Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Trường Đông A

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Trường Đông A

I-Mục tiêu:

-Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

-Hiểu nội dung:Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II-Chuẩn bị:

Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
24
Thứ hai, ngày 18 tháng 2 năm 2013
TẬP ĐỌC
Tiết 47: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I-Mục tiêu:
-Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
-Hiểu nội dung:Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III-Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần, trả lời câu hỏi :
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
+ Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
HĐ 1:Hướng dẫn HS luyện đọc:
- GV đọc bài văn : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tích chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
-Gọi 1 hs khá, giỏi đọc bài
-Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ khó.
- Gọi 3HS đọc nối tiếp lần 2 và giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK.
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- Mời 1 HS đọc cả bài.
-GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn.
HĐ 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
-Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi theo nhóm. 
+ Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ?
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội ?
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?
GV : Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống thật sự, thanh bình.
+ Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ?
Giáo viên phát phiếu và bút dạ cho các nhóm:
- GV mở bảng phụ viết sẵn tên 5 luật của nước ta. Gọi 1 HS đọc lại:
VD: Luật Giáo dục, luật giao thông đường bộ, luật bảo vệ môi trường, luật phổ cập giáop dục tiểu học, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
-Gọi 1 hs đọc lại bài.
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
HĐ 3:Luyện đọc diễn cảm :
- Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. 
-GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1:
+ GV đọc mẫu, nhấn giọng: cây đa, cây đa, cây sung, cây sung, mẹ cha, mẹ cha, không hỏi cha cóng chẳng nói với mẹ, ông già .bà cả, xét xử, đánh cắp, bồi thường gấp đôi, cùng đi, cùng bước, cùng nói, có tội.
-YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
-Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố 
+ Học qua bài này em biết được điều gì ? 
+ Giáo dục hs : Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. 
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài :Hộp thư mật – Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi sgk
--------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 115: THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I-Mục tiêu:
-Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
-Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5.
III-Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,5 m; chiều rộng 2,1 m; chiều cao 8m.
3. Bài mới:
-HĐ 1:Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình lập phương
+GV tổ chức để HS tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích của hình lập phương như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật.
+GV nhận xét và đánh giá.
HS nhắc lại công thức tính thể tích hình lập phương.
-HĐ 2: Thực hành
+BT 1:Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương để giải BT vào vở.
Một số HS làm bảng lớp. Cả lớp, GV nhận xét.
+BT 2:HS khá, giỏi . Nếu không đủ thời gian cho HS về nhà làm.
-HĐ 2:Củng cố
HS nhắc lại cách tính thể tích hình lập phương.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung Xem trước các bài tập sgk
------------------------------------------------------------ 
Khoa học
Tiết 47: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (Tiếp theo)
I-Mục tiêu:
Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
II-Chuẩn bị:
Pin , dây điện, bóng đèn.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ đâu?
Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng?
2.Bài mới:
-HĐ 1: Tìm hiểu vai trò của cái ngắt điện
HS quan sát hình trang 97, trao đổi với bạn bên cạnh mô tả cấu tạo cái ngắt điện.Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì ?Nó ở vị trí nào trong mạch điện ? Nó chuyển động như thế nào ?
HS trình bày , cả lớp-GV nhận xét.
-HĐ 2: Củng cố
Em biết những cái ngắt điện nào trong cuộc sống?
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện – Đọc thông tin sgk
------------------------------------------------------------ 
KỂ CHUYỆN
Tiết 24: THỰC HÀNH KỂ CHUYỆN 
I. Mục đích –yêu cầu: 
1. KT: Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh. HS kể (các em chưa được kể ở tiết trước) câu chuyện ở tuần 23
2- KN: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp các chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
3- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập, có ý thức góp phần bảo vệ trật tự an ninh.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Một số truyện, sách, báo liên quan.
III/ Các hoạt động dạy học: 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:- Ghi bảng 
2. Vào bài: Đề bài: 
a/ Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
- Cho HS nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể.
b. HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu truyện.
+ Đại diện các nhóm lên thi kể.Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện. . HS kể (các em chưa được kể ở tiết trước) câu chuyện ở tuần 23
+Cả lớp và GV nhận xét, tích điểm, bình chọn: 
+ Bạn kể chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.
*Qua câu chuyện các em học tập được điều gì?
3/Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài.
------------------------------------------------------------ 
Thứ ba, ngày 19 tháng 2 năm 2013
CHÍNH TẢ
Tiết 24: NÚI NON HÙNG VĨ
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
-Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT 2).
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ
III-Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi một HS đọc cho 2 HS viết lại trên bảng lớp những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài : Tiết này các em nghe thầy đọc để viết chính tả bài Núi non hùng vĩ. Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. 
- GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc. 
- Gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp luyện viết vào giấy nháp. 
*- GV đọc cho HS viết bài. 
- GV đọc bài cho HS soát lỗi. 	
- GV thu khoảng 10 bài để chấm, chữa bài, nêu nhận xét. 
HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2 : Gọi hs đọc đề bài.
- Gọi một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng:
Bài tập 3 : Gọi hs đọc đề bài. (HD cho HS khá - giỏi)
- GV treo tờ phiếu viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự (1,2,3,4,5)lên bảng, mời một HS đọc lại các câu đó bằng thơ. 
- GV : Bài thơ đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả tên một số nhân vật lịch sử.
- GV chia lớp thành 5 nhóm . Phát cho mỗi nhóm bút dạ và giấy khổ to. Các nhóm đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy (bí mật lời giải)
- Nhóm nào làm xong, gập giấy, đại diện nhóm lên bảng. Đại diện nhóm xong sớm nhất sẽ được đứng đầu hàng. Sau thời gian quy định, các đại diện dán bài lên bảng lớp, lần lượt trình bày kết quả (Đọc câu đố trên bảng phụ-chỉ vào giấy nói lời giải, tiếp tục như vậy đến hết. 
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
3. Củng cố 
-Gọi hs nêu cách viết hoa tên người (tên người dân tộc), tên địa lí.
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị : Ai là thủy tổ loài người – Viết từ khó trong bài
------------------------------------------------------------ 
Luyện từ và câu
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 46: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I-Mục tiêu:
-Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí ; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra câu ghép .
 - Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
 II-Chuẩn bị:
 Bảng phụ
 III- Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 HS nhắc lại nghĩa của từ trật tự .
 HS làm lại BT 2 của tiết trước.
Nhận xét chung
3. Bài mới:
Luyện tập
 +BT1: HS trao đổi với bạn bên cạnh tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong mẩu chuyện vui Người lái xe đãng trí .
HS trình bày, cả lớp 
–GV nhận xét , sửa chữa.
+BT2: HS tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống ở các câu a, b,c.
HS làm vào vở, 3HS làm bảng phụ.
Cả lớp, GV nhận xét.
-HĐ 3:Củng cố 
 HS nhắc lại ghi nhớ SGK.
4. Nhận xét, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ:Trật tự-An ninh – xem trước các bài tập sgk
--------------------------------------------------- 
Lịch sử
Tiết 23: NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I-Mục tiêu:
-Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
-Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
II-Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra như thế nào? 
Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre.
3. Bài mới:
- HĐ 1: Nhiệm vụ của miền Bắc sau năm 1954 và hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội
HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời câu hỏi: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì? Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại? Đó là nhà máy nào?
HS trả lời, GV chốt lại.
- HĐ 2: Quá trình xây dựng và những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc  ... TỪ: TRẬT TỰ-AN NINH
I-Mục tiêu:
Làm được bài tập 1; tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh (BT2); hiểu được nghĩa của những từ ngữ đã cho và xếp được vào nhóm thích hợp(BT3); làm được BT4.
- Giảm tải BT 2, BT3
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ
III-Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Mời 1 học sinh đọc ghi nhớ về cách nối các vế câu trong câu ghép có qh tăng tiến.
- HS làm BT1 (phần Luyện tập) tiết LTVC trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài tập 1: Gọi học sinh đọc đề bài.
- GV lưu ý các em đọc kĩ nội dung từng dòng để tìm đúng nghĩacủa từ an ninh
a)Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.
b) Yên ổn về chính trị và trật tự xh.
c) Không có chiến tranh và thên tai.
- GV chốt lại, nếu học sinh chọn đáp án a, giáo viên cần giải thích: dùng từ an toàn; nếu chọn đáp án c, giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ thay thế (hoà bình).
Bài tập: 2,3 giảm tải
Bài tập 4.: Giành nhiều t/g:
Gọi học sinh đọc đề bài.
- Gọi một HS đọc bài tập 4. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV dán lên bảng phiếu kẻ bảng phân loại; nhắc HS đọc kĩ, tìm đúng những từ ngữ chỉ việc làm, những cơ quan, tổ chức; những người giúp em bảo vệ an toàn cho mình khi không có cha mẹ ở bên.
- GV nhắc cả lớp ghi vắn tắt các từ ngữ; phát phiếu cho 3 HS.
- GV nhận xét, loại bỏ những từ ngữ không thích hợp, bổ sung những từ ngữ bị bỏ sót, hoàn chỉnh bảng kết quả:
+ Từ ngữ chỉ việc làm 	
+ Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức 
+ Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên 
3. Củng cố 
- Gọi hs nêu một số từ vừa học nói về chủ đề: Trật tự- an ninh.
4. Dặn dò: 
- Dặn HS đọc lại bản hướng dẫn ở BT4, ghi nhớ những việc làm, giúp em bảo vệ an ninh cho mình.
- GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị:Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng – Xem trước các bài tập trong sgk
--------------------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 118: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. KT: Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, về thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2- KN: Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài toán có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
3-GD: Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.nội dung bài, trực quan. SGK, Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, bảng con, Ê ke ..vở nháp, ôn lại kiến thức cũ 
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
Bài 1: Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm để tìm 45% của 80 
Học sinh làm bài vào vở.
10% của 80 là : 8
20% của 80 là : 16
15% của 80 là : 12
45% của 80 là : 36
Bài 2: Tính thể tích hình lập phương biết diên tích toàn phần là 294 dm2.
- Gọi nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng.
Bài giải:
Diện tích một mặt của hình lập phương là: 294 : 6 = 49(m2 )
Vì diện tích một mặt của hình lập phương là 49m2 mà 49 = 7 7 Vậy cạnh của hình lập phương là: 7 m
Thể tích hình lập phương là: 
7 7 7 = 343 (m3 )
Đáp số: 343 m3 
Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh 600cm2, chiều cao 10cm, chiều dài hơn chiều rộng 6cm. Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó.
- Hướng dẫn làm bài cá nhân. Chấm bài
- Gọi HS chữa bảng.
Bài giải:
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là: 
600 : 10 = 60( cm)
Nửa chu vi là: 60 : 2 = 30( cm)
Chiều hình hộp chữ nhật là:
 (30 + 6) : 2 = 18( cm)
Chiều hình hộp chữ nhật là:
30 – 18 = 12( cm)
Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:
18 12 10 = 2160 (cm3)
 Đáp số: 2160cm3
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau. 
- Chuẩn bị: Luyện tập chung – Xem trước các bài tập sgk
---------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 24: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiếp theo)
I-Mục tiêu:
-Biết Tổ quốc em là Viêt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
-Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của tổ quốc Việt Nam.
-Có ý thức học tập , rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
-Yêu Tổ quốc Việt Nam.
*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
- Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam).
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
- Kĩ năng hợp tác nhóm.
- Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam
II-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
Chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
2.Bài mới:
-HĐ 1:Tìm hiểu về đất nước Việt Nam (BT1)
HS thảo luận nhóm 4, cho biết các mốc thời gian và địa danh đã cho ở BT1 liên quan đến những sự kiện nào của đất nước ta.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại.
-HĐ 2: Đóng vai (BT3)
HS đọc yêu cầu của BT, trao đổi với bạn bên cạnh.
Một số HS lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
Cả lớp, GV nhận xét.
-HĐ 3: Củng cố
HS đọc thơ, hát về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học:
Chuẩn bị: Em yêu hòa bình – Xem trước các bài tập đạo đức
-------------------------------------------------------- 
Địa lí
Tiết 24: ÔN TẬP
I-Mục tiêu:
-Tìm được vị trí châu Á , châu Âu trên bản đồ.
-Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về : diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
II-Chuẩn bị:
Bản đồ Thế giới.
Bản đồ Tự nhiên Thế giới.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Nêu những đặc điểm nổi bật của Liên bang Nga, Pháp?
HS lên chỉ vị trí của Liên bang Nga và Pháp trên bản đồ.
Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp của Pháp?
2.Bài mới:
-HĐ 1:Quan sát bản đồ
Một số HS lên chỉ vị trí của châu Á, châu Âu trên bản đồ Thế giới và chỉ một số dãy núi :Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên bản đồ Tự nhiên Thế giới.
Cả lớp, GV nhận xét.
-HĐ 2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu
HS đọc yêu cầu của BT 2. 
 - GV hướng dẫn cách làm .
HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài vào vở nháp.
Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp, GV nhận xét chốt lại.
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại các đặc điểm về địa hình của châu Á, châu Âu.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị: Châu Phi
– Đọc thông tin sgk và các câu hỏi cuối bài
-------------------------------------------------------- 
Thứ sáu, ngày 22 tháng 2 năm 2013
Tập làm văn
Tiết 48: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I-Mục tiêu:
-Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
-Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II- Chuẩn bị:
Bảng phụ
III- Các hoạt động day học:
1. KT bài cũ
- Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
-Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
a) Chọn đề bài:
- Mời 1 học sinh đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể chọn tả đồ vật trong nhà em yêu thích (cái ti vi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học) ; một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em, 
b) Lập dàn ý: 
- Mời 1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Mời học sinh nói đề bài mình chọn.
- YC học sinh dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp. GV phát bảng phụ cho 3 học sinh làm.
- YC học sinh làm bảng phụ dán lên bảng lớp. GV cùng học sinh nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý. 
- YC học sinh tự sửa bài, giáo viên nhắc : 3 dàn ý trên là của 3 bạn, các em cần sửa theo ý của riêng mình, không bắt chước.
- Mời vài học sinh đọc dàn ý của mình.
Bài tập 2:Mời học sinh đọc yêu cầu bài và gợi ý 2.
- YC học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình.
- Gv nhận xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày.
- YC cả lớp chọn người trình bày hay nhất. Vd có cách trình bày thành câu hoàn chỉnh.
3. Củng cố: - Gọi hs có dàn ý hay đọc cho cả lớp nghe.
4. Dặn dò
- Dặn học sinh hoàn chỉnh dàn ý để giờ sau kiểm tra.	- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị : Kiểm tra viết – Xem lại các đề kiểm tra và chuẩn bị giấy kiểm tra
--------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 119: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
Biết tính diện tích hình tam giác , hình thang, hình bình hành, hình tròn.
Làm được BT 1 a và BT 3.
II- Chuẩn bị:
Hình vẽ như SGK
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại đặc điểm của hình trụ, hình cầu.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS làm BT
+BT 1:HS đọc yêu cầu của BT.
Câu a: HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác .GV gợi ý cách làm,cả lớp làm vào vở, 1 HS làm ở bảng lớp.
Câu b:GV hướng dẫn , HS về nhà làm.
+BT2: GV gợi ý .HS về nhà làm.
+BT 3: HS đọc yêu cầu của BT. GV hướng dẫn để HS biết tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn : Lấy diện tích hình tròn trừ diện tích hình tam giác vuông ABC.
Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ.Nhận xét, sửa chữa.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác , diện tích hình tròn.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị:Luyện tập chung – Xem trước các bài tập sgk
------------------------------------------------------------ 
Âm nhạc
Tiết 24: Ôn tập bài hát tự chọn
BÀI ĐẤT NƯỚC TƯƠI ĐẸP SAO
Nhạc Ma-lai-xi-a
Lời Việt: Vũ Trọng Tường.
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp với các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Máy đĩa, đĩa nhạc lớp 5,hát chuẩn xác bài hát.
Học sinh: Sách, vở, đọc lời bài hát.
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu cả lớp hát bài Tre ngà bên Lăng Bác. GV nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động : Ôn hát bài “Đất nước tươi đẹp sao”.
- GV trình bày mẫu bài hát
 HS chú ý lắng nghe.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập hát cả bài theo dãy, nhóm, cá nhân.
- GV nhận xét, sửa sai.
- Hát kết hợp hoạt động.
- Thực hiện mẫu, hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động.
 HS thực hiện.
- Chỉ định học sinh khá thực hiện
- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo dãy, nhóm.
 HS thực hiện.
- GV nhận xét đánh giá và hướng dẫn sửa sai.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo cá nhân.
 HS thực hiện.
- GV nhận xét đánh giá và hướng dẫn sửa sai.
4.Củng cố - Dặn dò:
Cho HS nhắc lại nội dung bài học.CB: Tiết 25: Ôn tập bài hát: Đất nước tươi đẹp sao – Tập đọc nhạc: TĐN số 7

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 24 mot cot.doc