Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 13 - Trường TH Vĩnh Hòa

Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 13 - Trường TH Vĩnh Hòa

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến của các sự việc.

 - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.( Trả lời được các câu hỏi ở SGK)

 *GDKNS: - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).

 - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng

 *GDBVMT (Trực tiếp):Nâng cao ý thức BVMT.

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc. Ghi câu văn luyện đọc bảng phụ.

III. Các hoạt động:

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 13 - Trường TH Vĩnh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
?&@
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
TẬP ĐỌC: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến của các sự việc.
 - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.( Trả lời được các câu hỏi ở SGK)
 *GDKNS: - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).
 - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng
 *GDBVMT (Trực tiếp):Nâng cao ý thức BVMT.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc. Ghi câu văn luyện đọc bảng phụ.
III. Các hoạt động:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Bài cũ: 
Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi có liên quan đến ND bài.
Yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài 
 b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn kết hợp tổ chức cho HS tham gia HĐ Thẻ nghĩa, thẻ từ để giải nghĩa các từ: rô bốt, còng tay.
- Sửa lỗi cho học sinh.
- Giáo viên ghi bảng âm cần rèn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Chú ý cho HS các lời thoại:
+ Hai ngày nay đâu có đoàn khách thăm quan nào? (băn khoăn)
+ Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bờ rừng chưa? (thì thào)
+ A lô, công an huyện đây! (rắn rỏi)
+ Cháu quả là người gác rừng dũng cảm! (dí dỏm)
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
c. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
• Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+ Lần theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
-Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
• Giáo viên chốt ý.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
• Giáo viên chốt ý.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt trộm gỗ ?
*GDMT, GD kĩ năng sống:
+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ?
- Cho học sinh nhận xét.
- Nêu ý 3.
- Yêu cầu học sinh nêu ND chính. 
• GV chốt: Con người cần bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.
d. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: 
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp cả bài, cả lớp cùng trao đổi nêu giọng đọc cả bài.
- GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc đoạn đó, yêu cầu HS trao đổi nhóm 4 tìm giọng đọc hay đối với đoạn đó.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4. Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm, yêu cầu cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
Tổ chức cho HS đọc phân vai.
GV nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị: “Trồng rừng ngập mặn”
- Nhận xét tiết học.
- 3Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ
- Học sinh trả lời:
HS1: Hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói đến điều gì về công việc của bầy ong?
HS2: Nội dung chính của bài thơ là gì?
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài.
- 1, 2 học sinh đọc bài.
- Bài văn chia làm 3 đoạn:
+Đ1: Ba em làm...ra bìa rừng chưa?
+Đ2: Qua kẽ lá...thu lại gỗ.
+Đ3: Đêm ấy...dũng cảm!
- Lần lượt HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Học sinh đọc thầm phần chú giải,
tham gia HĐ Thẻ nghĩa, thẻ từ để giải nghĩa các từ: rô bốt, còng tay.
- Học sinh phát âm từ khó.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 học sinh đọc toàn bài.
- HS lắng nghe, nắm cách đọc.
- Các nhóm thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm nhận xét.
- Học sinh đọc đoạn 1.
-  những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả; lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài Bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối
-Tinh thần cảnh giác của chú bé
- HS lắng nghe
- HS đọc; Các nhóm trao đổi thảo luận TL
+ Thông minh: thắc mắc, lần theo dấu chân, tự giải đáp thắc mắc, gọi điện thoại báo công an.
+ Dũng cảm : Chạy đi gọi điện thoại, phối hợp với công an .
- Sự thông minh và dũng cảm của cậu bé 
- HS lắng nghe
- HS đọc, tìm hiểu TL
- yêu rừng , sợ rừng bị phá / Vì hiểu rằng rừng là tài sản chung, cần phải giữ gìn / 
- Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung/ Bình tĩnh, thông minh/ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh/ Dũng cảm, táo bạo 
- Sự ý thức và tinh thần dũng cảm của chú bé.
*ND: Bài văn biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi .
- 3 HS đọc nối tiếp cả bài, cả lớp cùng trao đổi nêu giọng đọc cả bài: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, nhanh, hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng. Chuyển giọng linh hoạt phù hợp với nhân vật
- HS thảo luận cách đọc diễn cảm: 
Nhấn giọng các từ ngữ: lửa đốt, bành bạch, loay hoay, lao tới, khựng lại, lách cách, quả là, dũng cảm.
- Đại diện từng nhóm đọc.
- Các nhóm khác nhận xét.
- 3-4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
HS đọc phân vai.
- HS nêu, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
KHOA HỌC: NHÔM
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
*BVMT (Liên hệ): GD ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tiết kiệm.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ trong SGK trang 46, 47. Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Đồng và hợp kim của đồng.
 - HS đọc bài học ở SGK 
- GV tổng kết, cho điểm.
2. Bài mới: Nhôm.
3. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Một số đồ dùng bằng nhôm
- Tổ chức cho HS làm việc trong nhóm:
+ Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm các đồ dùng bằng nhôm mà em biết và ghi tên chúng vào phiếu.
+ Gọi nhóm làm xong dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh ý kiến bổ sung lên bảng.
+ Em còn biết những đồ dùng nào làm bằng nhôm?
 Kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi, dùng để chế tạo các vật dụng làm bếp, đồ hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của phương tiện giao thông như tàu hỏa, xe máy, ô tô, ...
Hoạt động 2: So sánh nguồn gốc và tính chất giữa nhôm và các hợp kim của nhôm
*Phương pháp “Bàn tay nặ bột”
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4:
+ Phát cho mỗi nhóm một số đồ dùng bằng nhụm.
+ Yêu cầu HS quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK và hoàn thành phiếu thảo luận so sánh về nguồn gốc tính chất giữa nhôm và các hợp kim của nhôm.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng, đọc bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ sung. Ghi nhanh lên bảng cỏc ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS sau đó yêu cầu trả lời các câu hỏi:
+ Trong tự nhiên, nhôm có ở đâu?
+ Nhụm cú những tớnh chất gỡ?
+ Nhôm có thể thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm?
Kết luận: Nhôm là kim loại. Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. Trong tự nhiên có trong quặng nhôm.
GD ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên :
- Nếu con người cứ khai thác các quặng nhôm theo ý thích của riêng mình thì điều gì sẽ xảy ra ?
- Vậy chúng ta phải khai thác và sử dụng như thế nào ?
4.Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài + học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Đá vôi
- Nhận xét tiết học .
- 2HS TLCH, HS khác nhận xét.
-Nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
-Trong thực tế, người ta đó sử dụng đồng và hợp kim của đồng để làm gì? 
- Hoạt động nhóm đôi.
- Học sinh viết tên hoặc dán tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
- Các nhóm treo sản phẩm cử người trình bày.
VD: Khung cửa sổ, chắn bùn xe đạp, một số bộ phận của xe máy, tàu hỏa, ô tô
- HS lắng nghe, nhắc lại, khắc sâu KT.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm khác được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo các đồ dùng bằng nhôm đó.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
Nhôm: a) Nguồn gốc: Có ở quặng nhôm
b) Tính chất: 
+Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi, dễ dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và nhiệt tốt.
+Không bị gỉ, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm
Hợp kim của nhôm: 
a) Nguồn gốc: có từ nhôm và một số kim loại khác như đồng, kẽm.
b) Tính chất: Bền vững, rắn chắc hơn nhôm.
- HS lắng nghe, nhắc lại, khắc sâu KT.
- 4-5 HS nêu theo sự hiểu biết. VD:
+... nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt.
+...khai thác hợp lí, không được khai thác trái phép, sử dụng tiết kiệm.
- HS nhắc lại lớp nghe khắc sâu KT
- Nghe thực hiện ở nhà.
Nghe rút iknh nghiệm
* Bổ sung:
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân. 
- Biết nhân một số thập phân với tổng hai số thập phân .
* Bài tập cần làm: Bài 1,2,4(a) HS khá giỏicó thể hoàn thành tất cả các bài tập.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 2 HS thực hiện trên bảng, cả lớp làm trong vở nháp.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu: Ghi tựa bài
b) Luyện tập: 
vHĐ1: Củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu	
• Gọi 3 HS thực hiện trên bảng lớn, yêu cầu cả lớp làm trong vở.
- Lưu ý : HS đặt tính dọc.
- GV nhận xét chấm chữa bài.
• GV cho học sinh nhắc lại quy tắc +, –, ´ số thập phân.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu tính nhẩm và nêu miệng kết quả.
• GV chốt KQ đúng, yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; 0, 1; 0,01; 0, 001.
v	HĐ2: H/dẫn HS nắm được quy tắc nhân một số thập phân với tổng hai số thập phân.
Bài 4a : HS khá, giỏi hoàn thành cả bài.
- GV treo bảng phụ, HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS so sánh nhận xét.
- GV chốt công thức:
(a+b) x c = a x c + b x c
- Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, cho HS nêu tên công thức.
- Gợi ý HS phát biểu qui tắc.
- GV kết luận, gọi HS nhắc lại qui tắc.
- Y/c 2 HS khá, giỏi lên bảng làm câu b, các em còn lại làm vào vở.
- GV nhận xét chấm chữa bài 
Bài 3: HS khá, giỏi hoặc nếu còn thời gian thì tổ chức cho HS giải theo nhóm 4.
- Y/c HS đọc đề, Nêu tóm tắt – Vẽ sơ đồ trên bảng lớp.
- Gọi 2 HS đại diện cho 2 nhóm lên giải trên bảng lớn bằng 2 cách khác nhau.
Cách 2:
Giá 1 kg đường: 38500 : 5 = 7700(đ)
Số tiền mua 3,5kg đường :
7700 x 3,5 = 26950(đ)
Mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn số tiền:
38500 – 26950 = 11550(đ)
Đáp số : 11550đ
- GV nhận xét chấm chữa bài 
4. Củng cố - dặn dò.
GV cho HS nhắc lại qui  ...  DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- GV kiểm tra cả lớp việc lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp. 
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa bài 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
vH/dẫn HS củng cố kiến thức về đoạn văn.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn.
* Gợi ý HS: Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn. Phần thân đoạn nêu đủ, đúng, những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó. Các câu trong đoạn cần sắp xếp hợp lí. Câu sau làm rõ ý cho câu trước. Trong đoạn văn em có thể tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật cũng có thể tả riêng một nét tiêu biểu của ngoại hình.
- Yêu cầu HS tự làm bài trong vở, 3 em làm trên bảng phụ; GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Yêu cầu HS viết trên bảng phụ gắn lên bảng lớn, cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
-Gọi 2-3 HS đọc đoạn văn vừa viết, cùng HS cả lớp nhận xét, sửa.
- Yêu cầu các HS khác căn cứ vào KQ GV và HS cả lớp sửa cho các bạn tự điều chỉnh bài của mình cho đúng yêu cầu.
- Nhận xét, cho điểm những HS đạt yêu cầu.
- Đọc cho HS nghe một số đoạn văn viết hay.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tự viết hoàn chỉnh đoạn văn vào vở.
- Chuẩn bị: “Làm biên bản cuộc họp”.
Nhận xét tiết học. 
- 3HS đọc dàn ý đã lập ở tiết trước. 
- Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình.
- Cả lớp đọc thầm để biết lựa chọn các đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình, biết chuyển kết quả quan sát, lựa chọn sắp xếp ý thành đoạn văn, biết sử dụng các tính từ và hình ảnh so sánh để câu văn sinh động, biết viết câu mở đoạn và các câu thân đoạn.
- HS thực hành viết đoạn văn vào vở, 3 em làm trên bảng phụ.
- HS viết trên bảng phụ gắn lên bảng lớn, cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
- 2-3 HS đọc đoạn văn vừa viết, cùng HS cả lớp nhận xét, sửa.
- Các HS khác căn cứ vào KQ GV và HS cả lớp sửa cho các bạn tự điều chỉnh bài của mình cho đúng yêu cầu. 
- HS lắng nghe.VD:
Em rất quý bạn Tuấn. Tuấn bằng tuổi em nhưng cậu ta bé hơn chúng bạn cùng lứa một chút. Cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, làm cho vóc dáng của cậu cứng cáp hơn. Mái tóc cắt ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Đôi mắt Tuấn sáng ngời, ẩn dưới đôi chân mày đen nhánh. Tuấn gây được cảm tình với mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi cái miệng rất có duyên của cậu.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
BUỔI CHIỀU
Tiếng Việt: CHỦ ĐIỂM: GIỮ LẤY MÀU XANH
 (Tiết 2- Tuần 13 - Vở thực hành)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh biết: 
- Đọc hiểu nội dung bài “Bác thợ rèn” và TL được các câu hỏi của BT 1. 
- Dựa vào dàn ý đã lập viết đoạn văn tả ngoại hình cho bài văn tả người (thầy giáo, cô giáo) hoặc một người bạn của em.
- Giáo dục HS lòng tình cảm yêu quý thầy cô giáo và bạn bè. 
 II/ Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc bài “Bác thợ rèn”.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu và TL các CH.
- Cho HS thực hiện vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, chấm chữa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Đề bài: Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 12, em hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình thầy (cô giáo) hoặc một bạn học của em.
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS đọc lại dàn ý đã lập ở tiết 2 tuần 12. 
- Gợi ý HS tìm ý:
+ Em cần tả gi về đặc điểm ngoại hình? (Hình dáng, khuôn mặt, đôi mắt, mái tóc, hàm răng, cách ăn mặc, ...).
- Hướng dẫn HS xác định câu mở đoạn (nêu ý toàn đoạn, đặc điểm sẽ tả).
- Cho HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu vài HS đoạn văn đã viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn; biết cách dùng từ đặt câu, lời văn sinh động, gợi tả, ....
- GV nhận xét, chấm chữa bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Dặn về đọc lại bài và hoàn thành bài tập.
- Nhận xét tiết học
1/ Đọc yêu cầu đề bài.
- 2HS nói tiếp đọc, lớp đọc thầm, tìm hiểu làm bài vào vở.
- Vài HS nêu kết quả, lớp nhận xét sửa bài.
- Đáp án: 
a) Tả ngoại hình của bác thợ rèn.
b) Cả vóc dáng, đôi vai, đôi mắt, quai hàm, tiếng thở ... ddeuf nổi bật.
c) Bác đang rèn một lưỡi cày.
2/ Đọc yêu cầu đề bài, lớp đọc thầm xác định yêu cầu đề bài.
- Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn tả ngoại hình.
- HS đọc gợi ý. 
- HS đọc lại dàn ý đã lập ở tiết 2 tuần 12. 
- HS nghe năm cách làm bài
- HS làm bài vào vở.
*Ví dụ: Tả ngoại hình một cô giáo
 Thời gian trôi qua đã lâu nhưng em vẫn nhớ mãi gương mặt hiền hòa và giọng Huế dịu dàng của cô giáo Trang dạy em hồi lớp 3. Cô có đôi mắt đen nâu luôn ánh lên vẻ dịu dàng. Khuôn mặt trái xoan và làn da trắng min. Sống mũi cao, môi hình trái tim không tô son mà vẫn đỏ hồng. Giọng nói của cô êm dịu như rót vào tai vậy. Em rất quí trọng cô, xem cô là người mẹ thứ hai ở trường. 
- Vài HS đọc bài văn vừa làm.
- Lớp nhận xét, sửa bài, học tập những đoạn văn hay của bạn.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
 LUYỆN VIẾT: BÀI 13 (Đ): “Áo dài Huế” (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
1/ Giúp học sinh rèn luyện chữ viết
+ Viết đúng mẫu chữ hoa: A, H, C, T, M, Đ, Q, L, V.
+ Viết đều nét bài “Áo dài Huế” với mẫu chữ đứng.
+ Viết đúng khoảng cách giữa các chữ.
2/ Luyện viết giống chữ bài mẫu; đọc, ngẫm nghĩ và ghi nhớ nội dung tri thức trong bài viết.
3/ Rèn tính cẩn thận, ý thức “Giữ vở sạch –viết chữ đẹp” cho học sinh.
II/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giáo viên đọc:
+ Yêu câu HS đọc
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết.
2. Tìm hiểu đoạn viết:
- Số lượng câu trong đoạn viết.
- Các chữ được viết hoa.
3. Tìm hiểu cách viết:
- Độ cao của các nhóm con chữ.
- Độ rộng của các con chữ.
- Khoảng cách giữa các chữ.
4. Cách trình bày:
- Bài viết được trình bày trên mẫu chữ viết nào?
5. Luyện viết các chữ hoa:
Mẫu nghiêng
A, H, C, T, M, Đ, Q, L, V.
Các từ viết hoa
Huế, sông Hương, Thiên Mụ, Cố đô Huế, Quang Huỳnh, 
5. Viết bài:
6. Nhận xét bài viết:
+ Học sinh đọc đoạn viết ( 4 HS)
+ HS tìm hiểu phát biểu, lớp nhận xét bổ sung.
- Học sinh trả lời
+ Gồm 2 đoạn có 4 câu và 4 dòng thơ.
+ 9 chữ hoa: A, H, C, T, M, Đ, Q, L, V.
- Học sinh trả lời, lớp bổ sung: 1ly, 1,5 ly, 2 ly, 2,5 ly.
- Độ rộng của các con chữ 1 ô ly.
+ Khoảng cách giữa các chữ : ô 1 ly
+ Mẫu chữ: Đứng.
+ HS lắng nghe GV hướng dẫn để nắm cách viết và trình bày bài viết.
+ Học sinh viết đoạn 2 của bài viết vào vở.
+ Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
Toán: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH (Tiết 2- Tuần 13-Vở thực hành)
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố chia một số thập phân cho một số tự nhiên, vận dụng vào giải toán có lời văn, tìm thành phần chưa biết.
 II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Các hoạt động: 
Hướng dẫn Hs làm các bài tập ở vở thực hành.
- Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hướng dẫn HS tính. 
- Cho HS nhắc lại qui tắt chia.
- Cho HS làm vào vở, 3HS lên bảng.
- GV nhận xét, chấm sửa bài.
- Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. 
- Cho HS làm vào vở, 3HS lên bảng.
- GV nhận xét, chấm sửa bài.
- Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
+ Cho HS nhăc lại cách tìm thừa số chưa biết
+ Cho HS làm vào vở thực hành.
+ GV nhận xét, chấm sửa bài.
- Bài 4: Hướng dẫn đọc, phân tích đề rồi giải.
+ Cho HS làm vào vở thực hành.
+ GV nhận xét, chấm sửa bài.
- Bài 5: Hướng dẫn HS KG làm vào vở + GV nhận xét, sửa bài.
2. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- Xem trước bài học sau.
- Nhận xét tiết học.
1/ HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS nhắc lại qui tắt chia.
- HS làm vào vở thực hành, 3HS lên bảng. 
50,56 : 3 = 16,85 (dư 0,01) 0,72 : 8 = 0, 09	
95,2 : 34 = 2,8
- HS nhận xét, sửa bài.	
2/ HS đọc, nắm yêu cầu rồi làm bài vào vở.
a) 55,2 : 3 = 18,4 b) 4,24 : 4 = 1,06
c) 42,65 : 5 = 8,53
- HS nhận xét, sửa bài.
3/ HS đọc, nắm yêu cầu rồi làm bài vào vở.
a) X x 10 = 30,16 b) 100 x X = 326,27
 X = 30,16 : 10 X = 326,27 : 100 
 X = 3,016 X = 3,2627 	 
- HS nhận xét, sửa bài.
4/ HS đọc, phân tích đề rồi giải.
Trung bình mỗi tấm vải dài là:
177,5 : 5 = 35,5 (m)
Đáp số: 35,5 m
- HS nhận xét, sửa bài.
5/ HS đọc đề, làm vào vở.
Phép chia 43,09 : 21 có số dư là: C. 0,04
- Lớp nhận xét, sửa bài.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
* Bổ sung:
SINH HOẠT
 I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II/ Hoạt động dạy - học:
HOAÏT ÑOÄNG DAÏY
HOAÏT ÑOÄNG HOÏC
1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua:
+ Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình.
+ GV đánh giá chung:
* Ưu điểm:
- Có tiến bộ trong học tập: 
- Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao.
* Nhược điểm:	 
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.	
- Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm.
2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
- Tổ dành nhiều bông hoa điểm 10 là:
 +
 +
3/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có.
- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo VN 20/10. Phong trào bông hoa điểm 10.
- Lớp trưởng nhận xét 
- HS lắng nghe .nhận xét bổ sung thêm
- Các tổ báo cáo:
* Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình :
+ Học tập
+ Lao động Vệ sinh 
+ Nề nếp, đạo đức,.
+ Các phong trào thi đua
+ -------------------
+ ------------------
- Lớp bình bầu, tuyên dương các bạn: ....
- Tổ .. nhất
- Tổ .. nhì
- Tổ .. ba
- Cả lớp phát biểu ý kiến.
Duyệt của tổ chuyên môn
Duyệt của BGH
Kiểm tra ngày.thángnăm 2012
Tổ trưởng
Kiểm tra ngày.thángnăm 2012
Hiệu trưởng
SINH HOẠT
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II/ Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua :
+ Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình.
+ GV đánh giá chung:
* Ưu điểm:
- Có tiến bộ trong học tập.
- Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao.
- Đã thi giữa kì 1, kết quả chưa cao.
* Nhược điểm:	 
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.	
- Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm.
2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
3/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có.
- Lớp trưởng nhận xét 
- Cả lớp phát biểu ý kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L5 TUAN 13 TICH HOP.doc