Bài giảng tổng hợp khối 5 năm 2010

Bài giảng tổng hợp khối 5 năm 2010

I. Mục tiêu: - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.

- Biết được : Người có ý chícó thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.

- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội.

*GD Tấm gương ĐĐ HCM (Bộ phận) : BH là 1 tấm gương lớn về ý chí và nghị lực. GD HS rèn luyện ý chí, nghị lực theo gương Bác.

TTCC : 1,2 của nhận xét 2: Tổ 1+2

II. Chuẩn bị: Bài viết về Nguyễn Ngọc Ký và Nguyễn Đức Trung. Một số mẫu chuyện về tấm gương vượt khó về các mặt. Hình ảnh của một số người thật, việc thật là những tầm gương vượt khó.

III. Các hoạt động:

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng tổng hợp khối 5 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2010
Đạo Đức
CÓ CHÍ THÌ NÊN ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu: - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được : Người có ý chícó thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội. 
*GD Tấm gương ĐĐ HCM (Bợ phận) : BH là 1 tấm gương lớn về ý chí và nghị lực. GD HS rèn luyện ý chí, nghị lực theo gương Bác.
TTCC : 1,2 của nhận xét 2: Tổ 1+2
II. Chuẩn bị: Bài viết về Nguyễn Ngọc Ký và Nguyễn Đức Trung. Một số mẫu chuyện về tấm gương vượt khó về các mặt. Hình ảnh của một số người thật, việc thật là những tầm gương vượt khó.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Nêu ghi nhớ 
- Học sinh nêu
- Qua bài học tuần trước, các em đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
- Học sinh trả lời
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét 
3. Bài mới: Có chí thì nên
 Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng
* HS biết được hồn cảnh và những biểu hiện vượt khĩ của Trần Bảo Đồng
 - HS tự đọc thơng tin về Trần Bảo Đồng
- Cả lớp thảo luận theo 3 câu hỏi ở SGK
GV kết luận: Từ tấm gương TBĐ ta thấy: Dù gặp phải hồn cảnh rất khĩ khăn, nhưng nếu cĩ quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn cĩ thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
* HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khĩ khăn.
- Giáo viên nêu tình huống
- Thảo luận nhóm 4 (mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống)
1) Đang học dở lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Lan đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trứơc hoàn cảnh đó Lan sẽ như thế nào?
- Thư ký ghi các ý kiến vào giấy
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung
2) Trong một trận lũ lụt lớn, thật không may bố mẹ của Hiền không còn nữa. Hiền và em gái 5 tuổi trở thành mồ côi cha mẹ. Em thử đoán xem bạn Hiền sẽ gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và giải quyết những khó khăn đó ra sao? 
Ÿ Giáo viên chốt: Khi gặp hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải bình tĩnh suy nghĩ và có ý chí vươn lên, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
 Hoạt động 3: Làm bài tập 1 ; 2
* HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khĩ và những ý kiến phù hợp nd bài học 
- Nêu yêu cầu 
- Trao đổi trong nhóm về những tấm gương vượt khó trong những hoàn cảnh khác nhau 
- Chốt: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hổ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ vượt qua những khó khăn đó, vươn lên trong cuộc sống 
- Đại diện nhóm trình bày
4. Củng cố :
- 2 học sinh đọc Ghi nhớ.
Liên hệ GDTGĐĐ HCM
- Kể những khó khăn em đã gặp, em vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
- 2 học sinh kể
5. Dặn dò: 
- Tìm hiểu hoàn cảnh của một số bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc địa phương em ® đề ra phương án giúp đỡ 
- Nhận xét tiết học 
Tập đọc:
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I. Mục tiêu: - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu gnhị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. 
II. Chuẩn bị: - Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Bài ca về trái đất
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và bốc thăm trả lời câu hỏi.
- Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng.
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn chia đoạn
- Sửa lỗi đọc cho học sinh
- Dự kiến: “tr - s”
- Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
- Học sinh nhận xét 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Học sinh lắng nghe - Xác định được tựa bài 
- Chia 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu . giản dị, thân mật 
+ Đoạn 2: Còn lại
- Lần lượt 6 học sinh (dự kiến)
- Học sinh gạch dưới từ có âm tr - s
- Lần lượt học sinh đọc từ câu
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
- Dự kiến: Công trường, tình bạn giữa những người lao động. 
+ Tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây?
- Học sinh tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh.
- Học sinh nêu nghĩa từ chất phác.
+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt?
- Dự kiến: Học sinh nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật
+ Có vóc dáng cao lớn đặc biệt
+ Có vẻ mặt chất phác
+ Dáng người lao động
+ Dễ gần gũi 
Ÿ Giáo viên chốt lại bằng tranh của giáo viên: Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ đầu cảm giác giản dị, thân mật.
- Nêu ý đoạn 1
- Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc
- Tiếp tục tìm hiểu đoạn 2
- Học sinh lần lượt đọc đoạn 2
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: 
- Học sinh nhận phiếu + thảo luận + báo cáo kết quả 
- Học sinh gạch dưới những ý cần trả lời
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Dự kiến: ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân
Ÿ Giáo viên chốt: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật.
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất?
- Dự kiến: 
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc
+ Lời nói: tôi  anh
+ Ăn mặc
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Dự kiến: Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữ nghị
- Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam
- Hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp
+ Những chi tiết đó nói lên điều gì?
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễncảm, rút đại ý. 
- Rèn đọc diễn cảm
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn
- Rèn đọc câu văn dài “ Aùnh nắng  êm dịu”
- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn
Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường/ tạo nên một hòa sắc êm dịu.//
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm 
-Nêu nội dung bài.
- Cả tổ thi đua nêu nội dung bài.
Ÿ Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác
- Học sinh quan sát, trưng bày thêm tranh ảnh sưu tầm của bản thân.
 4.Củng cố
- Thi đua: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm (2 dãy)
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị: “ Ê-mi-licon”
- Nhận xét tiết học 
Toán:
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệuvà quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
-Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
- BT cần làm: B1 ; B2(a,c) ; B3.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế. 
II. Chuẩn bị: Phấn màu - bảng phụ . SGK - bảng con - vở nháp 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
 - Hát 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra các dạng toán về tỉ lệ vừa
 học. 
 - 2 học sinh 
- Học sinh sửa bài 3, 4/23 (SGK)
- Lần lượt HS nêu tóm tắt - sửa bài 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
3. Bài mới: Luyện tập
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên gợi mở. Học sinh tự đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả. 
- Học sinh lần lượt lên bảng ghi kết quả.
- Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Lần lượt đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 
Ÿ Bài 2: (a,c)
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. 
- Học sinh đọc đề 
- Xác định dạng 
Ÿ Giáo viên chốt ý. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài - nêu cách chuyển đổi. 
Ÿ Bài 3: Tương tự bài tập 2
- Học sinh đọc đề
- Học sinh làm bài
Ÿ Giáo viên chốt lại 
7km47m = 7 047m 
29m34cm = 2 934cm
1 327cm = 13m27cm 
- Nhắc lại kiến thức vừa học 
- Thi đua ai nhanh hơn 
- Tổ chức thi đua: 
82km3m = ..m 
5 008m = kmm
- Học sinh làm ra nháp 
4. Củng cố:
HS nhắc lại quan hệ của các đơn vị đo độ dài
5. Dặn dò: 
- Làm các bài tập còn lại. 
- Chuẩn bị: “Ôn bảng đơn vị đo khối lượng” 
- Nhận xét tiết học
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh ; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu hòa bình, có ý thức đoàn kết với tập thể lớp.
II. Chuản bị: Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” 
3.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của giờ học
- Hoạt động lớp, cá nhân
 ... mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đv đo d. tích.
- BT cần làm : B1 ; B2a (cột 1) ; B3.
- Giáo dục học sinh yêu thích học toán, thích làm các bài tập liên quan đến diện tích. 
II. Chuẩn bị : - Phấn màu - bảng phụ - SGK - bảng con - vở nháp 
III. Các hđ dạy học chủ yếu:	
KT bài cũ:
GV n.xét, sửa bài
Bài mới:
HĐ1:G.t đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông
GV gt:để đo những dt rất bé, người ta dùng đv mi-li-mét vuông.
GV đưa hình vẽ 1mm2 lên
HĐ2: G.thiệu bảng đv đo d. tích:
GV điền vào bảng đã kẻ sẵn
 HĐ3: Thực hành:
Bài 1: Cho HS đọc và viết các số đo dt
Bài 2 a(cột): 
Bài 3:
GV chấm và chữa bài
3.Củng cố, dặn dò:
Dặn HS ghi nhơ bảng đv đo dt.
HS làm bài tập 4 của tiết trước
HS nêu những đv đo dt đã học
HStự nêu: mi-li-mét vuông là dt của h.vuông có cạnh dài 1mm
HStự nêu cách viết tắt mi-li-mét vuông
Hsquan sát hình vẽ, tự rút ra nx:
1cm2 = 100mm2 ; 1mm2 = 1/ 100 cm2
HS nêu tên các đv đo dt đã học
HS nêu những đv > m2; những đv < m2
HS nêu mối q.hệ giữa mỗi đv với đv kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để có bảng đv đo dt
HS nêu mối q.hệ giữa km2 và hm2 
HS nêu nx về 2 đv đo dt liền nhau
Vài HS đọc lại bảng đv đo dt
HS tự làm vào vở rồi đổi vở cho nhau để chữa bài
HS đọc yc bài tập
HS làm bai theo nhóm rồi trình bài kết quả.Cả lớp nx sửa bài.
HS tự làm bài vào vở
HS đọc lại bảng đv đo dt 
NX tiết học.
Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu ) ; nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi các đề kiểm tra viết, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, sửa chung trước lớp - Phấn màu 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm
- Học sinh đọc bảng thống kê 
3.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của lớp 
- Hoạt động lớp 
- Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp 
- Đọc lại đề bài
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc.
+ Thiếu sót: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. 
- Giáo viên trả bài cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi
- Học sinh đọc lời nhận xét của thầy cô, tự sử lỗi sai. 
- Giáo viên theo dõi, nhắc nhở các em
- Lần lượt học sinh đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung
- Học sinh theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh tìm ra lỗi sai
- Xác định sai về mặt nào
- Một số HS lên bảng lần lựơt từng đôi 
- Học sinh đọc lên
- Cả lớp nhận xét
4. Củng cố
- Hoạt động lớp
- Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay
- Học sinh trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo 
5. Dặn dò: 
- Quan sát cảnh sông nước, vùng biển, dòng sông, con suối đổ.
- Chuẩn bị: Luyện tập làm đơn 
- Nhận xét tiết học
Khoa học:
THỰC HÀNH : NÓI “KHÔNG !” 
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (Tiết 2 )
I. Mục tiêu: - Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu bia.
- Từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma tuý.
- Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe và tránh lãng phí.
II. Chuẩn bị :+ Các hình ảnh trong SGK trang 19	
+ Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được 
+ Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Thực hành: Nói “Không !” đối với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý 
- Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào?
- Ung thư phổi, miệng, họng, thực quản, tụy, thận, bàng quan...
- Nêu tác hại của rượu, bia, đối với tim mạch?
- Tim to, rối loạn nhịp tim ...
- Nêu tác hại của ma túy đối với cộng đồng và xã hội?
- XH phải tốn tiền nuôi và chạy chữa cho người nghiện, sức lao động của cộng đồng suy yếu, các tội phạm hình sự gia tăng...
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” 
* HS nhận ra : Nhiều khi biết chắc hành vi nào đĩ sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà coa người vẫn làm
- Hoạt động cả lớp, cá nhân 
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Học sinh nắm luật chơi
- Sử dụng ghế của giáo viên chơi trò chơi này.
- Chuẩn bị thêm 1 khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn
- Nêu luật chơi.
+ Bước 2:
- Giáo viên yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang
- Học sinh thực hành chơi
- Giáo viên để ghế ngay giữa cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào.
-Dự kiến:
+ Có em cố gắng không chạm vào ghế
+ Có em cố ý đẩy bạn ngã vào ghế
+ Có em cảnh giác, né tránh bạn đã bị chạm vào ghế ...
+ Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
- Rất lo sợ
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
- Vì sợ bị điện giật chết
+ Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
- Chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào.
+ Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế?
- Vì biết nó nguy hiểm cho bản thân.
Ÿ Giáo viên chốt: Việc tránh chạm vào chiếc ghế cũng như tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý ® phải thận trọng và tránh xa nguy hiểm.
Hoạt động 2: Đóng vai
* HS biết thực hiện kĩ năng từ chối khơng sử dụng các chất gây nghiện.
- Hoạt động nhóm, lớp 
+ Bước 1: Thảo luận
- Học sinh thảo luận, trả lời. 
- Giáo viên nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một đều gì, các em sẽ nói những gì?
Dự kiến: 
+ Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó.
+ Giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy 
+ Nếu vẫn cố tình lôi kéo, tìm cách bỏ đi khỏi nơi đó 
+ Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn, thảo luận
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm hoặc 6 nhóm.
- Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai
+ Tình huống 1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc ® nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến 
+ Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia ® nếu là Minh, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
+ Tình huống 3: Tư bị một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các nhóm đóng vai theo tình huống nêu trên.
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận
+ Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu, bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không?
+ Trường hợp bị dọa dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì?
+ Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếukhông giải quyết được.
5. Dặn dò: 
- Xem lại bài + học ghi nhớ
- Chuẩn bị: Dùng thuốc an toàn 
- Nhận xét tiết học 
Kĩ thuật
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU : - Biết đặc điểm , cách sử dụng , bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình .
- Biết giữ gìn vệ sinh , an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn , ăn uống .
- Yêu thích tìm hiểu về việc nấu ăn .
TTCC 1 của NX2 : Cả lớp.
II. CHUẨN BỊ :- Một số dụng cụ đun , nấu , ăn uống thường dùng trong gia đình .
- Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường . Một số loại phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ :- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1 : Xác định các dụng cụ đun , nấu , ăn uống thông thường trong gia đình .
MT : Giúp HS nhận diện được các dụng cụ nấu ăn trong nhà .
- Đặt câu hỏi gợi ý để HS kể tên các dụng cụ thường dùng để đun , nấu , ăn uống trong gia đình .
Hoạt động lớp .
Ghi tên các dụng cụ lên bảng theo từng nhóm
- Nhận xét, nhắc lại tên các dụng cụ
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm , cách sử dụng , bảo quản một số dụng cụ đun , nấu , ăn uống trong gia đình .
- Sử dụng tranh minh họa để kết luận từng nội dung theo SGK .
* GDSDNLTK&HQ: 
+Chọn loại bếp nấu ăn TKNL.
+ TKNL khi nấu ăn.
+ Có thể dùng NLMT, khí bioga để nấu ăn.
4. Củng cố : - GV dùng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS .
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu về việc nấu ăn .
5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học .
- Dặn HS sưu tầm tranh , ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn hàng ngày để học tốt bài sau .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm đọc SGK , thảo luận , ghi kết quả vào phiếu học tập .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 DUYEN.doc