I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi ở SGK)
*BVMT: - GV liên hệ: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ ở SGK .
III. Hoạt động dạy học:
TUẦN 17 ?&@ Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012 TẬP ĐỌC: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn. - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi ở SGK) *BVMT: - GV liên hệ: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ ở SGK . III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu: Ghi tựa bài b/ Hướng dẩn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Cho 1HS khá (giỏi) đọc cả bài - Cho 3 HS đọc nối tiếp. Luyện đọc từ ngữ khó: Bát Xát, ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, Phìn Ngan. - Cho 3 HS đọc nối tiếp và đọc chú giải, giải nghĩa từ khó, từ mới: tập quán, canh tác .... - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài một lần. * Tìm hiểu bài: Đoạn 1: Cho 1HS đọc, lớp đọc thầm và thảo luận, trả lời câu hỏi, GV n/xét chốt ý. + Đến Bát Xát tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì? + Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? Đoạn 2: Cho 1HS đọc, lớp đọc thầm và thảo luận, trả lời câu hỏi, GV n/xét chốt ý. + Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi thế nào? Đoạn 3: Cho 1HS đọc, lớp đọc thầm và thảo luận, trả lời câu hỏi, GV n/xét chốt ý. + Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng và bảo vệ nguồn nước? + Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì? GDMT: GDHS noi gương ông Lìn biết trồng cây gây rừng, giữ gìn nguồn nước, bảo vệ môi trường. * Hướng dẩn đọc diễn cảm. - Cho 3 HS đọc nối tiếp đọc 3 đoạn, GV hướng dẩn cách đọc diễn cảm từng đoạn, toàn bài - GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn 1 lên hướng dẫn HS đọc. - Đọc mẫu đoạn 1 - Cho HS luyện đọc đoạn 1 - Cho HS đọc đoạn 1 theo nhóm - Cho HS thi đua đọc trước lớp - HS thi đọc diễn cảm bài văn - GV nhận xét, khen những HS đọc hay. 3. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu thảo luận nêu ý nghĩa bài văn. - Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài. - Chuẩn bị: "Ca dao về lao động sản xuất" - Nhận xét tiết học - 2HS đọc bài trả lời câu hỏi 1, 2. Lớp n/xét. + Câu nói cuối của bài cụ Ún đã cho thấy cụ đã thay đổi cách nghĩ như thế nào ? + Bài đọc giúp em hiểu điều gì ? - Nghe nhắc lại tựa bài. - 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Lớp đọc thầm, chia đoạn. - Đoạn 1: Từ đầu đến “trồng lúa” - Đoạn 2: Tiếp đến “như trước nữa” - Đoạn 3: Còn lại - 3HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt) kết hợp luyện đọc từ khó và tìm hiểu giải nghĩa từ khó, từ mới. HS luyện đọc nhóm đôi 1 HS đọc lại toàn bài - Lắng nghe, theo dõi SGK. - 1HS đọc, lớp đọc thầm và thảo luận, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung: + Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngèo vắt ngang những đồi cao. + Ông đã lần mò trong rừng hàng tháng để tìm nguồn nước. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương dẫn nước từ rừng già về thôn. - 1HS đọc, lớp đọc thầm và thảo luận, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung: + Nhờ đó, tập quán canh tác ở Phìn Ngan đã thay đổi: Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói. - 1HS đọc, lớp đọc thầm và thảo luận, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung: + Ông Lìn đã lặn lội đến xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng trồng. Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con. + Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vượt khó./Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó./ Muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con người phải dám nghĩ, giám làm. - Nghe noi gương để thực hiện. Không chỉ ông Lìn, ngày nay trên đất nước ta và cả ở địa phương mình, các cô bác nông dân đã áp dụng khoa học kĩ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi mà thoát khỏi nghèo đói vươn lên cuộc sống ấm no. - 3 HS nối tiếp đọc toàn bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp. - Quan sát - Lắng nghe nắm cách đọc. - Nhiều HS luyện đọc đoạn - HS đọc đoạn 1 theo nhóm - HS thi đua đọc trước lớp - 2 HS thi đọc diễn cảm . - Lớp nhận xét, bình chọn, biểu dương. - HS thảo luận nêu ý nghĩa: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: KHOA HỌC: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu: - Đặc điểm giới tính. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: Hình vẽ trong SGK trang 62, 63 III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: “Tơ sợi" - Có mấy loại tơ sợi ?Đó là những loại nào? - Nêu đặc điểm chính của một số loại tơ sợi. - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu: “Ôn tập & kiểm tra học kì I" b. Hướng dẫn ôn tập: v HĐ 1: Làm việc với phiếu học tập. Giúp HS em củng cố và hệ thống các kiến thức đã học về đặc điểm giới tính, một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. Từng HS làm các bài tập trang 62 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập hoặc vở bài tập. - Gọi HS lần lượt chữa bài. - GV nhận xét, chốt ý đúng. Câu 1: Đánh dấu x vào trước câu trả lời bạn cho là đúng. Trong số các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào là cơ bản nhất để phân biệt nam và nữ? Cấu tạo của cơ quan sinh dục Cách ăn mặc Giọng nói, cử chỉ, điệu bộ Câu 2: Trong số những bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, viêm gan B, bệnh nào lây qua đường sinh sản và đường tiếp xúc máu? Câu 3: Đọc yêu cầu của bài tập quan sát trang 62 và hoàn thành bảng sau: 2 HS trả lời, lớp nhận xét. - Nghe nhắc lại tựa bài. - HS làm việc cá nhân hoàn thành nội dung phiếu bài tập. - HS nêu kết quả làm bài. - HS cùng nhận xét, bổ sung hoàn thành phiếu bài tập. - Câu 1: Cấu tạo của cơ quan sinh dục - Câu 2: Bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu. Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình. Phòng tránh được bệnh. Giải thích. Hình 1: Nằm màn. - Sốt xuất huyết. - Sốt rét. - Viêm não. - Những bệnh đó lây do muỗi đốt người bệnh hoặc động vật mang bệnh rồi đốt người lành và truyền vi rút gây bệnh sang người lành. Hình 2: Rửa sạch tay(trước và sau khi đi đại tiện) - Viêm gan A. - Giun. - Cách bệnh đó lây qua đường tiêu hoá. Bàn tay bẩn có nhiều mầm bệnh, nếu cầm vào thức ăn sẽ đưa mầm bệnh trực tiếp vào miệng. Hình 3: Uống nước đã đun sôi để nguội. - Viêm gan A. - Giun. - Các bệnh đường tiêu hoá khác (ỉa chảy, tả, lị,..) - Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy, cần uống nước đã đun sôi. Hình 4: Ăn chín. - Viêm gan A. - Giun, sán. - Ngộ độc thức ăn. - Cách bệnh đường tiêu hóa khác(ỉa chảy, tả, lị,..) - Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị ruồi, gián, chuột bò vào chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy cần ăn thức ăn chín, sạch. * Hoạt động 2: Thực hành Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức đã học về tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học -Bước 1: Tổ chức & hướng dẫn. GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loai vật liệu. - Bước 2: Làm việc theo nhóm. GV theo dõi và giúp đỡ HS. - Bước 3: Trình bày & đánh giá. * GV kết luận. * Hoạt động 3: Trò chơi "Đoán chữ" Giúp HS củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề Con người và sức khỏe + Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu thảo luận và ghi kết quả vào bảng con sau khi nghe đọc câu hỏi. + Đọc lần lượt từng câu hỏi, yêu cầu các nhóm giơ bảng ghi kết quả. - Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng là thắng cuộc. + Nhận xét, kết luận sau mỗi câu và tuyên dương nhóm có nhiều câu trả lời đúng 4. Tổng kết - dặn dò: - Hệ thống nội dung ôn tập. - Xem lại bài chuẩn bị KT. - Nhận xét tiết học . - Mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loai vật liệu. + N1: Làm bài tập về tính chất công dụng của tre, sắt, các hợp kim của sắt, thuỷ tinh. + N2: Làm bài tập về tính chất công dụng của đồng; đá vôi; tơ sợi. + N3: Làm bài tập về tính chất công dụng của nhôm; gạch, ngói; chất dẻo. + N4: Làm bài tập về tính chất công dụng của mây, song; xi măng; cao su. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu ở mục thực hành trang 69 SGK và GV giao - Đại diện từng nhóm trình kết quả các nhóm khác bổ sung - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. *Đáp án: 1. sự thụ tinh 6. già 2. bào thai 7. sốt rét 3. dậy thì 8. sốt xuất huyết 4. vị thành niên 9. viêm não 5. trưởng thành 10. Viêm gan A - Lắng nghe. - Nghe thực hiện ở nhà. -Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. * Bài tập cần làm : Bài 1a, 2a ,3. (HS khá giỏi làm thêm các bài tập còn lại). II. Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: Luyện tập. Kiểm tra 5 HS. - Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số? - Nêu cách tìm 1 số phần trăm của 1 số? - Nêu cách tìm 1 số biết 1 số phần trăm của nó? GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu: Luyện tập chung. - Ghi bảng tựa bài. b. Phát triển các hoạt động: v HĐ 1: Hướng dẫn HS biết ôn lại phép tính với số thập phân. Củng cố các bài toán cơ bản về giải toán về tỉ số phần trăm. Bài 1: HSKG làm thêm bài b,c. - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu nêu cách thực hiện phép chia - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính ở vở, 3 HS lên bảng. - GV nhận xét chấm chữa bài. Bài 2: HSKG làm thêm bài b - Gọi HS nêu yêu cầu. HS nhắc lại cách tính giá trị biểu GV chốt lại: Thứ tự thực hiện các phép tính. - Yêu cầu HS làm vào vở, 2 HS lên bảng. - GV nhận xét chấm chữa bài. vHĐ 2: Hướng dẫn HS vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. Bài 3: - Gọi 1HS đọc đề. Hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt, tìm cách giải. Cuối năm 2000 : 15 625 người ... quan sát. + Tam giác 1: AH là đường cao ứng với đáy BC + Tam giác 2: AK là đường cao ứng với đáy BC. - Tam giác 3: AB là đường cao ứng với đáy BC 1/ HS đọc đề. - HS làm bài. - 3HS nêu kết quả ,cả lớp đổi chéo vở kiểm tra . 2/ HS đọc đề. - HS theo dõi. - HS làm bài. - Vài HS trình bày, lớp nhận xét swar bài. 2/ HS đọc đề toán. + Cách 1: đếm số ô vuông của các hình. + Cách 2: Cắt rồi đặt chông lên nhau. - Diện tích HCNhật ABCD gấp đôi diện tích hình tam giác EDC. - HS nêu, lớp nghe khắc sâu KT. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: THỂ DỤC: (GV bộ môn giảng dạy) TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu: - HS biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày). - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi 4 đề bài của tiết tả người (kiểm tra viết ), 1 số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp: dùng từ, đặt câu III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ: - HS trình bày đơn xin được học môn tự chọn của tiết trước. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu: Ghi tựa bài b. Nhận xét chung kết quả bài làm HS: - Treo bảng phụ ghi đề bài và các lỗi điển hình. +Đề bài thuộc thể loại gì? Nội dung trọng tâm? + Lưu ý những điểm cần thiết về bài văn tả người. - Nhận xét về kết quả làm bài . + Ưu điểm: * Về nội dung các em viết đúng yêu cầu, có nhiều chi tiết hay, cách miêu tả sinh động; về hình thức trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp. + Khuyết điểm: *Một số em chưa ghi dấu câu hợp lí,dùng từ miêu tả ít phù hợp, câu văn dài nội dung ít cụ thể. phần tả hoạt động chưa đúng trọng tâm. *Còn viết sai một số lỗi chính tả *Một số bài có bố cục chưa hợp lý, ý sắp xếp lộn xộn, dùng từ thiếu chính xác.... - Thông báo điểm. c. Hướng dẩn HS chữa bài: - GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn 1 số lỗi điển hình và hướng dẫn HS sửa lỗi. Ví dụ: - Viết sai chính tả: + bụ bẩm, ngọng ngịu, dỡ thương, dơ chân lên trời, làng gia, mịn màn, ... - Sai về dùng từ chưa sát hợp: + Tay chân bé mập có từng khứa tròn ở cổ tay chân. + Thấy em cầm cuốn sách học bé thường giựt trên tay em. - Sai về dùng dấu câu: + Bé là niềm vui ,của gia đình em . + Nên ai cũng yêu mến bé nhiều . + GV cho HS nhận xét và lần lượt chữa từng lỗi . - GV chữa lại bằng phấn màu. - GV trả bài cho từng HS +Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. + GV đọc 1 số đoạn văn hay , bài văn hay. - Cho HS thảo luận , để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn vừa đọc. - Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm. - Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại. 3. Củng cố - dặn dò: - Về nhà chọn viết lại một đoạn trong bài làm. - Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập thi HK I. - Nhận xét tiết học. - 2 HS trình bày - Cả lớp nhận xét. - Nghe nhắc lại tựa bài. - HS đọc thầm lại các đề bài . - Thể loại miêu tả. - Nội dung trọng tâm tả người. - HS lắng nghe. - HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân. HS đọc các lỗi sai, thảo luận và tìm cách chữa các lỗi sai. HS nêu cách chữa +bụ bẫm, ngọng nghịu, dễ thương, giơ chân lên trời, làn da, mịn màng, ... + Tay chân bé tròn có ngấn ở cườm tay, cườm chân. + Mỗi lần thấy em cầm cuốn sách đọc bé thường đến bên cạnh giành lấy đọc theo. + Bé là niềm vui của gia đình em nên ai cũng cưng yêu bé nhiều. - Quan sát. - HS đọc lời nhận xét của GV và đọc lại bài làm của mình. - Tự tìm cách chữa các lỗi sai trong bài. - Đổi bài cho bạn để kiểm tra. - HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học tập rút kinh nghiệm cho bản thân. - Mỗi hS tự chọn đoạn văn viết chưa đạt yêu cầu để viết lại cho hay hơn rồi trình bày. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: BUỔI CHIỀU Tiếng Việt: CHỦ ĐIỂM: VÌ HẠNH PHÚC CON NGƯỜI (Tiết 2- Tuần 17 - Vở thực hành) I/ Mục tiêu: - Tìm được những cặp từ đồng nghĩa với nhau. - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một em bé (hoặc bạn nhỏ) trong một tấm ảnh. Viết đúng yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lời văn sinh động, giàu hình ảnh. II/ Các hoạt động dạy- học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. - Hướng dẫn HS tìm chọn nối cho đúng để tạo các cặp từ đồng nghĩa - Cho HS thực hiện vào vở. - Gọi HS nêu kết quả. - GV nhận xét, chấm chữa bài. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Hướng dẫn HS chọn 1 tấm ảnh để lập dàn ý chi tiết miêu tả có đủ cấu tạo 3 phần (MB, TB, KB). * Lưu ý: Có thể kết hợp tả ngoại hình và hoạt động nhưng cần chú trọng tả hoạt động. - Cho HS làm bài vào vở. - Yêu cầu vài HS đọc dàn ý chi tiết đã lập. - Hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn biết cách tìm ý, dùng từ để diễn đạt, sắp xếp các ý theo đúng trình tự hợp lí. - GV nhận xét, chấm chữa bài. 3/ Củng cố, dặn dò: - Dặn về đọc lại bài và hoàn thành bài tập. - Nhận xét tiết học 1/ Đọc yêu cầu đề bài. - HS đọc thầm, làm bài vào vở. - Vài HS nêu kết quả. - Các cặp từ đồng nghĩa là: ào ào – ào ạt; bao la – mênh mông; dữ dội – dữ tợn; hấp dẫn – lôi cuốn; tuyệt đẹp – tuyệt vời; hùng tráng – hùng vĩ. - Lớp nhận xét sửa bài. 2/ Đọc yêu cầu đề bài, lớp đọc thầm xác định yêu cầu đề bài. - Đề bài yêu cầu lập dàn ý chi tiết cho bài tả hoạt động của một em bé (hoặc bạn nhỏ) trong một tấm ảnh. - HS xác đinh chọn một tấm ảnh rồi giới thiệu. - HS nghe nắm cách làm bài. - HS làm bài vào vở. - Vài HS đọc dàn ý chi tiết đã lập. - Lớp nhận xét, sửa bài, học tập cách làm bài của bạn. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: Toán: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH (Tiết 2- Tuần 17-Vở thực hành) I. Mục tiêu: - Củng cố để HS biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện phép tính, giải toán cơ bản về tỉ số phần trăm. II. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Các hoạt động: Hướng dẫn Hs làm các bài tập ở vở thực hành. Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Dùng máy tính bỏ túi để tính: - Cho HS nhắc lại cách thao tác. - Cho HS dùng máy tính bỏ túi để tính rồi viết kết quả vào vở, 1HS lên bảng. - GV nhận xét, chấm sửa bài. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Cho HS dùng máy tính bỏ túi để tính rồi viết kết quả vào vở, 1HS lên bảng. - GV nhận xét, chấm sửa bài. - Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Dùng máy tính bỏ túi để tính: - Cho HS nhắc lại cách thao tác. - Cho HS dùng máy tính bỏ túi để tính rồi viết kết quả vào vở, 2HS lên bảng. - GV nhận xét, chấm sửa bài. - Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Dùng máy tính bỏ túi để tính: - Cho HS nhắc lại cách thao tác. - Cho HS dùng máy tính bỏ túi để tính rồi viết kết quả vào vở, 2HS lên bảng. - GV nhận xét, chấm sửa bài. - Bài 5: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Dùng máy tính bỏ túi để tính: - Cho HS nhắc lại cách thao tác. - Cho HS dùng máy tính bỏ túi để tính rồi viết kết quả vào vở, 2HS lên bảng. - GV nhận xét, chấm sửa bài. 2. Củng cố - dặn dò: - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - Xem trước bài học sau. - Nhận xét tiết học. 1/ HS đọc yêu cầu đề bài. - HS nhắc thao tác. - HS dùng máy tính bỏ túi để tính rồi viết kết quả vào vở, 1HS lên bảng. * Kết quả: a) 9480; b) 65,38; c) 4213; d) 75,97 - HS nhận xét, sửa bài. 2/ HS đọc yêu cầu đề bài. - HS dùng máy tính bỏ túi để tính rồi viết kết quả vào vở, 1HS lên bảng. * Kết quả: a) 5175; b) 7,3272; c) 2,53; d) 13,8 - HS nhận xét, sửa bài. 3/ HS đọc yêu cầu đề bài. - HS nhắc thao tác. - HS dùng máy tính bỏ túi để tính rồi viết kết quả vào vở, 2HS lên bảng. a) 25:125%= 20%; b) 7,5 : 37,5% = 20% - HS nhận xét, sửa bài. 4/ HS đọc yêu cầu đề bài. - HS nhắc thao tác. - HS dùng máy tính bỏ túi để tính rồi viết kết quả vào vở, 2HS lên bảng. a) 16 x 25% = 4; b) 5,4 x 30% = 1,62 - Lớp nhận xét, sửa bài. 5/ HS đọc yêu cầu đề bài. - HS nhắc thao tác. - HS dùng máy tính bỏ túi để tính rồi viết kết quả vào vở, 2HS lên bảng. a) 100 : 25% = 400; b) 30,5 : 20% = 152,5 - Lớp nhận xét, sửa bài. - Nghe thực hiện ở nhà. - Nghe rút kinh nghiệm. * Bổ sung: SINH HOẠT I/ Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. - Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê. II/ Hoạt động dạy - học: HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOAÏT ÑOÄNG HOÏC 1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua: + Yêu cầu các tổ trưởng và lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình. + GV đánh giá chung: * Ưu điểm: - Có tiến bộ trong học tập: .......................... - Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao. - Đi học đúng giờ, xây dựng bài tốt - Ngoan ngoãn , đoàn kết - Nề nếp tự quản tốt * Nhược điểm: - Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học. - Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm. 2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: - Tổ dành nhiều bông hoa điểm 10 là: + + 3/Phương hướng tuần tới: - Phát huy ưu điểm khắc phục khuyết điểm - Ôn tập tốt để thi học kỳ I đạt chất lượng cao - Vệ sinh sạch sẽ. - Đi học đúng giờ. - Thi đua học tập, dành nhiều điểm tốt dâng lên ngày 22/12. Phong trào bông hoa điểm 10. - Các tổ trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Lớp trưởng tổng kết, nhận xét đánh giá chung. - HS lắng nghe, nhận xét bổ sung thêm. - Các tổ báo cáo: * Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình : + Học tập + Lao động Vệ sinh + Nề nếp, đạo đức,. + Các phong trào thi đua + ------------------- + ------------------ - Lớp bình bầu, tuyên dương các bạn: .... - Tổ .. nhất - Tổ .. nhì - Tổ .. ba - Cả lớp phát biểu ý kiến, xây dựng phương hướng. Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của BGH Kiểm tra ngày.thángnăm 2012 Tổ trưởng Kiểm tra ngày.thángnăm 2012 Hiệu trưởng SINH HOẠT I/ Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. - Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê. II/ Hoạt động dạy - học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua : + Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình. + GV đánh giá chung: * Ưu điểm: - Có tiến bộ trong học tập. - Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao. * Nhược điểm: - Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học. - Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm. 2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: 3/Phương hướng tuần tới: - Duy trì các nề nếp đã có. - Chuẩn bị kiểm tra định kì cuối kì I - Lớp trưởng nhận xét - Cả lớp phát biểu ý kiến.
Tài liệu đính kèm: