Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 25 (giáo án buổi sáng)

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 25 (giáo án buổi sáng)

I-Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẽ đẹp tráng lệ của đến Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi SGK)

- Tàn tật: Đọc đúng 1 đoạn của bài

II-Đồ dùng : Tranh minh họa trong SGK.

III-Hoạt động dạy học:

1.Bài cũ:

-Gọi 2 HS đọc bài Hộp thư mật.

-GV hỏi: Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?

- GV nhận xét, ghi điểm

 2. Bài mới:

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 25 (giáo án buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ 2 ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tập đọc.
Phong cảnh đền Hùng.
I-Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẽ đẹp tráng lệ của đến Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
- Tàn tật: Đọc đúng 1 đoạn của bài
II-Đồ dùng : Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
-Gọi 2 HS đọc bài Hộp thư mật.
-GV hỏi: Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm
 2. Bài mới:
HĐ1: Luyện đọc:
-Một HS đọc toàn bài văn.
-HS đọc đoạn nối tiếp.
Đoạn 1: Từ đầu .... chính giữa.
Đoạn 2: Tiếp theo ...xanh mát.
Đoạn 3: Phần còn lại.
-Luyện đọc các từ ngữ: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc...
-HS đọc đoạn trong nhóm.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:
+Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?
+Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
+Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
+Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc.Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
+ Em hãy nêu nội dung bài
* Tàn tật: Hướng dẫn đọc đúng 1 đoạn của bài
HĐ3: Đọc diễn cảm.
-GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm bài văn: với thái độ tự hào, ca ngợi
-HS đọc diễn cảm bài văn theo nhóm
-HS thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét, khen những HS đọc hay.
 3.Củng cố,dặn dò:
-Bài văn nói lên điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
Toán
Kiểm tra
I, Mục tiêu: 
- Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS:
+ Tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm
+ Thu thập và xử lí thông tin về biểu đồ hình quạt
+ Nhận dạng, tính diện tích, thể tích một số hình đã học
II. Các hoạt động dạy học
1. Ôn định tổ chức, kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. GV chép đề: 
Đề bài : Phần I . Khoanh vào các chữ đặt trước câu trả lời đúng .
1 . Một lớp học có 16 nữ và 12 nam . Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ với số học sinh của cả lớp . 
 A. 18 % , B . 30 % , C . 40 % , D. 60 % 
2. Biết 25% của một số là 10 . Hỏi số đó bằng bao nhiêu ?
dd A = 10 , B = 20 , C = 30 , D = 40 
3. Qua bảng điều tra ý thích đối với một số môn thể thao 
 của 100 HS lớp 5 được biểu hiện trên biểu đồ hình quạt 
bên . Trong 100 HS đó , số HS thích bơi là : 
 A. 12 HS , B. 13 HS 
 C. 15 HS , D. 60 HS 
 4. Diện tích của phần đã tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây
là : A. 14 cm2 , B. 20 cm2 12cm
 C. 24 cm2 , D. 34 cm2 
 4cm
5. Diện tích của phần đã tô đậm dưới đây là:
 A. 6,28 m2 , B. 12,56 m2 
 C. 21,98 m2 , D. 50,24m2 
Phần II. Viết tên vào mỗi hình sau cho đúng .
2. Giải bài toán : (HS khá, giỏi làm)
Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m , chiều rộng 5,5m ,chiều cao 3,8m .Nếu mỗi người làm việc trong phòng đó đèu cần có 6m3 không khí thì có thể có nhiều nhất bao nhiêu học sinh trong phòng học đó , biết rằng lớp học chỉ có 1 giáo viên và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2m3 
3. HS làm bài- GV quan sát và có thể hướng dẫn HS yếu
4. HS nộp bài- GV thu bài chấm
Thang điểm: Phần 1 (6 điểm)
 Câu1 : 1 đ Câu 2: 1 đ Câu 3: 1 đ Câu 4 : 1,5 đ Câu 5: 1,5 đ
	Phần 2 (4 điểm)
Câu 1: 1 điểm Câu 2 : 3 điểm
_____________________________________________
Chính tả.(Nghe-viết)
 Ai là thủy tổ của loài người?
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng chính tả bài Ai là thủy tổ loài người?
 Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2)
II-Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
-Hai HS viết lại lời giải câu đố tiết chính tả trước.
-GV nhận xét cho điểm.
 2.Bài mới:
HĐ 1: Viết chính tả.
-GV đọc bài Ai là thủy tổ của loài người?
-Gọi 1 HS đọc bài chính tả,cả lớp đọc thầm.
-GV hỏi: Bài chính tả nói về điều gì?
-HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: Chúa Trời, A-Đam,Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa,Ân Độ, Bra-hma,Sác-lơ Đác- uyn...
-GV đọc cho HS viết chính tả.
-GV đọc bài, HS soát lỗi.
-GV chấm một số bài.
-GV nhận xét chung và nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
HĐ 2: Bài tập
- Gọi 1 HS đọc mẫu chuyện vui SGK, lớp đọc thầm
- GV hỏi:.
+Tìm tên riêng trong mẫu chuyện vui. 
+Cách viết các tên riêng đó: 
- HS trình bày
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:
Tên riêng trong bài: Khổng Tử,Chu Văn Khang,Ngũ Đế,Chu,Cửa Phủ,
Khương Thái Công.
Cách viết các tên riêng đó: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt
* Tàn tật: Nhìn chép viết bài văn vào vở
3.-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người,tên địa lí nước ngoài.
________________________________________________
Khoa học.
 Ôn tập: Vật chất và năng lượng.
Giáo án dạy buổi chiều
I-Mục tiêu: 
-Các kiến thức phần vật chất và năng lượng, các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
-Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng
-Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II-Đồ dùng:
-Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sin hoạt hàng ngày.
-Pin,bóng đèn,dây dẫn.
III-Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (4')
- Em hãy nêu các cách phòng tránh bị điện giật?
- Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm điện?
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới
HĐ 1: trò chơi "ai nhanh, ai đúng"(15')
Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học
Tiến hành:
-GV lần lượt đọc từng câu hỏi trong SGK trang 100,101.
-Nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
-Đáp án câu trả lời đúng: 1-d; 2-b; 3-c; 4-b; 5-b 6-c.
Câu 7: Điều kiẹn xảy ra sự biến đổi hóa học:
a.Nhiệt độ bình thường.
b.Nhiệt độ cao.
c.Nhiệt độ bình thường.
d.Nhiệt độ bình thường.
HĐ 2: Quan sát và trả lời câu hỏi (14')
Mục tiêu:Củng cố kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
Tiến hành:
-GV y/c HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK.
-HS lần lượt trả lời các câu hỏi,GV kết luận:
Năng lượng cơ bắp của người.
Năng lượng chất đốt từ xăng.
Năng lượng gió.
Năng lượng chất đốt từ xăng.
Năng lượng nước.
Năng lượng chất đốt từ than đá.
Năng lượng mặt trời.
* GV liên hệ: Hiện nay xăng và than đá có phải là nguồn năng lượng vô tận không ?Nếu sử dụng không đúng cách có ảnh hưởng đến môi trường không?
 3.Củng cố,dặn dò: (2') 
Ôn lại kiến thức phần đã ôn tập.
GV nhận xét tiết học
_______________________________________________________________________
Thứ 3 ngày 9 tháng 3 năm 2010
Mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật: Xem tranh Bác Hồ đI công tác
(Cô Hạnh soạn)
_______________________________________
Thể dục.
 Bật cao. Trò chơi: chuyển nhanh,nhảy nhanh.
________________________________________
Toán.
 Bảng đơn vị đo thời gian.
I-Mục tiêu: 
- HS biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng
- Một năm nào đó thuộc thể kỉ nào 
- Đổi đơn vị đo thời gian
* HS trung bình : Làm bài 1; bài 2; bài 3 (a)
II-Đồ dùng: Bảng đơn vị đo thời gian.
III-Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 3 VBT
GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới
HĐ 1: Hệ thống các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các đơn vị đo:
bảng đơn vị đo thời gian:
-HS viết tên các đơn vị đo thời gian đã học.
-GV hỏi, HS lần lượt trả lời câu hỏi để hoàn thành bảng đơn vị đo thời gian.
VD: Một thế kỉ gồm bao nhiêu năm?
 Một năm có bao nhiêu tháng?...
-HS nhắc lại toàn bộ bảng đơn vị đo thời gian.
-Cho biết năm 2000 là năm nhuận thì các năm nhuận tiếp theo là những năm nào?
-Hãy nêu đặc điểm của năm nhuận?
-Nêu tên các tháng trong năm?
-Hãy nêu tên các tháng có 31 ngày?
-Hãy nêu tên các tháng có 30 ngày?Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
Ví dụ về bảng đơn vị đo thời gian.
-Một năm rưỡi là bao nhiêu năm?
- giờ là bao nhiêu phút?
-216 phút là bao nhiêu giờ?
*HS nêu cách làm,GV kết luận.
HĐ 2: Thực hành
Bài 1: 
-HS thảo luận nhóm 2 ,trả lời câu hỏi.
-GV Lưu ý: Cách xác định thế kỉ nhanh nhất là bỏ hai chữ số cuối cùng của số chỉ năm,cộng thêm1 vào số còn lại ta được số chỉ thế kỉ của năm đó.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở, 4 HS lên bảng làm
- Lớp và GV nhận xét, chốt đáp án đúng, chẳng hạn:
6 năm = 72 tháng 4 năm 2 tháng = 50 tháng phút = 30 giây
Bài 3: 
-Gọi HS lên bảng làm và giải thích cách làm.
- Gv hướng dẫn HS cách đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn
- GV nhận xét bài làm
* Tàn tật: Làm 1 số phép tính cộng số đo thời gian .
3. Củng cố ,dặn dò:
-Ôn lại bảng đơn vị đo.
-Hoàn thành bài tập trong SGK
______________________________________________
Luyện từ và câu.
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
I-Mục tiêu:
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được bài tập phần luyện tập
II-Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ:
-Gọi 2 HS làm bài tập 1,2 tiết LTVC trước.
-Nêu ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng? Cho VD?
-GV nhận xét,cho điểm.
 2.Bài mới:
HĐ 1: Phần nhận xét:
Bài 1: 
-HS dùng bút chì gạch dưới từ (trong những từ in nghiêng)lặp lại ở câu trước.
-HS phát biểu ý kiến.
-GV nhận xét.
Bài 2: Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng từ nhà,chùa,trường lớp thì nội dung 2 câu không ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau.
Bài 3: Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên.Nếu không có sự liên kết giữa hai câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn,bài văn.
HĐ 2: Ghi nhớ: HS đọc thuộc phần ghi nhớ.
HĐ 3: Luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi 2 HS đọc bài 
- HS thảo luận nhóm 4 tìm từ ngữ được lặp lại trong bài
- HS trình bày
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:
Từ trống đồng và Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu.
Cụm từ: anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu.
Bài 2:
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- HS trình bày
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:
 Các từ lần lượt cần điền vào chỗ trống là: thuyền,thuyền,thuyền,thuyền,thuyền,chợ,cá song,cá chim,tôm.
* Tàn tật: Hướng dẫn em San trả lời các câu đủ ý
 3.Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS ghi nhớ kiến thức vừa học về liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
____________________________________________________________
Thứ 4 ngày 10 tháng 3 năm 2010 .
ÂM nhạc
ÔN tập bài hát tuần 24. tđn số 7
__________ ... ớc bằng những từ đồng nghĩa để liên kết câu được gọi là phép thay thế từ ngữ.
HĐ 2: Phần ghi nhớ:
-HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
-HS lấy VD.
HĐ 3: Luyện tập.
Bài 1:
-Cả lớp làm bài tập vào vở.
-Gọi 2 HS làm bảng nhóm và trình bày.
-GV và cả lớp nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
+Từ anh ở câu 2 thay thế cho từ Hai Long ở câu 1.
+Cụm từ người liên lạc ở câu 4 thay cho người đặt hộp thư ở câu 2.
+Từ đó ở câu 5 thay cho những vật gợi ra hình chữ V ở câu 4.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm vào vở
- Một số HS trình bày miệng
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:
+Từ nàng ở câu 2 thay cho cụm từ vợ An Tiêm.
+Từ chồng ở câu 2 Thay cho An Tiêm ở câu 1.
 3.Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS ghi nhớ kiến thức đã học về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
__________________________________________________
Toán.
Trừ số đo thời gian.
I-Mục tiêu: Giúp HS.
-Biết cách thực hiện phép trừ số đo thời gian.
-Vận dụng giải bài toán đơn giản.
* HS trung bình: làm bài 1 và bài 2
* HS tàn tật Trừ số đo thơi gian không nhớ
II-Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 VBT.
- GV nhận xét, ghi điểm
 2.Bài mới:
HĐ 1: Hình thành kĩ năng trừ số đo thời gian.
*GV nêu bài toán như SGK.
-HS nêu phép tính của bài toán.
-HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- GV hướng dẫn HS cách tính
*GV nêu VD 2 trong SGK.
-Yêu cầu HS nêu phép tính.
-HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
-HS trình bày và nêu cách tính.
HĐ 2: Thực hành
 Bài 1: 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm
- Lớp và GV nhận xét, chốt đáp án đúng:
_
_
 23 phút 25 giây 54 phút 21 giây đổi thành 53 phút 81 giây
 15 phút 12 giây 21 phút 34 giây 21 phút 34 giây
 8 phút 13 giây 32 phút 47 giây
Bài 2: 
- Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Lớp và GV nhận xét
Bài 3: HS khá, giỏi làm
- Gọi 2 HS đọc bài toán
- 2 HS nêu cách giảI bài toán
- Hướng dẫn HS: Lấy thời điểm đến trừ thời điểm xuất phát rồi trừ đi thời gian nghỉ giữa đường
- 1 HS lên bảng làm
- Lớp và GV nhận xét
* Tàn tật: Làm một số phép trừ số đo thời gian không nhớ
 3.Củng cố,dặn dò: 
-Dặn HS ôn lại cách trừ số đo thời gian.
- GV nhận xét tiết học
__________________________________________________
Địa lí.
Châu Phi.
Giáo án dạy buổi chiều
I-Mục tiêu: 
- Mô tả được sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi
+ Châu Phi nằm ở phía Nam châu Âu và phía Tây Nam châu á , đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục
- Nêu được một số đặc điểm về đại hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên
+ Khí hậu nóng và khô
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van
- Sử dụng quả đại cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi
- Cvhỉ được vị trí của haong mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
II-Đồ dùng:
-Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới.
-Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ:
-Em hãy nêu những nét chính về châu á?
-Nêu những nét chính về châu Âu?
- GV nhận xét, ghi điểm
 2.Bài mới: 
HĐ 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi.
-GV treo bản đồ tự nhiên thế giới.
-HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và cho biết:
+Châu Phi nằm ở vị trí nào trên Trái Đất?
+Châu Phi giáp các châu lục,biển và đại dương nào?
+Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
-HS mở SGK trang 103 xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục để:
+Tìm số đo diện tích châu Phi?
+So sánh diện tích châu Phi với các châu lục khác?
-GV kết luận.
HĐ 2: Địa hình châu Phi.
-HS làm việc theo cặp,quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời câu hỏi:
+Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực biển?
+Kể tên và nêu vị trí của các bồn địa ở châu Phi?
+Kể tên và nêu các cao nguyên của châu Phi?
+Kể tên các hồ lớn của châu Phi?
-HS trình bày trước lớp,GV nhận xét ,bổ sung.
HĐ 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi?
-HS thảo luận theo nhóm,cùng đọc SGK để hoàn thành bài tập:
1.Điền các thông tin sau vào ô trống thích hợp của sơ đồ tác động của vị trí địa lí,đặc điểm lãnh thổ đến khí hậu của châu Phi.
Khô và nóng bậc nhất thế giới.
Rộng.
Vành đai nhiệt đới.
Không có biển ăn sâu vào đất liền.
1)
4)
2)`
3)
Châu Phi
2.Hoàn thành bảng thống kê sau:
Cảnh thiên nhiên châu Phi
Đặc điểm khí hậu,sông ngòi và động,thực vật
Phân bố.
Hoang mạc Xa-ha-ra
Rừng rậm nhiệt đới
Xa-van
-Vì sao hoang mạc xa-ha –ra thực vật và động vật lại rất nghèo nàn?
-Vì sao các xa-van động vật chủ yếu là các động vật ăn cỏ?
 3.Củng cố,dặn dò:
-GV tổ chức cho HS kể những câu chuyện,giới thiệu những bức ảnh,thông tin sưu tầm được về hoang mạc xa-ha-ra và rừng râm nhiệt đới ở châu Phi.
-GV tổng kết giờ học,về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau 
_____________________________________________________________
Thứ 6 ngày 12 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn.
Tập viết đoạn đối thoại.
I-Mục tiêu:
-Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp đưcợ các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp
- HS khá, giỏi: Biết phân biệt vai để đọc màn kịch (BT2,3).
II-Đồ dùng: Tranh minh họa Thái sư Trần Thủ Độ.
III-Hoạt động dạy học:
1: Giới thiệu bài.
2: Bài tập.
Bài 1:
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1
- Cả lớp đọc thầm đoạn trích truyện Thái sư Trần Thủ Độ
Bài 2:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2
+ HS 1 đọc yêu cầu BT2, tên màn kịch và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian
+ HS 2 đọc gợi ý về lời đối thoại
HS 3 đọc đoạn đối thoại
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập 2
- GV nhắc HS cách viết đoạn đối toại
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, ghi điểm cho các nhóm
Bài 3: HS khấ, giỏi làm
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nhắc HS:
+ Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch
- Các nhóm tự phân vai
- Từng nhóm trình diễn
- GV nhận xét, ghi điểm cho mỗi nhóm
Bài 1,2: HS làm việc theo nhóm.
-Các em đọc lại đoạn văn ở BT 1.
-Dựa theo nội dung BT1,viết tiếp một số lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch ở BT 2.
-HS trình bày kết quả bài làm.
-GV cùng cả lớp bình chọn nhóm viết đoạn đối thoại tốt nhất.
* Tàn tật: Nói một số câu đủ ý
 3.Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở;đọc trước tiết TLV tuần 26.
_________________________________
Thể dục
Phối hợp chạy đà - Bật cao- Trò chơI "Chuyền nhanh, nhảy nhanh"
Thầy Thuần soạn
____________________________________
Toán.
Luyện tập.
I-Mục tiêu:
- Biết cộng và trừ số đo thời gian.
-Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
- HS trung bình: làm bài 1 (b); bài 2 và bài 3
II-Hoạt động dạy học
 1.Bài cũ: (5')
-Gọi 2 HS nêu cách thực hiện phép cộng,trừ số đo thời gian.
-Gọi 1 HS giải bài tập 3 SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm
 2.Bài mới: (27')
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK
Bài 1: 
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS nối tiếp nhau đọc bài làm và giải thích cách làm.
-Nêu cách chuyển đổi số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ?
Bài 2:
-Ba HS thực hiện thực hiện trên bảng nhóm.
-2 HS Nêu cách cộng hai số đo thời gian?
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng ở bảng nhóm
Bài 3:
-HS lần lượt đọc kết quả và giải thích cách làm.
-Nêu cách trừ hai số đo thời gian.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng
Bài 4: HS khá, giỏi làm
- 2 HS đọc bài toán 
- Một ssó HS nêu cách hiểu của mình về bài toán
- GV hướng dẫn: Hiệu của 2 mốc thời gian chính là kết quả cần tìm
- 1 HS lên bảng làm
- Lớp và GV nhận xét, chốt đáp án đúng
* Tàn tật: Làm một số bài tập cộng, trừ số đo thời gian không nhớ
 3.Củng cố,dặn dò: (3')
-Ôn lại cách cộng,trừ số đo thời gian.
-Hoàn thành bài tập trong SGK.
- GV nhận xét tiết học
________________________________________
 hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp 
I. Mục tiêu :
- Đánh giá , nhận xét lại những công việc đã làm của HS trong tuần 25.
- Biểu dương khen ngợi những việc mà HS đã làm tốt ,nhắc nhở những việc làm chưa tốt cần khắc phục.
- Kế hoạch tuần 26
II. Hoạt động dạy học :
- Đánh giá nề nếp học tập , nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ , vệ sinh trực nhật của tuần 25 .
1. Đánh giá nền nếp học tập :
GV cho lớp trưởng điều khiển .
Các tổ nhận xét từng việc làm cụ thể của tổ mình .
Các thành viên trong tổ nhận xét .
GV nhận xét chung:
- Lớp học đã đi vào nền nếp song vẫn chưa ngoan ,ý thức học tập trong giờ học
Chưa cao vẫn còn biểu hiện quay cóp trong giờ kiểm tra ,việc học ở nhà còn non.
 - Nền nếp vệ sinh trực nhật :
 Các em đến làm trực nhật còn muộn ,một số em còn có biểu hiện lề mề ỉ lại người khác , tính tự giác chưa cao .
 - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ :Các em đã có ý thức sinh hoạt song nội dung sinh hoạt chưa đa dạng phong phú .
 - GV nhận xét xếp loại : Chọn ra tổ xuất sắc nhất , cá nhân xuất sắc.
 - Khen ngợi những tổ, cá nhân xuất sắc có thành tích cao nhất trong tuần . 
 2. Nhiệm vụ thực hiện trong tuần tới:
 - Lớp trưởng đề ra nhiệm vụ tuần tới cho cả lớp thực hiện. 
 - Tiếp tục nâng cao chất lượng nề nếp trong học tập ở lớp và ở nhà .
 - Trực nhật vệ sinh sạch sẻ đúng thời gian quy định của nhà trường ,của lớp. 
 - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ cần tăng hiệu quả hơn .
 - Nạp đủ các khoản tiền quy định.
 3. GV nhận xét tiết học :
 Dặn HS về nhà thực hiện những điều mà lớp đã đề ra.
______________________________
	Khoa học 
 Ôn tập: Vật chất và năng lượng (tiếp)
 (Giáo án dạy buổi chiều)
I-Mục tiêu: 
 Tiếp tục hoàn thành mục tiêu tiết 1:
-Các kiến thức phần vật chất và năng lượng,các kĩ năng quan sát,thí nghiệm.
-Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng
-Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II-Đồ dùng:
-Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sin hoạt hàng ngày.
-Pin,bóng đèn,dây dẫn.
 1 Bài cũ: (7')
-Kể tên về một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày?
-Kể tên các loại chất đốt thường dùng,chất đốt nào ở thể rắn,thể lỏng,thể khí?
- GV nhận xét, ghi điểm
 2.Bài mới (26')
 Trò chơi: Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.
-GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức “Tiếp sức”
-Chuẩn bị cho 3 nhóm 3 bảng phụ.
-Thực hiện:Mỗi nhóm cử từ 5 đến 7 người, xếp theo hàng 1.Khi GV hô “bắt đầu”HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống;tiếp đến HS tiếp theo lên viết....
-Hết thời gian,nhóm nào viết được nhiều và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
 3.Củng cố,dặn dò (2')
-Ôn tập các kiến thức về sử dụng điện.
-Hoàn thành bài tập trong VBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 25 chuan.doc