Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 27 (chi tiết)

Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 27 (chi tiết)

I– Mục tiêu :

- Củng cố về khái niệm vận tốc.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.

-Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác khi làm bài tập

II- Chuẩn bị:

 :SGK. Bảng phụ. Vở làm bài.

IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tổng hợp khối 5 - Tuần 27 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 	Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
Người thực hiện: Phạm Thị Tuấn
Tiết 1 + 2: GV chuyên
Toán: Tiết 131	LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu :
- Củng cố về khái niệm vận tốc. 
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.
-Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác khi làm bài tập
II- Chuẩn bị:
 :SGK. Bảng phụ. Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
2- Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 1 HS nêu công thức tính vận tốc.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 
Một người đi xe đạp từ A đến B mất 3 giờ 15 phút .Tính vận tốc của người đi xe đạp đó biết quãng đường đi dài 49,4 km 
-GV kiểm tra 5 VBT.
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
 b– Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi 1HSTB lên bảng bài làm, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- GV đánh giá, chữa bài.
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu bài, giải thích mẫu.
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV đánh giá, kết luận.
Bài 3: Cho HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở.
Gọi 1HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét.
GV đánh giá.
4- Củng cố,dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại cách và công thức tính vận tốc. 
 -HDBT VN:Bài 4/SGK.
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Quãng đường
-1 HSTB nêu miệng. 
1 HSK lên bảng làm bài tập
-Cả lớp nhận xét
- HS nghe .
- HS đọc.
HS làm bài.
1HS HS làm bài ở bảng.
 Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
 5250 : 5 = 1050 ( m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút
Nhận xét.
- HS thực hiện.
Tính được đáp số:
49 km/ giờ 
35 m/ giây
78 m/ phút 
- Nhận xét.
 - HS đọc.
- HS làm bài.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
LỊCH SỬ Tiết 27	LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
-Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc, ngày 27-1-1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri -Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp địng Pa-ri .
-Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
II– Chuẩn bị:
Ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri .SGK .
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập 
II – Kiểm tra bài cũ : “
 Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không “
 Nhận xét ,ghi điểm.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài 
 2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : Làm việc cả lớp 
-GV trình bày tình hình dẫn đến việc kí hiệp định Pa-ri.
-GV nêu nhiệm vụ bài học
b) Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa ri ?
Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa ri ?
 -N1: Tại sao Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri ?
- N.2 : Lễ kí Hiệp định diễn ra như thế nào ? 
 _ N3: Nội dung chính của Hiệp định?
c) Hoạt động 3: Làm việc cả lớp .
 _ Nêu ý nghĩa lịch sử Hiệp định Pa-ri.
- GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ : “ Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”.
IV – Củng cố,dặn dò : 
-Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri.
Tổng kết bài : Mặc dù Mĩ cố tình lật lọng, kéo dài thời gian đàm phán nhưng cuối cùng ngày 27 tháng 1 năm 1973 Đế quốc Mỹ vẫn phải kí hiệp định Pa -ri công nhận độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, cam kết rút quân và chấm dứt chiến tranh tại Việt nam .
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài “ Tiến vào Dinh Độc Lập “
_ Tại sao gọi là chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” ? 
 _ Nêu ý nghĩa của chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” ?
“ Lễ kí Hiệp định Pa-ri”
- HS nghe .
-HS theo dõi
-HS thảo luận theo nhóm
- N.1: Sau 18 năm gây chiến tranh xâm lược, Mĩ liên tiếp thất bại ngày càng nặng nề ở cả 2 miền Nam-Bắc Việt Nam. Cuộc tấn công bằng B52 vào Hà Nội và sự cố gắng cuối cùng trong sự leo thang chiến tranh của Mĩ.
- N.2 : HS thuật lại diễn biến lễ kí kết..
- N.3 : Mĩ phải chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
- Là kết quả sau gần 18 năm chiến đấu gian khổ, hi sinh của dân tộc Việt Nam. Là một văn bản chấp nhận thất bại của Mĩ từ đây Mĩ phải “ cút” để tiến tới ta “ Đánh cho nguỵ nhào” như lời Bác Hồ đã dạy.
 - HS trả lời.
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
Rút kinh nghiệm:
Tập đọc Tiết 53 	TRANH LÀNG HỒ
I.Mục tiêu :
	-Kĩ năng:-Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ .
 -Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc 
-Thái độ: Giáo dục HS quý trọng văn hoá dân tộc .
II.Chuẩn bị:
	: SGK.Tranh ảnh minh hoạ bài học .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/Ôn định :KTDCHT
II/Kiểm tra :
-Gọi 2HS đọc bài “Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân” , trả lời câu hỏi .
-GV nhận xét +ghi điểm .
III.Bài mới :
1.Giới thiệu bài-ghi đề :
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-GV gọi HS đọc bài theo quy trình
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài 
Cho HS đọc thầm, thảo luận và trả lời
-Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam .
Giải nghĩa từ :nghệ sĩ tạo hình 
-Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
Giải nghĩa từ: phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm .
- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2,3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
-Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian láng Hồ ? 
c/Đọc diễn cảm :
-GV Hướng dẫn HS và đọc mẫu diễn cảm đoạn:"Từ ngày còn ít tuổi hóm hỉnh và tươi vui ."
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
IV. Củng cố , dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-.Chuẩn bị tiết sau :
-HS đọc bài Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân , trả lời câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
- HS đọc bài theo quy trình
- Luyện đọc các tiếng khó: tranh, thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh .. .
-
 HS đọc thầm, thảo luận và trả lời 
-Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ . .
Ý 1:Giới thiệu tranh làng Hồ .
-Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than, lá tre mùa thu, của rơm nếp, cói chiếu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp .
+Tranh lợn ráy: rất có duyên .
+Tranh đàn gà con: tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ .
+ Kĩ thuật tranh: đạt tới sự trang trí tinh tế .
+ Màu trắng điệp: là sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ .
-Đã vẽ những bức tranh rất đẹp, sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi 
Ý:Kĩ thuật tạo mà , tình yêu của nghệ sĩ dân gian với tranh làng Hồ .
-HS thảo luận nêu cách đọc
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
 -HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
-HS nêu : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của tranh làng Hồ .
KHOA HỌC: Tiết 53	 CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT 
I – Mục tiêu :Sau bài học, HS biết :
 _ Quan sá , mô tả cấu tạo của hạt .
 _ Nêu được điều kiện nảy mầm & quá trình phát triển thành cây của hạt .
 _ Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà .
II– Chuẩn bị:
 1 – GV : _ Hình trang 108,109 SGK .
_ Chuẩn bị theo cá nhân: Ươm một số hạt lạc(hoặc đậu xanh, đậu đen ,) vào bông ẩm(hoặc giấy thấm hay đất ẩm ) khoảng 3-4 ngày trước khi có bài học & đem đến lớp .
 2 – HS : SGK, chuẩn bị theo yêu cầu.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ : “ Sự sinh sản của thực vật có hoa “ .
- Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Cây con mọc lên từ hạt “ 
 2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt .
 Làm việc theo nhóm .
GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả
* Kết luận: Hạt gồm: vỏ phôi & chất dinh dưỡng dự trữ
 b) Hoạt động 2 :.Thảo luận .
- Làm việc theo nhóm. Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình.
 GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công .
 *Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm & nhiệt độ thích hợp(không quá nóng, không quá lạnh)
 c) Hoạt động 3 : Quan sát 
 * Làm việc theo cặp .
 - GV gọi một số HS trình bày trước lớp.
*GV kết luận HĐ3
IV – Củng cố,dặn dò : 
-Dặn HS về nhà thực hành như yêu cầu ở mục thực hành trang 109 SGK .
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau : 
- HS trả lời ,cả lớp nhận xét.
Nêu đặc điểm các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng, nhờ gió? Cho ví dụ
- HS nghe .
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc đã ươm ra làm đôi. Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng .
-HS quan sát các hình 2,3,4,5,6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108,109 SGK để làm bài tập .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả : 2b ; 3a ;4c; 5c ; 6d .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc :
Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau :
+ Nêu điều kiện để hạt nảy mầm .
+ Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình 
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi gieo hoa, kết quả và cho hạt mới .
- HS trình bày trước lớp ..
-HS lắng nghe.
-HS sưu tầm nhiều loại cây theo yêu cầu.
Rút kinh nghiệm:
Chiều Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2013
CHÍNH TẢ(Nhớ - viết) : 	 CỬA SÔNG 
( Từ Nơi biển tìm về với đất đến hết )
I / Mục tiêu:
-Nhớ – viết đúng, trình bày đúng chính tả đoạn văn: Cửa sông .
-Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài; làm bài tập đúng các bài tập thực hành để củng cố, khắc sâu quy tắc ..
-Giáo dục HS tính cẩn thận, tự giác trong học tập.
II / Chuẩn bị: 
 - SGK, 2 tờ phiếu kẻ bảng để HS làm bài tập 2, vở chính tả, VBT
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/Ổn định: KT sĩ số HS
II / Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc viết tên người , tên địa lý nước ngoài và minh hoạ 2 tên người tên địa lý nước ngoài.
-Gọi lên viết: 
-GV nhận xét.
III / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài-ghi đề : 
2 / Hướng dẫn HS nhớ – viết :
- HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối bài Cửa sông 
 -GV chú ý HS trình bày các khổ thơ 6 chữ, chú ý các chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ dễ viết sai –GV hướng dẫn viết đúng các từ dễ viết sai 
-GV cho HS gấp SGK nhớ lại 4 khổ thơ cuối và tự viết b ... g ngòi. Nơi đây được ví là lá phổi xanh của Trái Đất 
-HS lắng nghe
 TẬP LÀM VĂN : Tiết 54	 TẢ CÂY CỐI 
 ( Kiểm tra viết 1 tiết )
I / Mục tiêu:
HS biết viết được 1bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc . 
Rèn kĩ năng trình bày, chữ viết đẹp.
Giáo dục HS tự tin, sáng tạo, thích làm văn.
II / Chuẩn bị: 
-G V : Bảng phụ và một số tranh , ảnh minh hoạ một số loài cây trái theo đề văn .
-HS :Hoàn chỉnh dàn bài ở nhà.
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I / Kiểm tra bài cũ : 
 GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
II / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài-ghi đề :
 2 / Hướng dẫn làm bài :
+GV đọc 5 đề trong SGK.
-GV treo bảng phụ có ghi sẵn 05 đề bài trong SGK.
-Cho HS hiểu yêu cầu của các đề bài .
-GV cho HS đọc kĩ 5 đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả cây cối .
-Hỏi HS về sự chuẩn bị bài của mình .
-GV dán lên bảng lớp tranh ảnh để HS quan sát .
3 / Học sinh làm bài :
-GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV , chú ý cách dùng dùng từ đặt câu, một số lỗi chính tả mà các em đã mắc trong lần trước .
-GV cho HS làm bài .
GV theo dõi khi HS làm bài.
-GV thu bài làm HS .
4 / Củng cố- dặn dò : 
-GV nhận xét tiết kiểm tra .
-Về nhà xem trước nội dung tiết TLV tiếp theo .
-Bày DCHT lên bàn
-HS lắng nghe.
-1 HS đọ , lớp đọc thầm nội dung 5 đề SGK .
-HS đọc kỹ các đề trong bảng phụ và chọn đề .
-HS chọn lựa đề bài để viết .
-HS lần lượt phát biểu .
-HS xem tranh ảnh .
-HS chú ý .
-HS làm việc các nhân 
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mờy chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp
-HS nộp bài kiểm tra .
Rút kinh nghiệm :
Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013
Toán : 	Tiết 135	 LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu :
- Củng cố về kĩ năng tính thời gian của chuyển động. 
- Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường . 
-Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập 
II-Chuẩn bị :
 1 - GV : Bảng phụ.
 2 - HS : Vở làm bài.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
2- Kiểm tra bài cũ : Gọi 3HSTB nêu công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
GV kiểm tra 5 VBT
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
 b– Hướng dẫn luyện tập : 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi 1HSK lên bảng bài ở bảng phụ; HS dưới lớp làm vào vở. 
- Y/ c HS đổi ra cách gọi thời gian thông thường.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS tự làm vào vở.
- Gọi 1HSTB lên bảng làm vào bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV đánh giá, kết luận.
Bài 3: 
- Cho HS tự làm bài vào vở.
Gọi 1HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét.
GV đánh giá.
4- Củng cố,dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại cách tính và công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
-HDBTVN:Bài 4
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
-3HS nêu miệng. 
- HS nghe .
- HS làm bài.
a)Nếu đi 261 km với vận tốc 60 m/giờ thì hết thời gian là:
 261 : 60 = 4,35 (giờ)
b); c); d) trình bày tương tự.
 Đáp số: a) 4,35 giờ; b) 2 giờ
 c) 6 giờ ; d) 2,4 giờ.
- HS khá, giỏi đổi.
Bài 2: - HS làm bài.
Bài giải:
Đổi 1,08 m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là:
 108 : 12 = 9 (phút )
 Đáp số: 9 phút.
- Nhận xét.
 - HS làm bài.
- HS nhận xét.
- 3HS nêu.
-HS hoàn chỉnh bài ở nhà
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 27: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG SINH HOẠT
 I/ Khởi động : Hát tập thể một bài hát
II/ Kiểm điểm công tác tuần 27:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng điều khiển :
- Điều khiển các tổ báo cáo những ưu , khuyết điểm của các thành viên trong tổ.
- Tổng hợp những việc làm tốt , những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể.
- Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần.
3.GV nêu ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra.
 - Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp.
 - Truy bài 15’ đầu buổi tương đối tốt 
 - Nhiều em cố gắng học tập,học thuộc bài ,làm bài tập đầy đủ 
- Nhiều em phát biểu sôi nổi ,chuẩn bị tốt bài ở nhà. 
 + Tồn tại :
- Một số em còn làm việc riêng trong lớp.
- Một số em chưa thuộc bài, làm bài ở nhà, quên vở.
III/ Kế hoạch công tác tuần 28:
 -Tiếp tục củng cố và thực hiện nội quy trường, lớp.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông và đi hàng một
 - Ôn tập và kiểm tra giữa HKII
 - Tiếp tục tham gia thi giải toán , Anh văn trên mạng Internet
 - Tham gia học bồi dưỡng HSG. Phụ đạo HS yếu
 - Tập luyện nghi thức đội, chuyên môn đội,dự thi 26/3
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
 - Hát tập thể một số bài hát của Đội 
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò, vè.
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
KHOA HỌC: Tiết 54: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN 
 CỦA CÂY MẸ
I – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
 _ Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
 _ Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. 
 _ Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. 
II – Chuẩn b _ Hình trang 110, 111 SGK
Chuẩn bị theo nhóm :+ Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng (sống đời), củ gừng, riềng, hành, 
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ : “Cây con mọc lên từ hạt”.
 -Nêu điều kiện nảy mầm của hạt ?
-Nêu quá trình phát triển thành cây của hạt?
 - Nhận xét, ghi điểm.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ”.
 2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : Quan sát.
 *Mục tiêu: Giúp HS :
_ Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
_ Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. 
 *Cách tiến hành:
 _Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 GV kiểm tra các nhóm làm việc
 _Bước 2: Làm việc cả lớp.
 GV theo dõi nhận xét
 GV yêu cầu HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ
 * Kết luận: b) Hoạt động 2 :.Thực hành.
 *Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
 *Cách tiến hành:
 _ GV cho HS trồng cây vào thùng . 
 _ GV theo dõi nhận xét . 
*GV kết luận HĐ2
 IV – Củng cố,dặn dò : 
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 111 SGK.
 - Nhận xét tiết học .
 - Đọc trước bài “Sự sinh sản của động vật”.
- HS trả lời,cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
- HS quan sát .
_Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK vừa kết hợp quan sát các hình vẽ SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp
_Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả của nhóm mình , các nhóm khác bổ sung
-HSkể
- HS nghe .
Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
-Mỗi nhóm trồng cây vào thùng.
- 2 HS đọc.
- HS nghe.
- HS xem bài trước.
Rút kinh nghiệm:
Kĩ thuật : Tiết 27	 LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG
I.- Mục tiêu: HS cần phải :
 -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
 - Lắp được xe ben đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
 - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
-Tích hợp:Chọn loại máy bay tiết kiệm năng lượng để sử dụng.
II.- Chuẩn bị:
 - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III.- Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Kiểm tra bài cũ:
- Cho HSTB nhắc lại ghi nhớ bài học trước
- GV nhận xét và đánh giá
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
 Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
b) Giảng bài:
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
-Cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
-GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ và quan sát kĩ từng bộ phận.
-GV HD trả lời: Để lắp được máy bay trực thăng theo em cần phải lắp mấy bộ phận?Nêu tên các bộ phận đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a-Hướng dẫn HS chọn đúng,đủ các chi tiết xếp vào nắp hộp theo từng loại.
b-Lắp từng bộ phận.
+Lắp thân và đuôi máy bay..
+Lắp sàn ca bin và giá đỡ (hình 3 SGK) gọi HS quan sát,chọn chi tiết và tiến hành lên lắp.
+Lắp ca bin(hình 4 SGK)
 +Lắp cánh quạt(H5- SGK) gọi HS quan sát hình,trả lời câu hỏi,lên lắp ,cả lớp nhận xét.
+Lắp càng máy bay(H.6 SGK) 
c-Lắp ráp máy bay trực thăng(hình 1 SGK)
+GV lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước 
+Kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa,nhất là mối ghép giữa giá đỡ sàn ca bin với càng máy bay.
d-Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
GV lưu ý bộ phận nào lắp sau tháo ra trước.
3) Củng cố, dặn dò:
 - Cho HS nêu ghi nhớ bài học.( HSTB)
- GV nhận xét tiết học.
- Tiết sau: Thực hành lắp máy bay trực thăng.
 -HS nêu
 -HS quan sát
-HS nêu 5 bộ phận
 HS chọn các chi tiết
 HS trả lời và chọn chi tiết để lắp
 HS theo dõi
 HS trả lời và chọn chi tiết để lắp
 HS trả lời và lắp
 HS trả lời và lắp
-HS theo dõi và lắp
HS nêu
 HS chuẩn bị bộ lắp ghép
 Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 T27 TUAN DAK LAK.doc