Trò chơi Thể dục lớp 5

Trò chơi Thể dục lớp 5

+ Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 6 – 8m. Có thể thay vạch đích bằng 2 – 4 lá cờ nhỏ (tương đương với số tổ HS trong lớp), cờ nọ cách cờ kia 1 – 2m. Tập hợp HS trong lớp thành 2 – 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các tổ có số người bằng nhau.

+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh, vòng qua cờ rồi chạy về vạch xuất phát chạm tay ( hoặc trao cho bạn một chiếc khăn hay quả bóng) bạn số 2, số 2 lại chạy như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến khi hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1711Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trò chơi Thể dục lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÒ CHƠI THỂ DỤC LỚP 5
 CHẠY TIẾP SỨC: (Lớp 1)
+ Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 6 – 8m. Có thể thay vạch đích bằng 2 – 4 lá cờ nhỏ (tương đương với số tổ HS trong lớp), cờ nọ cách cờ kia 1 – 2m. Tập hợp HS trong lớp thành 2 – 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các tổ có số người bằng nhau.
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh, vòng qua cờ rồi chạy về vạch xuất phát chạm tay ( hoặc trao cho bạn một chiếc khăn hay quả bóng) bạn số 2, số 2 lại chạy như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến khi hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
NHẢY Ô TIẾP SỨC ( Lớp 1)
+ Chuẩn bị: Kẻ một vạch chuẩn bị dài 4m, sau đó kẻ vạch xuất phát dài 4m, cách vạch chuẩn bị 1m. Từ vạch xuất phát về trước 0,6 – 0,8m kẻ hai dãy ô vuông, mỗi dãy 10 ô, mỗi ô có cạnh 0,4 – 0,6m. Cách ô số 10: 0,6m kẻ vạch đích dài 4m ( hình 24 ).
+ Cách chơi: Có 2 cách chơi:
* Cách 1: Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc. Khi có lệnh, các em số 1 bật nhảy bằng hai chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy hai chân vào ô số 2 và 3, nhảy chụm chân vào ô số 4 và cứ lần lượt nhảy như vậy cho đến đích, thì quay lại, chạy về vạch xuất phát đưa tay, chạm tay bạn số 2. Bạn số 2 bật nhảy như bạn số 1 và cứ lần lượt ( lượt đi bật nhảy, lượt về thì chạy) như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
* Cách 2: Bật nhảy lần lượt từ ô số 1 đến ô số 10 thì quay lại, bật nhảy lần lượt về đến ô số 1, chạm tay vào bạn số 2. Số 2 bật nhảy như số 1 và cứ lần lượt ( lượt đi và về đều bật nhảy ) như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
 Các trường hợp phạm quy:
– Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước mình.
– Không nhảy đủ các ô quy định.
NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH ( Lớp 1 )
+ Chuẩn bị: Kẻ 2 ô vuông lớn, mỗi ô có cạnh 1m, rồi chia thành 4 ô nhỏ mỗi ô có cạnh 0,5m và đánh số như hình vẽ. Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m. Cách vạch xuất phát 0,5m , kẻ ô số 1. Tập hợp HS thành 2 hàng dọc sau vạch chuẩn bị.
+ Cách chơi: Lần lượt từng em, bật nhảy bằng hai chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy chân trái vào ô số 2, rồi bật nhảy chân phải vào ô số 3, nhảy chụm chân vào ô số 4, tiếp theo bật nhảy bằng hai chân ra ngoài. Em số 1 nhảy xong đến số 2 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
KẾT BẠN : (Lớp 2)
Mục đích: Rèn luyện phản xạ, sức nhanh và kĩ năng chạy.
+ Chuẩn bị: Tập hợp HS đứng mặt hướng theo vòng tròn lớn hoặc hai vòng tròn đồng tâm hay khác tâm, em nọ cách em kia tối thiểu 1 – 1,5m.
+ Cách chơi: HS chạy nhẹ nhàng hoặc vừa chạy vừa nhảy chân sao theo vòng tròn, đọc: “ Kết bạn, kết bạn. Kết bạn là đoàn kết. Kết bạn là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau kết bạn!”. Đọc xong những câu trên, các em vẫn tiếp tục chạy theo vòng tròn, khi nghe GV hô: “ Kết ..2!”, tất cả nhanh chóng kết thành từng nhóm 2 người, nếu đứng một mình hoặc nhóm nhiều hơn 2 là sai và đọc các câu quy định , sau đó GV có thể hô: “Kết 3!” ( hoặc 4, 5, 6) để HS kết thành nhóm 3 hoặc 4, 5, 6 Trò chơi tiếp tục như vậy, sau 1 – 2 lần chơi, GV cho HS chạy đổi chiều so với chiều vừa chạy.
Chú ý: 
Trò chơi này tương tự như trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy” nhưng tạo thành nhóm phong phú hơn và hình thành nhóm trong lúc đang chạy. Do đó, HS khó đoán hơn, vì vậy nên tổ chức sau trò chơi “ Nhóm ba, nhóm bảy”.
Nhắc HS không nên chạy nhanh quá khi kết bạn để tránh chạy xô vào nhau hoặc vấp ngã.
GV có thể sưu tầm hoặc sáng tạo lời mời cho phong phú, sinh động.
CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU ( Lớp 2 )
Mục đích: Rèn luyện sức nhanh và kỹ năng chạy.
+ Chuẩn bị: Kẻ hai vạch giới hạn song song cách nhau 8 – 10m. Tập hợp HS đứng thành 2 hàng ngang sau hai vạch giới hạn, dàn hàng cách nhau tối thiểu 2m và cho HS nhận biết bạn đứng đối diện để tạo thành từng đôi.
+ Cách chơi: Các em đồng thanh đọc:
“ Chạy đổi chỗ,
 Vỗ tay nhau,
 Một! Hai! Ba!”
Sau tiếng “ba”, các em nhất loạt chạy về trước đổi chỗ cho nhau theo từng đôi một. Khi sắp gặp nhau, từng em đưa tay trái vỗ vào bàn tay bạn để chào nhau, sau đó chạy tiếp sức về trước đến vạch giới hạn thì dừng lại, quay sau để chuẩn bị lần tiếp theo.
Chú ý: Không chạy nhanh quá và chạy theo phía bên trái của bạn, nghĩa là phía bên phải đường của mình, thì mới đưa tay vỗ vào tay bạn được.
BỎ KHĂN (Lớp 2)
Mục đích: Rèn luyện sức nhanh, khéo léo, tập trung chú ý cao.
+ Chuẩn bị: 
©Tuỳ theo số lượng HS trong lớp, GV có thể tập hợp thành 1 -2 vòng tròn. Các em ngồi xổm, quay mặt vào tâm, em nọ cách em kia tối thiểu 0,2m; hai tay có thể sau lưng hoặc tuỳ ý.
© 1 chiếc khăn tay và chọn 1 HS nhanh nhẹn, khéo léo làm người chạy bỏ khăn.
+ Cách chơi: Em cầm khăn chạy 1 – 2 vòng sau lưng các bạn. Khi thấy thuận lợi thì bỏ khăn sau lưng một bạn nào đó rồi chạy tiếp hết vòng, nếu như bạn này chưa biết, thì cúi xuống nhặt khăn và quất nhẹ vào lưng bạn. Bạn này nhanh chóng đứng lên chạy một vòng rồi về ngồi vào vị trí cũ. Trong khi bạn bị bỏ khăn chạy, bạn cầm khăn chạy đuổi theo và dùng khăn quất nhẹ vào lưng bạn. Hết một vòng, GV có thể cho HS đó chơi tiếp hoặc giao khăn cho HS khác. Trò chơi tiếp tục từ đầu.
ĐUA NGỰA (Lớp 3)
+ Chuẩn bị: GV chuẩn bị 2 – 4 đoạn tre (hoặc gỗ) dài 0,6 – 0,1m, trên một đầu có gắn miếng bìa cứng cắt theo hình đầu ngựa để giả làm “ngựa”. Kẻ một vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 6 – 7m cắm 2 – 4 lá cờ nhỏ hoặc làm dấu bằng một vật nào đó, để HS biết phải chạy đến đó rồi mới chạy vòng về. Số móc đó tương đương với số “ngựa” đã chuẩn bị. Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, mỗi hàng thẳng hướng với một lá cờ. Em đứng trên cùng của mỗi hàng cầm một “ngựa” (gậy). Cách cầm “ngựa” như sau: hai tay nắm lấy gậy, gần sát bờm ngựa ( phần dưới của miếng bìa giả làm đầu ngựa) cho đầu “ngựa” chếch lên cao hướng về trước, đầu gậy kia chếch xuống đất hướng ra sau. HS dùng hai đùi kẹp lấy “ngựa” giả làm người cưỡi ngựa. Không để đầu gậy chạm đất.
+ Cách chơi: Khi có lệnh chơi, từng em một “cưỡi ngựa” phi nhanh về trước theo cách giậm nhảy bằng hai chân để bật người lên cao – về trước, rồi rơi xuống ở tư thế chân trước, chân sau, hai đùi vẫn kẹp lấy “ngựa”. Động tác cứ tiếp tục như vậy cho đến cờ ( mốc) thì phi vòng quay trở lại vạch xuất phát, rồi trao “ngựa” cho bạn số 2 và đi về đứng ở cuối hàng. Người số 2 tiếp tục phi ngựa như người số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết ( hình ).
+ Phương pháp giảng dạy:
– GV tổ chức các đội chơi, nêu tên trò chơi rồi làm mẫu, giải thích cách “cưỡi ngựa”, “phi ngựa” và cách chơi. GV có thể hỏi HS về con ngựa để các em vận dụng vào trò chơi.
– GV có thể cho 1 đến 2 HS làm thử cách cưỡi ngựa, phi ngựa, cách trao ngựa cho nhau sau đó cho HS chơi thử.
– GV hướng dẫn thêm cách chơi và nêu những trường hợp phạm quy, sau đó cho HS chơi chính thức. Khi chơi,GV cần giám sát các đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi. Kết thúc trò chơi, GV nhận xét và hướng dẫn cho HS tự chơi ngoài giờ.
HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN (Lớp 3)
+ Chuẩnbị: Trên sân, kẻ hai vạch song song cách nhau 1m ở giữa sân. Cách đều hai vạch ở giữa sân khoảng 7 – 9m về mỗi bên, kẻ một vạch giới hạn dài. HS đứng thành hai hàng ngang ở vạch giữa sân, em này cách em kia tối thiểu 1m; điểm số từ một đến hết và đứng từng cặp theo số đã điểm. Cho hai hàng đứng quay lưng vào nhau. Một hàng có tên là “ Hoàng Anh”, hàng kia là “ Hoàng Yếân” ( hình vẽ).
+ Cách chơi: Khi GV hô tên hàng nào hàng đó phải chạy nhanh về vạch giới hạn bên mình, đội còn lại sẽ đuổi theo để bắt. Ví dụ GV hô: “ Hoàng Anh!” thì cả hàng đó nhanh chóng chạy qua vạch giới hạn của bên mình, hàng mang tên “ Hoàng Yến” phải nhanh chóng đuổi theo. Nếu đuổi kịp người chạy (trong khu vực từ vạch xuất phát đến vạch giới hạn), thì vỗ nhẹ vào người bạn và người chạy coi như bị bắt. Hàng nào có nhiều bạn bị bắt thì hàng đó thua cuộc. Trò chơi này có thể dúng nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ theo khả năng, hiểu biết của HS mà GV có thể quy định cách chơi, cự li đuổi bắt hoặc đuổi bắt từng đôi mộtđể trò chơi thêm phần hứng thú, nhằm rèn luyện sức nhanh và sự tập trung chú ý của HS.
+ Phương pháp giảng dạy:
– GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn nội dung trò chơi và cách chơi, sau đó cho HS thử 1, 2 lần để hiểu cách chơi và nhớ tên hàng của mình.
– Khi phát lệnh chạy, GV nên kéo dài giọng hô để các hàng ở TTCB sẵn sàng chạy hoặc đuổi. Khi chơi yêu cầu HS phải tập trung chú ý, nghe rõ mệnh lệnh, phản ứng nhanh chóng và chạy hoặc đuổi thật nhanh.
– Trong khi chơi, GV nên quy định cho các em phải chạy thẳng không được chạy chéo dễ xô vào nhau gây nguy hiểm.
MÈO ĐUỔI CHUỘT (Lớp 3 )
+ Chuẩn bị: Tập hợp HS nơi sạch sẽ, thoáng mát. Các em nắm tay nhau thành vòng tròn rộng, mặt quay vào trong. GV quy định tay của hai em nắm ở trên cao đó là “lỗ hổng”. Chọn 1 em đóng vai “mèo”, 1 em đóng vai “chuột”, hai em đứng trong vòng tròn và cách nhau 3 – 4m.
+ Cách chơi: Khi có lệnh của GV, các em đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún chân đồng thời đọc to các câu sau:
“ Mèo đuổi chuột
 Mời bạn ra đây,
 Tay nắm chặt tay,
 Đứng thành vòng rộng.
 Chuột luồn lỗ hổng,
 Chạy vội chạy mau.
 Mèo đuổi đằng sau,
 Trốn đâu cho  ...  TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN ( Lớp 5 )
Mục đích: Rèn luyện phản xạ, kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khẩn trương, nhanh nhẹn.
+ Chuẩn bị: 
– Kẻ 2 – 4 vòng tròn, vòng nọ cách vòng kia 1 – 2m, mỗi vòng có bán kính 3 – 4m.
– Chia số HS trong lớp thành nhiều đội, mỗi đội 10 người, mỗi đội lại chia làm 3 nhóm A, B, C đứng thành 3 hàng dọc quay mặt vào tâm, nhóm A nhiều hơn một người.
+ Cách chơi: Khi có lệnh, người số 4 của nhóm A chạy nhanh theo đường vòng tròn ( ngược chiều kim đồng hồ ) vòng qua đằng sau nhóm B, lên đứng ở đầu hàng. Lúc này nhóm B có 4 người, người cuối hàng phải nhanh chóng chạy sang nhóm C, người dư ra của nhóm C cũng chạy tương tự như vậy sang nhóm A. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng cuộc.
Những trường hợp phạm quy:
– Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi bạn chạy trước đứng vào vị trí quy định.
– Không chạy theo đường kẻ của vòng tròn.
– Không chạy vòng qua phía sau người đứng cuối của hàng tiếp theo.
BÓNG CHUYỀN SÁU ( Lớp 5 )
Mục đích: Nhằm rèn luyện sức nhanh, khả năng phối hợp, khéo léo chính xác.
+ Chuẩn bị: 
– 1-2 quả bóng chuyền hay bóng rổ, bóng đá, Chọn một sân rộng, nền tương đối bằng phẳng, dọn sạch những vật gây nguy hiểm trên mặt sân.
– Chia số HS trong lớp thành 2 đội nam và 2 đội nữ để hai đội cugn2 giới tính thi với nhau, mỗi đội cử 1 đội trưởng.
+ Cách chơi: Hai em của hai đội ( có thể là hai đội trưởng ) đứng ở giữa sân chuẩn bị tranh bóng. Khi GV tung bóng cho bắt đầu cuộc chơi, hai em nhảy lên tranh bóng, sau đó chuyền ngay hoặc chạy vài bước rồi chuyền cho đồng đội ( chuyền một ), người nhận được bóng có thể chuyền ngay hoặc chạy vài bước rồi chuyền bóng cho bạn tiếp theo ( chuyền hai ). Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nào chuyền được sáu chuyền liên tục mà không bị rơi bóng và không bị đối phương bắt mất bóng thì được tính 1 điểm. Sau đó, giao bóng cho đội bạn và trò chơi lại tiếp tục, cứ như vậy trong khoảng 5 – 10 phút, đội nào được nhiều điểm, đội đó thắng cuộc.
Chú ý: 
– Khi một đội chuyền bóng cho nhau, đội kia có quyền tranh bóng bằng cách dồn hoặc đánh cho bóng rơi rồi nhặt lấy bóng.
– Nếu để bóng rơi, nhặt bóng lên và tiếp tục chơi bình thường, nếu để đội bạn lấy mất bóng thì những lần chuyền bóng trước đó không còn tác dụng để tính số lần chuyền liên tục nữa. 
– Không được chuyền bóng qua lại chỉ có 2 người, mà phải theo nhóm 3 người trở lên.
–Tuyệt đối không được xô đẩy, chèn, ngáng chân nhau khi tranh bóng.
€ € €
 €
 € € € €
 €€ € € €
TRỒNG NỤ, TRỒNG HOA ( Lớp 5 )
 Mục đích: Rèn luyện sức mạnh chân và sự phối hợp, khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác.
 + Chuẩn bị: 
 – Chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát, nền bằng phẳng. Kẻ hai vạch giới hạn cách nhau khoảng 8 – 10m.
 – Chia số học sinh trong lớp thành 2 nhóm nam, nữ chơi riêng, mỗi nhóm có thể chia làm 2 – 3 đội, mỗi đội khoảng 8 – 10 em. Trong mỗi đội chọn 2 em ra làm nụ, hoa. 2 em này ngồi ở khoảng giữa hai vạch giới hạn, hai chân đưa ra trước, co gối để 4 bàn chân ép sát vào nhau (gọi là cây), sau khi các bạn đã lần lượt nhảy qua hết, thì một trong hai em đặt một nắm tay lên đỉnh (mũi) bàn chân (nơi 4 bàn chân sát nhau và hướng các ngón chân lên trời) gọi là “nụ 1”. Sau khi các bạn lần lượt nhảy qua, thì nụ chuyển thành hoa bằng cách xoè bàn tay ra cho các ngón tay hướng lên cao (gọi là hoa 1). Sau khi các bạn lại một lần nữa nhảy qua thì em ngồi đối diện đưa 1 nắm tay đặt lên đỉnh các ngón tay của “hoa 1” gọi là “nụ 2”. Sau đó các em cứ thay nhau lần lượt đặt tay làm nụ và hoa xen kẽ nhau như nụ 1, hoa 1, nụ 2, hoa 2 rồi nụ 3, hoa 3, nụ 4, hoa 4.
Khi ngồi làm nụ, GV nhắc nhở các em hơi ngửa mặt ra sau mặc dù thân trên hơi ngả về trước để tránh các bạn khi nhảy chạm chân vào mặt.
 + Cách chơi: Khi có lệnh, từng em lần lượt chạy từ vạch giới hạn đến chỗ nụ, hoa để nhảy qua. Sau đó chạy tiếp đến vạch giới hạn phía trước thì dừng lại, quay sau để chờ lượt tiếp theo. Khi mọi người đã lần lượt nhảy xong, thì chạy – nhảy theo chiều ngược lại lần lượt nhảy qua: cây, nụ 1, hoa 1; nụ 2, hoa 2; nụ 3, hoa 3; nụ 4, hoa 4. Khi chạy – nhảy như vậy, ai để chân chạm nụ, hoa thì phải thay vị trí một trong hai người đã ngồi làm nụ, hoa và trò chơi có thể bắt đầu lại từ đầu hoặc tiếp tục trồng nụ hoa như trước khi có em chạm chân.
 Có thể tổ chức trò chơi trên dưới dạng thi tiếp sức.
Chú ý: 
– Khi nhảy không giạng chân sang hai bên như nhảy cừu, vì như vậy dễ đá chân vào mặt bạn.
– Những em ngồi làm nụ, hoa động tác phải cố định, không được thấy bạn sắp nhảy thì nâng tay hoặc chân lên, rất nguy hiểm cho bạn.
QUA CẦU TIẾP SỨC (Lớp 5)
Mục đích: Nhằm rèn luyện kĩ năng đi trên cao, khả năng thăng bằng và định hướng trong không gian.
+ Chuẩn bị: 
 – 2-4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá, 2-4 ghế băng, mỗi chiếc cao khoảng 0,2-0,3m; mặt ghế rộng 0,20-0,25m hoặc cầu thăng bằng.
 – Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m, cách vạch xuất phát 2-3m đặt một ghế băng dọc theo đường đi giả làm “cầu”. Cách đầu bên kia của ghế băng 5-6m kẻ một vòng tròn có đường kính 0,5m để 1 quả bóng vào vòng tròn.
 – Tập hợp số HS trong lớp thành 2-4 hàng dọc có số người bằng nhau thẳng hướng với “cầu” mỗi hàng là một đội thi đấu, cầu nọ cách cầu kia tối thiểu 1,5m.
+ Cách chơi: Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội đi hoặc chạy đến ghế băng, trèo lên ghế, đi từ đầu bên này sang đầu bên kia của ghế (giả như đi từ đầu cầu bên này sang đầu bên kia). Khi đi trên cầu cần thực hiện một trong những động tác sau: đi thường hai tay chống hông, đi hai tay dang ngang, đi hai tay để sau gáy, đi kiễng gót, đi nhún gótĐi đến đầu cầu bên kia, nhảy xuống, chạy đến cầm bóng rồi đi hoặc chạy ngược lại chiều vừa rồi về vạch xuất phát, trao bóng cho bạn số 2, rồi chạy đi về tập hợp ở cuối hàng. Em số 2 sau khi nhận bóng nhanh chóng mang bóng đến đặt bóng vào đích, khi đi về thực hiện động tác tay không ở trên cầu như đã quy định, về đến vạch xuất phát đưa tay chạm tay bạn số 3 rồi đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Em số 3 thực hiện như bạn số 1. Trò chơi tiêp tục như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
 + Các trường hợp phạm quy:
 – Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước.
 – Không đi trên ghế băng hoặc không thực hiện một trong các động tác quy định khi đi trên ghế băng.
 – Không vòng qua vật làm chuẩn.
 + Ghi chú:
 – Khi để bóng rơi, nhặt bóng lên tiếp tục chơi (từ chỗ để rơi bóng).
 – Ở mỗi ghế băng, GV cần cử 2 HS đứng giữ để ghế không lung lay và bảo hiểm.
CHUYỂN NHANH, NHẢY NHANH ( Lớp 5 )
 Mục đích: Nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo, phát triển sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể.
+ Chuẩn bị: 
 _ Tập hợp số HS trong lớp thành 2-4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 1,5-2m , mỗi hàng em nọ cách em kia 0,6m. Các em đứng hai chân rộng bằng vai, thân trên ngả về trước.
 – Em đứng đầu của mỗi hàng cầm một quả bóng ( hoặc một chiếc khăn ).
 + Cách chơi: GV phát lệnh “Chuẩn bị..!”, những em đứng đầu của mỗi hàng cầm bóng bằng hai tay giơ lên cao. Khi thấy các em đã chuẩn bị xong, GV hô “ Bắt đầu!” hoặc thổi một hồi còi, em cầm bóng nhanh chóng ngửa người, đưa bóng bằng hai tay cho bạn đứng sau mình, bạn số 2 đưa hai tay ra trước nhận bóng rồi đưa bóng ra sau cho số 3 và tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, em cuối cùng sau khi nhảy xong, đứng vào đầu hàng, đưa bóng lên cao bằng hai tay và hô to: “ Xong!”. GV căn cứ vào đó xem hàng nào xong trước, ít phạm quy, hàng đó thắng cuộc. Nếu để bóng rơi, nhặt bóng và tiếp tục cuộc chơi bắt đầu từ chỗ bóng bị rơi.
Những trường hợp phạm quy:
 – Trao bóng trước lệnh.
 – Không trao bóng theo thứ tự, mà lăn bóng.
 – Không kẹp bóng nhảy mà ôm bóng chạy.
CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC (Lớp 5)
Mục đích: Rèn luyện kỹ năng di chuyển chuyền và bắt bóng, phát triển sức mạnh tay, sự phối hợp khéo léo, chính xác.
+ Chuẩn bị: 
 – Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5-2m , cách vạch xuất phát về phía trước 14-15m kẻ vạch giới hạn.
 – Tập hợp số HS trong lớp thành 4 hàng dọc, đứng sau vạch chuẩn bị, hai hàng kề nhau là một đội thi đấu và đứng cách nhau 3-5m. Chia các đội thi đấu có số lượng người và tỉ lệ giới tính tương đương nhau. Hai em đầu hàng của mỗi đội tiến vào vạch xuất phát, một trong hai em cầm bóng bằng hai tay.
+ Cách chơi: Khi có lệnh, hai em đứng đầu hàng của mỗi đội vừa chạy, vừa chuyền bóng cho nhau ( chuyền bóng bằng hai tay trước ngực ) và bắt bóng. Khi một trong hai người chạy đến vạch giới hạn thi cả hai quay lại để chạy và chuyền bóng theo chiều ngược lại. Khi gần về vạch xuất phát thì người có bóng, chuyền bóng cho một trong hai người số 2. Sau đó, cả hai đi thường về tập hợp ở cuối hàng của mình. Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tiến vào vị trí xuất phát, khi nhận được bóng, số 2 chạy và chuyền bóng như số 1. Cách chơi cứ lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng cuộc.
+ Những trường hợp phạm quy:
 – Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi nhận bóng của người chạy trước.
 – Một trong hai người chưa chạy qua vạch giới hạn đã chạy ngược lại.
 – Ôm bóng chạy quá 3 bước

Tài liệu đính kèm:

  • docTAT CA TRO CHOI CHUONG TRINH MON THE DUC LOP 5 hinhanh minh hoa.doc