Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 22 năm 2013

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 22 năm 2013

I/ Mục đích yêu cầu

- Hs biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời được toàn bộ các câu hỏi trong bài)

- Giữ gìn môi trường biển.

- Tích hợp GD biển, đảo và tích hợp GD môi trường: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.

II, Đồ dùng: Tranh sgk, bảng phụ

III/ Các hoạt động dạy- học

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 22 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
T1 - Tập đọc
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I/ Mục đích yêu cầu
- Hs biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời được toàn bộ các câu hỏi trong bài)
- Giữ gìn môi trường biển.
- Tích hợp GD biển, đảo và tích hợp GD môi trường: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.
II, Đồ dùng: Tranh sgk, bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc mẫu.
b)Tìm hiểu bài:
+ Bài văn có những nhân vật nào?
+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
+ Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
+ Hình ảnh làng chài mới ngoài đảo hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
+ Đoạn 2 cho em thấy điều gì? 
+ Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
+ Đoạn 3 cho em biết điều gì?
+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
+ Đoạn 4 cho em biết điều gì? 
+ Nội dung chính của bài là gì?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
Ghi đoạn 4 và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 4 theo cách phân vai. 
- GV đọc mẫu :
- Mời 4 HS đọc phân vai.
- Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghiã trang . . .
Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ vỗ vào vai Nhụ :
- Thế nào con đi với bố chứ ?
- Vâng ! - Nhụ đáp nhẹ.
- Vậy là việc đã quyết định rồi . Nhụ đi / và sau đó/ cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó / ở mãi phía chân trời. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc nhóm đôi. Thi đọc diễn cảm. 
3- Củng cố, dặn dò:
-Gọi nhắc lại nội dung bài học .
-Giáo dục hs yêu quê hương đất nước, bảo vệ quê hương đất nước.
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt 
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Tiếng rao đêm.
- 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Người ông như toả ra hơi muối.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến thì để cho ai?
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến quan trọng nhường nào.
+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1- 2 nhóm đọc bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đoạn 1:
+ Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn.
+ Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
+ Chứng tỏ bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã
* Bố và ông Nhụ bàn việc di dân ra đảo.
- HS đọc đoạn 2:
+ Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất, có ruộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
+ Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống một ngôi làng ở trên đất liền - có chợ, có trường học, có nghĩa trang,...
+ Lợi ích của việc lập làng mới.
- HS đọc đoạn 3:
+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
* Những suy nghĩ của ông Nhụ.
- HS đọc đoạn 4.
+ Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
* Nhụ tin và mơ tưởng đến một làng mới.
* Bài cho thấy bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
- 4 HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Học sinh đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu văn, đoạn văn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 4 theo cách phân vai.
- Nhieàu hoïc sinh luyeän ñoïc dieãn caûm theo caùch phaân vai.
- Töøng nhoùm thi ñoïc dieãn caûm.
- HS neâu yù nghóa cuûa baøi: Boá con oâng Nhuï duõng caûm laäp laøng giöõ bieån
T2 - Toán 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
- HS biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
- Giải được bài toán 1, 2. HS khá, giỏi giải được toàn bộ các bài tập 
II, Đồ dùng: bảng phụ 
III/Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Luyện tập:	
*Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp, 1 Hs lên bảng.
- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
- GV lưu ý HS : 
+ Thùng không có nắp, như vậy tính diện tích quét sơn là ta phải tính diện tích xung quanh của thùng cộng với diện tích một mặt đáy.
+ Cần đổi thống nhất về cùng một đơn vị đo.
- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: HS khá, giỏi làm thêm.
- Cho Hs thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho và phải giải thích tại sao.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS nêu yêu cầu.
a) Đổi: 1,5m = 15dm
 Sxq = (25 +15) 2 18 =1440 (dm2)
Stp =1440 + 25 15 2 = 2190 (dm2)
b) Sxq= (dm2)
 Stp = (dm2)
- 1 HS nêu yêu cầu.
 Đổi: 8dm = 0,8 m
Diện tích xung quanh của thùng tôn đó là:
 (1,5 + 0,6) 2 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích quét sơn là:
 3,36 + 1,5 0,6 = 4,26 (m2)
 Đáp số: 4,26 m2.
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
 a) Đ b) S c) S d) Đ
T3 - Khoa học 
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng NL chất đốt.
- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
- GD tích hợp tiết kiệm NL: (mức độ toàn phần): 
 Sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
- GD KNS: Kĩ năng biết cách tìm tòi, bình luận, đánh giá quan điểm khác nhau về khai thác sử dụng chất đốt.
- GD biển, đảo: (mức độ tích hợp: bộ phận) Tài nguyên biển, dầu mỏ.
II. Đồ dùng dạy học:- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số loại chất đốt? 
- Nêu công dụng và việc khai thác của từng loại chất đốt?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới
- GV giới thiệu bài
- GV ghi tên bài
Hoạt động 1: Thảo luận về sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt
1. GV nêu yêu cầu
2. Tổ chức:
- GV yêu cầu HS triển khai nhóm.
3. Trình bày: 
- GV treo ảnh minh họa 9, 10, 11, 12 trang 88, 89 lên bảng, yêu cầu HS chỉ bảng và trả lời từng phần thảo luận.
Câu 1: Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than? 
Câu 2: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng. 
Câu 3: Bạn và gia đình bạn có thể làm gì để tránh lãng phí chất đốt?
Hỏi thêm: Vì sao tắc đường lại gây lãng phí xăng dầu?
4. Kết luận:
- GV nói: Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, đến môi trường. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ cạn kiệt do việc khai thác và sử dụng của con người. Con người đang tìm kiếm các nguồn năng lượng mặt trời, nước chảy
Hoạt động 2: Trò chơi “hái hoa dân chủ”
1.Nêu nhiệm vụ:
2.Tổ chức:
- GV đưa ra lọ hoa và những phần quà đã chuẩn bị rồi mời HS tham gia chơi.
Cụ thể:
Câu 1: Nêu ví dụ về sự lãng phí chất đốt.
Câu 2: Tại sao cần phải sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, chống lãng phí? 
Câu 3: Nêu ít nhất 3 việc làm thể hiện sự tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
Câu 4: Gia đình bạn đang sử dụng chất đốt gì? 
Câu 5: Khi sử dụng chất đốt, có thể gặp phải những nguy hiểm gì?
Câu 6: Cần phải làm gì để phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
Câu 7: Tác hại của việc sử dụng chất đốt đối với môi trường không khí là gì?
Câu 8: Các biện pháp nào có thể hạn chế được những tác hại do sử dụng chất đốt gây ra?
2 - 3 HS trình bày
- HS mở sgk trang 88, ghi tên bài.
- HS Lắng nghe yêu cầu của GV
- Các tổ thảo luận nhóm các vấn đề được đề cập.
- HS dừng việc thảo luận và chuẩn bị lên trình bày
- Đại diện các nhóm lên trình bày từng ý - HS trả lời
+ Hình ảnh minh họa: rừng bị tàn phá → lũ lụt, đất đai khô cằn
- Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường. 
+ Hình một số mỏ than đã qua khai thác, trông tan hoang
+ ( Hình 9, 10, 11, 12)
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là vô tận vì chúng được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm
- HS liên hệ thực tế 
- HS Lắng nghe.
* KNS:Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS xung phong lên hái hoa chọn câu trả lời.
- HS trả lời
+ Vì năng lượng chất đốt có hạn, nếu sử dụng không có kế hoạch, sử dụng bừa bãi thì sẽ bị hết.
- Củi, rơm,
- Hoả hoạn, nổ bình ga, ngộ độc khí đốt,
+ Cần sử dụng cẩn thận, khi dùng nên chú ý để tắt ngay sau khi sử dụng (đối với củi, ga)
+ Vì tất cả các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí các- bô- níc cùng nhiều loại khí và chất độc khác làm ô nhiễm không khí, có hại cho con người, động vật, thức vật; làm han rỉ các đồ dùng, máy móc bằng kim loại.
- Làm sạch, khử độc các khí thải. Dùng ống dẫn khí lên cao
3.Kết luận: 
- GV nêu: Chất đốt cung cấp một nguồn năng lượng lớn duy trì các hoạt động hàng ngày của con người. Đó không phải là nguồn năng lượng vô tận. 
4. Củng cố- Dặn dò
- GV hỏi: Chất đốt cung cấp năng lượng cho con người trong những hoạt động nào?
→ GV tổng kết: Chất đốt bị đốt cháy sẽ cung cấp năng lượng cho con người để đun nóng, thắp sáng, chạy máy, sản xuất ra điệnCần tránh lãng phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt.
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Xem bài 44 (trang90)
 + Chuẩn bị tranh ảnh về sử dụng năng lượng nước chảy.
T4-Đạo đức
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu 
1- KT: HS bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
2- KN: Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em ở địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọ ... miếng vỏ lon nước đã được tách mảnh, 1 khay đựng nước và 3 đoạn dây đồng cỡ 1,5 li ( xem hình vẽ minh họa trang 91 ).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
T1-Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC.
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6.
 I / MỤC TIÊU:
 HS thuộc lời ca, thể hiện tình cảm triều mến, tha thiết của bài “ Tre ngà bên lăng Bác”.
 HS tập hát kết hợp vận động theo nhạc. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
 HS thể hiện đúng cao độ,trường độ bài TĐN số 6.TĐN,ghép lời ca kết hợp gõ phách.
 II/ Chuẩn bị: Đàn, nhạc cụ gõ, một vài động tác phụ họa.
 Đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 6 chính xác.
 III/ Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học.
 2/ Phần hoạt động:
 a/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Tre ngà bên lăng bác”.
 GV đàn lại giai điệu bài hát Tre ngà bên lăng Bác cho HS nghe.
GV hướng dẫn HS hát kết hợp động tác phụ họa theo gợi ý sau:
 - Động tác 1: “ Bên lăng ............thêu hoa” . Hát và đung đưa theo nhịp 3.
 - Động tác 2: “ Rất trong............ngây thơ”. Tay phải đưa từ dưới lên cao, hơi chếch về bên phải, lòng bàn tay ngửa, mắt nhìn theo tay đến chữ “tiếng chim”thứ 2 lòng bàn tay úp hạ tay dần dần xuống.
 - Động tác 3: “Rất xanh.........ngân nga”. Như động tác 2 nhưng đổi tay trái.
 - Động tác 4: “Một khoảng ..........tre ngà”. Hai tay đưa vòng từ dưới lên trước mặt rồi lên cao, mắt nhìn theo tay. Sau đó 2 tay thu lại, đan chéo trước ngực.
b/ Hoạt động 2: Học bài TĐN số 6.
 - Bài TĐN số 6 được trích ra từ bài hát nào? Có những hình nốt gì? Có bao nhiêu nhịp
 + Hãy kể tên các nốt trong phần luyện tập cao độ? 
 3/ Phần kết thúc:
 Về nhà tập chép bài TĐN vào giấy.
 Xem trước tiết học sau: Ôn tập 2 bài hát “ Hát mừng, Tre ngà bên lăng Bác”.
Cho HS hát lại 1 lần GV đệm đàn theo.
 Cho HS lên trình bày bài hát theo hình thức đơn ca cả lớp gõ thanh phách đệm theo nhịp 3.
GV cho HS làm nhiều lần cho thành thạo. Từng nhóm trình diễn cho cả lớp xem.
? ( Trích bài Chú bộ đội, hình nốt đen, nốt móc đơn, nốt trắng)
Hướng dẫn HS đọc tên nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc số 6. Kết hợp gõ phách tốc độ chậm vừa.
 HS đọc nhạc kết hợp ghép lời ca và gõ đệm theo phách.
 Chọn 2 HS khá đọc bài TĐN, GV có thể nhận xét và cho điểm.
- cả kớp đọc lại bài TĐN và gõ đệm theo phách.
 T2- Địa lí
CHÂU ÂU
I/ Mục tiêu: 
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
- GD môi trường: Một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Mối quan hệ gia tăng dân số và việc khai thác môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học: -Bản đồ tự nhiên châu Âu, quả địa cầu. -Bản đồ các nước châu Âu.
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài:
1.Vị trí địa lí, giới 
HĐ2: ( Làm việc cá nhân): 
-HS làm việc với hình 1-SGK và bảng số liệu về diện tích các châu lục ở bài 17, trả lời câu hỏi:
+Em hãy cho biết châu Âu tiếp giáp với châu lục, biển và đại dương nào?
+Em hãy cho biết diện tích của châu Âu, so sánh với diện tích châu á?
-Mời một số HS trả lời và chỉ lãnh thổ châu Âu trên bản đồ.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- Nêu vị trí địa lí , giới hạn; diện tích của châu Âu. So sánh diện tích châu Âu với châu Á.
- GV bổ sung ý: châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á- Âu, chiếm gần hết phần Đông của bắn cầu Bắc.
2. Đặc điểm tự nhiên :
HĐ 3: ( làm việc theo nhóm) :
Nêu đặc điếm dịa hình châu Âu ?
+Hãy đọc tên các đồng bằng, dãy núi và sông lớn của châu Âu, cho biết vị trí của chúng?
- Đồng bằng :
- Đồi núi :
Khí hậu :
Sông:
Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
3. Dân cư và HĐ kinh tế ở châu Âu
HĐ 3 : ( làm việc cả lớp) :
+Cho biết dân số châu Âu? 
+So sánh dân số Châu Âu với dân số Châu á.
+Cho biết sự khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu á?
Hãy nêu nhận xét về dân số ở châu Âu ?
-Bước 3: HS quan sát hình 4:
Kể tên các hoạt động sản xuất ở châu Âu ?
Kết luận: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- HS
- HS chú ý lắng nghe.
- HS làm việc với H1 và bảng số liệu về DT của các châu lục ở bài 17; trả lời các câu hỏi.
-Giáp Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, châu á...
-Diện tích châu Âu là 10 triệu km2. Bằng 1/4 S châu á.
- HS trả lời + chỉ bản đồ
* Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương
- Các nhóm quan sát H1 trong SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi , đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi, đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu. Sau đó, tìm vị trí của các ảnh ở H2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ H1
* 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
*Châu Âu có những đồng bằng lớn trải từ Tây Âu qua Trung Âu sang Đông Âu ( đồng bằng chiếm 2/3 DT châu Âu); 
Đồng bằng Tây Âu, đồng bằng Trung Âu, đồng bằng Đông Âu.
* Các dãy núi nối tiếp nhau ở phía Nam 
( dãy An-pơ, dãy Các-pác); phía bắc : dãy Xcan-đi-na-vi, dãy U-ran là ranh giới của châu Âu với châu Á,
* Châu Âu chủ yếu nằm ở đới khí hậu ôn hoà, có rừng lá kim và rừng lá rộng.
Mùa đông, gần hết lãnh thổ châu Âu phủ tuyết trắng
+Sông: Von-ga, Đa-nuyp
* Các nhóm trình bày kết quả làm việc với kênh hình, sau đó HS nhận xét lẫn nhau
- HS nhận xét bảng số liệu ở bài 17 về dân số châu Âu, quan sát H3 để nhận biết của người dân châu Âu với người dân châu Á.
+ Dân số Châu Âu: 728 triệu người 
+ Châu Âu có số dân ít hơn châu á
+Châu Âu chủ yếu là người da trắng 
* Đứng thứ tư, gần bằng 1/5 dân số châu Á, Dân cư chủ yếu là người da trắng, mũi cao, tóc vàng, ...
- HS cả lớp quan sát H4
* Trồng cây lương thực, sản xuất hóa chất, sản xuất ôtô, hàng điện tử, ...
- Đọc phần bài học.
T3-LTT LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Ôn cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Cho HS nêu cách tính
+ DTxq hình hộp CN, hình lập phương.
+ DTtp hình hộp CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viết công thức.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Hình lập phương thứ nhất có cạnh 8 cm, Hình lập phương thứ hai có cạnh 6 cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mỗi hình lập phương đó?
Bài tập 2: Một cái thùng không nắp có dạng hình lập phương có cạnh 7,5 dm. Người ta quét sơn toàn bộ mặt trong và ngoài của thùng dó. Tính diện tích quét sơn?
Bài tập3: (HSKG)
 Người ta đóng một thùng gỗ hình lập phương có cạnh 4,5dm.
a)Tính diện tích gỗ để đóng chiếc thùng đó?
b) Tính tiền mua gỗ, biết cứ 10 dm2có giá 45000 đồng. 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS lên bảng viết công thức tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
* Sxq = chu vi đáy x chiều cao
* Stp = Sxq + S2 đáy
Hình lập phương : Sxq = S1mặt x 4
 Stp = S1mặt x 6.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
Diện tích xung quanh hình lập phương thứ nhất là: 8 x 8 x 4 = 256 (cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương thứ nhất là: 8 x 8 x 6 = 384 (cm2)
Diện tích xung quanh hình lập phương thứ hai là: 6 x 6 x 4 = 144 (cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương thứ hai là: 6 x 6 x 6 = 216 (cm2)
 Đáp số: 256 cm2, 384 cm2
 	 144 cm2, 216 cm2
Lời giải:
 Diện tích toàn phần của cái thùng hình lập phương là: 7,5 x 7,5 x 5 = 281,25 (dm2)
Diện tích quét sơn của cái thùng hình lập phương là: 281,25 x 2 = 562,5 (dm2)
	 Đáp số: 562,5 dm2
Lời giải: 
Diện tích gỗ để đóng chiếc thùng đó là:
 4,5 x 4,5 x 6 = 121,5 (dm2)
Số tiền mua gỗ hết là:
 45000 x (121,5 : 10) = 546750 (đồng)
 Đáp số: 546750 đồng.
- HS chuẩn bị bài sau.
 T4-Thể dục :
Nhảy dây - bật cao - trò chơi “ trồng nụ, trồng hoa”
I. Mục tiêu.
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau .Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác
- Làm quen động tác bật cao, yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng
- Chơi trò chơi trồng nụ trồng hoa, Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động
II. Địa điểm –Phương tiện .
- Sân thể dục 
- Thầy: giáo án, sách giáo khoa, đồng hồ thể thao, còi .
- Trò: sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định, chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và bóng để tập luyện.
 III . Nội dung – Phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai , gối, 
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Phần Cơ bản
- ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau
- Làm quen nhảy bật cao
18-20 phút
Chia tổ tập luyện GV quan sát h /s thực hiện, sửa chữa động tác sai
- Chơi trò chơi trồng nụ trồng hoa 
- củng cố: tung và bắt bóng 
10 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác
GV và h /s hệ thống lại kiến thức
III. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5Tuan 22cktknbvmt.doc