Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 4 năm 2012

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 4 năm 2012

I. MỤC TIÊU:

 - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.

 - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.

 - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.

 - Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,.

II. CHUẨN BỊ

 - SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 4 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2102 
ĐẠO ĐỨC
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tt)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
 - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
 - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
 - Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,.. 
II. CHUẨN BỊ 
 - SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động: 
B. Dạy bài mới
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ghi nhớ 
2. Giới thiệu bài: 
- Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 2)
3. Bài mới
Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống bài tập 3. 
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình
- Nêu yêu cầu
- GV kết luận: Em cần giúp bạn nhận ra lỗi của mình và sửa chữa, không đỗ lỗi cho bạn khác.
- Em nên tham khảo ý kiến của những người tin cậy (bố, mẹ, bạn ) cân nhắc kỹ cái lợi, cái hại của mỗi cách giải quyết rồi mới đưa ra quyết định của mình.
* Hoạt động 2: Tự liên hệ
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình
- Hãy nhớ lại một việc em đã thành công (hoặc thất bại)
+ Em đã suy nghĩ như thế nào và làm gì trước khi quyết định làm điều đó?
+ Vì sao em đã thành công (thất bại)?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
® Tóm lại ý kiến và hướng dẫn các bước ra quyết định (đính các bước trên bảng)
4. Củng cố :
Phương pháp: Sắm vai 
- Nêu yêu cầu 
+ Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu thấy bạn em vứt rác ra sân trường?
+ Nhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bạn em rủ em bỏ học đi chơi điện tử?
+ Nhóm 3: Em sẽ làm gì khi bạn rủ em hút thuốc lá trong giờ chơi? 
- Đặt câu hỏi cho từng nhóm 
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy trong tình huống?
+ Trong thực tế, thực hiện được điều đó có đơn giản, dễ dàng không?
+ Cần phải làm gì để thực hiện được những việc tốt hoặc từ chối tham gia vào những hành vi không tốt?
® Kết luận: Cần phải suy nghĩ kỹ, ra quyết định một cách có trách nhiệm trước khi làm một việc gì.
- Sau đó, cần phải kiên định thực hiện quyết định của mình 
C. Dặn dò: 
- Ghi lại những quyết định đúng đắn của mình trong cuộc sống hàng ngày ® kết quả của việc thực hiện quyết định đó.
- Chuẩn bị: Có chí thì nên. 
- Hát 
- 2 HS
- HS lắng nghe
- Làm việc cá nhân ® chia sẻ trao đổi bài làm với bạn bên cạnh ® 4 bạn trình bày trước lớp.
- Lớp trao đổi bổ sung ý kiến
- Trao đổi nhóm
- 4 học sinh trình bày
Xác định vấn đề, tình huống - Liệt kê các giải pháp - Lựa chọn giải pháp tối ưu - Đánh giá kết quả các giải pháp (lợi, hại)
- Chia lớp làm 3 nhóm
- Mỗi nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống 
- Các nhóm lên đóng vai
- Nhóm hội ý, trả lời 
- Lớp bổ sung ý kiến
- HS lắng nghe.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012 
LỊCH SỬ
XÃ HỘI VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU:
 - Biết một bài điểm mới về tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
 + Về kinh tế : xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
 + Về xã hội : xuất hiện các tầng lớp mới : chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
*Học sinh khá, giỏi : 
 + Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế - xã hội nước ta : do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân pháp .
 + Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội. 
II. CHUẨN BỊ
 - Bản đồ hành chính Việt Nam
 - SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động: 
B. Dạy bài mới
1. Kiểm tra bài cũ: Cuộc phản công ở kinh thành Huế. 
- Nêu nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành Huế? 
- Giới thiệu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương? 
Ÿ GV nhận xét bài cũ
2. Giới thiệu bài: 
“Xã Hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX” 
3. Bài mới
Các hoạt động: 
1 . Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại 
- GV nêu vấn đề: Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì? Việc làm đó đã tác động như thế nào đến tình hình kinh tế, xã hội nước ta ?
- GV chia lớp theo 4 nhóm thảo luận nội dung sau: 
+ Trình bày những chuyển biến về kinh tế của nước ta? 
Ÿ GV nhận xét + chốt lại.
* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
Phương pháp: Đàm thoại, tổng hợp 
- GV tổ chức HS thảo luận câu hỏi :
 + Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế VN có những ngành kinh tế nào chủ yếu ?
 + Sau khi thực dân Pháp xâm lược, những ngành kinh tế nào mới ra đời ở nước ta ?
+ Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế ?
+ Trước đây, XH VN chủ yếu có những giai cấp nào Đời sống của công nhân và nông dân VN ra sao ?
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
Phương pháp: Động não 
- GV hoàn thiện phần trả lời của HS
* Hoạt động 4 : (làm việc cả lớp)
- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, XH ở nước ta đầu TK XX
® Giáo dục: căm thù giặc Pháp 
C. Dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: “Phan Bội Châu và phong trào Đông Du” 
- Hát 
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động lớp, nhóm
- HS nêu: tiến hành cuộc khai thác KT mà lịch sử gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I nhằm vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của nhân dân ta. 
- HS thảo luận theo nhóm ® đại diện từng nhóm báo cáo. 
- HS cần nêu được: 
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế VN cuối TK XIX-đầu TK XX
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội VN cuối TK XIX- đầu TK XX
+ Đời sống của công nhân, nông dân VN trong thời kì này 
- HS xem tranh 
- Hoạt động lớp
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1) ; biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2, BT3)
*Hs khá, giỏi đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3. 
II. CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ
 - Từ điển 	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: 
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Luyện tập về từ đồng nghĩa. 
Ÿ GV nhận xét, cho điểm
2. Giới thiệu bài: 
“Tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về một hiện tượng ngược lại với từ đồng nghĩa đó là từ trái nghĩa” 
3. Bài mới:
Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nhận xét, hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các cặp từ trái nghĩa
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại 
Ÿ Phần 1: 
Ÿ GV theo dõi và chốt: 
+ Chính nghĩa: đúng với đạo lí
+ Phi nghĩa: trái với đạo lí 
à “Phi nghĩa” và “chính nghĩa” là hai từ có nghĩa trái ngược nhau à từ trái nghĩa.
Ÿ Phần 2: 
+ Lưu ý: hs có thể dùng từ điển để tìm nghĩa hai từ: “vinh”, “nhục”
- GV nhận xét lại
Ÿ Phần 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
- Yêu cầu HS trình bày
Ÿ GV chốt: Từ trái nghĩa đặt cạnh nhau sẽ làm nổi bật những gì đối lập nhau 
* Hoạt động 2: Ghi nhớ 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải, đàm thoại 
- GV nêu câu hỏi để rút ra ghi nhớ
+ Thế nào là từ trái nghĩa
+ Tác dụng của từ trái nghĩa
* Hoạt động 3: Luyện tập 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, thực hành 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm
- HS nhận xét
- GV chốt lại cho điểm 
Ÿ Bài 2:
- HS tự làm
- GV chốt lại: Chọn 1 từ duy nhất dù có thể có từ trái nghĩa khác vì đây là các thành ngữ có sẵn 
Ÿ Bài 3:
- Tổ chức cho HS học theo nhóm 
4. Củng cố :
-Thế nào là từ trái nghĩa cho ví dụ
C. Dặn dò: 
- Xem lại bài
- Chuẩn bị: “Luyện tập về từ trái nghĩa”
- Hát 
- 2 HS
- Lớp nhận xét 
- HS nghe
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp 
- Yêu cầu HS đọc phần 1, đọc cả mẫu 
- Cả lớp đọc thầm
- HS so sánh nghĩa của các từ gạch dưới trong câu sau:
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
- HS lần lượt nêu nghĩa của 2 từ gạch dưới
- HS giải nghĩa (nêu miệng)
- Có thể minh họa bằng tranh
- Cả lớp nhận xét
- 1, 2 HS đọc yêu cầu 
- HS nêu (chết # sống) (vinh # nhục)
- Cả lớp nhận xét
- 2 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm nêu
- 2 ý tương phản của cặp từ trái nghĩa làm nổi bật quan niệm sống rất khí khái của con người VN mang lại tiếng tốt cho dân tộc 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày 2 ý tạo nên ghi nhớ 
 Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp 
- HS làm vào vở
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS làm vào vở
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS nêu.
- HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết giải bài toán lên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
 - Làm BT1,3,4
II. CHUẨN BỊ:
 - Phấn màu - Bảng phụ 
 - Vở bài tập - Sách giáo khoa - Nháp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: 
B. Dạy bài mới
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra cách giải dạng toán tỷ lệ
- Lần lượt HS nêu cách giải 
Ÿ GV nhận xét - cho điểm
2. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn tập, giải các bài toán dạng tỷ lệ qua tiết "Luyện tập". 
3. Bài mới 
Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố, rèn kỹ năng giải các bài toán liên quan đến ti lệ (dạng rút về đơn vị )
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não 
Ÿ Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt
- Yêu cầu HS giải
Ÿ GV chốt lại
* Hoạt động 2: Luyện tập
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- GV gợi mở để HS phân tích đề, tóm tắt đề, giải 
2 tá bút chì là 24 bút chì
Ÿ GV chốt lại
* Hoạt động 3: Luyện tập
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề 
- GV gợi mở để HS phân tích đề, tóm tắt, giải
4. Củng cố :
- HS nêu lại 2 dạng toán ti lệ: Rút về đơn vị - Tỉ số
C. Dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: Ôn tập và bổ sung về giải toán 
- Hát 
- 2 HS
- Lớp nhận xét 
- HS lắng nghe
- Hoạt động cá nhân 
- HS đọc đề 
- Nêu tóm tắt
- HS giải
- Học sinh sửa bài "Rút về đơn vị"
- HS quan sát
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài 
- Phân tích đề 
- Nêu tóm tắt
- HS làm bài
- HS sửa bài - Nêu phương pháp giải "Dùng tỉ số"
- Hoạt động cá nhân 
- HS đọc đề 
- HS tóm tắt 
- HS giải bằng cách “ rút về đơn vị “
- HS sửa bài 
- HS nêu
- HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012 
TOÁN
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (tt)
I. MỤC TI ... iền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ).
*Học sinh khá, giỏi :
 + Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc
 + Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân : mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước song thường có lũ lụt gây thiệt hại.
 - GDMT: Một số đặc điểm về môi trường tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Bản đồ tự nhiên.
 - Tìm hiểu trước về đặc điểm của một số con sông lớn ở Việt Nam. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: 
- Hát 
B. Dạy bài mới
1. Kiểm tra bài cũ: “Khí hậu”
- Nêu câu hỏi 
+ Trình bày sơ nét về đặc điểm khí hậu nước ta?
- HS trả lời (kèm chỉ lược đồ, bản đồ)
+ Nêu lý do khiến khí hậu Nam -Bắc khác nhau rõ rệt?
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất của nhân dân ta?
Ÿ GV nhận xét. Đánh giá
2. Giới thiệu bài: 
“Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Tiết địa lý hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.”
- HS nghe 
3. Bài mới
Các hoạt động: 
1 . Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc
* Hoạt động 1: (làm việc cá nhân hoặc thao cặp)
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Trực quan, bút đàm, giảng giải 
+ Bước 1: 
- Phát phiếu học tập
- Mỗi HS nghiên cứu SGK, trả lời: 
+ Nước ta có nhiều hay ít sông?
- Nhiều sông
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ H.1 vị trí một số con sông ở Việt Nam? Ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn nào?
- Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Cầu, sông Thái Bình 
- Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai 
- Miền Trung có sông nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc lớn hơn cả là sông Cả, sông Mã, sông Đà Rằng 
+ Vì sao sông miền Trung thường ngắn và dốc?
- Vì vị trí miền Trung hẹp, núi gần biển.
+ Bước 2: 
- HS trình bày
- Sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời 
- Chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các con sông chính.
Ÿ Chốt ý: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. 
- Lặp lại 
2 . Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa .
* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan, thực hành. 
+ Bước 1: Phát phiếu giao việc
- Hoàn thành bảng sau:
- HS đọc SGK, quan sát hình 2, 3, thảo luận và trả lời:
Chế độ nước sông
Thời gian (từ tháng đến tháng)
Đặc điểm
Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa lũ 
Mùa cạn 
+ Bước 2: 
- Sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
Ÿ Chốt ý: “Sự thay đổi chế độ nước theo mùa do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên, gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất về giao thông trên sông, hoạt động của nhà máy thủy điện, mùa màng và đời sống đồng bào ven sông”.
- Nhóm khác bổ sung. 
- Lặp lại 
- Màu nước sông mùa lũ mùa cạn như thế nào? Tại sao? 
- Thường có màu rất đục do trong nước có chứa nhiều bùn, cát (phù sa) vào mùa lũ. Mùa cạn nước trong hơn. 
Ÿ Chốt ý: 3/4 diện tích đất liền nước ta là đồi núi, độ dốc lớn. Nước ta lại có nhiều mưa và mưa lớn tập trung theo mùa, đã làm cho nhiều lớp đất trên mặt bị bào mòn đưa xuống lòng sông làm sông có nhiều phù sa song đất đai miền núi ngày càng xấu đi. Nếu rừng bị mất thì đất càng bị bào mòn mạnh. 
- Nghe 
3. Vai trò của sông ngòi
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- Bồi đắp nên nhiều đồng bằng, cung cấp nước cho đồng ruộng và là đường giao thông quan trọng,cungcấp nhiều tôm cá và là nguồn thủy điện rất lớn. 
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, trực quan, thực hành 
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam: 
+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng. 
+ Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình và Trị An. 
- HS chỉ trên bản đồ. 
4. Củng cố :	
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Trò chơi, thực hành, thảo luận nhóm 
- Thi ghép tên sông vào vị trí sông trên lược đồ. 
- Nhận xét, đánh giá 
C. Dặn dò: 
-Xem lại bài.
- Chuẩn bị: “Vùng biển nước ta” 
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2012 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết giải bài toán lên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
 - Làm BT1,2,3.
II. CHUẨN BỊ:
 - Phấn màu, bảng phụ 
 - Vở bài tập, SGK, nháp 
III. CÁC HOẠT DĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: 
- Hát 
B. Dạy bài mới
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập 
- Kiểm tra cách giải các dạng toán liên quan đến 
- 2 HS 
Ÿ GV nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét
2. Giới thiệu bài: Luyện tập 
3. Bài mới
Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- HDHS giải các bài toán liên quan đến tỷ số và liên quan đến tỷ lệ ® HS nắm được các bước giải của các dạng toán trên 
- Hoạt động nhóm đôi
Phương pháp: Đ.thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 1:
- 2 HS đọc đề
- GV gợi ý để HS tìm hiểu các nội dung: 
- Phân tích đề và tóm tắt 
- Tóm tắt đề 
+ Tổng số nam và nữ là 28 HS
+ Tỉ số của số nam và số nữ là 2 / 5
- Phân tích đề
- HS nhận dạng
- Nêu phương pháp giải
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài
- HS nêu
- HS sửa bài
- Lần lượt HS nêu công thức dạng Tổng và Tỉ
Ÿ GV nhận xét chốt cách giải 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 2 
- GV gợi mở để đưa về dạng “Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
- Lần lượt HS phân tích và nêu cách tóm tắt 
- HS giải
Ÿ GV nhận xét - chốt lại 
- Lớp nhận xét
* Hoạt động 3:
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
Ÿ Bài 3 
- HS đọc đề 
- Phân tích đề, tóm tắt và chọn cách giải
- HS giải 
- HS sửa bài 
Ÿ GV chốt lại các bước giải của bài 
- Lớp nhận xét
4. Củng cố :
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Đ.thoại, thực hành, động não
- HS nhắc lại cách giải dạng toán vừa học
- HS còn lại giải ra nháp
C. Dặn dò: 
- Làm bài nhà + học bài 
- Chuẩn bị: Ôn bảng đơn vị đo độ dài 
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2012 
TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA VIẾT
I. MỤC TIÊU:
 - Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
 - Diễn đạt thành câu ; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. 
II. CHUẨN BỊ: 
 - Tranh phóng to minh họa cho các cảnh gợi lên nội dung kiểm tra. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: 
- Hát 
B. Dạy bài mới
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo 1 bài văn tả cảnh. 
- 2 HS nêu
2. Giới thiệu bài: 
“Kiểm tra viết” 
- HS lắng nghe
3. Bài mới
Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: HDHS làm bài kiểm tra. 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Trực quan, đ.thoại 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa. 
- 1 HS đọc đề kiểm tra 
- GV giới thiệu 4 bức tranh. 
1. Tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong 1 vườn cây. 
2. Tả cảnh buổi sáng trong 1 công viên em biết. 
3. Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê hương em. 
4. Tả cảnh buổi sáng trên nương rẫy ở vùng quê em.
5. Tả cảnh buổi sáng trên đường phố em thường đi qua.
6. Tả 1 cơn mưa em từng gặp.
7. Tả ngôi trường của em. 
- GV giải đáp những thắc mắc của học sinh nếu có. 
- HS chọn một trong những đề thể hiện qua tranh và chọn thời gian tả. 
* Hoạt động 2:
- HS làm bài 
- GV thu bài
- GV chấm bài
C. Dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập báo cáo thống kê” 
- HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2012 
KHOA HỌC
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.
 - Thực hiện sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
 - Mối quan hệ giữa con người với môi trường; con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Các hình ảnh trong SGK trang 18 , 19 
 - SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: 
- Hát 
B. Dạy bài mới
1. Kiểm tra bài cũ: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. 
- GV để các hình nam, nữ ở các lứa tuổi từ tuổi vị thành niên đến tuổi già, làm các nghề khác nhau trong xã hội lên bàn, yêu cầu HSchọn và nêu đặc điểm nổi bật của giai đoạn lứa tuổi đó. 
- HS nêu đặc điểm nổi bật của lứa tuổi ứng với hình đã chọn. 
- HS gọi nối tiếp các bạn khác chọn hình và nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn đó. 
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét bài cũ. 
- HS nhận xét 
2. Giới thiệu bài: 
“Vệ sinh tuổi dậy thì”
3. Bài mới
Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập. 
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải 
+ Bước 1: 
- GV nêu vấn đề :
+ Mồ hôi có thể gây ra mùi gì ?
+ Nếu đọng lại lâu trên cơ thể,đặc biệt là ở các chỗ kín sẽ gây ra điều gì ? 
+ Vậy ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá” ?
+ Bước 2:
- GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trình bày câu hỏi nêu trên 
- HS trình bày ý kiến 
- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng
+ Nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên
_ Rửa mặt bằng nước sạch, tắm rửa, gội đầu, thay đổi quần áo thường xuyên , 
- GV chốt ý (SGV- Tr 41)
* Hoạt động 2: (làm việc với phiếu học tập )
+ Bước 1:
- GV chia lớp thành 2 nhóm nam và nữ và phát phiếu học tập 
- Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam “
- Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ 
+ Bước 2: Chữa bài tập theo từng nhóm nam, nhóm nữ riêng 
- Phiếu 1 :1- b ; 2 – a, b. d ; 3 – b,d
- Phiếu 2 : 1 – b, c ; 2 – a, b, d ; 
 3 – a ; 4 - a
- HS đọc lại đọn đầu trong mục Bạn cần biết Tr 19 / SGK
* Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận
+ Bước 1 : (làm việc theo nhóm)
- GV yêu cầu các nhóm quan sát H 4, 5 , 6 , 7 Tr 19 SGK và trả lời câu hỏi 
+ Chỉ và nói nội dung từng hình 
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ?
+ Bước 2: ( làm việc theo nhóm)
- GV khuyến khích HS đưa thêm ví dụ về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
® GV chốt: Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh 
4.Củng cố 
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
- Nhắc lại nội dung bài học 
- 2 – 3 HS nêu
C. Dặn dò: 
- Thực hiện những việc nên làm của bài học 
- Chuẩn bị: Thực hành “Nói không ! Đối với các chất gây nghiện “
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4Nguyen Thi Thanh Thao.doc