Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 21 năm 2013

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 21 năm 2013

I/ Mục đích yêu cầu

- HS biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. (Trả lời được câu hỏi SGK).

- KNS : Kĩ năng tự nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc.

II/ Chuẩn bị:- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

III/ Các hoạt động dạy học

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 21 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2013 
Tiết 1- Tập đọc
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I/ Mục đích yêu cầu
- HS biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. (Trả lời được câu hỏi SGK).
- KNS : Kĩ năng tự nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc.
II/ Chuẩn bị:- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc mẫu.
b)Tìm hiểu bài:
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh?
+ Hai đoạn vừa tìm hiểu cho em biết điều gì? 
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
+ Hai đoạn còn lại cho em biết gì?
+ Bài ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gv đọc mẫu 1 đoạn.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
- 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến đền mạng Liễu Thăng.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến sai người ám hại ông.
+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 - 3 lượt) 
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1 - 2 nhóm đọc bài.
- 1- 2 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đoạn 1, 2:
+ vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. 
- Vua Minh phán: không ai phải giỗ người đã chết từ 5 đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Vua Minh biết đã mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
+ Giang Văn Minh buộc vua nhà Minh bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
- HS đọc 2 đoạn còn lại:
+ Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn giám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, nên giận quá, sai người ám hại Giang Văn Minh.
+ Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
+ Giang Văn Minh bị ám hại.
+ Bài ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.
- 4 HS nối tiếp đọc bài.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- HS thi đọc diễn cảm.
Tiết 2 - Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I/ Mục tiêu 
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- Làm được bài tập 1; HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập. 
II/ Đồ dùng daỵ học- Bảng phụ
III/Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Kiến thức:
- GV đính hình vẽ lên bảng.
+ Muốn tính được diện tích của mảnh đất trên ta cần làm như thế nào?
+ Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào?
- Gv dùng thước minh hoạ trên hình.
+ Em hãy XĐ kích thước của mỗi hình mới tạo thành?
+ Vậy để tính DT cả mảnh đất ta làm thế nào?
2.3- Luyện tập:
3,5m
3,5m
3,5m
6,5m
4,2m
*Bài tập 1: 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở, hai HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: HS khá, giỏi làm thêm
40,5m
50m
50m
40,5m
30m
100,5m
- Yêu cầu Hs nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
+ Chia mảnh đất thành các hình cơ bản đã học.
+ Thành 2 hình vuông và 1 hình chữ nhật.
- Hs xác định:
+ 2 hình vuông có cạnh 20 cm.
+ HCN có chiều dài: 
25 + 20 + 25 = 70 (m) ;
+ Chiều rộng HCN: 40,1 m.
+ Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hai hình vuông rồi cộng các diện tích đó lại. 
- HS làm bài vào giấy nháp, 1 Hs lên bảng.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS nêu cách làm.
 *Bài giải:
C1: Chia mảnh đất thành 2 HCN rồi tính:
 Diện tích HCN thứ nhất là:
 (3,5 + 4,2 + 3,5) 3,5 = 39,2 (m2)
 Diện tích HCN thứ hai là:
 6,5 4,2 = 27,3 (m2)
 Diện tích cả mảnh đất là:
 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 Đáp số: 66,5 m2.
C2: Chia mảnh đất thành một hình chữ nhật và hai hình vuông, rồi tính tương tự.
- 1 HS nêu yêu cầu.
 *Bài giải:
C1: Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật to và hai hình chữ nhật bé có diện tích bằng nhau.
 Diện tích hình chữ nhật to là:
(50 + 30) (100,5 – 40,5) = 4800 (m2)
 Diện tích 2 hình chữ nhật bé là:
 40,5 30 2 = 2430 (m2)
 Diện tích cả mảnh đất là:
 4800 + 2430 = 7630 (m2)
 Đáp số : 7630 m2
C2: Chia mảnh đất thành hai hình chữ nhật to bằng nhau và 1 hình chữ nhật bé, rồi thực hiện tương tự.
Tiết 3: Khoa học.
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phápt điện,... 
- GD SD& TKNL: Tác dụng của NL mặt trời trong tự nhiên. Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động của con người có sử dụng NL mặt trời.
- GD biển, đảo: Tài nguyên biển: cảnh đẹp vùng biển, tài nguyên muối biển.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ để chơi trò chơi.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
 + Muốn có năng lượng con người cần làm gi?
- GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Thảo luận
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống?
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết, khí hậu?
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV kết luận..
b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận nhóm 4 theo các nội dung:
+ Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày.
+ Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
+ Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Đại diện một số HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- GD SD& TKNL: Tác dụng của NL mặt trời trong tự nhiên. Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động của con người có sử dụng NL mặt trời.
c.Hoạt động 3: Trò chơi
*Cách tiến hành: (2 nhóm tham gia mỗi nhóm
5 HS)	
- GV treo bảng phụ vẽ 2 hình mặt trời. Từng thành viên của 2 nhóm lên ghi 1 vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái đất sau đó nối với hình mặt trời.
 Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS đọc phần bạn cần biết.
- Con người cần ăn uống và hít thở..
*Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
- HS thảo luận, báo cáo:
+ Hai dạng đó là ánh sáng và nhiệt.
- Giúp sưởi ấm muôn loài, giúp cây xanh tốt, giúp con người và động vật khoẻ mạnh
- Năng lượng mặt trời con gây ra nắng mưa, gió, bão  trên trái đất.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Mục tiêu: HS kể được một số phương tiện, máy móc, hoạt động,của con người sử dụng phương tiện mặt trời.
- HS quan sát và thảo luận
- Sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm, phơi khô
- máy tính bỏ túi, bình nóng lạnh năng lượng mặt trời. 
- ở gia đình sử dụng năng lượng mặt trời để làm khô, làm nóng, ấm.
*Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời.
- 2 nhóm thi đua.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- Nhóm nào ghi được nhiều hơn thì thắng cuộc
Tiết 4 - Đạo đức
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM 
(Tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
- HS bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em ở địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Uỷ ban nhân dân xã (phường) tổ chức.
II/Đồ dùng: Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 9.
- GV nhận xét.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
2.2- Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến UBND phường.
*Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã (phường) và biết được tầm quan trọng của UBND xã (phường).
*Cách tiến hành:
- Mời một HS đọc truyện Đến UBND phường.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
Các nhóm thảo luận các câu hỏi :
+ Bố Nga đến UBND phường làm gì?
+ UBND phường làm công việc gì?
+ UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân phải có thái độ NTN đối với UBND?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.
2.3- Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
*Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường).
*Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: UBND xã (phường) làm các việc ở ý b, c, d, đ, e, h, i.
2.4- Hoạt động 3: Làm bài tập 3, SGK
*Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường).
*Cách tiến hành
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi một số HS trình bày. 
- GV kết luận: b, c là hành vi, việc làm đúng; a là hành vi không nên ... nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào :
+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên ; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt ; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
* HSK-G : Nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và địa hình.
- Tích hợp GD MT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất do dân số đông, hoạt động sản xuất.
II/ĐỒ DÙNG : - Bản đồ tự nhiên châu Á ; Bản đồ các nước châu Á.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
1) Bài cũ :
+ Dân cư châu A tập trung đông đúc ở các vùng nào ? Tại sao ?
+ Dựa vào Lược đồ kinh tế một số nước châu Á em hãy cho biết : Cây lúa gạo và cây bông được trồng ở những nước nào ? Tên các nước khai thác nhiều dầu mỏ, sản xuất được nhiều lúa gạo ?
- Treo lược đồ các nước châu Á và yêu cầu HS chỉ và nêu tên các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta.
2) Bài mới :
a) GTB :
b) Tìm hiểu bài
*HĐ1 : Cam - pu- chia
- Yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Cam-pu-chia.
+ Em hãy nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia ? (Nằm ở đâu ? Có những biên giới với những nước nào, ở những phía nào ?)
+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Cam-pu-chia 
+ Nêu nét nổi bật của địa hình Cam-pu-chia ?
+ Dân cư Cam-pu-chia tham gia sản xuất trong ngành gì là chủ yếu ? Kể tên các sản phẩm chính của ngành này ?
+Vì sao Cam-pu-chia đánh bắt được rất nhiều cá nước ngọt ?
+ Mô tả kiến trúc đền Ăng-co Vát và cho biết tôn giáo chủ yếu của người dân Cam-pu-chia.
- Kết luận: Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam á, giáp biên giới Việt Nam. Kinh tế Cam-pu-chia đang chú trọng phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.
* HĐ2 : Lào
- Yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Lào.
+ Em hãy nêu tên vị trí địa lí của Lào ? ( Nằm ở đâu ? Có những biên giới với những nước nào, ở những phía nào ?)
+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Lào ?
+ Nêu nét nổi bật của địa hình Lào ?
+ Kể tên các sản phẩm của Lào ?
+ Mô tả kiến trúc Luông Pha - bang. Người dân Lào chủ yếu theo đạo gì ?
- Kết luận : Lào không giáp biển, có diện tích rừng lớn, là một nước nông nghiệp, ngành công nghiệp ở Lào đang được chú trọng phát triển.
* HĐ3 : Trung Quốc
- Yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Trung quốc.
+Em hãy nêu tên vị trí địa lí của Trung quốc ? (Nằm ở đâu ? Có những biên giới với những nước nào, ở những phía nào ?)
+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Trung quốc ?
+ Em có nhận xét gì về diện tích và dân số Trung Quốc ?
+Nêu nét nổi bật của địa hình Trung quốc ?
+Nêu các sản phẩm nổi bật của Trung Quốc ?
+ Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành.
- Tích hợp GD MT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất do dân số đông, hoạt động sản xuất.
* HĐ4 : Thi kể về các nước láng giềng của Việt Nam
- Chia thành 3 nhóm dựa vào các tranh ảnh, thông tin mà các em đã sưu tầm được.
+ Nhóm Lào: sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Lào.
+ Nhóm Cam-pu-chia : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Cam - pu - chia.
+ Nhóm Trung quốc : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Trung Quốc.
4) Củng cố, dặn dò
 - Đọc phần ghi nhớ SGK/109
- NX tiết học, chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
- 1 em lên bảng vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu:
+ Trung Quốc ở phía Bắc nước ta.
+ Lào ở phía Tây Bắc nước ta.
+ Cam-pu-chia ở phía Tây Nam nước ta.
- Nghe
- TL nhóm 5, và ghi ra phiếu các câu trả lời cuả nhóm mình.
- Một số nhóm trình bày
+ Cam-pu-chia nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Lào, Thái Lan ; phía Đông giáp với Việt Nam ; phía Nam giáp biển và phía Tây giáp với Thái Lan.
+Thủ đô Cam-pu-chia là Phnôm Pênh.
+ Địa hình Cam-pu-chia tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích của Cam-pu-chia, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi thấp, có độ cao từ 200 đến 500 m.
+ Dân cư Cam-Pu-chia tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Các sản phẩm chính của ngành nông nghiệp Cam-pu-chia là lúa gạo, hồ tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.
+ Vì giữa Cam-pu-chia là Biển Hồ, đây là một hồ nước ngọt lớn như " biển" có trữ lượng cá tôm nước ngọt rất lớn.
+ Người dân Cam-pu-chia chủ yếu là theo đạo phật. Cam-pu-chia có rất nhiều đền, chùa tạo nên những phong cảnh đẹp, hấp dẫn. Cam-pu-chia được gọi là đất nước chùa tháp.
- TL nhóm 2
- Một so em trả lời
+ Lào nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung quốc ; phía Đông và Đông Bắc giáp với Việt Nam ; phía Nam giáp Cam-pu-chia ; phía Tây giáp với Thái Lan ; phía Tây Bắc giáp Mi-an-ma, nước lào không giáp biển
+ Thủ đô của Lào là Viêng Chăn.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên.
+ Các sản phẩm của Lào là quế, cánh kiến, gỗ quý và lúa gạo.
+ Người dân Lào chủ yếu theo đạo Phật
- Tìm hiểu, trả lời
+ Trung quốc trong khu vực Đông Á. Trung quốc có chung biên giới với nhiều quốc gia như Mông cổ, Triều Tiên, Liên bang Nga, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Ấn Độ, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ca-dắc-xtan. Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
+ Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh.
+ Trung Quốc là nước có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. Phía Đông bắc là đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn, ngoài ra còn một số đồng bằng nhỏ ven biển.
+ Từ xa xưa đất nước Trung quốc đã nổi tiếng với chè, gốm sứ, tơ lụa. Ngày nay, kinh tế Trung quốc đang phát triển rất mạnh. Các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô tô.........
+ Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng (trên 2000 năm trước đây) để bảo vệ đất nước các đời vua Trung Hoa sau này tiếp tục xây thêm nên Trường Thành ngày càng dài. Tổng chiều dài của Vạn lí Trường Thành là 6700 km. Hiện nay đây là 1 khu du lịch nổi tiếng.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Trình bày tranh ảnh, thông tin của nhóm mình.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tiết 3 - LTT
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Ôn cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Cho HS nêu cách tính
+ DTxq hình hộp CN, hình lập phương.
+ DTtp hình hộp CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viết công thức.
 Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Người ta làm một cái hộp không nắp hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 12cm, chiều cao 8 cm. Tính diện tích bìa cần để làm hộp (không tính mép dán).
Bài tập 2: Chu vi của một hình hộp chữ nhật là bao nhiêu biết DTxq của nó là 385cm2, chiều cao là 11cm.
Bài tập3: Diện tích toàn phần của hình lập phương là 96 dm2 .Tìm cạnh của nó.
Bài tập4: (HSKG)
Người ta sơn toàn bộ mặt ngoài và trong của một cái thùng hình hộp chữ nhật có chiều dài 75cm, chiều rộng 43cm, chiều cao 28cm (thùng có nắp)
a) Tính diện tích cần sơn?
b) Cứ mỗi m2 thì sơn hết 32000 đồng. Tính số tiền sơn cái hộp đó?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS lên bảng viết công thức tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
* Sxq = chu vi đáy x chiều cao
* Stp = Sxq + S2 đáy
Hình lập phương : Sxq = S1mặt x 4
 Stp = S1mặt x 6
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
Diện tích xung quanh cái hộp là:
 (25 + 12) x 2 x 8 = 592 (cm2)
Diện tích đáy cái hộp là:
 25 x 12 =300 (cm2)
Diện tích bìa cần để làm hộp là:
 592 + 300 = 892 (cm2)
 Đáp số: 892cm2
Lời giải: 
Chu vi của một hình hộp chữ nhật là:
 385 : 11 = 35 (cm)
 Đáp số: 35cm
Lời giải:
 Ta có: 96: 6 = 16 (dm)
Mà 16 = 4 x 4 
Vậy cạnh của hình lập phương là 4 dm.
 Đáp số: 4dm
Lời giải:
 Diện tích xung quanh cái thùng là:
 (75 + 43) x 2 x 30 = 7080 (cm2)
 Diện tích hai đáy cái thùng là:
 75 x 43 x 2 = 6450 (cm2)
 Diện tích cần sơn cái thùng là: 
 (7080 + 6450) x 2 = 27060 (cm2)
 = 2,7060 m2
 Số tiền sơn cái hộp đó là: 
 32000 x 2,7060 = 86592 (đồng)
	Đáp số: 86592 đồng.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 - Thể dục
Nhảy dây - bật cao - trò chơi “ trồng nụ, trồng hoa”
I. Mục tiêu.
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau .Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác
- Làm quen động tác bật cao, yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng
- Chơi trò chơi trồng nụ trồng hoa, Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động
II. Địa điểm –Phương tiện .
- Sân thể dục 
- Thầy: giáo án, sách giáo khoa, đồng hồ thể thao, còi .
- Trò: sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định, chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và bóng để tập luyện.
 III . Nội dung – Phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu	
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai , gối, 
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Phần Cơ bản
- ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau
- Làm quen nhảy bật cao
18-20 phút
Chia tổ tập luyện GV quan sát h /s thực hiện, sửa chữa động tác sai
- Chơi trò chơi trồng nụ trồng hoa 
- củng cố: tung và bắt bóng 
10 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác
GV và h /s hệ thống lại kiến thức
III. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5Tuan 21cktknbvmt.doc