Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 17: Nguyễn Thị Hương Trầm

Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 17: Nguyễn Thị Hương Trầm

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 17: Nguyễn Thị Hương Trầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 9
Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2012
TIẾT: 17 Tập đọc:
CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới :
* HĐ1: HD luyện đọc: (10’)
 - GV đọc cả bài.
 - GV chia đoạn: 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến sống được không?
- Đoạn 2: Từ Quý và Nam đến phân giải.
- Đoạn 3 : Còn lại.
- Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: Sôi nổi, quý, hiếm
- Gọi HS đọc đoạn nối tiếp lần 2.
- Gọi HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
* HĐ2: Tìm hiểu bài (12’)
 - Cho HS đọc Đ1+2.
+ Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
+ Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào?
(- Cho HS đọc Đ3: 
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
+ Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải thế nào? Thái độ tranh luận phải ra sao?
* ý : Người lao động là quý nhất.
* HĐ3: Đọc diễn cảm (8’)
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn đọc đọan.
- GV chéo đoạn văn cần luyện đọc lên bảng hoặc đưa bảng phụ đã chép cách nhấn giọng, ngắt giọng và GV đọc đoạn văn.
- Cho HS đọc theo nhóm 3. 
- Cho HS thi đọc phân vai.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Củng cố-dặn dò: (5’)
- GV nhận xét tiết học.
HS trả lời 
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS luyện đọc từ.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2.
- 2 HS đọc cả baì.
- 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS giải nghĩa từ.
- HS đọc lướt.
Hs lần lượt trả lời các câu hỏi
- 
HS lắng nghe
- HS đọc theo nhóm.
- HS thi đọc.
	Tiết 41	Toán:
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- BT cần làm: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a,c)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ, ...	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. KT bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng viết số thập phân vào chỗ chấm.
- Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới: (30’) Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Để thực hiện bài tập này ta làm như thế nào?
- Nhận xét - ghi điểm.
 Bài 2:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- Yêu cầu HS thực hiện tương tự bài 1.
- Chấm 5-7 vở.
- Nhận xét – sửa sai
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét- sửa sai.
- Nhận xét - ghi điểm. 
Bài 4 a,c: 
- Tổ chức HS thảo luận cách làm bài theo bàn.
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Củng cố- dặn dò: (5’)
- Gọi HS nêu kiến thức của tiết học.
- Nhắc HS làm bài ở nhà.
- 1HS (Khương) lên bảng viết: 
6m 5cm=m; 10dm 2cm=dm
- Theo dõi.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập
- Đổi thành hỗn số với đơn vị cần chuyển sau đó viết dưới dạng số thập phân.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Tự thực hiện như bài 1.
- HS làm vào vở.
- 1HS lên làm.
- HS tự làm bài cá nhân
3km 245m = 3,245km; 
5km 34m = 5,034km
307m = 0,307km.
- Đổi vở kiểm tra cho nhau.
- Một số HS đọc kết quả.
- Nhận xét sửa bài.
- Từng bàn thảo luận tìm ra cách làm.
- Đại diện nêu. lớp nhận xét bổ sung.
- 3 HS nêu.
- Học bài, làm bài.
	Tiết: 9	Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
(Lồng ghép: HTTGĐ ĐHCM)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Kể lại được câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường; kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
*Tích hợp: liên hệ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh ảnh, về một số cảnh đẹp ở địa phương.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kể chuyện tiết trước.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới: (30’)
* HĐ1: HDHS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài: Kể chuyện về bảo vệ môi trường mà em tham gia hoặc được chứng kiến. 
- GV ghi đề bài lên bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
- Gọi HS đọc bài và gợi ý.
- Cho HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể.
- Cho HS đọc gợi ý 2.
* HĐ2: Cho HS kể chuyện.
- GV viết dàn ý lên bảng.
- Cho HS kể chuyện.
- Nhận xét và khen những HS kể hay.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Học bài, chuẩn bị bài.
- 2 HS lên kể.
- Theo dõi. 
- 2 HS lần lượt đọc đề bài.
- 1 HS đọc gợi ý 1.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện em sẽ kể.
- 1 HS đọc, HS đọc thầm.
- 2 HS lần lượt kể – HS theo dõi .
- HS lần lượt kể chuyện.
- HS nhận xét.
- HS viết vào vở bài kể chuyện đã nói ở lớp; chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau
	Tiết 9	Đạo đức:
TÌNH BẠN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Biết được ý nghĩa của tình bạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
 KNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè).
 - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.
 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện đôi bạn trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1 .Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Nêu những việc làm thể hiện việc biết giữ gìn các truyền thống về gia đình, dòng họ, tổ tiên.
- Nhận xét- ghi điểm.
2. Bài mới: (27’)
* HĐ1:Thảo luận cả lớp.
Kĩ năng tư duy phê phán 
- Yêu cầu cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+ Điều gì sẽ xẩy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? em biết điều đó từ đâu?
- Lần lượt HS trả lời câu hỏi.
* Nhận xét rút kết luận: 
* HĐ2: Tìm hiểu ND truyện đôi bạn
 - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.
* GV đọc 1 lần truyện đôi bạn
- Mời 2 HS đóng vai theo truyện Đôi bạn.
- Cả lớp thảo luận theo câu hỏi ở tranh 17
- Yêu cầu HS trả lời.
* Nhận xét, rút kết luận: 
* HĐ3: Làm bài tập 2 SGK.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi. 
- Mời HS trình cách ứng xử trong mọi tình huống và giải thích lí do.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét.
- Cho các em liên hệ với việc làm cụ thể.
* Nhận xét rút kết luận:
* HĐ4 : Củng cố
+ Yêu cầu HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
- Ghi các ý kiến lên bảng.
- Cho HS nhận xét
- Tổng kết rút kết luận: 
- Cho HS đọc lại ghi nhớ.
3. Tổng kết - Dặn dò: (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài–Chuẩn bị bài (tiếp theo) 
- 1HS (Thuỷ) lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
+ Tinh thần đoàn kết của các bạn thành viên trong lớp.
+ Mọi việc sẽ trở nên buồn chán vì không có ai trao đổi trò chuyện cùng ta.
- Có quyền, từ quyền của trẻ em.
- HS trả lời, nhận xét.
+ 3, 4 HS nêu lại kết luận.
- HS theo dõi.
- Nêu tên nhân vật có trong truyện và những việc làm của bạn.
- 2 HS đóng vai.
- Đọc câu hỏi SGK.
- HS trả lời.
- Nhận xét rút kết luận.
- 3HS nêu lại kết luận.
- Trao đổi việc làm của mình cùng bạn.
- 4 HS nêu cách xử trong mọi tình huống.
- HS nhận xét.
+ 3 HS lần lượt lên bảng trình bày các tình bạn đẹp.
- Nêu lại các tình bạn đẹp ở trên.
- Nhận xét liên hệ thực tế với các bạn.
- Nêu lên các tình bạn đẹp bằng các việc làm cụ thể.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ.
- HS cùng nhận xét.
- Sưu tầm thơ, chuyện kể cho bài sau
Thứ 3 ngày 23 tháng 10 năm 2012
Tiết: 42	Toán:
VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. BT cần làm: Bài 1; 2a; 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng đơn vị đo khối lượng. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. KT bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4.
- Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới: (30’)
* HĐ1: Ôn lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
- Phát phiếu học tập kẻ bảng đơn vị đo khối lượng.
* HĐ 2: Giới thiệu cách làm bài mẫu.
- Hai đơn vị đo khối lượng đứng liền kề nhau có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Nêu ví dụ: SGK
- Viết bảng: 
 5 tấn 132 kg = 5,132 tấn
* HĐ3: Thực hành:
Bài 1: - Yêu cầu HS nêu đề bài.
- Gọi HS lên bảng làm:
- Chấm bài.
- Nhận xét – ghi điểm.
 Bài 2 a:
Hs đọc đề.
- Chấm 5-7 bài.
- Nhận xét - ghi điểm - chữa bài.
 Bài 3: - Cho HS tự làm bài.
- Chấm 5-7 vở - nhận xét- ghi điểm.
3. Củng cố- dặn dò: (5’)
- Gọi HS nêu những kiến thức đã học trong tiết học.
- 1HS lên bảng làm.
- 1HS lên bảng làm vào phiếu lớn, HS nhận phiếu học tập và làm bài cá nhân.
- Một số HS nêu kết quả.
- Nhận xét sửa bài.
- Hơn kém nhau 10 lần.
- Theo dõi
- HS tự làm bài
- Thực hiện tương tự với 
 5 tấn 32 kg =5,032 tấn
- 1HS đọc đề bài.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
a) 4 tấn 562kg = 4,562 tấn
b) 3 tấn 14 kg = 3,014 tấn. 
- Nhận xét sửa bài.
- 1HS đọc yêu cầu.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
a) Có đơn vị là kg.
2kg50g = 2,05 kg; 45kg23g = 45,023 kg
10kg3g = 10,003 kg; 500g = 0,5kg
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Tiết 17	Tập làm văn:
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận 1 vấn đề đơn giản.
- Có thái độ tranh luận đúng đắn.
 KNS: - Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
 - Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
 - Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ. 4-5 Tờ phiếu khổ to phô tô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét – ghi điểm. 
2. Bài mới: (30’)
* HĐ1: HDHS làm bài 1.
- Cho HS đọc bài 1.
- Các em đọc lại bài Cái gì quý nhất? và nêu nhận xét theo yêu cầu của câu hỏi a, b,c.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Gọi HS trình bày bài.
- GV nhận xét và chốt lại:
* HĐ2: HDHS làm bài 2.
- Gọi HS đọc bài 2.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đ ...  Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu chọc hoặc có hành vi gây bối rối, khó chiụ đối với bản thân ?
+ Nhóm trưởng điều khiển hoạt động
- Nhân xét tình huống rút kết luận:
 + Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử cho phù hợp 
 HĐ3: Vẽ bàn tay tin cậy (7’)
- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
- Gọi 3-4 HS lên lớp trình bày.
* Nhận xét liên hệ mở rộng cho HS, rút kết luận ( trang 39 SGK )
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Nêu lại ND bài, liên hệ cho HS thực tế trên địa bàn nơi các em ở.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- Thảo luận nhóm.
- Quan sát các hình 1,2,3 trang 38 SGK trả lời câu hỏi.
- Thảo luận theo tranh các tình huống.
- Làm việc ghi ý kiến theo nhóm.
- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét nhóm bạn rút kết luận.
- Nêu lại kết luận.
- Liên hệ thực tế nơi các em đang ở.
- Lớp làm việc theo nhóm 3, đóng 3 tình huống.
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thảo luận để đóng tình huống.
- Lần lượt các nhóm lên đóng các tình huống 
- Nhận xét các tình huống, rút kết luận cho tình huống.
- Liên hệ thực tế trên địa phương nơi các em đang ở.
- Lấy giấy và vẽ bàn tay mình trên giấy.
- Ghi tên trên các ngón tay mà mình vừa vẽ xong.
- Trao đổi 2 bạn, tranh luận cùng nhau.
- 2,4 HS lên trình bày.
- Rút kết luận, đọc điều ghi nhớ SGK.
- 3-4 HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
	Tiết 18 Tập làm văn:
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
(Lồng ghép: BVMT)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về 1 vấn đề đơn giản (BT1; BT2).
- Có thái độ tranh luận đúng đắn.
*Tích hợp: gián tiếp
 *KNS: - Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
 - Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
- Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ. Một vài tờ phiếu khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét – ghi điểm. 
2. Bài mới: (30’)
* HĐ1: HDHS làm bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu bài 1.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khen nhóm mở rộng lí lẽ và dẫn chứng đúng, hay, có sức thuyết phục.
* Liên hệ GD BVMT.
* HĐ2: HDHS làm bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Cho HS làm bài GV đưa bảng phụ đã chép sẵn bài ca dao lên.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và khen những em có ý kiến hay, có sức thuyết phục đối với người nghe. 
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về học bài, làm bài, chuẩn bị bài.
- 2-3 HS lên 
- Theo dõi.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- Nhóm trao đổi thảo luận, tìm lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục các nhân vật còn lại.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc to lớp lắng nghe.
- HS làm bài.
- Một vài HS trình bày ý kiến.
- HS nhận xét.
- HS về nhà làm lại 2 bài tập vào vở, về nhà xem lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra giữa học kì I
TIẾT 9 Âm nhạc
Học hát : NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
I.Mục tiêu: 
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Những bông hoa những bài ca . 
Trình bày bài hát Những bông hoa những bài ca kết hợp gõ đệm theo phách và gõ đệm với hai âm sắc. Trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Góp phần giáo dục HS thêm yêu mến mái trường và các thầy cô giáo 
II.Chuẩn bị của giáo viên: 
Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
Tranh ảnh minh hoạ bài Những bông hoa những bài ca
III.Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạy bài hát : Những bông hoa những bài ca 
- Giới thiệu bài hát, nội dung bài hát 
- Cho HS nghe băng
- Hướng dẫn HS đọc lời ca
Dạy hát từng câu(bài chia thành 8 câu để tập cho HS) 
Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát 
GV sửa cho HS nếu hát chưa đúng, nhận xét .
 Hoạt động 2: 
Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
Hướng dẫn HS vừa đứng hát vừa nhún chân nhịp nhàng 
GV chỉ định từng nhóm lên trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hai âm sắc
Củng cố – dặn dò
Củng cố bằng cách hỏi tên bài hátvừa học, tên tác giả. Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
GV nhận xét ,dặn dò 
 HS chú ý nghe
HS thực hiện theo hướng dẫn
HS trả lời
Hát theo dãy, theo nhóm , cá nhân
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
Thực hiện theo hướng dẫn
Cá nhân lên đánh nhịp 
HS gõ theo
Thực hiện theo nhóm 4 em
Nhận xét các nhóm 
HS ghi nhớ
Thứ 6 ngày 26 tháng 10 năm 2012
Tiết 18	Luyện từ và câu
ĐẠI TỪ
(Lồng ghép: HHTGĐĐHCM)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp (ND Ghi nhớ)
- Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1; BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3).
*Tích hợp: liên hệ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn để hướng dẫn HS nhận xét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài cũ
- Nhận xét – ghi điểm.
 2. Bài mới:
* HĐ1: Nhận xét (12’)
 - Cho HS đọc bài 1.
- Em hãy chỉ rõ từ tớ, cậu trong câu a, từ nó trong câu b, được dùng làm gì?
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV chốt lại ý đúng.
- HDHS làm bài 2.
- GV: Những từ trên thay thế cho danh từ cho khỏi lặp lại. Những từ đó gọi là đại từ.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
* HĐ2: Luyện tập (18’)
 Bài 1.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Chỉ rõ những từ in đậm trong đoạn thơ chỉ ai?
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? 
Bài 2.
- Cho HS làm việc.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm việc GV dán lên bảng lớp tờ giấy khổ to đã viết sẵn câu chuyện.
- Gọi 2 nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
3. Củng cố – dặn dò: (3’)
- Nhận xét tiết học.
- 2-3 HS 
- Theo dõi. 
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm theo nhóm 2.
- 2-3 HS nêu.
- HS nhận xét.
- 4-5 HS đọc.
- 2 HS nhắc lại không nhìn SGK.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS theo dõi nhận xét.
- Đọc lại câu chuyện vui.
- Tìm đại từ thích hợp thay cho danh từ chuột.
- 2 HS nhắc lại.
	Tiết: 45	Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- BT cần làm: B1; 3; 4.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ ghi bài tập 1.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Viết các số đo dưới dạng số thập phân đã học.
- Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới: (30’)
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 4: 
 Tương tự bài 3 thay đơn vị tính.
3. Củng cố- dặn dò: (3’)
- Nhắc lại kiến thức.
- Nhắc HS về nhà làm bài.
- 3HS lên bảng làm bài.
3m 4cm = 3,04m
2m2 4dm2 = 2,04m2 
2kg 15g = 2,015kg
- 1HS đọc đề bài.
- 2HS lên bảng làm bài.
Lớp làm bài vào vở.
a) 3m 6dm = 3,6m ; b) 4dm = 0,4m ;
c) 34m 5cm = 34,05m ; 345cm = 3,45m
 - Nhận xét bài làm trên bảng.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vở.
a) 42dm 4cm = 42,4dm
b) 56cm 9mm = 56,9cm ; .........
- Nhận xét bài làm trên bảng.
a) 3kg 5g = 3,005kg ; b) 30g = 0,03kg
c) 1103g = 1,103kg
- 3 HS nhắc lại.
- Về học bài, làm bài, chuẩn bị bài.
	Tiết 9	Địa lý : 	
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC DÂN CƯ
I.Mục tiêu
 -Biết sơ lược về sự phân bố dân cư VN: VN là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất; Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi; Khoảng ¾ dân số VN sống ở nông thôn. 
 -Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
 -HS khá, giỏi nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi : Nơi quá đông dân, thừa lao động ; Nơi ít dân, thiếu lao động.
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng
Bản đồ Mật độ dân số VN. 
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài : GV ghi mục bài lên bảng .
b.Hoạt động 1: Các dân tộc
GV treo bản đồ, Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu? Kể tên 1 số dân tộc ở nước ta?
GV kết luận. 
c.Hoạt động 2: Mật độ dân số
Mật độ dân số là gì?
Nêu nhận xét về mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số thế giới với 1 số nước châu á?
GV kết luận :
d. Hoạt động 3: Phân bố dân cư
Sự phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì?
Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều đó?
GV kết luận :Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
2Hs trả bài
+ Nước ta có 54 dân tộc.
+ Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Sống chủ yếu ở đồng bằng, các dân tộc ít người sống ở đồi núi cao.
Hs trả lời
.
Hs trả lời
- Học sinh đọc phần tóm tắt. 
Về nhà chuẩn bị bài : Nông thôn
Sinh hoạt lớp:
TUẦN 9
I/ MỤC TIÊU:
Tổng kết thi đua tuần 9
Đề ra phương hướng hoạt động tuần 10
Rèn luyên thói quen nề nếp kỉ luật nghiêm cho học sinh.
Giáo dục học sinh theo chủ điểm của tháng, tuần
II/ CÁCH TIẾN HÀNH
1/ Ổn định:
2/ Tổng kết thi đua tuần 9
Các tổ báo cáo các hoạt động thi đua của tổ trong tuần
Lớp trưởng nhận xét chung.
Giáo viên tổng kết
Ưu điểm:
Duy trì nề nếp tốt.
Đi học đúng giờ và chuyên cần.
Tham gia tốt các phong trào của lớp.
Tồn tại:
Một số học sinh chữ viết còn xấu.
Một vài học sinh trong lớp còn nói chuyện.
Một số học sinh chưa chuẩn bị bài vở tốt ở nhà.
Tuyên dương phê bình:
3/ Phương hướng tuần 70:
Tiếp tục củng cố nề nếp: Truy bài, múa hát tập thể.
Chọn HS tham gia đội tuyển văn nghệ của lớp.
Phát động thi đua hoa điểm 10
Nhắc nhở học sinh ăn uống, ngủ đúng giờ.
4/ Dặn dò:
Chuẩn bị bài tốt để tuần sau thi GKI

Tài liệu đính kèm:

  • docKẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 9.doc