Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 14 - Trường TH Nguyễn Đình Chiểu

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 14 - Trường TH Nguyễn Đình Chiểu

I.Mục tiêu :

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác .(Trả lời được câu hỏi 1,2,3 ) .

- Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người kề và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

- GD: HS biết quan tâm, giúp đỡ người khác.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 14 - Trường TH Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
BUỔI SÁNG Tiết 1 : Chào cờ
 Tiết 2 : Tập đọc
CHUỖI NGỌC LAM
I.Mục tiêu :
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác .(Trả lời được câu hỏi 1,2,3 ) .
- Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người kề và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
- GD: HS biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ trong sách.
III/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài “Trồng rừng ngập mặn” và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 3 HS đọc và trả lời.
- Nhận xét.
2. Bài mới: giới thiệu bài
 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
Truyện có những nhân vật nào?
? Tìm trong bài những từ ngữ khó đọc.
- Luyện đọc nối tiếp đoạn. ( L2 )
- Luyện đọc theo nhóm .
- Gv đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn.
+ Đ1: Chiều hôm ấy ... yêu quý.
+ Đ2: Ngày lễ Nô-en ... tràn trề.
- Có 3 nhân vật: chú Pi-e,cô bé Gioan,chị cô bé.
- Pi-e, Nô-en, Gioan, chuỗi ngọc lam, rạng rỡ,...
- 2 HS đọc. HS đọc “chú giải”.
- 1 HS đọc toàn bài
- Theo dõi.
b) Tìm hiểu bài:
Ø Đoạn 1: Chiều hôm ấy ... yêu quý.
? Cô bé mua chuỗi ngọc lam để 
tặng ai?
? Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
? Chi tiết nào cho biết điều đó?
? Thái độ của chú Pi-e lúc đó thế nào?
- 2 HS đọc to - Cả lớp đọc thầm.
- Tặng chị gái nhân ngày lễ Nô-en.
- Cô bé không đủ tiền để mua.
- Cô bé mở khăn đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.
- Trầm ngâm nhìn cô bé, lúi húi gõ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam.
->ý1: Cuộc đối thoại giữa chú Pi- e và cô bé Gioan.
Ø Đoạn 2: Ngày lễ Nô-en ... tràn trề.
? Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e làm gì?
? Vì sao Pi-e đã nói rằng em bé trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
? Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi- e?
- Thảo luận nhóm đôi :
? Em nghĩ gì về các nhân vật trong câu chuyện này.
- HS đọc thầm
- Để hỏi xem có đúng cô bé đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Cô bé đã mua với giá bao nhiêu tiền?.
- Vì chuỗi ngọc bé Gioan mua bằng tất cả số tiền mà em có.
- Đây là món quà chú dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô ấy đã mất sau một vụ tai nạn giao thông.
- Họ đều là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc, niềm vui cho nhau.
->ý2: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.
=>Nội dung: Câu chuyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HD đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc phân vai. Lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp từng nhân vật.
- HS đọc theo cặp - Thi đọc.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nộ dung bài
- Nhận xét đọc bài.
- Chuẩn bị bài “Hạt gạo làng ta”.
Tiết 3 : Toán 
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN 
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: 
1- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng vào giải toán có lời văn. Bài tập cần làm: Bài 1 (a ); bài 2 . Còn lại HDHS khá, giỏi.
2- Rèn kĩ năng thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và giải toán có lời văn
3- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, ôn lại kiến thức cũ 
III/ Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Ổn định
2 .KTBC
- GV gọi HS lên làm bài
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS thực hiện
Ví dụ 1: 
- GV hướng dẫn hs thực hiện chia
? Để biết cạnh của cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét chúng ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính: 27 : 4
? Ta có thể chia tiếp không ? Làm thế nào để có thể chia tiếp số dư 3 cho 4.
Nhận xét, nêu: Để chia tiếp ta viết dấu phẩy ở bên phải thương, rồi viết thêm số 0 vào bên phải số dư(3) thành 30 rồi chia tiếp, có thể làm như thế mói. 
VD2:GV nêu: 43 : 53 = ?
Phép chia 43 : 52 thực hiện như phép chia 27 : 4được không? Vì sao?
GV hướng dẫn chia 43 = 43,0 mà giá trị không đổi?
Chúng ta có thể thực hiện phép chia 
43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi
- Yêu cầu HS đặt tính và tính: 
 43,0 : 52.
GV gọi HS nêu :Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân ta làm như thế nào?
* Thực hành
Bài 1 : Câu b HDHS khá,giỏi .
 - GV gọi HS đọc đề.
- GV gọi HS lên bảng làm bài
- GV gọi HS nhận xét bài của bạn làm.
Bài 2:
- GV ghi đề lên bảng
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề.
- GV gọi HS lên bảng tóm tắt và 1 HS lên bảng giải
- GV chấm 7 - 10 bài và nhận xét.
Bài 3 : HDHS khá,giỏi .
- GV yêu cầu HS làm vở nháp.
- GV nhận xét bảng 
4 . Củng cố - Dặn dò 
- Tổ chức cho HS thi đua làm toán
- Nhận xét tuyên dương.
- Chuẩn bị bài tiếp theo
- Nhận xét tiết học
Hát 
- 2HSlàm bài
(5,75 + 4,25) 35,28
(9,45 - 6,45) 25,3
-HS nêu ví dụ SGK
- Lấy chu vi HV chia cho 4
 27 : 4
- HS nêu: 27 : 4 = 6 (d­ 3)
- HS thực hiện
- HS thực hiện chia 
-Vài HS nêu lại cách thực hiện chia như SGK
- Không thực hiện được, vì phép chia 
34 : 52 có số bị chia nhỏ nơn số chia
 (43 < 52) 
 43,0 52
 43 0 0,82
 140
 36
43 : 53 = 0,82 ( dư 0,36)
-HS nêu cách thực hiện
- HS nêu và rút ra quy tắc
1- 2 HS đọc quy tắc
- HS đọc đề bài
- 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm một cột, cả lớp làm vào vở. 
- HS nhận xét.
a, 12 : 5 = 2,4 ; 23 : 4 = 5,75 ;
 882 : 36 = 24,5
- HS đọc đề.
- 1 HS lên bảng tóm tắt.
Tóm tắt: 25 bộ : 70 m vải
 6 bộ : ......?m vải
 Giải
 1 bộ quần áo cần số m vải là
 70 : 25 = 2,8 ( m vải)
 6 bộ quần áo cần số m vải là
 2,8 6 = 16,8 (m vải)
 Đáp số : 16,8 m vải
- HS nộp vở chấm điểm
- HS làm 
 ; 
BUỔI CHIỀU Tiết 3 : Toán củng cố
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
1 Củng cố cho học sinh cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
2 Rèn cho học sinh kĩ năng làm toán thành thạo.
3 Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II/ hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
75 : 4	 102 : 16 450 : 36
246 : 5 100 : 32 209 : 20 
 85 : 8 234 : 15 504 : 100
 Bài 2: 
Tóm tắt : 4 giờ : 182km.
6 giờ :  km?
Bài 3: Tìm x:
a) X x 5 = 9,5
b) 21 x X = 15,12
Bài 4 : 
 Tóm tắt.
6 ngày đầu, mỗi ngày : 2,72 km.
5 ngày sau, mỗi ngày : 2,17 km.
TB mỗi ngày : ..km đường?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài vào bảng con
- HS đọc đề, phân tích bài toán
 Bài giải :
Một giờ ô tô chạy được là:
182 : 4 = 45,5 (km)
Quãng đường ô tô chạy trong 6 giờ là:
45,5 6 = 273 (km)
Đáp số : 273 km
a) X x 5 = 9,5
 X = 9,5 : 5
 X = 1,9
b) 21 x X = 15,12
	X = 15,12 : 21
 X = 0,72
- HS đọc đề, phân tích bài toán
Bài giải :
6 ngày đầu đội công nhân đó sửa được là:
2,72 6 = 16,32 (km)
5 ngày sau đội đó sửa được là:
2,17 5 = 10,85 (km)
Trung bình mỗi ngày đội đó sửa được là:
(16,32 + 10,85) : (5 +6) = 2,47 (km)
Đáp số : 2,47 km
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
BUỔI SÁNG Tiết 1 : Chính tả ( Nghe – Viết )
CHUỖI NGỌC LAM
I.Mục tiêu: 
1- Nghe-viết bài chớnh tả Chuỗi ngọc lam
2- Nghe-viết đúng bài chính tả Chuỗi ngọc lam,trìnhbày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
* Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần ao / au dễ lẫn (BT2b); Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu tin theo yêu cầu của BT3.
3- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT 3..SGK, Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, bảng con, ụn lại kiến thức cũ 
III/ Hoạt động dạy học: 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: 
HS viết các từ ngữ theo yêu cầu BT 2b ở tiết trước.
3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài
 a. HD nghe – viết chính tả: 
- Đọc đoạn văn cần viết chính tả.
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng cho ai? Em có đủ tiền để mua ngọc không?
- Đọc cho HS viết.
- Chấm một số vở, nhận xét.
 b. HD làm bài tập: 
 Bài tập 2b: Tìm từ ngữ chứa tiếng đó cho trong bảng 
- Nhận xét, ghi nhanh lờn bảng:
Mẫu : cho HS làm : Thi tiếp sức các nhóm .
+ báo: con báo, tờ báo, báo cỏo, báo tin, báo hại...
+ báu: báu vật, kho báu, quý báu, chõu báu,
Bài tập 3: Tìm tiếng thích hợp 
- HD cách nhẩm để tìm.
- Nhận xét, kết luận: (hòn) đảo, (tự) hào, (một) dạo, (trầm) trọng, tàu, (tấp) vào, trước (tình hình đó), (môi) trường, (tấp) vào, chở (đi), trả (lại).
4. Củng cố- Dặn dò: 
 GV Nhận xét tiết học, dăn do tiết sau
-3 HS
- Lắng nghe. 
- 2 em đọc bài chính tả.
+ Mua cho chị nhưng không đủ tiền, cô bé chỉ có một nắm xu.
- Viết bài vào vở.
- Tự kiểm tra vở và sửa chữa.
- Nêu yêu cầu bài.
- Nói miệng trước lớp .
+ cau: cây cau, cau cú, cau mày, 
+ lao: lao động, lao khổ, lao đao, lao tâm, lao xao, lao phổi
+ lau: lau nhà, lau sậy, lau lỏch, lau chau,
+ mào: chào mào, mào gà, mào đầu,
+ màu: bút màu, màu sắc, màu mố, màu mỡ
+ cao: cao cao, cao vút, cao cờ, cao kiến, cao tay, cao hứng
- Làm lại vào vở. 
Bài tập 3:
- Đọc đoạn văn Nhà môi trường 18 tuổi.
- Thi viết nhanh ra nháp thứ tự các tiếng cần điền.
- Đọc lại đoạn văn đó điền xong . Lớp nghe, nhận xét .
Tiết 2 : Toán 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 1- KT: Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. Bài tập cần làm: Lớp làm bài 1;3;4 . Còn lại HDHS khá,giỏi.
2- KN: Rèn kĩ năng thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và giải toán có lời văn.
3- GD: HS có ý thức học tập tốt, biết vận dụng vào thực tế
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, ôn lại kiến thức cũ 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định :
2.KTBC :
- Tiết trước học bài gì ?
- Gọi 2HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới : Giới thiệu bài
- GV ghi tên bài lên bảng.
b.Thực hành :
Bài 1 :
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm vào bảng con 
- GV theo dõi giúp đỡ
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2 : HDHS khá,giỏi.
- GV gọi HS đọc yêu cầu
 - GV gọi HS lên bảng làm + Cho HS làm vào vở
- GV nhận xét sửa sai
? V×sao 8,3 : 0 ... ên bản đậi hội chi đội, biên bản bàn giao tài sản, biên bản xử lớ vi phạm giao thụng, biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
Tiết 3 : Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết> Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.
BT1,2,3.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. Phiếu bài tập cá nhân
+ HS: Bảng con, SGK, VBT.
III. Hoạt động dạy học :
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
Học sinh lần lượt sửa bài nhà.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới Giới thiệu bài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố quy tắc và thực hiện thành thạo phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 * Bài 1:
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
• Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia?
• Giáo viên theo dõi cách làm bài của học sinh, sửa chữa uốn nắn.
 * Bài 2: Tìm X
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
• Giáo viên cho học sinh nêu lại quy tắc tìm thành phần chưa biết?
• Giáo viên nhận xét – sửa từng bài.
* Bài 3:
• Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
• Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua theo nhóm.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Học sinh nêu kết quả của bài 1, rút ra ghi nhớ: chia một số thập phân cho 0,5 ; 0,2 ; 0,25.
Chuẩn bị: Chia số thập phân, cho một số thập phân.
Dặn học sinh xem trước bài ở nhà.
- Nhận xét tiết học 
Hoạt động cá nhân, lớp.
+ Làm việc cá nhân 
*Học sinh đọc đề.
 5 : 0,5 = 10 và 5 x 2 = 10
 52 : 0,5 = 104 và 52 x 2 = 104
 3 : 0,2 = 15 và 3 x 5 = 15 
 18 : 0,25 = 72 và18 x 4 = 72 
 Cả lớp nhận xét.
Nhắc lại chia số thập phân cho số tự nhiên.
+ Phiếu bài tập cá nhân
*Học sinh đọc đề – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
 X x 8,6 = 387 
 X = 387 : 8,6 
 X = 45
9,5 x X = 399
 X = 399 : 9,5
 X = 42
+ Tìm thừa số chưa biết.
+ Tìm số chia.
Cả lớp nhận xét.
+ Thảo luận cặp đôi
*Học sinh đọc đề.
Cả lớp đọc thầm
Giải.
Số dầu ở cả 2 thùng là:
21 + 15 = 36 (l)
 Số chai dầu là:
 36 : 0,75 = 48 (chai)
 Đáp số: 48 chai
Học sinh sửa bài.
Mỗi nhóm chuyền đề để ghi nhanh kết quả vào bài, nhóm nào nhanh, đúng → thắng.
Cả lớp nhận xét.
Tiết 4 : Tiếng việt củng cố
LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh cách làm một bài văn tả người.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Nêu dàn bài chung của bài văn tả người?
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Bài tập1: Viết dàn ý chi tiết tả một người thân của em.
Gợi ý: 
 a)Mở bài : 
- Chú Hùng là em ruột bố em.
- Em rất quý chú Hùng.
b)Thân bài : 
- Chú cao khoảng 1m70, nặng khoảng 65kg.
- Chú ăn mặc rất giản dị, mỗi khi đi đâu xa là chú thường măc bộ quần áo màu cỏ úa.Trông chú như công an.
- Khuôn mặt vuông chữ điền, da ngăm đen.
- Mái tóc luôn cắt ngắn, gọn gàng.
- Chú Hùng rất vui tính, không bao giờ phê bình con cháu.
- Chưa bao giờ em thấy chú Hùng nói to.
- Chú đối xử với mọi người trong nhà cũng như hàng xóm rất nhẹ nhàng, tình cảm.
-Ông em thường bảo các cháu phải học tập chú Hùng.
c)Kết bài :
-Em rất yêu quý chú Hùng vì chú là người cha mẫu mực.
4.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 02 tháng 12 năm 2011
Tiết 1 : Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em.
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
GDKNS: Ra quyết định / giải quyết vấn đề.
Hợp tác ( hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp)
Tư duy phê phán
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp.
+ HS: Bài soạn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: + Kiểm tra hoàn chỉnh bài tập 1 của học sinh.
 - Học sinh lần lượt đọc thầm diễn đạt bài tập 1.
 - Giáo viên chấm điểm vở.
3.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm lại thể thức viết một biên bản cuộc họp.
+	Những người lập biên bản là ai?
+	Thể thức trình bày.
+	Nội dung loại hình biên bản.
Giáo viên chốt lại.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn biết thực hành biên bản cuộc họp (nhiệm vụ trọng tâm).
 Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý: có thể chọn bất kì cuộc họp nào mà em đã tham dự (họp tổ, họp lớp, họp chi đội)
+ Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra trong thời gian nào?
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày biên bản theo đúng thể thức của một biên bản (mẫu là Biên bản đại hội chi đội)
- GV chấm điểm những biên bản viết tốt 
(đúng thể thức, rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh)
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên nhận xét ® lưu ý.
Học sinh nêu ghi nhớ.
Làm hoàn chỉnh yêu cầu 3.
Chuẩn bị: “Luyện tập tả người hoạt động”.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động cá nhân.
-Học sinh đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 ( SGK)
- HS làm bài theo nhóm ( 4 HS)
-Đại diện nhóm thi đọc biên bản
- Cả lớp nhận xét.
	Hoạt động cá nhân.
-HS làm bài.
GDKNS: 
-Ra quyết định / giải quyết vấn đề.
-Hợp tác ( hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp)
-Tư duy phê phán.
Hoạt động lớp.
Nêu những kinh nghiệm có được sau khi làm bài.
Tiết 2 : Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỌT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. 
BT1a,b,c. 2
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Giấy khổ to A 4, phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Bảng con. vở bài tập, SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Học sinh lần lượt sửa bài nhà
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: Chia một số thập phân cho một số thập phân.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu và nắm được quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
 Ví dụ 1:
	23,56 : 6,2
• Hướng dẫn học sinh chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
• Giáo viên chốt lại: Ta chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên phải một chữ số bằng số chữ số ở phần thập phân của số chia.
• Giáo viên nêu ví dụ 2:
	82,55 : 1,27
• Giáo viên chốt lại ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
* Bài 1a,b,c:
• Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bảng con.
Giáo viên nhận xét sửa từng bài.
*Bài 2: Làm vở.
• Giáo viên yêu cầu HS đọc đề, phân tích đề, tóm tắc đề, giải.
vHoạt động 3: Củng cố.
 Học sinh nêu lại cách chia?
Chuẩn bị: “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học 
Hoạt động nhóm đôi.
+ Thảo luận nhóm 4
Học sinh đọc đề – Tóm tắt – Giải.
Mỗi nhóm cử đại diện trình bày.
+ Nhóm 1: Nêu cách chuyển và thực hiện.
 23,56 : 6,2 = (23,56 × 10) : (6,2 : 10).
	 = 235,6 : 62
+ Nhóm 2: thực hiện :
	23;5,6 : 6;2
+ Nhóm 3: thực hiện :
	23;5,6 : 6;2
+ Nhóm 4: Nêu thử lại :
	23,56 : 6,2 = (23,56 × 6,2) : (6,2 × 10)
	 235,6 : 62
Cả lớp nhận xét.
Học sinh thực hiện vd 2.
Học sinh trình bày – Thử lại.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh lần lượt chốt ghi nhớ.
Hoạt động cá nhân, lớp.
*Học sinh đọc đề.
 Học sinh làm bài. sửa bài.
Học sinh lần lượt đọc đề – Tóm tắt.
*Học sinh làm bài.
 19,72 : 5,8 = 3,4
8,216 : 5,2 = 1,58
 12,88 : o,25 = 51,52
Học sinh sửa bài.
+ Làm vào vở
*Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài – Tóm tắt.
4,5 lít dầu hỏa : 3,42 kg
 8 lít dầu hỏa : .Kg?
Giải:
 Một lít dầu hỏa cân nặng là:
 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
 8 lít dầu hỏa cân nặng là:
 0,76 x 8 = 6,08 (kg)
 Đáp số: 6,08 kg
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Tiết 4 : Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu: v Học xong bài này, học sinh biết
Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bản theo yêu cầu của BT1. Dựa vào ý khổ thơ 2 trong baì Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2).
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ. + Phiếu bài tập 
+ HS: Bài soạn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
+ Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu làm đấy.
Học sinh lần lượt tìm danh từ chung, danh từ riêng và đại từ trong bài tập trên.
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3. Bài mới: “ Ôn tập về từ loại” 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
+ Thảo luận nhóm, thực hành.
	  Bài 1:
+Phân loại từ vào bảng phân loại
+ Động từ:
+ Tính từ:
+ Quan hệ từ:
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
	  Bài 2:
Giáo viên chốt cách viết, đoạn văn diễn đạt đúng ý thơ – Dùng đúng quan hệ từ, động từ, tính từ.
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
Làm, đổ, mang lên, đun sôi, đổ xuống, chết, nổi, ngoi, ẩn náu, đội nón, đi cấy, lăn dài, dính, thu, thương
Nắng lềnh bềnh, mái, vất vả đỏ bừng.
Vậy mà, ở, như, của.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
+ Thi đua.
Học sinh hoàn tất bài vào vở.
Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc”.
- Nhận xét tiết học. 
Hoạt động nhóm đôi.
+ Nhóm thảo luận trình bày kết quả
*Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài. – Đọc kĩ đoạn văn.
Học sinh lần lượt đọc kết quả từng cột.
Cả lớp nhận xét.
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ
xa, vời vợi, lớn
qua, ở, với
Hoạt động nhóm, lớp.
+ Trao đổi cặp
-HS đọc khổ 2 “Hạt gạo làng ta”.
Gạch dưới 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ trong đoạn thơ – Học sinh dựa vào ý đoạn – Viết đoạn văn.
Học sinh lần lượt đọc đoạn văn.
Cả lớp nhận xét đoạn văn hay.
Ví dụ:
Hạt gạo được làm ra từ biết bao nhiêu công sức của mọi người. Những trưa tháng sáu trời nắng như đổ lửa. Nước ở ruộng như được ai đó mang lên đun sôi rồi đổ xuống. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh, lũ cua ngoi lên bờ để tìm chỗ mát ẩn náu. Vậy mà mẹ em vẫn đội nón đi cấy. Thật vất vả khi khuôn mặt mẹ đỏ bừng, từng giọt mồ hôi lăn dài trên má, lưng áo dính bết lại. Thương mẹ biết bao nhiêu! Mẹ ơi!
 Hoạt động lớp.
Thi diễn đạt đoạn văn nối tiếp (mỗi học sinh 1 câu) theo yêu cầu có danh từ, động từ, tính từ mà dãy kia nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 T14CHUAN TH MT TTHCM KNS.doc