Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Phúc Sơn

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Phúc Sơn

Tiết 2: Tập đọc

 Cái gì quý nhất ?

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)

2. Hiểu vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất) và ý khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất.

3. Trả lời được câu hỏi 1,2,3 trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài trong SGK, Bảng phụ (luyện đọc)

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Phúc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: Soạn 17/ 10 / 2009
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tiết 1:
Anh
Cô Thu dạy 
Tiết 2:
Tập đọc
Cái gì quý nhất ? 
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)
2. Hiểu vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất) và ý khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất.
3. Trả lời được câu hỏi 1,2,3 trong bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài trong SGK, Bảng phụ (luyện đọc)
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Học thuộc lòng những câu thơ các em thích trong bài "Trước cổng trời" trả lời các câu hỏi về bài đọc 
- 3 HS đọc và trả lời 
- Nêu ý nghĩa bài, nhận xét cho điểm 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
-Mời1HS khá đọc 
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm 
- Chia đoạn: 3 đoạn 
Đoạn 1: Từ đầu -> được không 
Đoạn 2: tiếp - > phân giải 
Đoạn 3: Còn lại 
- Cho HS đọc nối tiếp 
- 3 lần 
+ Lần 1: Đọc nối tiếp 3 em 
- Luyện phát âm: Lúa gạo, có lí, tranh luận, sôi nổi, lấy lại, phân giải 
+ Lần 2: Đọc nối tiếp 3 em 
- Đọc chú giải SGK 
+ Lần 3: Đọc ngắt câu 
- Đọc nối tiếp 3 em 
- Đọc theo cặp 2 em 
- Cặp đôi 
- Cho 1,2 học sinh khá đọc 
- Lớp chú ý nghe 
- GV đọc mẫu toàn bài 
- Chú ý đọc với giọng kể chuyện chậm rãi, phân biệt lời kể của nhân vật. 
b. Tìm hiểu bài 
- Đọc lướt toàn bài và trả lời 
- Thực hiện yêu cầu 
- Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì ? 
- Hùng: Lúa gạo 
- Quý: Vàng 
- Nam: Thì giờ 
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ thế nào để bảo vệ ý kiến của mình. 
- Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người. 
- Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được gạo. 
+ Mươi bước: vài bước
+ Vàng: Thứ kim loại quý hiếm, được dùng làm đồ trang sức 
- Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc 
+ Thì giờ: Thời giờ, thời gian 
+ Vô vị: vô ích 
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ?
- Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. 
- Chọn tên gọi khác cho bài văn, nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó ?
- Nêu ý hiểu của mình.
- Ví dụ: 
Cuộc tranh luận thú vị .
Ai có lý ?
Người lao động là quý nhất .
ý nghĩa: Người lao động là quý nhất. 
C. Luyện đọc diễn cảm 
- Đọc toàn bài theo cách phân vai. 
- 5 học sinh đọc lời 5 vai: Dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo 
- Nhận xét giọng đọc ở mỗi vai.
- Chú ý đọc phân biệt lời nhân vật, diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn, lời giảng ôn tồn, chân tình, giầu sức thuyết phục của thầy giáo. 
- Luyện đọc diễn cảm từ đầu lúa gạo, vàng bạc
- Gạch chân những từ cần nhấn mạnh 
+ Treo bảng phụ, đọc mẫu 
- HS nghe 
- Luyện đọc theo nhóm 5 
- Nhóm 5 phân vai và luyện đọc 
- Thi đọc diễn cảm 
- Các vai thể hiện theo nhóm 
- GV cùng học sinh nhận xét, cá nhân nhóm đọc truyện tuyên dương 
IV. Củng cố dặn dò: 
- Em hãy mô tả lại bức tranh minh hoạ của bài tập đọc và cho biết bức tranh muốn khẳng định điều gì? 
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà học bài và soạn bài Đất Cà Mau
- Tranh vẽ mọi người đều đang làm việc: nông dân đang gặt lúa, kĩ sư đang thiết kế,công nhân đang làm việc, thợ điêu khắc đang trạm trổ. Tranh vẽ để khẳng định rằng: Ngươpì lao động là quý nhất.
Tiết 3:
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Làm bài tập 1,2,3 và bài 4 ý a, c.
II. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ 
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
- 2 HS lên bảng làm 
8m5cm =  m
25m 3mm = m 
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài đúng 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng đầu bài
- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở
2. Luyện tập 
Bài tập 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1 
- 3 HS lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp trao đổi. 
- Cùng HS nhận xét chốt đúng 
a. 35m 23 cm = 35 m = 35,23m 
b. 51dm 3cm = 51dm = 51,3 cm 
c. 14m 7cm = 14m = 14,07m
- Cho HS nêu cách làm bài
- 1 HS nêu 
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Hướng dẫn HS làm mẫu 
315 cm = 300cm + 15 cm 
= 3m15cm = 3= 3,15m 
- Dựa vào mẫu HS làm phần còn lại vào nháp 
- 3 HS lên bảng chữa.
Vậy 315cm = 3,15 m
234 cm =2,34m 
506 cm = 5,06 m 
GV cùng HS trao đổi, nhận xét, thống nhất. 
34 dm = 3,4m 
Bài 3: Viết số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị là ki- lô- mét.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài vào vở 
- HS đọc yêu cầu tự làm bài vào vở 
- GV thu chấm 1 số bài chấm 
- 3HS lên bảng chữa 
a. 3km245m = 3 km = 3,245 km 
b. 5km34m = 5= 5,034 km
c. 307m = km = 0,307 km 
Bài 4: Viết số thích hợp nào chỗ chấm.
- 2 HS đọc đầu bài 
- Tổ chức HS trao đổi cách làm bài 
- Trao đổi và nêu cách làm bài theo cặp
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp, chữa bài 
- Lớp làm nháp, 4 HS lên bảng chữa 
a. 12,44m = 12 m = 12m 44cm 
c. 3,45 km = 3 km = 3km 450 dm 
 = 3450 m 
III. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà làm bài tập (VBT) tiết 41
Tiết 4:
Lịch sử
Cách mạng mùa thu
I. Mục tiêu: 
- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19/8/1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Chiều ngày 19/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng. 
- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
+ Tháng 8/1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. 
- Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.
- HS khá giỏi biết được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội. Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
- ảnh tư liệu về cách mạng tháng 8 ở Hà Nội và sự kiện lịch sử khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương .
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930.
- 1 HS nêu 
- GV nhận xét, cho điểm 
B. Bài mới 
*. Giới thiệu bài: Ngày 19 – 8 là ngày kỉ niệm cuộc cách mạng tháng Tám. Diễn biến của cuộc c/m này ra sao, cuộc c/m có ý nghĩa lớn lao như thế nào với lịch sử dân tộc ta chungs ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. 
*. Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Mùa thu cách mạng 
- Để thấy được hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa như thế nào thầy cùng các em đi tìm hiểu phần 1 của bài: 
1. Hoàn cảnh ra đời của cuộc cách mạng 
- Mời 1 HS đọc phần chữ nhỏ 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Giữa tháng 8 năm 1945 quân Phiệt Nhật ở Châu á đầu hàng đồng minh. Đảng ta xác định đầy là thời cơ ngàn năm có một cho c/m Việt Nam 
- Vì năm 1940 Nhật và Pháp đô hộ nước ta. 
- Tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp. 
- Theo em vì sao ? 
- Tháng 8 năm 1945 quân Nhật ở Châu á thua trận, ta chớp thời cơ này làm cách mạng. 
- Tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc đó như thế nào ? 
- Thế lực của chúng bị suy giảm nhiều.
- Tại sao có cuộc cách mạng Hà Nội 
- Nhận thấy thời cơ đến Đảng ta nhanh chóng phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Để động viên quyết tâm của toàn dân tộc, Bác Hồ đã nói: Dù hy sinh tới đâu dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập. Hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng lời kêu gọi của Bác, nhân dân khắp nơi đã nổi dậy, trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra như thế nào nó có tầm quan trọng như thế nào trong lịch sử dân tộc chúng ta tìm hiểu sang phần 2 của bài. 
2. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa 
- Cho HS thảo luận cặp đôi
- Thuật lại cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 ?
- Đọc tiếp -> nhảy vào phủ 
- Ngày 18-8-1945 cả Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng tràn ngập khí thế c/m. 
- Sáng ngày 19-8-1945 hàng chục vạn người dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng cuộc biểu tình nhanh chóng biến thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền .
- Cho HS quan sát tranh SGK trang 20 
- Quan sát ảnh trong SGK 
- Bức ảnh này chụp cảnh gì ?
- Đoàn biểu tình chiếm phủ khâm sai
+ Em hiểu phủ khâm sai ở đâu ?
- Trụ sở chính quyền tay sai của Nhật ở Bắc Kỳ, nay là nhà khách chính phủ ở phố Ngô Quyền Hà Nội. 
- Cuộc biểu tình này diễn ra như thế nào ? 
- Nêu miệng cá nhân
+ Lính bảo an: Lính người Việt phục vụ cho chính phủ thân Nhật 
- Chiều ngày 19 - 8 - 1945 diễn ra một sự kiện gì quan trọng ? 
- Chiều 19- 8 -1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng 
- Tiếp theo Hà Nội còn có những nơi nào giành được chính quyền nữa ?
- Huế 23-8-1945
- Sài Gòn 25-8-1945
- Đến ngày 28-8-1945 cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước 
- Sự kiện lịch sử ngày 18/8/, 19/8, 23/8, 25/8, 28/8 năm 1945 cho ta thấy được điều gì ? 
- Tinh thần dũng cảm quyết tâm đánh đuổi thực dân xâm lược của nhân dân ta 
- Khí thế c/m tháng 8 thể hiện điều gì?
- Lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của toàn dân tộc. 
- Nếu như cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở địa phương khác gặp nhiều khó khăn. chính vì lẽ đó mà nhân dân ta quyết tâm giành được thắng lợi. 
- Liên hệ tới lịch sử địa phương ở Tuyên Quang năm 1945
- Ta thấy giai đoạn 1945 Tuyên Quang xảy ra một số sự kiện sau: 
- Trước tình hình chuyển biến nhanh chóng của thế giới và trong nước từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945 hội nghị đại biểu toàn Đảng quyết định tổng khởi nghĩa. Đ/C Song Hào được giao nhiệm vụ lãnh đạo các lực lượng giải phóng tỉnh lỵ Tuyên Quang. 1giờ sáng ngày 17 – 8 bắt đầu xuất quân dùng thuyền bè vượt sông Lô chia làm 2 mũi tiến vào thị xã nhanh chóng chiếm được trại bảo an, dinh tỉnh trưởng, nhà bưu điện, sở kho bạc, sở kiểm lâm và trụ sở ban liên lạc của quân Nhật. Liên tục bị tấn công cả về quân sự và chính trị, giặc Nhật trong thành phải đầu hàng. Ngày 21 – 8 Đ/C Tạ Xuân Thu đại diện lực lượng c/m vào tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật.
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa diễn ra và mang lại kết quả tốt đẹp, kết quả và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa như thế nào thầy và các em sang phần 3 của bài. 
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cách mạng tháng tám 
- Y/C hs làm việc theo cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Làm việc cặp đôi theo yêu cầu.
+ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong c/m tháng Tám? ( Gợi ý: nhân dân ta có truyền thống gì? Ai là  ...  chung 
3. Phần kết thúc
ĐHKT
- Tập một số động tác thả lỏng tại chỗ. 
x x x x x x
x x x x x x D
x x x x x x
x x x x x
- Hệ thống bài nhận xét giờ học. Về nhà ôn lại ba động tác đã học 
 Soạn 21/ 10/ 2009 
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
Tiết 1:
Toán
Luyện tập chung (48)
I. Mục tiêu:
- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học 
- Bảng phụ (BT2)
A. Kiểm tra bài cũ
- So sánh sự khác nhau giữa việc chuyển đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích? Cho ví dụ.
- Nhận xét cho điểm học sinh
- 2 HS nêu, cho ví dụ lớp cùng thực hiện, nhận xét. 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng đầu bài 
- Lắng nghe ghi đầu bài vào vở
2. Luỵện tập. 
Bài tập 1: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị đo là mét. 
- 1HS đọc đầu bài 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét 
- Cho hs làm bảng con, GV cùng HS nhận xét chữa đúng trao đổi cách làm. 
- Lớp làm bảng con 
a. 3m 6dm = 3m = 3,6m 
b. 4 dm = m = 0,4m 
c. 34m 5cm = 34 m = 34,05m 
d. 345 cm = 300cm + 45 cm = 3m45cm 
= 3 cm = 3,45m 
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống theo mẫu.
- 1 em đọc yêu cầu bài 2
- Cho HS nêu cách làm 
- 2 hs nêu miệng
- Treo bảng phụ hướng dẫn mẫu 
- Lớp làm nháp 
1 số em lên điền vào bảng phụ
Nhận xét 
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là kg
3,2 tấn
3,200 kg
0,502 tấn
502 kg
2,5 tấn
2500 kg
0,021 tấn
21 kg
- Cả lớp đổi chéo vở nháp để cho bạn kiểm tra 
- Lớp đổi chéo nháp 
Bài 3: 
- 1HS đọc đầu bài 
- Cho hs làm vào vở
- Làm bài cá nhân vào vở 
- Thu bài chấm điểm - nhận xét 
a. 42 dm 4cm = 42 dm = 42,4 dm 
b. 56cm 9mm = 56cm = 56,9mm
c. 26m 2cm =26m =26,02dm 
Bài 4: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- Yêu cầu HS đọc đề. 
- Cho hs tự làm bài vào vở
- Nhận xét chốt đúng
1 HS đọc đề bài 
Làm bài vào vở, 3 hs làm bảng lớp 
a. 3kg 5g = 3kg = 3,005kg 
b. 30g = kg = 0,030kg 
C, 1103g = 1000g + 103g = 1kg 103g = 1kg = 1,103kg 
Bài 5: Viết ssố thích hợp vào chỗ chấm
- 1 HS đọc yêu cầu bài 5
- Túi cam cân nặng bao nhiêu? 
- Trả lời và quan sát hình minh hoạ SGK 
- Cho HS làm bài 
1kg 800g = kg
 1kg 800g = g 
- Làm vào nháp hai HS lên chữa bài, lớp nhận xét. 
- Cùng HS nhận xét, chốt đúng, trao đổi cách làm 
1kg 800g = 1,800kg 
1kg 800g 1800g 
IV. Củng cố dặn dò 
Nhận xét giờ học.
Dặn về chuẩn bị bài Luyện tập chung (48)
- Lắng nghe
Tiết 2:
Tập làm văn
Luyện tập thuyết trình, tranh luận (93)
I. Mục đích yêu cầu
 - Bước đầu biết mở rộng lý lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu khổ to (BT1)
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ 
- Đóng vai 1 trong 3 bạn để tranh luận cái gì quý nhất ? 
- 3 HS đóng vai,tranh luận, lớp nhận xét. 
- Nhận xét chung , ghi điểm 
B, Bài mới 
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng đầu bài
- Lắng nghe ghi vở đầu bài
2. Luyện tập 
Bài tập 1: Hãy mở rộng lí lẽ 
- HS đọc yêu cầu bài 
- Bài yêu cầu gì ?
Dựa theo ý kiến của 1 nhân vật trong mẩu chuyện, em mở rộng lý lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng bạn. 
- Tóm tắt ý kiến, lý lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật.
- HS làm bài cá nhân, 2 hs làm trên phiếu 
Nhân vật
ý kiến
Lý lẽ, dẫn chứng .
Đất 
Cây cần đất nhất 
Đất có chất màu nuôi cây 
Nước 
Cây cần nước nhất 
Nước vận chuyển chất màu để nuôi cây
Không khí 
Cây cần không khí nhất 
Cây không thể sống thiếu khí trời
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất 
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh 
- Tổ chức HS tranh luận theo 4 nhóm 
- N 4 tranh luận, nhập vai xưng tôi 
- Đại diện, tranh luận trước lớp, bốc thăm nhận vai 
- Tranh luận và thống nhất: Cây xanh cần cả, nước đất, không khí, ánh sáng 
- Cùng HS nhận xét, bình chọn người tranh luận giỏi nhất. 
Bài 2: Trình bày ý kiến của em 
- HS yêu cầu bài 2
- Trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng lẫn đèn 
- Tổ chức HS tự làm bài thuyết trình 
- HS hiểu ý kiến và dẫn chứng của trăng và đèn trong bài 
Gợi ý:
- Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? trăng làm cho cuộc sống thêm đẹp thế nào ? 
HS tìm hiểu ý kiến, lý lẽ và dẫn chứng của trăng và đèn trong bài .
- Một số học sinh đọc thuyết trình của mình. 
- Cùng HS nhận xét tuyên dương HS có bài thuyết trình tốt. 
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị giờ sau ôn tập giữa kỳ I
Tiết 3:
Khoa học
Phòng tránh bị xâm hại (38)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại
II. Đồ dùng dạy học 
Chuẩn bị một số tình huống để đóng vai.
20 tờ giấy A4.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người bị nhiễm HIV và gia đình họ ? 
- 2 hs trả lời
- Theo dõi nhận xét
- Nhận xét, ghi điểm 
B. Bài mới 
* Giới thiệu bài – Ghi bảng đầu bài 
- Lắng nghe ghi đầu bài vào vở.
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu: Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại 
* Cách tiến hành 
- Tổ chức học sinh trao đổi N3 
- N3 trao đổi nêu nội dung của từng hình 
- Yêu cầu nhóm trao đổi trả lời câu hỏi SGK (38)
- Trao đổi và trả lời 2 câu hỏi 
- Trình bày 
- Lần lượt các nhóm nêu, lớp nhận xét bổ sung .
- Nhận xét chốt ý đúng và kết luận 
* Kết luận: Tình huống dẫn đến nguy cơ bị xâm hại đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ, ở phòng kín 1 mình với người lạ, đi nhờ xe người lạ, nhận quà hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người lạ không rõ lý do. 
2. Hoạt động 2: ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. 
Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. 
- Nêu quy tắc an toàn cá nhân 
* Cách tiến hành 
- Tổ chức HS trao đổi theo nhóm (chia lớp 3 nhóm) 
- HS trao đổi nhóm 
+ N1: Làm gì khi ta có quà tặng.
+ N2: Làm gì khi có người lạ muốn vào nhà. 
+ N3: Làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu với bản thân..
- Trình bày cách ứng xử nêu trên ?
- Các nhóm báo cáo. 
- Trong những trường hợp bị xâm hại ta phải làm gì ? 
- Lần lượt nêu, nhận xét trao đổi. 
- Nhận xét chung 
* Kết luận: Tuỳ trường hợp bị xâm hại lựa chọn ứng xử phù hợp.
- Tránh xa kẻ đó để kẻ đó không với tay tới người mình. 
- Nhìn thẳng vào mặt kẻ đó và quát kiên quyết, không! Hãy dừng lại .
- Bỏ ngay đi .
- Kể với người tin cậy nhận giúp đỡ .
3. Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy 
* Mục tiêu: Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy chia sẻ, tâm sự, nhờ sự giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại. 
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân 
Xoè bàn tay, in tay mình và ghi tên người tin cậy hoặc điều mình định tâm sự với người tin cậy. 
- Phát giấy A4 cho hs trao đổi hình vẽ 
- Đổi chéo hình vẽ, trao đổi 
- Trình bày 
- Nêu miệng 1 số hình vẽ với cả lớp 
- HS đọc mục bạn cần biết (39)
IV. Củng cố dặn dò 
- Cho HS nhắc lại cách ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Nhận xét tiết học, về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- 1 HS nhắc lại
 Tiết 4:
Mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật
Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam. 
- Có cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm ảnh, tư liệu về điêu khắc cổ
III. Các hoạt động 
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 1 số bài vẽ chưa hoàn thành tiết trước của HS 
B. Bài mới 
* Giới thiệu bài – Ghi bảng đầu bài
- Lắng nghe ghi vở đầu bài
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đôi nét về điêu khắc cổ 
- Giới thiệu 1 số hình tượng và phù điêu cổ ở SGK
- HS quan sát 
- Nêu xuất sứ ở các tác phẩm đó 
- Do các nghệ nhân dân gian làm ra, thường thấy ở đình chùa, lăng tẩm
- Nêu nội dung của đề tài 
- Thể hiện các chủ đề về tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong phú sinh động. 
- Chất liệu làm bằng gì ? 
.gỗ, đá, đồng, vôi vữa
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng 
a. Tượng 
- Tượng phật A - di - đà (chùa phật Tích tỉnh Bắc Ninh) 
- HS quan sát hình SGK (27)
- Pho tượng tạc bằng gì ?
- Pho tượng tạc bằng đá 
- Miêu tả hình dáng tượng 
- 1 HS nêu miệng
- Chốt: Phật toạ trên đài sen, trạng thái thiền đình, khuôn mặt vẻ dịu dàng đôn hậu 
- Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay.
- HS quan sát SGK (29)
- Pho tượng tạc bằng gì ?
- Pho tượng bằng gỗ 
- Miêu tả hình dáng tượng 
- Nêu miệng cá nhân
- Chốt ý: Tượng có nghìn mắt nghìn tay tượng trưng cho khả năng siêu phàm của đức phật có thể nhìn thấy mọi nỗi thống khổ của chúng sinh và che trở cứu giúp 
- Tượng vũ nữ Chăm ( Mĩ Sơn, Quảng Nam )
- Học sinh quan sát SGK (30)
- Pho tượng tạc bằng gì ? 
Pho tượng tạc bằng đá 
- Miêu tả hình dáng tượng 
- 1 HS nêu
- Chốt ý: Tượng diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng người uyển chuyển sinh động. 
b. Phù điêu
- Chèo thuyền (đình Cam Đà Hà Tây) 
- Lớp quan sát hình SGK 
- Phù điêu được trạm ở đâu ?
- 1 HS nêu 
- Chốt ý: Diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội dáng người khoẻ mạnh sinh động
- Đá cầu (đình Thổ Tang Vĩnh Phúc)
- HS quan sát hình SGK
- Phù điêu được trạm ở đâu 
- Được trạm trên gỗ
- Phù điêu diễn tả gì ?
- HS nêu 
- Chốt ý: Diễn tả cảnh đang đá cầu trong ngày hội , bố cục cân đối nhịp điệu vui tươi.
- Liên hệ địa phương 
- Cần giữ gìn các tác phẩm điêu khắc cổ là nhiệm vụ của mỗi người Việt Nam 
3. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà sưu tầm tranh về điêu khắc cổ. Chuẩn bị bài Trang trí đối xứng qua trục (31)
Tiết 5:
Sinh hoạt lớp
Nhận xét chung tuần 9
I. Yêu cầu: 
- Học sinh nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 9.
- Biết phát huy ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải trong tuần.
II. Lên lớp 
1. Nhận xét chung
- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. 
- Thực hiện tốt nề nếp của trường lớp .
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ. 
- Chữ viết có tiến bộ hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ. 
- Khen: Tùng, Nguyệt, Chăng, Tú.
Tồn tại:
- 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
- Lười học và làm bài Cường, Thơm.
2. Phương hướng tuần 10.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 9 
- Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số HS.
- Chuẩn bị tốt thi đua chào mừng ngày 20 – 11.
- Hoàn thiện việc nộp các khoản theo quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 9(5a).doc