Thiết kế giáo án lớp 5 - Tuần 7, 8

Thiết kế giáo án lớp 5 - Tuần 7, 8

 I.- Mục tiêu:

1. Bước đầu đọc diển cảm được bài văn.

Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : khen ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

GDHS biết bảo loài vật có ích thông minh .

II.- Đồ dùng dạy học:

- GV :SGK.Tranh ảnh về cá heo.

- HS : SGK

III.- Các hoạt động dạy – học:

 

doc 71 trang Người đăng huong21 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án lớp 5 - Tuần 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 24 tháng 09 năm 2012
 Tập đọc
 NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
 Theo Lưu Anh
 I.- Mục tiêu:
Bước đầu đọc diển cảm được bài văn.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : khen ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
GDHS biết bảo loài vật có ích thông minh .
II.- Đồ dùng dạy học:
GV :SGK.Tranh ảnh về cá heo.
HS : SGK
III.- Các hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
32’
1’
12’
9’
10’
3’
 I-Ổn định : KT đồ dùng
 IIKiểm tra bài cũ :Gọi 3 HS đọc bài và trả lời
 - Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?(HSTB)
 - Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì ? (HSK)
- Nêu nội dung bài.
 - GV nhận xét , ghi điểm.
 III- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: Xung quanh ta , có rất nhiều loài vật thông minh . Trong nhiều trường hợp chúng đã giúp con người vượt qua nguy hiểm , Hôm nay các em sẽ thấy được sự thông minh của những chú cá heo qua bài tập đọc “ Những người bạn tốt “.
 2-Hướng dẫn:
a- Luyện đọc:
 -Cho 4 HS đọc nối tiếp đoạn của bài và luyện đọc các từ ngữ : A-ri-tôn , Xi-xin , buồm.
-Cho 4 HS đọc nối tiếp và cả lớp đọc thầm chú giải. 
-GV đọc diễn cảm toàn bài 
b- Tìm hiểu bài:
*Đoạn1: Đọc thầm và trả lời .
-Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
(HSK)
Ý: Những suy nghĩ của nghệ sĩ A-ri-ôn.
*Đoạn2:Đọc thầm và trả lời.
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?(HSTB)
Ý:A-ri-ôn được bầy cá heo cứu sống.
*Đoạn 3+4: Cho HS đọc thầm lướt
- Qua câu chuyện , em thấy cá heo đáng yêu , đáng quý ở điểm nào ?
-Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
Ý: Cá heo thì thông minh tốt bụng , biết cứu giúp người gặp nạn .
 c- Đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp
- Cho Hs phát hiện cách đọc diễn cảm
-GV đưa bảng phụ đã chép sẵn lên hướng dẫn cách đọc.
 -GV đọc mẫu 1 lượt .
 -Cho HS đọc nhóm đôi 
 Cho HS thi đọc diễn cảm .
 -GV cùng cả lớp nhận xét,chọn bạn đọc tốt nhất.
 IV-Củng cố ,dặn dò:
 - Câu chuyện trên ca ngợi điều gì ?(HSK G)
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà tiếp tục luyện đọc và tìm hiểu những câu chuyện về loài cá heo thông minh.
- Đọc trước bài “ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà 
1-HS đọc đoạn 1 và 2
 -Cụ già đánh giá Si –le llà một nhà văn vĩ đại 
1 HS đọc đoạn 3-Các người là bọn cướp 
Cả lớp nhận xét
-HS lắng nghe.
 - 4 HS đọc nối tiếp đoạn của bài và luyện đọc các từ A-ri-tôn , Xi-xin , buồm.
- 4 HS đọc nối tiếp và cả lớp đọc thầm chú giải.
-Theo dõi.
-Cả lớp đọc thầm và trả lời
-Vì bạn thuỷ thủ trên tàu cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông .Ông nhảy xuống biển thà chết dưới biển .
-HS đọc thầm và trả lời:
-Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu , say sưa thưởng thức tiếng hát của ông . Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển , Chúng đã đưa ông về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp .
-Cả lớp đọc thầm lướt và trả lời.
-Cá heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ , biết cứu giúp ông khii ông nhảy xuống biển . Cá heo là bạn tốt của con người .
-Đám thuỷ thủ tham lam , độc ác , không có tính người .
- 4 HS đọc
- HS nêu cách đọc diễn cảm
- HS lắng nghe .
HS đọc nhóm đôi
- Nhiều HS đọc diễn cảm đoạn .
-Ca ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người , Cá heo là bạn tốt của người .
Rút kinh nghiệm :
Lịch sử
Tiết 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
A – Mục tiêu : 
 	- Biết Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc 
 là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.
 	 - Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng:Thống nhất ba tổ chức cộng sản.
+Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đa thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. 
-Giáo dục lòng tin yêu vào sự lớn mạnh của Đảng .
B– Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Ảnh trong SGK.
 2 – HS : SGK .
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
29’
1’
8’
9’
11’
2’
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS
 -Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?(TB)
 Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước ? (HSK)
 GV cùng cả lớp nhận xét
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : Ngày 3-2 –1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,“ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở đâu ,trong hoàn cảnh nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp em hiểu điều đó .
 2 – Hướng dẫn : 
 Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp .
Hoàn cảnh đất nước 1929 và việc thành lập ĐCSVN
GV : Từ năm 1926 trở đi ,phong trào CM nước ta phát triển mạnh .Từ tháng 6 – 9-1929 Ở VN lần lượt ra dời 3 tổ chức CS đã lãnh đạo đấu tranh chống thực dân Pháp .3 tổ chức Đảng không thống nhất trong lãnh đạo 
-Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì ? (HSKG)
- Ai có thể làm được điều đó ? (HSTB)
- Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ? (HSKG)
 Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân 
 Hội nghị thành lập ĐCS VN
Yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu về Hội nghị thành lập ĐCS VN
-Hội nghị thành lập ĐCS VN được diễn ra ở đâu ? Vào thời gian nào ?
 +Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập Đảng?
+ Hội Nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì ?
-Nêu kết quả của việc thành lập Đảng ? -(HSKG)
 Hoạt động 3 : Làm việc theo cặp
Ý nghĩa của việc thành lâp ĐCSVN
Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi 
-Sự thống nhất 3 tổ chức Cộng sản thành ĐCS VN đã đáp ứng yêu cầu gì cho CM VN?
 -GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc .
GV kết luận : Ngày 3-2 –1930 ĐCSVN ra đời .Từ đó cách mạng nước ta có Đảng lãnh đạo giành được nhiều thắng lợi vẻ vang 
 - IV – Củng cố,dặn dò :
Gọi HS đọc nội dung chính của bài .
Liên hệ thực tế : Kỉ niệm ngày thành lập Đảng hằng năm ở địa phương em , ở trường em đã làm gì ? 
 - Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài sau : “Xô viết Nghệ- Tĩnh
- Hát 
- HS trả lời.
-HS trả lời
-Lắng nghe
- Để tăng thêm sức mạnh của cách mạng, cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản. Việc này, đòi hỏi phải có một lãnh tụ đủ uy tín mới làm được.
-Lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc 
-Vì Nguyễn Ái Quốc là người có hiểu biết sâu sắc về lí luận thực tiễn Cách mạng ,có uy tín trong phong trào CM quốc tế 
-HS đọc SGK
-Diễn ra vào đầu xuân năm 1930 ,tại Hồng Kông 
-Người đã trực tiếp tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, tổ chức huấn luyện những người yêu nước; chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành đảng cộng Việt Nam. 
-Hội nghị diễn ra bí mật dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc 
-Kết quả hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành 1 ĐCS duy nhất ,lấy tênlà ĐCS VN 
 HS thảo luận cặp đôi 
(HSKG) Cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình 
- 2 HS đọc .
-HS trả lời 
- HS lắng nghe .
Rút kinh nghiệm:
Toán 
Tiết 31: LUYỆN TẬP CHUNG
I– Mục tiêu :Giúp HS củng cố về :
-Quan hệ giữa 1 và ;và ;và .
-Tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
-Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng .
-Rèn HS tính đúng ,nhanh ,thành thạo .
II-Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : SGK,bảng nhóm
 2 – HS : VBT
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3/
33’
1’
32’
8
8’
8’
8’
3’
I– Ổn định lớp : 
II– Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS
-Muốn tìm phân số của 1 số ta làm thế nào ?
( HSY)
-Nêu cách giải dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó ?(TB)
- GV nhận xét,sửa chữa .
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta tiếp tục luyện tập các phép tính về phân số và giải toán.
 2–Hướng dẫn: 
 Bài 1:Gọi HS đọc đề bài 
Cho 3 HS làm trên bảng nhóm ,cả lớp làm vào VBT.
-Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài 
Gọi 3 HS lên bảng chữa bài 
Khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách làm 
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề toán .
Gọi 1 HSK lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở .
-GV chấm5 bài HS làm nhanh.
-Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 4: Gọi HS đọc đề
-Cho HS nêu bài toán rồi tự làm bài vào VBT.
-Gọi vài HS lần lượt nêu miệng kết quả .
-GV nhận xét ,sửa chữa .
IV– Củng cố,dặn dò :
-Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết ?(HSY)
-Nêu cách tìm số bị chia chưa biết ?(TB)
-Về hoàn chỉnh bài tập.Chuẩn bị bài : Khái niệm số thập phân
- Nhận xét tiết học .
- Hát 
- HS nêu.
-
HS cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
HS đọc đề bài
-HS làm bài và đính kết quả.
a) (lần).
Vậy 1 gấp 10 lần .
b) (lần).
 Vậy gấp 10 lần .
c) (lần).
 Vậy gấp 10 lần .
- HS tự làm bài rồi chữa bài .
3 HS lên bảng chữa bài
1 HS đọc đề toán
HS giải vào VBT . 1 HSK lên bảng giải 
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được là : 
 (bể) .
 ĐS: bể .
- HS làm bài 
Giá tiền mỗi mét vải trước khi giảm giá là 
 60 000 : 5 = 12 000 (đồng).
Giá tiền mỗi mét vải sau khi giảm giá là 
 12 000 – 2 000 = 10 000 (đồng).
Số mét vải có thể mua được theo giá mới là: 
 60 000 : 10 000 = 6 (m).
 ĐS: 6 m.
- HS nêu .
- HS nêu.
- HS hoàn chỉnh bài tập
Rút kinh nghiệm:
Đạo đức
Tiết 7: NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( Tiết 1 )
A- Mục tiêu :
-Biết được con người ai củng có tổ tiên và mỗi người điều nhớ ơn tổ tiên
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
-Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
B- Tài liệu , phương tiện : 
 -GV: Tranh vẽ phóng to SGK .
 -HS : Sưu tầm các tranh , ảnh , bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ; các câu ca dao , tục ngữ nói về lòng biết ơn tổ tiên . .
C-Các hoạt động dạy – học :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
29’
1’
10 ‘
10’
9’
2’
I-Ổn đinh : Hát
II)Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS nêu
- Nêu những khó khăn của bạn Trần BảoĐông(TB)
- Nêu những có ý chí, có quyết tâm của em trong năm học này?(HSK)
GV cùng cả lớp nhận xét
II-Bài mới:
1-Giới thiệu bài:Để giúp các em thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình , dòng họ bằng những việc làm cụ thể , phù hợp với khả năng.Bài học hôm nay các em tìm hiểu về “Nhớ ơn tổ tiên”.
2-Hướng dẫn:
Hoạt động1:Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ 
*Mục tiêu:Giúp HS biết được một biêu hiện lòng biết ơn tổ tiên .
*Cách tiến hành :Cho 2 HS đọc truyện Thăm mộ 
-Cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi SGK .
-Cho HS lần luợt trả lời theo các câu hỏi.
-Cho các bạn khác nhận xét bổ sung .
*GV kết luận : Ai cũng có tổ tiên , gia đình , ... , nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh .
 -Bước 2: Gọi HS trình bày kết quả
 -GV Kết luận: Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, may mặc , học hành lớn hơn nhà ít con. Nếu thu nhập của bố mẹ thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng , nhà ở chật chội , thiếu tiện nghi ,
IV - Củng cố,dặn dò : 
 + Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình & tác động của nó đến đời sống nhân dân ? (Cả lớp)
 + Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân ? Số dân nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á ?(HSKG)
 - Nhận xét tiết học .
-Bài sau:” Các dân tộc , sự phân bố dân cư “
- Hát 
-HS trả lời
-HS nghe.
- HS nghe .
-HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 & trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK :
+Năm 2004,nước ta có dân số là 82,0 triệu người .
+ Nước ta có số dân đứng hàng thứ 3 trong số các nước ở Đông Nam Á 
+ 1 HS lên bảng trình bày .
- HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK 
- HS trình bày .
- Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều.Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao.Việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn.
-HS trình bày.
-HS liên hệ địa phương trả lời.
-HS nghe .
-HS xem bài trước.
Rút kinh nghiệm :
 Thứ sáu ngày 05 tháng 10 năm 2012
Kể chuyện
Tiết 8: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên .
I / Mục tiêu
	Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc nói về quan hệ con người với thiên nhiên.
Biết trao đổi về trách nhiệm của con người với thiên nhiên ; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II / Đồ dùng dạy học: GV và HS: Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên: Truyện cổ tích , ngụ ngôn , truyện Thiếu nhi, sách truyện đọc lớp 5 . 
III / Các hoạt động dạy - học :
T.g 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1’
3’
34’
1’
5’
28’
2’
I) Ổn định : KT dụng cụ HS
II)/ Kiểm tra bài cũ : 
 Gọi 2 HS(TB) nối tiếp nhau kể , mỗi em một đoạn câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
III / Bài mới :
 1/ Giới thiệu bài :Trong cuộc sống , con người và thiên nhiên luôn ràng bộc , gắn bó với nhau .Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể những chuyện đã nghe đã đọc về thiên nhiên .Từ đó , các em sẽ hiểu hơn về mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người.
 2 / Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề :
-Cho 1 HS đọc đề bài .
-Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài .
-GV gạch dưới những chữ :Kể 1 câu chuyện em đã nghe, hay được đọc đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên .
-Cho HS đọc phần gợi ý SGK.
-Cho HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể .
3 / HS thực hành kể chuyện :
-GV nhắc HS kể chuyện tự nhiên theo tình tự hướng dẫn trong gợi ý 2; với những câu chuyện dài , các em chỉ cần kể 1 – 2 đoạn .
-Cho HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về nhân vật, ý nghĩa chuyện .
GV quan sát cách kể chuyện của HS , uốn nắn, giúp đỡ HS.
-Thi kể chuyện trước lớp .
IV/ Củng cố dặn dò: 
-Kể lại câu chuyện cho bạn, người thân nghe.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà chuẩn bị một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên .
2 HS(TB) nối tiếp nhau kể -Cả lớp nghe và nhận xét.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc đề bài .
-HS nêu yêu cầu của đề bài .
-HS theo dõi trên bảng.
- HS đọc phần gợi ý SGK.
- HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể .
-HS chú ý theo dõi.
- HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về nhân vật, ý nghĩa chuyện .
-Các nhóm cử đại diện thi kể.Mỗi HS kể chuyện xong nêu ý nghĩa chuyện .
-Lớp nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
Khoa học
	THÁI ĐỘ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
Không phân biệt đối sử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 
Kĩ năng xác định giá trị bản thân ,tự ti và có ứng xử ,giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS.
Kĩ năng thể hiện cảm thông chia sẽ tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV.
III . CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
Trò chơi
Đóng vai
Thảo luận nhóm 
IV . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1 – GV : - Thông tin & hình trang 35 SGK .
 - Các bộ phiếu hỏi – đáp có nội dung như trang 34 SGK ( đủ cho mỗi nhóm một bộ)
2 – HS : Có thể sưu tầm các tranh ảnh , tờ rơi ,tranh cổ động & các thông tin về HIV/AIDS .
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
3’
28’
1’
13’
14’
3’
I – Ổn định lớp : KT sự chuẩn bị HS
II – Kiểm tra bài cũ : “Phòng bệnh HIV
 -Bệnh HIV lây truyền qua đường nào ?(HSTB)
 -Nêu cách phòng bệnh HIV ?(HSK)
 - Nhận xét,ghi điểm
III – Bài mới : 
 Khám phá : “ Phòng tránh HIV/AIDS “
 2 – Hoạt động : 
 a) Hoạt động 1 Trò chơi “Ai nhanh,Ai đúng? “
 Mục tiêu: Giúp HS :
 - Giải thích được một cách đơn giản HIV là gì
 - Nêu được các đường lây truyền HIV .
 Cách tiến hành:
 -Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn .
 GV phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu có nội dung như SGK, Một tờ giấy khổ to và băng keo yêu cầu các nhóm thi tìm được câu trả lời đúng và nhanh nhất . 
 -Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Bước 3: Làm việc cả lớp.
 GV theo dõi và tuyên dương những nhóm làm đúng, đẹp, nhanh.
 Kết luận: HIV là một là một loại vi-rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm.
Hoạt động 2
Kết nối – thực hành
 :.Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh & triển lãm .
 Mục tiêu: Giúp HS :
 _ Nêu được cách phòng tránh HIV/AIDS .
 _ Có ý thức tuyên truyền , vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS .
 Cách tiến hành:
 _Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
 _Bước 2: 
* Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm.
Phương pháp :Làm việc theo nhóm.
 - Bước 3: Trình bày triển lãm .
 GV phân chia khu vực trình bày triển lãm cho mỗi nhóm.
 Kết luận: Có 3 con đường lây truyền HIV .
Vận dụng : 
-HS về nhà sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh về phòng tránh HIV/AIDS.
- Nhận xét tiết học .
 Bài sau “Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS”.
-HS trả lời.
- HS nghe .
- Các nhóm thi tìm được câu trả lời đúng và nhanh nhất . 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp mỗi câu trả lời tương ứng với một câu hỏi và dán vào giấy khổ to. Nhóm nào làm xong thì dán sản phẩm của mình lên bảng .
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS nghe .
- HS theo dõi.
- Nhóm trưởng điều khiển và phân công các bạn trong nhóm mình làm việc.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày triển lãm.
- HS lắng nghe.
- HS về nhà sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh về phòng tránh HIV/AIDS.
- HS lắng nghe.
-HS xem bài trước.
Rút kinh nghiệm :
Toán
Tiết 40:	VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I– Mục tiêu : 
Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân ( trường hợp đơn giản)
- GDHS tính cẩn thận ,chính xác khi học toán 
 II- Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn ,để trống 1 số ô .
 2 – HS : VBT.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/
4/
32’
1’
14’
6’
5’
6’
3’
1– Ổn định lớp : KT đồ dùng HS
2– Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2HS(Y,TB) lên bảng 
-Nêu cách đọc ,viết 
 a) 5,7 b) 32,85 .
 c) 0,01 d) 0,304.
- Nhận xét,sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
 b– Hướng dẫn : 
 * Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài .
-Nêu tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé .?(TB)
- Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề (cho HS thảo luận theo cặp )
-Cho ví dụ 
 * Ví dụ.
-GV nêu VD 1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm . 6m4dm = m
-Cho HS nêu cách làm ,GV ghi bảng .
-VD 2:Viết số thập phânthích hợp vào chỗ chấm :
 3m5cm = m
-Cho HS thực hiện tương tự như VD1.
 c-Thực hành :
Bài 1:cho HS làm bài vào vở , gọi 4 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
-GV giúp đỡ HS yếu .
-Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 2:Chia lớp làm 4 nhóm .
+Nhóm 1,2 thảo luận câu a), nhóm 3,4 thảo luận câu b) .Đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả .
-Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 3 :Cho HS làm bài rồi đổi vở kiểm tra .
GV nhận xét chung .
4– Củng cố,dặn dò :
Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài (KG).
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập 
- HS nêu,cả lớp sửa chữa.
- HS nghe .
-km , hm , dam , m , dm , cm , mm ,
+Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó 
+Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười (0,1)đơn vị liền trước nó .
-1km = 10hm 1hm = km=0,1km
1hm = 10dam
1dam = 10m
. .
1m = 10dm 1dm = m = 0,1m
-6m4dm = 6m = 6,4m
Vậy 6m4dm = 6,4m
 - HS thực hiện.3m5dm = 3,05m
-HS làm bài .
a)8m6dm = 8m=8,6m
b)2dm2cm = 2dm = 2,2dm
c)3m7dm = 3m = 3,07m
d)23m13cm = 23m = 23,13m
-HS thảo luận .
Đại diện nhóm trình bày .
-HS làm bài rồi chữa bài .
a)5km302m = 5km = 5,302km
b)5km75m = 5km = 5,075km
c) 302m = km = 0,302km
-HS nêu .
-HS nghe
Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 8: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
TG
NỘI DUNG SINH HOẠT
1’
18’
4’
10’
2’
 I/ Khởi động : Hát tập thể một bài hát
II/ Kiểm điểm công tác tuần 8:
Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng nhận xét chung và điều khiển các tổ báo cáo kết quả xét thi đua ở tổ. Lớp trưởng tổng hợp những trường hợp vi phạm hoặc những việc tốt cụ thể.
3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 -Sinh hoạt 15’ đầu buổi tương đối tốt 
 - Nhiều em cố gắng học tập,học thuộc bài ,làm bài tập đầy đủ 
-Nhiều em phát biểu sôi nổi ,chuẩn bị tốt đồ dùng học tập 
 - Tác phong đội viên thực hiện tốt.
 + Tồn tại :
- Một số em chưa nghiêm túc trong giờ truy bài đầu buổi .
- Một số em chưa thuộc bài, làm bài ở nhà
III/ Kế hoạch công tác tuần 9:
 -Thực hiện chương trình tuần 9
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, thường xuyên rèn chữ giữ vở
 - Vận động HS đóng góp các khoản thu : Quỹ lớp , 
 IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
 Trò chơi dân gian : Cho HS chơi trò chơi 
GV phổ biến cách chơi và luật chơi 
GV tổ chức cho HS chơi
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
 Rút kinh nghiệm :
DUYẾT CHUYÊN MÔN DUYỆT KHỐI TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7 DEN TUAN 8 KNS 100.doc