Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 35

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 35

I – Mục đích, yêu cầu:

 Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút ; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học (HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật) ; thuộc 5 đến 7 bài thơ, đoạn thơ dễ nhớ ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2.

II – Chuẩn bị:

- Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc và học thuộc lòng trong 15 tuần, sách Tiếng Việt 5, tập 2 để học sinh bốc thăm.

- Bảng phụ viết vắn tắt các nội dung về CN, VN trong các kiểu câu kể “Ai là gì ?”, “Ai thế nào ?”, “Ai làm gì ?”.

- Bốn bảng phụ kẻ bảng tổng kết theo mẫu trong SGK để HS lập bảng tổng kết CN, VN trong các kiểu câu : Ai thế nào ? Ai là gì ?

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ..//. 	 Ngày dạy :.././. 
TUẦN :35 MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT: BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 1 )
I – Mục đích, yêu cầu: 
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút ; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học (HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật) ; thuộc 5 đến 7 bài thơ, đoạn thơ dễ nhớ ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2.
II – Chuẩn bị: 
Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc và học thuộc lòng trong 15 tuần, sách Tiếng Việt 5, tập 2 để học sinh bốc thăm.
Bảng phụ viết vắn tắt các nội dung về CN, VN trong các kiểu câu kể “Ai là gì ?”, “Ai thế nào ?”, “Ai làm gì ?”.
Bốn bảng phụ kẻ bảng tổng kết theo mẫu trong SGK để HS lập bảng tổng kết CN, VN trong các kiểu câu : Ai thế nào ? Ai là gì ?
III – Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài đã sửa của tiết tập làm văn trước.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1) Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu cần đạt của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL
* Mục tiêu : Thực hiện yêu cầu cần đạt như mục I.
* Tiến hành : 
Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm xem lại bài 1 – 2 phút) ; GV đặt 1 câu hỏi tìm hiểu về đoạn, bài vừa đọc ; nhận xét, đánh giá.
Từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm xem lại bài 1 – 2 phút) ; trả lời câu hỏi tìm hiểu về đoạn, bài vừa đọc.
b) Hoạt động 2: Bài tập 2/Trang 162
* Mục tiêu : Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2.
* Tiến hành : 
Gọi HS đọc nội dung, yêu cầu BT.
HS đọc yêu cầu, đọc bảng tổng kết kiểu câu Ai là gì ?
GV đính bảng phụ có viết bảng tổng kết CN, VN của kiểu câu Ai làm gì ? Giải thích.
Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ về kiểu câu Ai thế nào ? Ai là gì ? ở trên bảng.
1 HS đọc.
Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT, phát bảng phụ cho 1 HS làm sau đó sửa.
HS làm việc cá nhân vào VBT, 1 em làm bảng phụ sau đó trình bày.
Ví dụ : Cánh đại bàng rất khoẻ.
Đặc 	 Thành phần câu
điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì) ?
Là gì (là ai, là con gì) ?
Cấu tạo
Danh từ (cụm danh từ)
Là + danh từ (cụm danh từ)
4. Củng cố:
 - GV gọi HS nhắc lại nội chính bài đọc. 
 5. Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà đọc bài 
- Dặn HS xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ chuẩn bị tốt ôn tập sau.
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : ..//. 	 Ngày dạy :.././. 
TUẦN :35 MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT: BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 2 )
I – Mục đích, yêu cầu: 
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút ; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học (HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật) ; thuộc 5 đến 7 bài thơ, đoạn thơ dễ nhớ ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu của BT2.
II – Chuẩn bị: 
Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc và học thuộc lòng trong 15 tuần, sách Tiếng Việt 5, tập 2 để học sinh bốc thăm.
Bảng phụ viết vắn tắt nội dung cần ghi nhớ về trạng ngữ, đặc điểm các loại trạng ngữ.
Một bảng phụ chép lại bảng tổng kết chưa hoàn chỉnh trong SGK giải thích yêu cầu của BT.
Bốn bảng phụ viết bảng tổng kết theo mẫu trong SGK để HS làm bài tập.
III – Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung ôn tập tiết 1
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1) Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu cần đạt của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL
* Mục tiêu : Thực hiện yêu cầu cần đạt như mục I.
* Tiến hành : 
Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm xem lại bài 1 – 2 phút) ; GV đặt 1 câu hỏi tìm hiểu về đoạn, bài vừa đọc ; nhận xét, đánh giá.
Từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm xem lại bài 1 – 2 phút) ; trả lời câu hỏi tìm hiểu về đoạn, bài vừa đọc.
b) Hoạt động 2: Bài tập 2/Trang 162
* Mục tiêu : Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu của BT2.
* Tiến hành : 
Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
1 HS đọc yêu cầu của BT.
GV đính bảng phụ lên bảng có ghi sẵn bảng tổng kết trong SGK để giúp HS hiểu yêu cầu của BT.
GV kiểm tra lại kiến thức về câu có trạng ngữ đã học lớp 4.
HS nêu lại 5 loại trạng ngữ đã học.
Yêu cầu HS làm bài sau đó chữa.
HS làm bài cá nhân vào VBT, 1 em làm bảng phụ sau đó trình bày.
Trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
+ Chỉ nơi chốn
+ Ở đâu ?
+ Ngoài đường, xe chạy đông đúc.
+ Chỉ thời gian
+ Khi nào ?
+ Mấy giờ ?
+ Sáng mai, cả nhà em đi du lịch.
+ Chỉ nguyên nhân
+ Vì sao ?
+ Nhờ đâu ?
+ Tại sao ?
+ Nhờ chăm chỉ, Nam đã vươn lên đứng đầu lớp.
+ Chỉ mục đích
+ Để làm gì ?
+ Vì cái gì ?
+ Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng
+ Chỉ phương tiện
+ Bằng cái gì ?
+ Với cái gì ?
+ Với tôi tay khéo léo, An đã nặn được con trâu đất y như thật.
 4. Củng cố:
 - GV gọi HS nhắc lại 5 loại trạng ngữ đã học.
 5. Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà đọc bài 
- Dặn HS xem lại các bài tập đọc đã học: Ôn tập tiết 3
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : ..//. 	 Ngày dạy :.././. 
TUẦN :35 MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT: BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 3)
I – Mục đích, yêu cầu: 
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút ; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học (HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật) ; thuộc 5 đến 7 bài thơ, đoạn thơ dễ nhớ ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
Biết lập bảng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2, BT3.
II – Chuẩn bị: 
Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc và học thuộc lòng trong 15 tuần, sách Tiếng Việt 5, tập 2 để học sinh bốc thăm.
4 bảng phụ đã kẻ bảng thống kê ở BT2 để HS điền số liệu.
Bảng phụ viết nội dung BT3.
III – Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung ôn tập tiết 2
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1) Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu cần đạt của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL
* Mục tiêu : Thực hiện yêu cầu cần đạt như mục I.
* Tiến hành : 
Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm xem lại bài 1 – 2 phút) ; GV đặt 1 câu hỏi tìm hiểu về đoạn, bài vừa đọc ; nhận xét, đánh giá.
Từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm xem lại bài 1 – 2 phút) ; trả lời câu hỏi tìm hiểu về đoạn, bài vừa đọc.
b) Hoạt động 2: Bài tập 2/Trang 163
* Mục tiêu : Biết lập bảng thống kê theo yêu cầu của BT2.
* Tiến hành : 
a) Lập bảng thống kê
GV hướng dẫn HS làm, cho HS làm vào VBT sau đó gọi 4 HS điền kết quả.
HS làm bài cá nhân vào VBT sau đó lên bảng điền.
Lời giải :
THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC VIỆT NAM (TỪ 2000 – 2001 ĐẾN 2004 – 2005)
Năm học
Số trường
Số học sinh
Số giáo viên
HS dân tộc
2000–2001
13 859
9 741 100
355 900
15,2%
2001–2002
13 903
9 315 300
359 900
15,8%
2002–2003
14 164
8 815 700
363 100
16,7%
2003–2004
14 346
8 346 000
366 200
17,7%
2004–2005
14 518
7 744 800
362 400
19,1%
c) Hoạt động 3: Bài tập 3/Trang 164
* Mục tiêu : Biết nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT3.
* Tiến hành : 
Yêu cầu HS đọc bảng thống kê của BT2 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
HS thực hiện cá nhân.
Lời giải :
a) Số trường hàng năm tăng hay giảm ?
Tăng
b) Số học sinh hàng năm tăng hay giảm ?
Giảm
c) Số giáo viên hàng năm tăng hay giảm ?
Lúc tăng lúc giảm
d) Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số hàng năm tăng hay giảm ?
Tăng
 4. Củng cố:
 - GV gọi HS nhắc lại nội dung ôn tập
 5. Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà đọc bài 
- Dặn HS xem lại các bài tập đọc đã học: Ôn tập tiết 4
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : ..//. 	 Ngày dạy :.././. 
TUẦN :35 MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT: BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 4)
I – Mục đích, yêu cầu: 
Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết.
II – Chuẩn bị: 
Bảng phụ viết các nội dung chính của biên bản cuộc họp.
Các bảng phụ để HS lập biên bản theo nhóm.
III – Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung ôn tập tiết 3
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1) Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu cần đạt của tiết học.
2) Hướng dẫn luyện tập
GV hỏi :
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
+ Giup đỡ Hoàng, bạn này không dùng dấu chấm nên viết những câu văn rất kỳ quặc.
+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng ?
+ Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
Yêu cầu HS trình bày cấu tạo của một biên bản đã học.
HS trình bày.
GV cùng HS thống nhất mẫu biên bản, GV đính lên bảng.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
TÊN BIÊN BẢN
Thời gian, địa điểm :
Thời gian : 
Địa điểm :
Thành phần tham dự :
Chủ toạ, thư kí :
Chủ toạ :
Thư kí :
Nội dung cuộc họp :
Mục đích cuộc họp :
Tình hình hiện tại :
Phân tích nguyên nhân :
Nêu cách giải quyết :
Phân công việc cho mọi người :
Cuộc họp kết thúc lúc .................... ngày  tháng  năm 
Người lập biên bản
Chủ toạ
GV phát bảng phụ cho các nhóm làm bài sau đó trình bày trước lớp.
HS làm việc theo nhóm vào bảng phụ.
GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
Cả lớp nhận xét, đánh giá.
 4. Củng cố:
 - GV lưu ý HS về cách trình bày cũng như nội dung của văn bản vừa học.
 5. Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà đọc bài 
- Dặn HS xem lại các bài tập đọc đã học: Ôn tập tiết 5
Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : ..//. 	 Ngày dạy :.././. 
TUẦN :35 MÔN: TIẾNG VIỆT
TIẾT: BÀI: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 5)
I – Mục đích, yêu cầu: 
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút ; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học (HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật) ; thuộc 5 đến 7 bài thơ, đoạn thơ dễ nhớ ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ (HS khá, giỏi cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài  ... Cho HS đọc bài toán.
- GV phân tích bài toán và yêu cầu HS tự làm.
- HS khá, giỏi tự đọc đề toán và giải vào vở.
Bài 5 : (HS khá, giỏi)
- GV hướng dẫn HS :
Theo bài toán ta có sơ đồ :
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
Dựa vào sơ đồ ta có :
Vận tốc dòng nước là :
(28,4 – 18,6) : 2 = 4,9 (km/giờ)
Vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng :
18,6 + 4,9 = 23,5 (km/giờ)
 4. Củng cố:
 - Nêu nội dung ôn tập.
 - Nêu cách tìm số trung bình cộng.
 5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
.Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / 	 	 Ngày dạy : / / 
TUẦN 35 MÔN: TOÁN 
TIẾT 173 BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG 
I – Mục đích, yêu cầu: 
- Biết tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm ; tính diện tích, chu vi của hình tròn.
- Rèn kĩ năng tính.
- Thích học toán.
II – Chuẩn bị: 
Giấy A4 photo nội dung bài tập như SGK để phát cho mỗi em 1 tờ làm bài.
SGK, bảng con, vở bài làm.
III – Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập (Trang 167)
- Yêu cầu HS lên giải BT 4
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1) Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu cần đạt của tiết học.
2) Hướng dẫn luyện tập
GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS làm, giáo viên đến từng HS quan sát, giúp đỡ. Sau khi HS làm xong GV hướng dẫn HS trình bày, nhận xét, sửa chữa.
PHIẾU BÀI TẬP
 Bài 1. 0,8% = ?
A. 
B. 
C. 
D. 
Bài 2. Biết 95% của một số là 475, vậy của số đó là :
A. 19
B. 95
C. 100
D. 500
Bài 3. Người ta xếp các hình lập phương nhỏ thành các khối. Trong các khối dưới đây, khối nào có chứa nhiều hình lập phương nhất ? (HS khá, giỏi) 
Bài 4. Có tấm bìa hình vuông đã được tô màu như hình bên. Tính :
a) Diện tích của phần đã tô màu.
b) Chu vi của phần không tô màu.
Bài 5. Mẹ mua gà và cá hết 88 000 đồng. Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà. Hỏi mẹ mua cá hết bao nhiêu tiền ? (HS khá, giỏi)
 4. Củng cố:
 - Nêu nội dung ôn tập.
 - Nêu cách tìm phần trăm của một số.
 5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
.Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / 	 	 Ngày dạy : / / 
TUẦN 35 MÔN: TOÁN 
TIẾT 174 BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG 
I – Mục đích, yêu cầu: 
 - Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật.
- Rèn kĩ năng tính.
- Thích học toán.
II – Chuẩn bị: 
- Giấy A4 photo nội dung bài tập như SGK để HS làm bài (mỗi em 1 tờ).
III – Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Ghi chú 
Phần 1:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Mời 1 HS nêu cách làm.
-Cho HS làm bài vào SGK.
-Mời một số HS nêu kết quả, giải thích.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Phần 2:
*Bài tập 1 (179): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (179): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
 Bài 1: Khoanh vào C
 Bài 2: Khoanh vào A
 Bài 3: Khoanh vào B
*Bài giải:
Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và của con trai là:
 1 1 9
 + = (tuổi của mẹ)
 4 5 20
Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi mẹ là:
 18 x 20 
 = 40 (tuổi)
 9
 Đáp số: 40 tuổi.
*Bài giải:
a) Số dân ở Hà Nội năm đó là:
 2627 x 921 = 2419467 (người)
Số dân ở Sơn La năm đó là:
 61 x 14210 = 866810 (người)
Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là:
 866810 : 2419467 = 0,3582
 0,3582 = 35,82%
b) Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người/km2 thì trung bình mỗi ki-lô-mét vuốngẽ có thêm : 
100 – 61 = 39 (người), khi đó só dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là:
 39 x 14210 = 554190 (người)
 Đáp số: a) khoảng 35,82% 
 b) 554 190 người.
 4. Củng cố:
 - Nêu nội dung ôn tập.
 - Nêu cách tìm phần trăm của một số.
 5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
.Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / 	 	 Ngày dạy : / / 
TUẦN 35 MÔN: TOÁN 
TIẾT 175 BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG 
I – Mục đích, yêu cầu: 
Tập trung vào kiểm tra :
Kiến thức ban đầu về số thập phân, kĩ năng thực hành tính với số thập phân, tỉ số phần trăm.
Tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
Giải bài toán về chuyển động đều.
II – Chuẩn bị: 
Giấy in sẵn nội dung các bài tập, photo cho mỗi em 1 tờ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
Kiểm tra viết 
 - Giáo viên đọc bài 
 - Gv phát đề: Yêu cầu HS làm bài
 -Nhắc hs tư thế ngồi , cách trình bày.
 - Thu bài.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài .
- HS nộp bài
- Đề có thể do PGD ra.
Ngày soạn : / / 	 	 Ngày dạy : / / 
TUẦN 35 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT 69 BÀI: ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I – Mục đích, yêu cầu: 
 - Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II – Chuẩn bị: 
4 tờ giấy photo ô chữ như SGK trang 142 để HS các nhóm thi đua.
 Phiếu học tập.
III – Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A - Ổn định 
B - Kiểm tra bài cũ 
Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường ?
HS1 : Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường.
Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên có ở nước ta.
HS2 : Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên có ở nước ta.
GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới 
1) Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu cần đạt của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : Trò chơi “Đoán chữ”
* Mục tiêu : Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
* Tiến hành :
GV chia lớp làm 4 đội thi đua điền vào các ô chữ sau đó trình bày.
Các nhóm làm việc theo nhóm sau đó trình bày.
1. Tính chất của đất đã bị xói mòn.
2. Đồi cây đã bị đốn hoặc đốt trụi.
3. Là môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm ; nếu bị tàn phá sẽ làm khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
4. Của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên mà con người sử dụng.
5. Hậu quả mà rừng phải chịu do việc đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ,
b) Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập
* Mục tiêu : Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
* Tiến hành :
GV phát phiếu học tập cho HS làm việc cá nhân.
HS làm việc cá nhân sau đó trình bày.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh :  - Nhóm : ..
Koanh vào câu trả lời đúng.
Điều gì xảy ra khi có quá nhiều khói, khí độc thảy vào không khí ?
Không khí trở nên nặng hơn.
Không khí bị ô nhiễm.
Không khí chuyển động.
Không khí bay cao.
Yếu tố nào au đây được nêu ra có thể làm ô nhiễm không khí ?
Không khí.
Nhiệt độ.
Ánh sáng mặt trời.
Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất.
Tăng cường làm thuỷ lợi.
Chọn giống tốt.
Tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu.
Tăng cường việc cải tạo đất.
Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch ?
Nước để uống.
Giúp nấu ăn ngon.
Giup phòng chống các bệnh đường hoá và bệnh ngoài da.
Nước không mùi, không vị.
 4. Củng cố:
 - GV kết luận, nhấn mạnh những kiến thức quan trọng của tiết học.
 5. Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
.Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / 	 	 Ngày dạy : / / 
TUẦN 33 MÔN: KHOA HỌC
TIẾT 66 BÀI: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM 
Mục đích, yêu cầu: 
Ôn tập về : 
Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khoẻ con người.
Nêu được một số nguồn năng lượng sạch.
 II – Chuẩn bị: 
4 tờ giấy photo ô chữ như SGK trang 142 để HS các nhóm thi đua.
 Phiếu học tập.
III – Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
-GV phát cho nỗi HS một phiếu học tập.
-HS làm bài độc lập. Ai xong trước nộp bài trước.
-GV chọn ra 10 HS làm bài nhanh và đúng để tuyên dương.
*Đáp án:
a) Trò chơi “Đoán chữ”:
Bạc màu
đồi trọc
Rừng
Tài nguyên
Bị tàn phá
b) Câu hỏi trắc nghiệm:
 1 – b ; 2 – c ; 3 – d ; 4 – c 
 4. Củng cố:
 - GV kết luận, nhấn mạnh những kiến thức quan trọng của tiết học.
 5. Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
.Điều chỉnh, bổ sung.
Ngày soạn : / / 	 	 Ngày dạy : / / 
TUẦN 35 MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT 35 BÀI: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II
I/ Mục đích, yêu cầu:	
- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 12 đến bài 14, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
II/ Chuẩn bị:
- Phiếu học tập cho hoạt động 2.
- SGK 
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu.
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường đất và không khí.
- Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ở nơi em sống.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
 -Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
*Bài tập 1: Em hãy ghi những hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. 
-HS làm bài ra nháp.
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét.
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
*Bài tập 2: Em hãy chọn một trong các từ sau: hợp tác quốc tế, Liên Hợp Quốc, hoà bình để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp.
 LHQ là tổ chức..lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của .. Nước ta luôn .. chặt chẽ với các nước thành viên khác của LHQ trong các hoạt động vì .., công bằng và tiến bộ xã hội. 
-GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 4-Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
*Bài tập 3: Em hãy cùng bạn lập một dự án để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở quê hương.
-GV cho HS trao đổi với bạn ngồi cạnh.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS làm bài ra nháp.
-HS trình bày.
-HS khác nhận xét.
*Lời giải:
LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của LHQ. Nước ta luôn hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên khác của LHQ trong các hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. 
-HS trao đổi với bạn.
-HS trình bày trước lớp.
 4. Củng cố:
 - GV kết luận, nhấn mạnh những kiến thức quan trọng của tiết học.
 5. Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Thực hành các hành vi bài học.
.Điều chỉnh, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai giang lop 5(1).doc