Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 16 (chi tiết)

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 16 (chi tiết)

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được các câu hỏi SGK)

 - GDHS biết quý trọng những người làm thầy thuốc.

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc.

III. Các hoạt động:

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 16 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012 
T1 - TẬP ĐỌC: THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
 - GDHS biết quý trọng những người làm thầy thuốc.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: “Về ngôi nhà đang xây”
- HS1: Nêu những chi tiết nói lên một ngôi nhà đang xây? 
+ GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
b. Luyện đọc:
- GV chia đoạn trong SGK, và HD cách đọc
- Kết hợp sửa sai, giúp HS hiểu nghĩa một số từ ở mục chú giải
- GV đọc mẫu một lần
c. Tìm hiểu bài: 
- Yêu HS đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời CH
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? 
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
- Cho HS tìm ý rồi nêu, GV chốt ghi bảng.
+ Nội dung hai đoạn văn trên cho thấy Lãn Ông là thầy thuốc như thế nào ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH.
+ Vì sao nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ? 
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
- Nội dung đoạn 3 nói lên điều gì?
- Cho HSKG thảo luận TLCH: Em hiểu thế nào là “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
+ Yêu cầu thảo luận nhóm nêu ý nghĩa câu chuyện. GV chốt ghi bảng, gọi HS nhắc lại.
d. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
+ Cho HS tiếp nối đọc lại cả bài, hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp.
+ GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc (đoạn 3) và hướng dẫn HS đọc.
+ GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. 
-Tổ chức HS thi đọc diễn cảm đoạn, bài.
+ Nhận xét, bình chọn và tuyên dương
4. Củng cố - dặn dò.
- Qua bài này chúng ta rút ra điều gì?
- Chuẩn bị: “Thầy cúng đi bệnh viện”.
- Nhận xét tiết học 
- HS lần lượt đọc bài rồi trả lời.
- HS2: Những hình ảnh so sánh, nhân hoá nào làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi hơn? 
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- 1 HS khá đọc. Cả lớp đọc thầm.
+ Đoạn 1: “Từ đầu cho thêm gạo củi”.
+ Đoạn 2: “ càng nghĩ càng hối hận”.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS phát âm từ khó, luyện đọc câu, đoạn.
- Luyện đọc nối tiếp
- Luyện đọc theo cặp
- Lắng nghe nắm cách đọc.
- HS đọc đoạn 1 và 2. Lớp đọc thầm TLCH.
+ Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm soc người bệnh cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền và còn cho họ gạo, củi. yêu thương con người, nhân từ. 
+Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc có lương tâm, trách nhiệm
Ý : Lòng nhân ái của Lãn Ông 
- HS đọc đoạn 3. Lớp đọc thầm TLCH.
+ Ông được tiến cử chức ngự y nhưng đã khéo từ chối. Ông có hai câu thơ tỏ rõ chí khí của mình. 
-Lãn ông không màng công danh, chỉ làm việc nghĩa./ Công danh rồi sẽ cũng trôi đi chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi./ Công danh chẳng đáng coi trọng, Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý.
*Ý :Lãn ông không màng công danh, chỉ làm việc nghĩa.
- Thầy thuốc yêu thương bệnh nhân như mẹ yêu thương, lo lắng cho con.
*YN: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. 
- HS nhắc lại, lớp theo dõi.
- Cho HS tiếp nối đọc lại cả bài, hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp: Giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện thái độ thán phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
- HS lắng nghe nắm cách đọc.
- Lần lượt HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. 
- HS trả lời, lớp n/xét bổ sung khắc sâu KT.
- Nghe thực hiện ở nhà.
-Nghe rút kinh nghiệm.
T2 - TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
- Bài tập cần làm: Bài 1. bài 2 
II. Chuẩn bị: Giấy khổ to A 4, phấn màu. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Gọi HS lên thực hiện và nêu cách tìm tỉ số phần trăm.
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu: Luyện tập. Ghi tựa bài.
b. Luyện tập thực hành: 
HĐ 1 Hướng dẫn HS làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu đề bài. 
- GV phân tích mẫu : 6% +15% = 21%.
- Để tính 6% +15% ta cộng nhẩm 6+15= 21, rồi viết thêm kí hiệu % sau 21
- Các bài còn lại làm tương tự 
- Cho HS làm vào vở, gọi 2HS lên bảng.
- Nhận xét, sửa chữa
+GV nhấn mạnh cách cộng tỉ số% .
HĐ 2 Hướng dẫn HS luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm. 
 Bài 2: Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu bài
+ GV gợi ý hướng dẫn HS thực hiện.
* Tính tỉ số % số diện tích ngô trồng được đến hết tháng 9 so với cả năm.
H: Tỉ số này cho biết điều gì?
* Tính tỉ số % số diện tích ngô trồng được cả năm so với cả năm.
H: Tỉ số này cho biết điều gì?
H: Thôn Hoà An vượt mức bao nhiêu % kế hoạch?
- Tỉ số 17,5 % là gì ?
+ GV hướng dẫn HS giải và trình bày lời giải.
+ Gọi 1 HS lên bảng giải, lớp vào vở.
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
- Gọi 1 HS đọc đề, hướng dẫn HS phân tích,tóm tắt tìm cách giải bài toán. 
+ Tiền vốn là gì ?
+ Tiền lãi là gì ?
a) Muoán bieát tieàn baùn rau baèng bao nhieâu phaàn traêm tieàn voán ta laøm theá naøo?
b) Muốn biết người đó lãi bao nhiêu phần trăm ta làm thế nào ?
-Gọi 1 HS lên bảng giải câu a), cả lớp làm vào vở .
-Cho HS thảo luận theo cặp câu hỏi:
+ Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiến vốn là 125% cho biết gì ? 
-Cho HS giải câu b) rồi nêu miệng kết quả 
3. Củng cố - dặn dò:
-Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số?
- Chuẩn bị: “Giải toán về tìm tỉ số phần trăm”.
- Nhận xét tiết học 
- HS1: Tính tỉ số % của: 75 và 50 ; 
- HS2: Tìm x : X – 45 % x X = 3,3 
- Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
1/HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- HS phân tích mẫu năm cách tính
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng.
a)27,5% + 38% = 65,5% b)30% - 16% = 14%
c)14,2 x 4 = 56,8% d)216% : 8 = 27%
- Cả lớp nhận xét.
2/1 HS đọc đề toán, HS đọc thầm, tìm hiểu đề.
18 : 20 = 0,9 = 90%
- Đến hết tháng 9 thôn Hoà An thực hiện được 90% kế hoạch.
* Coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch 
23,5 : 20 = 1,175 = 117.5%
- Đến hết năm thôn Hoà An thực hiện được 117,5% kế hoạch.
* Tỉ số phần trăm này cho biết :Coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 117,5%kế hoạch. 
-Lấy 117,5% - 100% (có kế hoạch thực hiện là 100% thì cả năm thực hiện là 117,5%)
*Coi kế hoạch là 100% thì đã vượt 17,5%kế hoạch .
- 1 HS giải bảng lớp, lớp vào vở
Đáp số : a) 90%
 b) Thưc hiện117,5% và vượt là17,5%. 
3/ HS đọc đề, phân tích, tóm tắt tìm cách giải bài toán. 
+ Tiền vốn: 42 000 đ
+ Tiền bán: 52 500 đ
· Tiền lãi: ? đồng.
+ Số tiền bỏ ra ban đầu.
+ Là phần chênh lệch nhiều hơn so với tiền vốn.
a)Tìm tỉ số phần trăm số tiền bán rau và số tiền vốn .
b)Ta phải biết tiền bán rau là bao nhiêu phần trăm, tiền vốn là bao nhiêu phần trăm.
- HS giải rồi nhận xét sửa bài.
a) Tỉ số % của tiền bán rau và tiền vốn là:
52 500 : 42 000 = 1,25
1,25 = 125%
b) Tỉ số % của tiền bán rau và tiền vốn là 125%- nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó số phần trăm tiền lãi là:
125% - 100% = 25%
Đáp số: a) 125% ; b) 25%.
- HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm. 
T3 - KHOA HỌC: CHẤT DẺO
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
 - Nêu được một số công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
 *GDKNS :- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.
 - Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/ yêu cầu đưa ra.
 - Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu
II. Chuẩn bị: - Hình vẽ trong SGK trang 58, 59
 - Đem một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa đến lớp 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi:
HS1: Cao su có tính chất gì? 
HS2: Cao su được sử dụng để làm gì? 
- GV nhận xét – cho điểm.
2. Bài mới:	
a. Giới thiệu: Thủy tinh. Ghi tựa bài
b. Phát triển các hoạt động: 
	HĐ 1: Nói về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình trang 58 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- GV nhận xét, chốt ý, kết luận: Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp được làm ra từ chất dẻo .
 HĐ 2: Thực hành xử lí thông tin & liên hệ thực tế .
*Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
*KNS :- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.
- Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/ yêu cầu đưa ra.
 - Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu
Bước 1: Làm việc cá nhân. 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 59 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi:
+ Chất dẻo liệu làm ra từ nguyên gì ?
+ Có thể chia chất dẻo thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
+ Nêu tính chất của chất dẻo và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
+ Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chất tạo ra các sản phẩm dùng hằng ngày? Tại sao?
3. Củng cố - dặn dò: Trò chơi. 
+ Tổ chức trò chơi “ Thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo”. 
+ GV hướng dẫn: Trong cùng một khoảng thời gian 3 phút, nhóm nào viết được nhiều tên đồ dùng làm bằng chất dẻo là nhóm đó thắng.
+ Nhận xét, tổng kết trò chơi. Tuyên dương nhóm thắng.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
- 3 HS trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- HS thảo luận nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và ghi kết quả thảo luận 
- Đại diện từng nhóm trình bày 
- Cả lớp theo dõi nhận xét
+ Hình 1:	 Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén
+ Hình 2:	 Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi có thể cuộn lại được, không thấm nước.
+ Hình 3:	 Ngói lấy sáng, trong suốt, cho ánh sáng đi qua.
+ Hình 4:	 Áo mưa mỏng, mềm, không thấm nước.
- HS đọc thầm phần thông tin.
- HS trả lời câu hỏi , HS khác nhận xét, bổ sung. 
+ Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá & dầu mỏ .
+ Có thể chia chất dẻo thành 2 nhóm:
	- Loại nhựa nhiệt cứng: Không thể tái chế.
	- Loại nhựa nhiệt dẻo: Có thể tái chế.
+ C ... iải thành thạo 2 dạng toán về tỉ số phần trăm; tìm số phần trăm của 1 số, tìm 1 số khi biết số phần trăm của nó. Tìm thạo tỉ số phần trăm giữa 2 số.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của 
a) 8 và 60
b) 6,25 và 25
- NX, chữa bài
Bài 2: Một người bán hàng đã bán được 
450 000 đồng tiền hàng, trong đó lãi chiếm 12,5% tiền vốn. Tính tiền vốn?
- HD HS yếu làm bài
- chấm và chữabài
Bài 3: Một đội trồng cây, tháng trước trồng được 800 cây, tháng này trồng được 960 cây. Hỏi so với tháng trước thì tháng này đội đó đã vượt mức bao nhiêu phần trăm ?
Bài 4: Tính tỉ số % của a và b điền số vào chỗ ............
a
b
%
...
35
40%
27
......
15%
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- nêu yêu cầu bài tập
- nhắc lại cách tìm tỉ số % của 2 số
- tự làm bài và nêu kết quả
Lời giải:
a) Tỉ số phần trăm của 8 và 60 là:
 8 : 60 = 0,1333 = 13,33 %
b) Tỉ số phần trăm của 6,25 và 25 là:
 6,25 : 25 = 0,25 = 25%
- đọc đề và nêu dữ kiện bài toán
- nhắc lại cách tìm số % của một số
- tự giải vào vở
Lời giải:
Coi số tiền bán được là 100%.
 Số tiền lãi là:
 450000 : 100 12,5 = 56250 (đồng)
Số tiền vốn có là:
450000 – 56250 = 393750 (đồng)
 Đáp số: 393750 đồng.
Lời giải:
Tháng này, đội đó đã làm được số % là:
 960 : 800 = 1,2 = 120%
 Coi tháng trước là 100% thì đội đó đã vượt mức số phần trăm là:
 120% - 100% = 20 %
 Đáp số: 20 %.
Lời giải:
a
b
%
..14.
35
40%
27
..180..
15%
- HS lắng nghe và thực hiện.
Buổi chiều
T1 – Âm nhạc : HỌC BÀI HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN
 ĐẤT NƯỚC TƯƠI ĐẸP SAO
I/ Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát tự chọn. Các em có thêm hiểu biết về những bài hát của địa phương, Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
II/ Chuẩn bị: Bản đồ thế giới. Bảng phụ chép lời của bài hát. Băng, đĩa , nhạc cụ gõ.
III/ Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Phần mở đầu. Giới thiệu nội dung bài học.
Đây là bài hát mới của nước bạn trong khu vực Đông Nam Á.
Bài hát ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đất nước Ma-lai-xi-a. Nét nhạc tha thiết triều mến
 2/ Phần hoạt động: 
a/ Hoạt động 1: Học hát bài Đất nước tươi đẹp sao.
- GV dùng bản đồ thế giới, giới thiệu về các nước bạn trong khu vực Đông Nam Á. -Bài hát gồm có 2 lời. Mỗi lời gồm có 4 câu. Trong mỗi lời có 3 chỗ ở cuối câu hát ngân dài bằng 1 nốt trắng chấm dôi hoặc ngân dài bằng nốt trắng và nghỉ 1 dấu lặng đen ( đều bằng 3 phách).
 Đó là những tiếng: Thơ, buồm , thơ. ( ở lời 1).
 Âu, trời , đềm. ( ở lời 2 ).
 Để cho HS hát đúng GV cần đếm số đếm 2,3 cuối mỗi câu hát.
- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- HS đọc lời ca theo tiết tấu bài.
- Dạy cho HS từng câu hát ngắn theo lối móc xích. 
 HS lấy hơi ở đầu mỗi câu hát.
- GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai và sửa lại cho các em.
- Cho HS hát nhiều lần kết hợp gõ đệm theo nhịp, có phách mạnh và phách nhẹ của nhịp 2/4. Thể hiện sắc thái thiết tha, trìu mến của bài hát.
b/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Cho HS hát theo dãy, kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi.
- Cho HS hát kết hợp vận động tại chỗ.
3/ Phần kết thúc. 
- Nêu cảm nhận của mình khi hát bài Đất nước tươi đẹp sao.
- Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc?
- Em thích câu hát nào, hình ảnh nào trong bài hát?
- HS hát lại bài, kết hợp gõ đệm theo phách.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem trước tiết học sau.
- HS lắng nghe.
- HS nắm nội dung bài hát.
- HS xem bản đồ thế giới.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lời ca.
- HS hát theo h/dẫn của GV.
Chú ý lấy hơi đúng chỗ.
- HS sửa chỗ sai.
- HS thực hiện.
- HS hát kết hợp vận động.
- HS tự trả lời.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
T2 - ĐỊA LÍ: ÔN TẬP
I. Muïc tieâu: 
- Biết một số đặc điểm về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết một số đặc điểm về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Có ý thức tự hào về quê hương đất nước.
II.Chuẩn bị: Bản đồ (Trống) VN.	 Bản đồ hành chính Việt Nam. Phiếu học tập cho HS.Các thẻ từ ghi tên các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM, Huế, Đà Nẵng.
III.Hoaït ñoäng treân lôùp:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: “ Thương mại và du lịch”.
- Gọi 2 HS TLCH.
- Nhận xét, đánh giá ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu: “Ôn tập”. Ghi tựa bài.
b. Các hoạt động: 
HĐ 1Tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố.
H tìm hiểu câu hỏi 1/98
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?
+ Họ sống chủ yếu ở đâu?
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
® GV chốt
HĐ 2 Các hoạt động kinh tế.
GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, HS thảo luận nhóm đôi trả lời.
	Chỉ có khoảng 1/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, vì đa số dân cư làm công nghiệp.
	Vì có khí hậu nhiệt đới nên nước ta trồng nhiều cây xứ nóng, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
	Nước ta trâu bò dê được nuôi nhiều ở miền núi và trung du, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
	Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
	Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.
	Hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta là khoáng sản, hàng thủ công nghiệp, nông sản và thủy sản.
- GV tổ chức cho HS các nhóm trình bày kết quả. GV nhận xét chốt ý đúng.
HĐ3 Ôn tập về các thành phố lớn, cảng và trung tâm thương mại..
Bước 1: GV phát mỗi nhóm bàn lược đồ câm yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu.
1.	Điền vào lược đồ các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
2.	Điền tên đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bườc 2: Từ lược đồ sẵn ở trên bảng GV hỏi nhanh 2 câu sau để HS trả lời.
+ Những thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất, là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?
+ Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta. 
- GV chốt, nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò.
- Kể tên một số tuyến đường giao thông quan trọng ở nước ta?
- Kể một số sản phẩm của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Gọi HS nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
- Về nhà ôn tập chuẩn bị KTĐK.
- Nhận xét tiết học.
+HS1: Thương mại gồm những hoạt động nào. Thương mại có vai trò gì?
 +HS2: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta? 
- Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- HS đọc, tìm hiểu trả lời, lớp nhận xét.
+ 54 dân tộc.
+ Kinh
+ Đồng bằng.
+ Miền núi và cao nguyên.
- HS làm việc dựa vào kiến thức đã học ở các tiết trước ghi Đ – S vào ô trống trước mỗi ý.
+ Đánh S
+ Đánh Đ
+ Đánh Đ
+ Đánh Đ
+ Đánh S
+ Đánh S
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nhận phiếu học tập thảo luận và điền tên trên lược đồ.
- Nhóm nào thực hiện nhanh đính lên bảng.
- Các nhóm nhận xét kết quả lẫn nhau, bình chọn nhóm nhanh nhất.
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.
- Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, Nội Bài ở Hà Nội, Đà Nẵng.
- Vài HS kể, lớp theo dõi nhận xét.
- HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
T3 – LTT Ôn tập
I.Mục tiêu.
- Học sinh giải thạo về các dạng toán về tỉ số phần trăm tìm số phần trăm.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
HĐ1: Ôn lại các dạng về tỉ số phần trăm
- Cho HS nêu lại các dạng toán về tỉ số phần trăm
- Tìm tỉ số phần trăm của 2 số
- Tìm số phần trăm của 1 số
- Tìm 1 số khi biết số phần trăm của số đó
 HĐ2:Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1: Một xưởng sản xuất đề ra là phải thực hiện được 1200 sản phẩm, do cải tiến kỹ thuật nên họ đã thực hiện được 1620 sản phẩm. Hỏi họ đã vượt mức bao nhiêu phần trăm kế hoạch.
Bài 2: Một người đi bán trứng gồm 2 loại: Trứng gà và trứng vịt. Số trứng gà là 160 quả, chiếm 80% tổng số trứng. Hỏi người đó đem bán ? quả trứng vịt ?
Bài 3: (HSKG)
 Lớp 5A có 40 bạn. Cô đã cử 20% số bạn trang trí lớp, 50% số bạn quét sân, số bạn còn lại đi tưới cây. Hỏi mỗi nhóm có bao nhiêu bạn?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 1620 sản phẩm chiếm số % là: 
 1620 : 1200 = 1,35 = 135%
Họ đã vượt mức số phần trăm so với kế hoạch là :
 1355 – 100% = 35 %
 Đáp số: 35%.
Lời giải:
Coi số trứng đem bán là 100%.
Số phần trăm trứng vịt có là:
 100% - 80% = 20 %
Người đó đem bán số quả trứng vịt là:
160 : 80 20 = 40 (quả).
 Đáp số: 40 quả.
Lời giải:
Coi 40 bạn là 100%.
Số bạn trang trí lớp có là:
 40 : 100 20 = 8 (bạn)
Số bạn quét sân có là:
40 : 100 50 = 20 (bạn)
Số bạn đi tưới là:
 40 – ( 8 + 20 ) = 12 (bạn)
 Đáp số: 8 (bạn); 20 (bạn); 12 (bạn)
- HS lắng nghe và thực hiện.
T4- Thể dục : Bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu.
- Ôn tập hoặc kiểm tra bài thể dục phát triển chung .yêu cầu thực hiện hoàn thiện toàn bài
II. Nội dung – Phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai , gối, 
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
P Phần Cơ bản
18-20 phút
- Chơi trò chơi lò cò tiếp sức 
- kiểm tra bài thể dục
10 phút
2x8
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
GV cho tập chung cả lớp
Kiểm tra theo nhóm mỗi nhóm 4-5 em
 *
********
********
********
III. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- HD học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5Tuan 16 cktknbvmt.doc