I – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
-Từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972 , đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội .
- Quân dân ta đã chiến đấu anh dũng , làm nên một “ Điện Biên Phủ trên không “ .
-Tự hào về tinh thần chiến đấu của quân đội ta.
II– Chuẩn bị:
1 – GV : _ Ảnh tư liệu về 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ( ở Hà Nội hoặc ở địa phương ).
_ Bản đồ Thành phố Hà Nội ( để chỉ một số địa danh tiêu biểu liên quan tới sự kiện lịch sử “ Điện Biên Phủ trên không “ )
TUẦN 26 LỊCH SỬ Tiết 51 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG I – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết : -Từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972 , đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội . - Quân dân ta đã chiến đấu anh dũng , làm nên một “ Điện Biên Phủ trên không “ . -Tự hào về tinh thần chiến đấu của quân đội ta. II– Chuẩn bị: 1 – GV : _ Ảnh tư liệu về 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ( ở Hà Nội hoặc ở địa phương ). _ Bản đồ Thành phố Hà Nội ( để chỉ một số địa danh tiêu biểu liên quan tới sự kiện lịch sử “ Điện Biên Phủ trên không “ ) 2 – HS SGK . III – Các hoạt động dạy học chủ yếu : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 3’ 1’ 8’ 8’ 12’ 2’ I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS II – Kiểm tra bài cũ : “ Sấm sét đêm giao thừa “ _ Xuân 1968 , ở miền Nam xảy ra sự kiện lịch sử nào ?(TB) - Nêu ý nghĩa của sự kiện xuân Mậu Thân ( 1968) Nhận xét ,ghi điểm. III – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : “ Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không “ 2 – Hướng dẫn : a) Họat động 1 : Làm việc cả lớp -GV nêu nhiệm vụ học tập: +Trình bày âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội. +Kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội. +Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng”Điện Biên Phủ trên không”. b) Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân . _ GV cho HS đọc SGK & trình bày ý kiến riêng về âm mưu của Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội . _ Cho HS quan sát hình trong SGK , sau đó GV nói về việc máy bay B52 của Mĩ tàn phá Hà Nội . c) Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp . _ Cho HS dựa vào SGK kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội . _ Tại sao gọi là chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không ? _ Trong 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ , quân ta đã thu được những kết gì ? _ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không ? IV – Củng cố,dặn dò : -Gọi HS đọc nội dung chính của bài - Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau : “ Lễ kí hiệp định Pa-ri “ - HS trả lời,cả lớp nhận xét . -1 HS K trả lời. - HS nghe . - HS Lắng nghe . HS làm việc cá nhân. - Đánh vào thủ đô-trung tâm đầu não của ta , hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí Hiệp định Pa-Ri có lợi cho Mĩ . - Máy bay B52 của Mĩ tàn sát trẻ em , giết hại dân thường , đánh sập bệnh viện , trường học . Điển hình nhất là sự huỷ diệt phố Khâm Thiên - HS làm việc theo nhóm kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội . - Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống Mĩ cứu nước , thắng lợi này có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến trnh xâm lược của Mĩ , nên được gọi là “ Điện Biên Phủ trên không . - Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước , chiến thắng 12 ngày đêm đánh bại cuộc rải thảm B52 của Mĩ ở Hà Nội , ta đã đập tan âm mưu leo thang tột đỉnh của Mĩ - Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống Mĩ cứu nước , quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “ Điện Biên Phủ trên không “ - 2 HS đọc - HS lắng nghe . - Xem bài trước . Rút kinh nghiệm: Tập đọc Tiết 51 NGHĨA THẦY TRÒ I.Mục tiêu : -Kĩ năng :Biết đọc lưu loát , diễn cảm cả bài ; giọng nhẹ nhàng , trang trọng -Kiến thức :HS hiểu các từ ngữ , câu , đoạn trong bài , diễn biến của câu chuyện . Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư , trọng đạo cuả nhân dân ta , nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó . -Thái độ :Giáo dục HS kính yêu thầy , cô giáo . II.Chuẩn bị: GV : SGK.Tranh ảnh minh hoạ bài học . HS : SGK III.Các hoạt động dạy học: T/g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4' 1' 10' 11' 11’ 2' I/Ổn định: KT đồ dùng học tập của HS II.Kiểm tra : -Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài”Cửa sông” và trả lời câu 1/SGK & nội dung bài . -GV nhận xét ,ghi điểm . III.Bài mới : 1.Giới thiệu bài –ghi đề: 2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài : a/ Luyện đọc : -Gọi 1 HSK đọc toàn bài,Cho HS xem tranh. -Cho 3 HS đọc nối tiếp đoạn của bài,kết hợp đọc các tiếng khó: sáng sớm , bảo ban, ngước lên , nghiêng đầu -Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn và đọc chú giải,giải nghĩa từ khó. -Luyện đọc cặp đôi. -Gọi 1 HS đọc bài. -GV đọc diễn cảm bài. b/ Tìm hiểu bài Đoạn 1 :Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi -Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? (HSY-TB) Giải nghĩa từ :mừng thọ , dạy dỗ . - Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu (HSK). Ý 1:Các môn sinh đến mừng thọ thầy giáo Chu . Đoạn 2 : HS đọc thầm và trả lời câu hỏi -Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho Cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào ? Tìm những chi tết biểu hiện tình cảm đó (HSG). Giải nghĩa từ :vỡ lòng , cung kính . Ý 2: Sự cung kính của thầy giáo Chu với thầy của Cụ . Đoạn 3: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi -Những thành ngữ , tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ?(HSTB) Giải nghĩa từ :tôn sư trọng đạo . Ý 3: Sự kính trọng thầy giáo của cụ Chu . c/Đọc diễn cảm : - Cho HS đọc nối tiếp lại toàn bài -GV Hướng dẫn HS nêu cách đọc diễn cảm . -GV Hướng dẫn HS& đọc diễn cảm đoạn : "Từ sáng sớm . đồng thanh dạ ran ." -Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm . IV. Củng cố , dặn dò : -GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài , ghi bảng . -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu các truyện -Chẩn bị tiết sau :Hội thổi cơm thi ở Đồng văn. Đọc diễn cảm đoạn :"Hội thi bắt đầu bằng thổi cơm ". -2HSTB đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông , trả lời câu hỏi . -Lớp nhận xét . -HS lắng nghe & quan sát tranh.. - HSK đọc toàn bài - 3 HS đọc nối tiếp đoạn của bài,kết hợp đọc các tiếng khó: sáng sớm , bảo ban, ngước lên , nghiêng đầu - 3 HS đọc nối tiếp đoạn và đọc chú giải,giải nghĩa từ khó. -Luyện đọc từ khó. -1 HS G đọc bài -Theo dõi - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi -Mừng thọ thầy , thể hiện lòng yêu quý , kính trọng thầy . -Từ sáng sớm đã tề tựu trước sân , dâng thầy những cuốn sách quý , dạ ran theo thầy đến thăm thầy của thầy . HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. -Rất tôn kính cụ đồ đã dạy ông từ thuở nhỏ . Chi tiết : Thầy mời học trò cúng tói thăm , Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ , Cung kính thưa với cụ . - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi - Uống nước nhớ nguồn ;Tôn sư trọng đạo ; Nhất tự vi sư , bán tự vi sư . -HS đọc từng đoạn nối tiếp . -HS thảo luận nêu cách đọc. - HS đọc theo cặp -HS thi đọc diễn cảm .trước lớp . -HS nêu : Ca ngợi truyền thống tôn sư , trọng đạo cuả nhân dân ta. -HS lắng nghe . Rút kinh nghiệm: Toán Tiết 126 NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN I– Mục tiêu : Giúp HS : Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số tự nhiên. Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn đơn giản có liên quan. Có ý thức tự giác học tập,tự tin. II- Chuẩn bị: 1 - GV :SGK. Bảng phụ, giấy khổ to. 2 - HS : SGK.Vở làm bài. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 4’ 1’ 17’ 13’ 4’ 1- Ổn định lớp : KTDCHT 2- Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HSTB nêu cách cộng (trừ) hai số đo thời gian. GV kiểm tra 5 VBT - Nhận xét,sửa chữa . 3 - Bài mới : a- Giới thiệu bài-ghi đề : b– Hướng dẫn : * Hình thành kĩ năng nhân số đo thời gian với một số tự nhiên Ví dụ 1: - GV nêu bài toán (SGK ). - Hãy nêu phép tính tương ứng. - Gọi 1 HS lên bảng đặt phép tính, HS dưới lớp làm ra nháp. - Gọi 1 HS nêu cách đặt tính. - GV nhận xét và kết luận . Ví dụ 2: - GV nêu bài toán (SGK ). - Gọi HS nêu phép tính. - Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính. - Gọi HS trình bày cách tính. - Nhận xét số đo ở kết quả. - Cho HS đổi. - GV kết luận: 3 giờ 15 phút x 5 =16 giờ 15 phút. - GV : Trong khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây, nếu phần số đo nào lớn hơn thì thực hiện chuyển đổi sng đơn vị lớn hơn liền trước. - Gọi 2 HS nhắc lại cách tính. C- Thực hành : Bài 1: a) Gọi 2 HS lên bảng làm 2 phép tính: 4 giờ 23 phút x 4 và 4,1 giờ x 6 - HS dưới lớp làm bài vào vở. - Gọi HS đọc tiếp nối kết quả các phần còn lại. - Gọi HS nhận xét. - GV đánh giá. 4- Củng cố,dặn dò : - Gọi 1HS nêu cách đặt tính nhân số đo thời gian với một số tự nhiên.. -HDBTVN:Bài 2. - Nhận xét tiết học . - Về nhà hoàn chỉnh bài tập . - Chuẩn bị bài sau : Chia số đo thời gian cho một số. - Bày DCHT lên bàn - 2HS nêu. - HS nghe . - HS nghe . 1 giờ 10 phút x 3 =? - HS đặt tính: 1 giờ 10 phút x 3 3 giờ 30 phút - Nhân số 3 với từng số đo theo từng đơn vị đo (theo thứ tự từ phải sang trái ). Kết quả viết kèm theo đơn vị đo. - Lắng nghe. - Theo dõi SGK . 3 giờ 15 phút x 5 =? 3 giờ 15 phút x 5 15 giờ 75 phút Đổi 75 phút = 1 giờ 15 phút. Vậy 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút - Lắng nghe. - 2 HS nhắc lại. HS tính ở bảng. HS làm vào vở. Kết quả: 3 giờ 12 phút x 3 = 9 giờ 36 phút. 12 phút 25 giây x 5 = 60 phút 125giây = 62 phút 5 giây. 3,4 phút x 4 = 13,6 phút 9,5 giây x 3 = 28,5 giây. - HS nhận xét. HS nêu. -HS hoàn chỉnh bài ở nhà Rút kinh nghiệm: KHOA HỌC Tiết 52 CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA. I – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết: _ Chỉ đâu là nhị, nhụy. Nói tên các bộ phận chính của nhị hoặc nhụy. _ Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. _ Có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây, hoa ở trường. II – Chuẩn bị: 1 – GV : _ Hình trang 104, 105 SGK. _ Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa. 2 – HS : SGK,mỗi em 1 hoa râm bụt hay hoa mướp, III – Các hoạt động dạy học chủ yếu : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 3’ 1’ 8’ 10’ 10’ 2’ I – Ổn định lớp : Kt đồ dùng học tập của HS II – Kiểm tra bài cũ : “ Ôn tập :Vật chất và năng lượng”. _ Các phương tiện máy móc lấy năng lượng từ đâu ?(K) _ Kể tên các năng lượng mà em biết ?(G) - Nhận xét, ghi điểm III – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : “ Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”. 2 – Hướng dẫn: a) Họat động 1 : Quan sát. *Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhụy; hoa đực và hoa cái. *Cách tiến hành: _Bước 1: Làm việc theo cặp. GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK: _Bước 2: làm việc cả lớp. GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. *GV kết luận HĐ1 b) Hoạt động 2 : Thực hành với vật thật. *Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoăc nhụy. *Cách tiến hành: _Bước 1: Làm việc theo nhóm. ... i. a) x = 0 b) x = 0 - HS chữa bài. - HS đọc. - Theo dõi. - HS làm bài . Bài giải: Trong 1 giờ cả 2 vòi cùng chảy vào bể là: (thể tích bể) Mà Vậy trong 1 giờ cả 2 vòi chảy được 50% thể tích bể. - HS chữa bài. HS nêu. -Lắng nghe Rút kinh nghiệm: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 25: SINH HOẠT CUỐI TUẦN A/ Mục tiêu: Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm. Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể. Biết được công tác của tuần đến. Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng B/ Hoạt động trên lớp: TG NỘI DUNG SINH HOẠT 2’ 13’ 6’ 12’ 2’ I/ Khởi động : KT sự chuẩn bị của HS II/ Kiểm điểm công tác tuần 30: 1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần. 2. Lớp trưởng điều khiển : - Điều khiển các tổ báo cáo những ưu , khuyết điểm của các thành viên trong tổ. - Tổng hợp những việc làm tốt , những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể. - Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt. ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................. ................................................................................. - Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần. 3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính: + Ưu điểm : - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra. - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp. - Nhiều em phát biểu sôi nổi. - Tác phong đội viên thực hiện tốt. + Tồn tại : - Một số em chưa nghiêm túc trong truy bài 15’ đầu buổi ( Vũ, Tuyển, Tùng). - Một số em chưa thuộc bài (Ngân, Tiến, Trường) III/ Kế hoạch công tác tuần 31: -Thực hiện tốt nội quy trường, lớp - Thực hiện tốt ATGT - Thực hiện chương trình tuần 31 - Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập - Lên kế hoạch ôn tập cuối HKII - Rèn toán , tiếng việt cho các HS yếu IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể : - Hát tập thể một số bài hát. - Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò, vè. V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi. Rút kinh nghiệm : Thứ bảy ngày 25 tháng 2 năm 2012 Khoa học Tiết 60 SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ I – Mục tiêu : Sau bài học , HS biết : Trình bày sự sinh sản , nuôi con của hổ và của hươu . Giáo dục HS biết bảo vệ thú rừng. II – Chuẩn bị: 1 – GV :.Thông tin và hình trang 122,123 SGK . 2 – HS : SGK. III – Các hoạt động dạy học chủ yếu : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 3’ 1’ 15’ 13’ 2’ I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS II – Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS Ktrả lời -Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì ? -So sánh sự sinh sản của thú & của chim , bạn có nhận xét gì ? - Nhận xét, ghi điểm III – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : “ Sự nuôi con và dạy con của một số loài thú “ 2 – Hướng dẫn : a) Họat động 1 : - Quan sát & thảo luận . *Mục tiêu: HS trình bày được sự sinh sản , nuôi con của hổ và hươu . *Cách tiến hành: -Bước 1: Tổ chức & hướng dẫn . GV chia lớp thành 4 nhóm : 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản & nuôi con của hổ , 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản & sự nuôi con của hươu . -Bước 2: Làm việc theo nhóm . + Nhóm1,2 : - Hổ thường sinh sản vào mùa nào ? - Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh ? - Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi ? - Khi nào hổ con có thể sống độc lập ? + Nhóm 3,4 : - Hươu ăn gì để sống ? - Hươu đẻ mỗi lứa mấy con ? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì ? - Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi , hươu mẹ đã dạy con tập chạy ?(Các nhóm có thể tập đóng vai hươu mẹ dạy hươu con tập chạy) _ Bước 3: Làm việc cả lớp . GV theo dõi nhận xét . *GV kết luận HĐ1 b) Họat động 2 : Trò chơi “ Thú săn mồi & con mồi “ *Mục tiêu: -Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số loài thú . -Gây hứng thú học tập cho HS . *Cách tiến hành: _Bước 1: Tổ chức chơi . GV hướng dẫn HS chơi . _Bước 2: GV cho HS tiến hành chơi . GV theo dõi , nhận xét . *GV kết luận HĐ2 IV – Củng cố,dặn dò : -GV nhắc lại nội dung chính của bài - Nhận xét tiết học . - HS trả lời . - HS nghe . - HS nghe . - Nhóm.1,2 : Tìm hiểu về sự sinh sản & nuôi con của hổ . - Nhóm. 3,4 : Tìm hiểu về sự sinh sản & nuôi con của hươu + Nhóm.1,2 : - Hổ thường sinh sản vào mùa thu . - Hổ con mới sinh rất yếu ớt nên hổ -mẹ phải ấp ủ , bảo vệ chúng suốt từng đầu . - Khi hổ con được 2 tháng tuổi , hổ mẹ dạy chúng săn mồi . - Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi , hổ con có thể sống độc lập . - Hươu là loài thú ăn cỏ , lá cây . - Hươu thường đẻ mỗi lứa 1 con .Hươu con vừa sinh ra đã biết đi & bú mẹ . - Chạy là cách tự vệ tốt nhất của loài hươu để trốn kẻ thù . - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . Các nhóm khác bổ sung . - HS theo dõi . - HS chơi theo hướng dẫn của GV .Các nhóm khác nhận xét , đánh giá . - HS nghe . - HS nghe Rút kinh nghiệm: Kĩ thuật Tiết 30: LẮP RÔ-BỐT I.- Mục tiêu: HS cần phải : -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt. - Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật,đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành. II.- Chuẩn bị: - Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III.- Các hoạt động dạy – học: T/g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 2’ 1’ 4’ 10’ 15’ 2’ 1/Ổn định:KTDCHT 2)Kiểm tra bài cũ: - Cho HSTB nhắc lại ghi nhớ bài học trước - GV nhận xét và đánh giá 3) Bài mới: a) Giới thiệu bài : Lắp Rô- bốt b) Giảng bài: Hoạt động1 : Quan sát ,nhận xét Hướng dẫn HS chọn chi tiết GV cho HS quan sát Rô –bốt đã lắp sẵn Để lắp được Rô –bốp cần phải lắp mấy bộ phận ,kể tên các bộ phận đó ? Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a-Hướng dẫn HS chọn đúng,đủ các chi tiết xếp vào nắp. b-Lắp từng bộ phận. GV cho HS đọc ghi nhớ, quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp. Trong quá trình thực hành lưu ý các điểm sau: +Lắp chân rô-bốt là chi tiết khó,cần chú ý vị trí trên dưới của thanh chữ U dài +Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ H 5a-SGK và chú ý lắp 2 tay đối nhau. +Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc với nhau. GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS còn lúng túng. c-Lắp ráp rô-bốt (hình 1 SGK) +HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK. +Nhắc HS chú ý khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác. +Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô-bốt d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết -GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. Hoạt động 3 : Thực hành HS thực hành 4) Củng cố, dặn dò: - Cho HS nêu ghi nhớ bài học.( HSTB) - GV nhận xét tiết học. - Tiết sau:Lắp Rô bốt (TT). Bày DCHT lên bàn -HS nêu HS chọn các chi tiết -HS quan sát và lắp từng bộ phận -6 bộ phận : chân Rô –bốt ,đầu Rô –bốt , tay Rô- bốt ,ăng ten ,trục bánh xe -HS lắp ráp rô-bốt -HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm -HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp. HS thực hành HS nêu HS chuẩn bị bộ lắp ghép Rút kinh nghiệm: An toàn giao thông BÀI 4 : NGUYÊN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG I-Mục tiêu: 1-Kiến thức:-HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra TNGT. -HS biết nhận xét đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn củ người tham gia giao thông. 2-Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra TNGT 3-Thái độ:Có ý thức chấp hành đúng luật GTĐB để tránh TNGT II-Nội dung an toàn giao thông: Những nguyên nhân gây ra TNGT Người tham gia giao thông không chấp hành Luật GTĐB Các điều kiện giao thông không an toàn. Phương tiện giao thông không an toàn. Khoảng cách và tốc độ của phương tiện. III-Chuẩn bị: Giáo viên:-Một câu chuyện về TNGT -Một số tranh vẽ các tình huống sang đường. Học sinh :Mỗi em một câu chuyện về TNGT IV-Các hoạt động chính: T/g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 6’ 6’ 6’ 2’ Hoạt động1:Tìm hiểu nguyên nhân một TNGT a-Mục tiêu: - HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra TNGT. -Biết vận dụng để tìm hiểu nguyên nhân của các TNGT khác. b-Cách tiến hành: -GV treo các bức tranh vẽ -GV đọc mẫu tin về TNGT -GV phân tích làm mẫu +Hiện tượng +Xảy ra vào thời gian nào? + Hậu quả? +Qua mẩu chuyện vừa phân tích trên ,em cho biết có mấy nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? c-Kết luận:Hàng ngày đều có các tai nạn giao thông xảy ra.Nếu có tai nạn gần trường hoặc nơi ta ở,ta cần biết rõ nguyên nhân chính để biết cách phòng tránh. Hoạt động2: Thử xác định nguyên nhân gâyTNGT a-Mục tiêu: Nắm được 1 cách đầy đủ những nguyên nhân gây ra TNGT.Nâng cao ý thức chấp hành theo luật GTĐB để tránh TNGT. b-Cách tiến hành: -GV gọi HS trình bày câu chuyện về TNGT mà em biết. -GV yêu cầu cho HS phân tích những nguyên nhân câu chuyện đó. -GV nhận xét,bổ sung. c-Kết luận: TNGT hàng ngày xảy ra rất nhiều.Nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông không thực hiện đúng quy định của Luật GTĐB.Ta cần nhớ và thực hiện đúng để đảm bảo ATGT. Hoạt động 3:Thực hành làm chủ tốc độ a-Mục tiêu:HS có ý thức khi đi xe đạp,phải đảm bảo tốc độ hợp lí,không được phóng nhanh để tránh xẩy ra tai nạn. b-Cách tiến hành: -GV vẽ một đoạn đường thẳng trên sân. -GV cho 2 HS đi ngược chiều(có thể bằng xe đạp),rồi hô dừng lại. c-Kết luận:Khi điều khiển bất cứ một phương tiện nào cần phải đảm bảo tốc độ hợp lí,không được phóng nhanh để tránh tai nạn. Củng cố: -GV tổng kết lại rút ra từ các mẩu chuyện trên.Các TNGT đều có thể tránh được ,điều đó phụ thuộc vào các điều kiện sau: -Ý thức chấp hành Luật GT. -Chất lượng của phương tiện GT -Điều kiện đường sá và các thiết bị đảm bảo an toàn trên đường *Về nhà viết 1 bài 200 chữ về một TNGT em được chứng kiến hay nghe người khác kể. -HS theo dõi -HS nêu,cả lớp nhận xét -HS nêu -HS lần lượt trình bày câu chuyện -Cả lớp phân tích -HS lắng nghe -HS thực hành,cả lớp quan sát và nhận xét -Lắng nghe -HS viết 1 bài 200 chữ về một TNGT Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: