Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học và THCS Dân Hóa

Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học và THCS Dân Hóa

I.Mục đích yêu cầu:

-Biết đọc diễn cảm bài văn , nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

-Hiểu ND : Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được c.hỏi trong SGK).

- HS K, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

II/ Chuẩn bị:

-GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

-Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc

- HS: Đọc trước bài.

III/ Hoạt động dạy và học :

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học và THCS Dân Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai 
TẬP ĐỌC
Mùa thảo quả
I.Mục đích yêu cầu: 
-Biết đọc diễn cảm bài văn , nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. 
-Hiểu ND : Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được c.hỏi trong SGK).
- HS K, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II/ Chuẩn bị:
-GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
-Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc
- HS: Đọc trước bài. 
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc 
+ Gọi1 HS đọc toàn bài. 
+ Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc tưnøg đoạn của bài. 
* Bài văn có thể chia thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : từ đầu đến nếp nhăn.
+ Đoạn 2 : từ Thảo quả đến không gian.
+ Đoạn 3 : còn lại.
- Lần 1: Theo dõi và sửasai phát âm cho HS.
- Lần 2 : H/dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
- Lần 3 : HS đọc phần giải nghĩa trong SGK. GV giúp các em hiểu nghĩa từ ngư õđược chú giải sau bài (thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp).
- HS luyện đọc theo cặp; một em đọc cả bài.
* GV đọc diễn cảm toàn bài: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nếp khăn.
H: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? (Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của ngươi đi rừng cũng thơm)
H: Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý? (Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương thơm đặc biệt của thảo quả. 
Câu hai khá dài, lại có những từ như lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thơm lan toả, kéo dài. Các câu Gió thơm. Đất trời thơm. Rất ngắn, lại lặp từ thơm, như tả một người như hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan toả trong không gian.)
- Đoạn 2 :Tiếp theo đến không gian.
H: Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? (Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.)
- Đoạn 3: Còn lại.
H: Hoa thảo quả nảy nở ở đâu? (Nảy nở dưới gốc cây).
H: Khi nào thảo quả chín, rừng có vẻ đẹp gì? (Dưới đáy rừng rực những chùm thoả quả đỏ chon chót, như chứa lửa chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hất lên từ đáy rừng. Rừng say ngất và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.) 
- Nêu đại ý của bài?
- GV chốt, ghi bảng.
* Đại ý: Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- GV mời 2 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại bài văn. GV h/dẫn các em tìm giọng đọc và thể hiện diễn cảm bài văn.
 - GV h/dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn của bài văn. Có thể chọn hai đoạn (từ Gió tây lướt thướt đến từng nếp áo, nếp khăn). Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm theo SGK.
- HS nối tiếp đọc, nhận xét bạn đọc.
- HS quan sát tranh minh hoạ và giải nghĩa một số từ khó hiểu. 
- Đọc theo nhóm đôi.
- Lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ trả lời, em khác nhận xét và bổ sung.
- HS trả lời, bạn khác nhận xét, bổ sung.
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS trả lời, em khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm để tìm đại ý của bài, đại diện nhóm nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS nối tiếp đọc.
- 3 HS thi đọc diễn cảm, lớp theo dõi và nhận xét .
4. Củng cố, dặn dò: - GV mời 1-2 HS nhắc lại đại ý bài văn.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
_____________________________________________________
TOÁN
Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000.
I. Mục tiêu: 
 Biết:
-Nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
-Chuyển đổi đơn vị đo của một số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. Chuẩn bị: GV : Nội dung bài.
 HS : Xem trước bài.
III. Hoạt động dạy và học:
 1.Ổn định :
 2. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập – GV nhận xét, ghi điểm.
 a) 2,3 x 7 b) 12,34 x 5
 3. Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Hình thành quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000 
a) Ví dụ 1: 27,867 x 10
- GV yêu cầu HS tự tìm kết quả của phép nhân
27,867 x 10 
- GV gợi ý giúp HS tự rút ra nhận xét về cách nhân nhẩm, từ đó nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10.
b) Ví dụ 2: 53,286 x 100
- Phương pháp như ví dụ 1.
- GV tiếp tục gợi ý để HS rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100, 1000.
- Gọi HS lần lượt nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
* GV chốt lại và rút ra quy tắc.
- Yêu cầu HS nêu quy tắc.
* Lưu ý: Chuyển dấu phẩy sang bên phải.
Hoạt động 2: Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. GV yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS đọc kết quả từng trường hợp, GV kết luận.
+ Cột phần a gồm các phép nhân mà các số thập phân chỉ có một chữ số ở phần thập phân.
+ Cột phần b và c gồm các phép nhân mà các số thập phân có hai hoặc ba chữ số ở phần thập phân.
Bài 2: -Gọi HS đọc đề bài toán .
- GV y/c HS suy nghĩ thực hiện yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS nhắc lại quan hệ giữa dm và cm; giữa m và cm để vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo vào làm bài.
* Ví dụ: 10,4dm = 104cm (vì 10,4 x 10 =104)
- HS có thể giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo độ dài, rồi dịch chuyển dấu phẩy.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Bài 3: -Gọi HS đọc đề bài toán.
+ B ài toán cho biết những gì và hỏi gì?
+ Cân nặng của can dầu hoả là tổng cân nặng của những phần nào ?
+ 10 lít dầu hoả cân nặng bao nhiêu ki- lô gam ?
- Gọi HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
- GV n/xét kết luận bài giải đúng của HS trên bảng.
- GV hướng dẫn cụ thể từng em.
- 1HS lên bảng thực hiện, lớp làm bài vào vở nháp.
- Vài HS nêu, lớp theo dõi, bổ sung.
+ HS đọc ví dụ trên bảng, sau đó tự tìm kết quả của phép nhân.
+ Nhận xét và nêu cách nhân nhẩm với 10.
+ Nhận xét và nêu cách nhân nhẩm với 100; 1000,
+ HS lắng nghe và nêu quy tắc cách nhân nhẩm với 10, 100; 1000,
+ 1 HS đọc yêu cầu bài tập, sau đó làm bài cá nhân.
+ Lần lượt HS đọc kết quả trước lớp.
+ Lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS theo dõi yêu cầu và làm bài tập.
+ 2 HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
-3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- 1HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS tìm hiểu đề bài và giải bài vào vở.
+ 1 HS lên bảng giải, lớp theo dõi nhận xét sửa bài.
+ 2 HS nêu.
+ Lớp chú nghe và thực hiện. 
4. Củng cố, dặn dò: + Gọi HS nêu lại quy tác nhân 1 số TP với 10; 100; 1000.
+ Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
___________________________________
LỊCH SƯû
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I. Mục tiêu:
 -Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn:“ giặc đói” “ giặc dốt” “giặc ngoại xâm”.
- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “ giặc đói” “ giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ...
II.Chuẩn bị: - Thư của Bác Hồ gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói chống nạn thất học.
- Phiếu học tập. Hình minh hoạ SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: - GV gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi – GV nhận xét ghi điểm.
H: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì? Kết quả của hội nghị? 
H: Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt N am khẳng định điều gì? 
3.Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
+ GV giới thiệu và nêu tình thế nguy hiểm ở nước ta ngay sau khi Cách mạng tháng Tám.
+ GV giao nhiệm vụ học tập cho HS sau đó hỏi
H: Sau Cách mạng 1945, nhân dân ta gặp những khó khăn gì?
H: Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì?
H: Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”. 
Hoạt động 2: Làm việc trong nhóm.
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu những khó khăn của nước ta ngay sau Cách Mạng tháng Tám và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1: - Tại sao Bác Hồ gọi đói và dốt là “giặc”
- Nếu không chống được hai thứ giặc này thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Nhóm 2: - Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm gì?
- Lời kêu gọi của Bác và tinh thần hưởng ứng của nhân dân ta?
- Tinh thần chống “giặc dốt” của nhân dân ta được thể hiện ra sao?
+ Nhóm 3: - Ý nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
- Chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những việc phi thường, hiện thực ấy chứng tỏ điều gì?
- Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua những cơn hiểm nghèo uy tín của Chính phủ và Bác Hồ ra sao?
* GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Gọi đại diện nhóm khác nhận xét, GV kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- GV hướng dẫn HS quan sát ảnh tư liệu :
+ Aûnh tư liệu cảch chết đói năm 1945. để HS nêu nhận xét về tội ác của chế độ thực dân trước cách mạng, từ đó liên hệ việc Chính phủ (do Bác Hồ lãnh đạo) đã chăm lo đến đời sống của nhân dân.
+ Aûnh tư liệu về phong trào bình dân học vụ để HS nhận xét về tinh thần “diệt giặc dốt” của nhân dân ta, từ đó thấy rằng chế độ mới rất quan tâm đên việc học của dân.
+ HS lắng nghe.
Ø
- HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
+ Các nhóm lắng nghe và nhận nhiệm vụ.
+ HS thảo luận hoàn thành nội dung.
+ Đại diện các nhóm lên báo cáo, nhóm khác theo dõi bổ sung.
+ HS quan sát ảnh tư liệu và nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: + Gọi HS đọc bài học.(2 HS nêu ).
+ Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
_________________________________________
ĐẠO ĐỨC
Kính già yêu trẻ
I.Mục tiêu :
 - Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quí , thân thiện với người già, em nhỏ, không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng với người già và em nhỏ.
*) GDKNS: 
+ Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em).
+ Kĩ ... iải bài vào vở.
-1HS chữa bài của bạn lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
 - Về xem lại các bài tập và chuẩn bị bàisau.
KĨ THUẬT
 CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU .
 - Ôn tập củng cố các kiến thức đã học
 - HS làm được một sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Một số sản phẩm khâu thêu đã học
 - Tranh ảnh của các bài đã học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
 ? Nêu cách rửa bát?
B. Ôn tập
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1. Ôn tập những nội dung đã học. (7')
___________
Hoạt động 2. HS thảo luận nhóm để
 chọn sản phẩm thực hành. (27')
+ Nêu lại các nội dung các em đã được học?
+ GV nhận xét tóm tắt lại các nội dung các em vừa nêu
_________________________________
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm thực hành.
+ Củng cố các kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học.
+ Nếu chọn sản phẩm về nấu ăn, mỗi nhóm sẽ hoàn thành 1 sản phẩm. Còn nếu là sản phẩm về khâu thêu mỗi HS sẽ hoàn thành 1 sản phẩm.
- GV chia nhóm và phân công vị trí làm việc của từng nhóm.
- Gv ghi tên các sản phẩm các nhóm đã chọn và kết luận hoạt động 2.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho giờ sau. 
- HS nêu lại cách đính khuy, thêu, nội dung nấu ăn
__________________
- HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị.
- Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS
THỂ DỤC
ÔN TẬP 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn 5 động tác vươn thở , tay ,chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. 
-Chơi trò chơi“ Kết bạn”
2. Kỹ năng:
-Thực hiện cơ bản đúng động tác theo nhịp hô, đúng hướng, đúng biên độ, chơi trò chơi nhiệt tình, chủ động
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ, thể lực, kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn
II. Địa điểm-phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập
2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, tranh thể dục, các dụng cụ cho trò chơi
III. Nội dung và phương pháp tổ chức
NỘI DUNG
ĐỊNHLƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu
* Nhận lớp : Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Ôn động tác vươn thở và tay. chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung
- Chơi trò chơi“ Kết bạn ”
* Khởi động: -Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
- Trò chơi“ Chạy tiếp sức ”
8-10 Phút
2-3 Phút
5-6 Phút
Cán sự tập hợp báo cáo sĩ số và chúc GV “ Khoẻ”
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 €
 ( Gv) 
HS chạy theo hàng dọc do cán sự điều khiển sau đó tập hợp 3 hàng ngang
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 €
2. Phần cơ bản
*Ôn 5 động tác đã học
- Gv chú ý phân tích những sai lầm thường mắc trong quá trình tập của HS
* Chia nhóm tập luyện
-Trong quá trình tập GV chú ý uốn nắn cho những HS yếu kếm
* Thi đua giữa các tổ
* Chơi trò chơi“ Kết bạn ”
18-22 Phút
4-5 Lần 2x8 nhịp
6-8 Phút
- GV hô nhịp để HS thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát uốn nắn, sửa sai
 € € € € € € 
 € € € € € €
 €
- Cán sự điếu khiển GV đến các tổ quan sát sửa sai
 Tổ 1 Tổ 2
€€€€€€ €€€€€€
 ( GV)
- Từng tổ lên thực hiện do cán sự điều khiển GV cùng học sinh quan sát nhận xét
 €€€€€€
 (GV)
 € € € € €
 €
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi sau đó cho HS chơi thử và chơi chính thức, có kết hợp vần điệu. Trong quá trình chơi GV quan sát nhận xét uốn nắn. 
 € € 
 € € 
 € € 
 € € 
 € € 
 (GV)
Sau mỗi lần chơi GV biểu dương kịp thời và nhận xét trò chơi 
3. Phần kết thúc
- Trò chơi“ Lịch sự ”
- Cúi người thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài học
- Nhận xét giờ học
- BTVN: Ôn 5 động tác vươn thở tay chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung
3-5 Phút
- Cán sự điều khiển và cùng GV hệ thống bài học
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 €
Sinh hoạt tập thể
I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 12:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. - Lớp trưởng nhận xét chung. 
 - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. 
- GV tổng kết chung: 
a) Nề nếp: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b) Đạo đức:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c) Học tập: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
d) Các hoạt động khác: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2 .Kế hoạch tuần 13: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ký duyệt ngày tháng năm 2012
 Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 12.doc