dụng của cái áo và tình cảm đối với cái áo (mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tôi chững chạc như một anh lính tí hon).
+ Kết bài: Phần còn lại - KB kiểu mở rộng.
b) Nhóm 2:
Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn:
+ Hình ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như khâu máy; hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự; xoắn tay áo lên gọn gàng; mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tôi chững chạc như một anh lính tí hon.
+ Hình ảnh nhân hóa: người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
- HS lắng nghe.
 1- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS đọc.
- Một vài HS nói tên đồ vật đã chọn miêu tả.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc tiếp nối đoạn văn đã viết..
*******************************
Thứ sáu ngày 17 tháng 02 năm 2012
Tập làm văn 
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu :
Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và tự sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý. 
II . Chuẩn bị :
GV:bảng phụ
HS: dụng cụ học tập
III. Hoạt động dạy học :
1.- Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: 
OÂn taäp veà vaên taû ñoà vaät.
Kieåm tra chaám ñieåm vôû cuûa hoïc sinh.
Nhận xét – tuyên dương.
3. Bài mới : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
a. GV giới thiệu bài
Caùc em seõ tieáp tuïc oân luyeän, cuûng coá kyõ naêng laäp daøn yù baøi vaên taû ñoà vaät vaø sau ñoù taäp trình baøy mieäng daøn yù baøi vaên.
 b. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1
Chọn đề bài
- GV cho một HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai (hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể chọn tả một đồ vật trong nhà em yêu thích (cái tivi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học,); một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em; một đồ vật trong viện bảo tàng các em đã có dịp quan sát (cái nghiên mực cổ, cọc gỗ Bạch Đằng,).
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học; mời HS nói đề bài các em đã chọn.
Lập dàn ý
- GV cho một HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
- GV yêu cầu HS dựa theo gợi ý 1 viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho 5 HS.
- GV mời những HS lập dàn ý trên bảng nhóm bài lên bảng lớp, trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh các dàn ý.
Bài tập 2
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu của BT2 và gợi ý 2.
- GV yêu cầu từng HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm.
- GV cho đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố- dặn dò :
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới.
- GV nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS lắng nghe.
Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:
a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
b) Cái đồng hồ báo thức.
c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- HS thực hiện yêu cầu.
-1HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS viết dàn ý.
- HS trình bày.
-HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
-1HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
Ví dụ:
a) Mở bài:
- Em tả cái đồng hồ báo thức ba tặng em nhân ngày sinh nhật.
b) Thân bài:
- Chiếc đồng hồ rất xinh. Vỏ nhựa màu đỏ tươi, chiếc vòng nhỏ để cầm nhỏ màu vàng.
- Đồng hồ có 3 kim, kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím.
- Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu bé xíu, rất ngộ.
- Đồng hồ chạy bằng pin, các nút điều chỉnh phía sau rất dễ sử dụng.
- Tiếng chạy của đồng hồ rất êm, khi báo thức thì giòn giã, vui tai. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn.
c) Kết bài:
- Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu :
- Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Cả lớp làm bài 1, bài 2 và bài 1c và bài 3*HSKG làm được .
II. Chuẩn bị :
GV:Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
HS: dụng cụ học tập
III.Hoạt động dạy học :
1.- Khởi động: 
- Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS làm lại bài tập 2
- Kiểm tra vở hs. 
- GV nhận xét
3. Bài mới : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ Bể cá có hình dạng gì? Kích thước bao nhiêu?
+ Nhận xét gì về đơn vị đo của các kích thước?
+ Diện tích kính dùng để làm bể tương ứng với diện tích nào của hình hộp chữ nhật?
+ HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp
+ HS nhận xét và chữa bài
* GV đánh giá
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài . Tóm tắt
+ Nêu cách tính Sxq hình lập phương.
+ Nêu cách tính Stp hình lập phương.
+ Nêu cách tính thể tích hình lập phương.
+ HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp
+ HS nhận xét
* GV đánh giá. 
* Bài 3: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
GV cho HS nêu yêu cầu bài. (Có thể cho về nhà)
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.
4. Củng cố: 
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học
- 1 HS đọc.
- Hình hộp chữ nhật, chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60cm
- Không cùng đơn vị đo
- Diện tích xung quanh và diện tích 1 mặt đáy.
-Thể tích bể cá: 10 x 5 x 6 = 300dm3 
Bài giải
1m =10dm; 50cm =5dm; 60cm =6dm
a) Diện tích xung quanh của bể kính là:
(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của bể kính là:
10 x 5 = 50 (dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
180 + 50 = 230 (dm2)
b) Thể tích trong lòng bể kính là:
10 x 5 x6 = 300 (dm3)
c)Thể tích nước có trong bể kính là:
300 : 4 × 3 = 225 (dm3)
 Đáp số: a) 230dm2; b) 300dm3 ; 
 c) 225dm3
Bài giải
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2) 
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3) 
Đáp số: a) 9 m2 ; b) 13,5 m2; 
c) 3,375 m3 
- HS thảo luận nhóm 4.
HS nêu yêu cầu bài và quan sát hình vẽ sgk.
- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
Bài giải
a) Diện tích toàn phần của:
Hình N là: a x a x 6
Hình M là: (a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a x 6) x (3 x 3) = (a x a x 6) x 9
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.
b) Thể tích của:
Hình N là: a x a x a
Hình M là: 
(a x 3) x (a x 3) x (a x 3) 
= (a x a x a) x (3 x 3 x 3) 
= (a x a x a) x 27
Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N. 
********************************
Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I. Mục tiêu :
 - Nắm được cách nối các vế câu ghép.
 - Làm được BT1, BT2 của muïc III).
II. Đồ dùng :
GV:- Một vài bảng nhóm viết các câu ghép ở BT1, các câu cần điền cặp từ hô ứng ở BT2 (phần Luyện tập).
HS: dụng cụ học tập
III. Hoạt động dạy học :
1.- Khởi động: 
- Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: 
GV yêu cầu HS làm lại các BT 2 tiết Ôn tập câu ghép
- GV nhận xét
3. Bài mới : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
a. Giới thiệu bài:
Tiết học này các em sẽ học cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng và biết tạo câu ghép mới bằng các cặp từ hô ứng thích hợp.
b. Phần Luyện tập:
Bài tập 1
- GV cho một HS đọc nội dung BT1.
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT và yêu cầu HS làm bài theo nhóm, sau đó trình bày kết quả. 
- GV dán 2, 3 bảng nhóm mời 2, 3 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm bài và trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố: 
- Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài thực hành 
Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- GV nhận xét tiết học. 
-Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Nhóm 2:
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cá nhân:
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b) Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao bấy nhiêu.
**********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24 CKTKN TH GT.doc